Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Phải làm gì để người dân hưởng ứng những lời tuyên bố đầy tâm huyết của lãnh đạo đất nước?

23/08/2010

Nông dân Bình Dương


“Theo đánh giá của BVN có lẽ ông Triết thuộc loại ít tai tiếng trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay, là một người còn mang được nét chất phác trong những lời phát biểu đôi khi nghe như quá thật thà, nhưng cũng là người đã ra tận đảo Bạch Long Vĩ trong những ngày cuối tháng Ba đầu tháng Tư vừa qua khi có tin đồn rộ lên rằng Trung Quốc đang lăm le chiếm thêm đảo Bạch Long vĩ thân yêu của Tổ quốc, để lên tiếng khẳng định một cách kiên quyết: “Đối với biên giới, lãnh hải, chúng ta luôn muốn hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc, giữa các dân tộc có biên giới với chúng ta, đó là mong muốn của nhân dân. Có hòa bình, hữu nghị thì nhân dân mới có cuộc sống ổn định, đó là thiện chí của cả dân tộc VN suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làm việc này trên cơ sở thương lượng, trao đổi, vận động, thuyết phục. Không để bất cứ ai xâm lấn bờ cõi của mình, biển đảo của mình. Khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, quyết tâm không gì lay chuyển được của Đảng, Nhà nước. Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng”. Hãy thử xem đã có ai hay chỉ duy nhất ông Triết trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao nói lên những lời dõng dạc đúng lúc như vậy? Và lại nói trước khi Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN về quan điểm của Hoa Kỳ đối với Biển Đông đến ba tháng!

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Một vài cảm nghĩ nhân ngày Lễ Độc lập

16/08/2010
Quang Lâm

   Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình lịch sử ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa *), xóa bỏ ách thống trị của thực dân và nền quân chủ chuyên chế, lập nên chế dộ cộng hòa dân chủ - một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta.


   Mở đầu bản Tuyên ngôn, chủ tịch HCM đã trích dẫn chân lý sáng ngời từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Dân quyền 1791 của Pháp như sau:


   “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Đại Vệ chí dị  (2)


Người Buôn gió. Jul 29, '10 12:39 AM

for everyone

Lại nói về Vệ Cường Vương ở kinh đô đang tiếp đón sứ thần ngoại giao Tề Quốc. Nghe tin trấn Bắc có biến lo lắm. Lúc bãi triều gọi quan coi phong thủy lại trách.
- Trẫm duy chỉ có một thế tử, bảo nhà ngươi chọn đất lành phong cho thái tử, thuận lợi cho việc tiến thân sau này. Vậy mà giờ xứ đó công sai giết người trắng trợn. Như thế chả phải ảnh hưởng đến uy danh thái tử với triều đình lắm ư. Hóa ra đất ấy lại là đất độc. Có phải ngươi thông đồng với ai định hại thế tử chăng ?
Quan phong thủy nghe thấy Vệ Vương trách tội, rối rít thanh minh.
- Đại Vương anh minh vạn tuế, xin tha tội, tha tội. Thần chọn đất đúng theo sách, quyết không thể sai đuợc. Xin đại vương cho thần được lý giải.
Vệ Cường Vương đang rối bời, nghe thế đành gật đầu chấp nhận để biết rõ xem sao. Quan phong thủy nói.
- Tổ tiên nhà Sản xưa kia lập nghiệp, mệnh đều chỉ rõ phải dựa vào phương Bắc. Phải từ hướng Bắc đi xuống phía Nam mới thành ngiệp lớn. Lúc thuở hàn vi rời khỏi quê hương, tiên đế hiểu rõ mệnh ấy, không dám đi ngược lên phía Bắc mà người phải thuận theo mệnh xuôi xuống phương Nam rời khỏi đất nước. Sau mấy chục năm bôn ba, khi về cố quốc, chả phải người đã chọn từ hướng Bắc mà vào đến quê hương đó sao. Phía Bắc cũng là đất thiên tử nhà Tề ngự trị, hào quang chói lọi, dựa vào ánh sáng nhà Tề từ phương Bắc mà triều nhà Sản này tưởng đã dứt mạch cách đây 20 năm lại được hưng khí tiếp vận mà tồn tại đến bây giờ. Thần chọn đất ấy, lại có chữ Bắc cho thế tử làm đất lập nghiệp. Vừa đúng quy luật nhà Sản ta, lại vừa ưng ý Tề Bá Vương hiểu lòng thế tử mà nâng đỡ. Đâu có gì không đúng, dám xin đại vương minh xét.

Vệ Cường Vương ngẫm lời quan phong thủy, thấy cũng có lý, nhưng còn băn khoăn mới vặn hỏi.
- Đất tốt, đúng mệnh nhưng sao có chuyện tày trời kia. Giữa ban ngày ban mặt, công sai giết người như thế. Sao gọi là tốt đẹp đươc.
Quan phong thủy tâu

- Chuyện này xin vời quan tuyên huấn.
Vệ Cường Vương cho gọi đại thần Tôn Dưa

Tôn Dưa mặt trơ, trán bóng, mắt thường hay lim dim, trên da mặt không có một cọng râu, ai trông nhầm cũng tưởng là quan thái giám. Nhưng kỳ thực Tôn Dưa uyên thâm kinh sử,40 tuổi đỗ tiến sĩ, sức học trong nước không ai bì kịp. Đồn rằng năm phụ thân Tôn Dưa mất, có người ăn mày đi qua vào xin nuớc uống thấy Tôn Dưa còn nhỏ tuổi mặt mũi sáng sủa khôi ngô lễ phép bưng nước ra mời. Người ăn mày đó vốn là thầy địa lý giả dạng đi tìm huyệt quý cho nhà Lê, thấy Dưa cha mất sớm mới thương tình bảo Dưa mang hài cốt thân phụ mà táng lên dãy núi hình con đại bàng vươn ra biển. Mộ táng đúng chỗ gáy địa bàng. Sau này Dưa phất lên nhanh vùn vụt đến mức kỳ lạ mà thiên hạ không ai biết vì sao.

Dưa bước vào triều, chắp tay xá một cái ngắn mà không làm lễ vái lạy. Phong thái ung dung, tủm tỉm cười hỏi

- Phải chăng đại vương cho gọi thần về việc thế tử ở trấn Bắc.


Vệ Vương hỏi
- Chuyện này có can hệ gì đến thế tử không ?


Tôn Dưa
- Nhất định là không.


Vệ Vương
- Chuyện như thế sao lại là không ?
Tôn Dưa
- Chân mệnh vốn là vậy
Vệ Vương nài nỉ
- Đại thần nói rõ cho bản vương nghe.
Tôn Dưa khoan thai đi lại cạnh ngai vàng, miệng nói từ tốn như giảng bài ở tuyên huấn giám năm nào.


- Nước Vệ thời nhà Sản ta, xem kỹ có vị quân vương nào lên ngôi mà không bước qua máu người dân oan khuất đâu. Này xem từ thời tiên đế lên ngôi đã phải lôi bà địa chủ từng có công với nước ra chặt đầu trước thiên hạ. Ý răn rằng đến có công còn dám giết huống chi là dân đen. Bởi uy lớn như thế mà dân khiếp sợ không dám ho he gì, triều đình yên ổn mấy chục năm. Khi đại vương lên ngôi cũng không làm khác như thế, chuyện này đại vương biết thần không cần kể lại. Nay trấn Bắc có chuyện như vậy, đúng là điềm thế tử sẽ lên ngôi. Chuyện không có gì mà ngạc nhiên cả.
Vệ Vương hỏi.
- Chuyện này có làm tinh thần thế tử sa sút không ?
Tôn Dưa lắc đầu tâu

- Thần nghe chuyện lúc có biến, thế tử đang ăn nhậu ở nhà hàng gần đó biết tin, nét mặt không hề biến sắc. Vẫn ung dung gắp thịt bò tươi nướng tươi rói đỏ au chấm mù tạt bỏ vào mồm khen ngon. Thiên hạ mấy người có được sự điềm tĩnh như vậy, phải là đấng quân vương tương lai cầm lái nước đại Vệ này mới được thiên phú cái bản lĩnh đó. Ung dung, điềm tĩnh gặp việc mà không rối, giữ đuợc cốt cách thản nhiên, thế tử đúng là kỳ tài mà tuổi trẻ trong nước Vệ này không ai tu dưỡng đuợc đến mức ấy. Chúng dân nó gấp thì người cai trị phải khoan. Lấy cái nhàn hạ bên chiếu rượu mà đối với những kẻ chạy bộ đẩy quan tài hàng dặm gấp gáp ,sục sôi. Xin mừng cho đại vương có được thế tử đã hiểu được thấu đạo làm vua quan nước Vệ.

Vệ Cường Vương nghe đến đâu mặt dãn ra đến đấy, vuốt mái tóc bóng mượt, mồm lại uốn tròn vo, hất cái cằm cho đầu được ngẩng cao phán.

- Vời các đại thần đến bàn chuyện giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự.



Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

NHÀ...BẢO SINH

Nguyễn Quang Lập

    Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm.

    Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.
    Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn.

Hòa hợp hòa giải và bài học lịch sử 145 năm trước: Ngày toàn thắng của quân đội miền Bắc nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc


Hồ Thế Y 

Sau khi bài “35 năm quá dài” của nhà văn Dạ Ngân đưa lên mạng Bauxite Việt Nam (28/4/2010), vài người bạn thấy trong lời bình có nhắc đến cách đối xử của quân đội miền Bắc thắng trận với quân đội miền Nam bại trận trong nội chiến Mỹ, gọi điện đến người viết đề nghị nói rõ chuyện này. Để cho ngắn gọn, tôi xin trích dịch một đoạn trong đề mục “American Civil War” (Nội chiến Mỹ) trong Wikipedia (Lạ một cái, Wikipedia bản tiếng Việt đề mục này đã bỏ hết phần tương ứng, không hiểu vì sao? Hay nó cũng là một sản phẩm “lề phải”, nên phải “lờ lớ lơ”, vì phần này có những chi tiết rất “nhạy cảm”, cụ thể là rất chạnh lòng người Việt (cả hai phía trong cuộc chiến Bắc – Nam) – Hoàng Hưng.

Hà Nội đã cưỡi trên lưng hổ

02/08/2010 VnDailyNews

Bùi Quang Vơm

Phải nói rằng, cú đòn “Đa phương hóa Biển Đông” của Hà Nội đã đánh gục chủ nghĩa bành trướng trên biển Đông của Trung quốc. Cú đòn đánh trực diện, một cú đấm “direct” vào mặt “Thiên triều”.

Mặc dù biết từng bước đi trước đây của một “equipe” trong chính quyền Hà Nội, nhiều lần cố gắng làm điều này, nhưng với bản tính ngạo mạn nước lớn, với thói quen tư duy theo một lô gic thiên triều, hoặc là quá tự tin vào khả năng kiểm soát bằng nhiều thủ đoạn “truyền thống” khác, Trung quốc không tin Hà Nội có thể dám cả gan hành động như vậy.

Con đường hoạn lộ của Thái tử họ Nông


05/08/2010 VnDailyNews
Sự kiện ông Nông Quốc Tuấn, con trai Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang vào ngày 3 tháng 8 năm 2010 có nhiều điều nổi cộm:

1: Ông Nông Quốc Tuấn được Bộ Chính trị “giới thiệu” để đảm nhiệm trách nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Sự giới thiệu này được thể hiện bằng việc ông Trần Lưu Hải, Phó Ban Tổ chức Trung ương đích thân thông báo tại hội nghị Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Giang (vietnamnet). Trên thực tế, việc ông Nông Quốc Tuấn ngồi vào ghế Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang là quyết định của Bộ chính trị.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Sự bất hiếu ngọt ngào

Tác giả: NGUYỄN QUANG THIỀU

Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.

Hai bộ phim hành động Mỹ nổi tiếng mà tôi xem đi xem lại nhiều lần là Godfather và American Gangster. Và trong cả hai bộ phim đầy cảnh bắn giết này có một câu chuyện luôn luôn làm tôi thực sự xúc động. Đó là tình yêu của hai ông trùm Mafia Mỹ đối với người mẹ của mình. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Đó cũng là phần nhân tính cuối cùng của con người mà nếu đánh mất thì con người không còn gì để nói nữa. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà những nhà làm phim Hollywood đã cố níu giữ lại cho xã hội một niềm tin cuối cùng về nhân tính con người. Bởi phần nhân tính này với nhiều yếu tố là phần nhân tính khó bị suy đồi nhất.