Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Sự cố, đối đầu và khủng hoảng trên biển ở châu Á

Tác giả: Rory Medcalf, Raoul Heinrichs và Justin Jones

Một hoạt động khác trên biển có thể dẫn tới sự cố là hành động "giương súng": khi một hoặc nhiều tàu có hoạt động diễn tập nguy hiểm hoặc gây hấn ở gần tàu của nước khác. Loại hành động này đặc biệt nguy hiểm khi tàu của đối thủ không có lựa chọn nào khác ngoài cách trốn chạy để tránh va chạm, giống như sự cố Impeccable tháng 3/2009 (tàu thăm dò Impeccable của Mỹ đã bị bám sát và quấy nhiễu cho tới khi phải rời khỏi khu vực).

Nguy cơ đang ngày càng gia tăng khiến các sự cố tại vùng biển quanh Trung Quốc có thể dẫn tới chiến tranh ở châu Á: đây là kết luận khắc nghiệt của một báo cáo mới của Quỹ MacArthur về Dự án An ninh châu Á, thuộc Viện Lowy. Trong bối cảnh này, Tuần Việt Nam xin trích giới thiệu cuốn "Khủng hoảng và niềm tin: các cường quốc và an ninh biển tại khu vực Ấn Độ - châu Á Thái Bình Dương" của các tác giả Rory Medcalf và Raoul Heinrichs, và Justin Jones, trong đó phân tích các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng niềm tin trên biển đang lớn dần ở châu Á, bao gồm các cuộc chạm trán chủ quyền, niềm tự hào dân tộc và chiến lược quân sự. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng phân tích các khả năng áp dụng những biện pháp xây dựng lòng tin để giảm các nguy cơ này, đồng thời đưa ra một loạt khuyến nghị thực tế và khiêm tốn nhằm tránh xảy ra xung đột trên biển, tại ở các vùng biển ở Đông Á cũng như toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bản chất của sự cố biển

Cụm từ "sự cố biển" bao gồm một loạt các hoạt động và tình huống xảy ra ở biển. Có thể là các cuộc chạm trán có chủ tâm hoặc không cố ý, xảy ra đối với các loại tàu nổi, tàu ngầm và máy bay của các tổ chức quân sự, dân sự của nhiều quốc gia khác nhau, mà trong trường hợp này là các quốc gia ở khu vực Ấn Độ - châu Á Thái Bình Dương. Tài liệu này đặc biệt tập trung vào một tập con của các sự cố như vậy: những hành động có thể được phân tích là khiêu khích, quấy nhiễu hay gây nguy hiểm cho các tàu hoặc máy bay của một quốc gia khác và xảy ra trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị, từ đó có nguy cơ ảnh hưởng tới các quan hệ giữa các nước lớn. Cụ thể hơn, các sự cố biển được đề cập trong tài liệu này chủ yếu có liên quan đến sự nổi lên của Trung Quốc.

Giống như trường hợp cuộc khủng hoảng EP-3 năm 2001 (hay còn gọi là sự cố đảo Hải Nam), một số các sự cố biển rắc rối nhất có thể không gây hậu quả lớn. Các cuộc chạm trán gần bờ giữa quân đội và máy bay hỗ trợ bờ biển ngày một tăng, đặc biệt tại các vùng biển xung quanh Nhật Bản. Ví dụ tháng 3/2011, máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản đã chặn các máy bay do thám Y-8 của Trung Quốc ở vị trí cách quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) chỉ 30 hải lý; đây là khoảng cách gần khu vực tranh chấp nhất mà máy bay quân sự của Trung Quốc bị phát hiện.

Một hoạt động nguy hiểm khác là máy bay của một nước do thám trên không ở vị trí gần hoặc bay lượn sát phía trên các tàu của nước khác. Hoạt động này nhằm nhiều mục đích: hăm dọa, thử phản ứng, xác nhận biên giới lãnh thổ hoặc phá hoại các hoạt động của tàu mục tiêu khi họ đang thu thập thông tin tình báo, khai thác dưới lòng biển hay diễn tập quân sự. Một mục đích khác cụ thể hơn, là để thu thập ảnh hoặc thông tin tình báo khác.

Máy bay của Trung Quốc liên tục có hành động tương tự đối với Nhật Bản trong 18 tháng qua. Tháng 4/2010, các tàu khu trục của Nhật Bản đã chặn một lực lượng bất thường gồm 10 tàu của Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận kéo dài tại các vùng biển quốc tế nằm giữa đảo Okinawa và Miyako, ở cực Nam của đảo quốc này. Đáp lại, một máy bay trực thăng của Hải quân Trung Quốc (PLA-N) đã bay lượn hai vòng phía trên tàu khu trục Asayuki của Nhật, chỉ cao hơn mặt tàu 90m và ở vị trí cách tàu 50m.


Sự cố này gây ra phản ứng ngoại giao từ phía Nhật Bản. Trước đó gần hai tuần, một vụ chạm trán tương tự đã diễn ra, khi một máy bay trực thăng cũng thuộc lực lượng trên của Trung Quốc bay lượn phía trên tàu khu trục Suzunami của Nhật Bản. Nhiều sự kiện nữa kiểu này đã xảy ra sau đó, vào tháng 3/2011, một máy bay trực thăng của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã bay lượn phía trên tàu khu trục Samidare của Nhật Bản, chỉ cách 70m so với mặt tàu, gần một mỏ khí đốt trên biển Hoa Đông, nơi hai nước đều đòi quyền khai thác.

Một hoạt động khác trên biển có thể dẫn tới sự cố là hành động "giương súng": khi một hoặc nhiều tàu có hoạt động diễn tập nguy hiểm hoặc gây hấn ở gần tàu của nước khác. Loại hành động này đặc biệt nguy hiểm khi tàu của đối thủ không có lựa chọn nào khác ngoài cách trốn chạy để tránh va chạm, giống như sự cố Impeccable tháng 3/2009 (tàu thăm dò Impeccable của Mỹ đã bị bám sát và quấy nhiễu cho tới khi phải rời khỏi khu vực). Các tàu của Trung Quốc dường như ngày càng quyết đoán hơn trong hoạt động tuần tra của mình, và trong một số trường hợp đã chứng tỏ họ sẵn sàng liều lĩnh chặn hoặc giương súng đe dọa các tàu của Mỹ và Nhật.

Tháng 6/2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã đuổi theo tàu khu trục John S. McCain của Mỹ trên biển Đông, va chạm và gây hư hại thiết bị phát hiện tàu ngầm của tàu này. Gần đây hơn là vụ va chạm giữa một tàu cá Trung Quốc với tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật, khiến chính quyền Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu cá này và gây ra tranh cãi ngoại giao lớn giữa hai nước.

Ngoài ra, sự quấy nhiễu cũng có thể xảy ra trên biển theo nhiều cách khác, ít phổ biến hơn. Đó có thể là cuộc nã pháo tình cờ hay bất cẩn xảy ra trong các cuộc tập trận; các vụ tấn công giả dạng trên tàu hoặc máy bay; hoạt động gây tắc nghẽn thiết bị thông tin điện tử; rọi pha các tàu đối diện, và gây hỏa hoạn. Các sự cố kiểu này thường nảy sinh giữa các lực lượng hải quân Mỹ và Liên Xô, và có thể tái diễn nếu khu vực Ấn Độ - châu Á Thái Bình Dương thiếu tin tưởng lẫn nhau và gia tăng cạnh tranh.

Nguyên nhân dẫn tới sự cố trên biển

Môi trường biển ngày càng gây tranh chấp ở châu Á là một triệu chứng cho sự chuyển đổi quyền lực lâu dài của khu vực này, và gắn với một số xu hướng liên quan: hiện đại hóa quân sự, chủ nghĩa dân tộc xác quyết; và sự nhấn mạnh các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ vì các lý do vừa mang tính chính trị, kinh tế và chiến lược. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các sự cố trên biển ở châu Á, bên cạnh những nguyên nhân thứ yếu như thiếu thông tin hay sự hăng hái thái quá của các cá nhân...

Sự thay đổi trong phân bố quyền lực ở châu Á đã được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế nhanh, với đầu tư liên tục cho khoa học và công nghệ, cũng khiến Bắc Kinh muốn thay đổi sức mạnh quân sự của mình theo hướng giúp đảm bảo các lợi ích chiến lược của đất nước trước các lợi thế về biển của Mỹ.

Trung Quốc: Tầm nhìn chiến lược và văn hóa của Trung Quốc từ lâu mang bản chất lục địa, giới lãnh đạo nước này chủ yếu quan tâm tới các mối đe dọa đối với các đường biên giới quốc gia trên đất liền. Nhưng ngày nay, Trung Quốc thấy môi trường an ninh biển đang ngày càng bị đe dọa. Giới lãnh đạo nước này thấy đang phải đối mặt với một môi trường biển đầy thách thức và dễ bị tấn công từ các biển Đông Á đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong đó có các cuộc tranh chấp lãnh thổ và vấn đề chủ quyền, cũng như mối lo ngại về an ninh nguồn cung và trao đổi năng lượng qua đường biển. Các lợi ích trên biển của Trung Quốc có thể được xếp vào một thứ bậc ưu tiên vượt xa so với Đại lục. Các lợi ích này liên quan sát sườn với các lợi ích và mục tiêu chiến lược lớn hơn của Bắc Kinh, từ phát triển quốc gia, ổn định nội bộ và duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản nhất của lực lượng Hải quân Trung Quốc (PLA-N) rất đơn giản, là bảo vệ Trung Quốc và các trung tâm kinh tế duyên hải của mình. Cùng lúc, Bắc Kinh tiếp tục định rõ việc "thống nhất" với Đài Loan là một mục tiêu chiến lược và phòng thủ sống còn. PLA-N cũng tăng cường các năng lực gia tăng các lợi ích của Trung Quốc - kể cả cưỡng ép - trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và với nhiều nước Đông Nam Á trên biển Đông, bằng chứng là những gì mới diễn ra gần đây.

Cuối cùng, khả năng duy trì sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tùy thuộc phần lớn vào nguồn năng lượng tự do và các dòng thương mại khác, trong đó đa phần sẽ tiếp tục được vận chuyển bằng đường biển, không kể tới các kế hoạch cơ sở hạ tầng trên đất liền như các đường ống dẫn dầu. Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương. Đây là một khu vực mà Mỹ tiếp tục có một lợi thế quyết định, trong khi một Ấn Độ đang nổi cũng có khả năng ngăn chặn và cấm vận đáng kể. Dù những lo âu trước mắt của Trung Quốc và an ninh biển chủ yếu tập trung vào khu vực Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là biển Đông, Đông Hải và Hoàng Hải, nhưng trọng tâm của lực lượng PLA-N sẽ bao quanh các tuyến đường thông tin trên biển (SLOCs) ở Ấn Độ Dương, một quan điểm đã bắt đầu được nói tới trong các bình luận chiến lược của Trung Quốc.

Nhờ chiến lược vì một lực lượng hải quân hùng mạnh, PLA-N đã được hưởng một chương trình phát triển hải quân trong 15-20 năm qua, và đã tích lũy được một loạt tàu chiến nổi và ngầm hiện đại được trang bị ngư lôi, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm. Ngày nay, Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất châu Á, với hơn 70 tàu chiến nổi, hơn 60 tàu ngầm và khoảng 85 tàu tuần tra nhanh có trang bị tên lửa. Tất cả lực lượng này được phối hợp trong một chiến lược "phòng thủ tầng lớp", với trọng tâm là "chống can thiệp" và "phong tỏa khu vực". Cách tiếp cận này nhằm gia tăng chi phí và nguy cơ đối với các lực lượng của Mỹ và Nhật Bản đang hoạt động tại khu vực gần bờ biển Trung Quốc hoặc gần đảo Đài Loan.

Dù về mặt chiến lược, các chiến lược chống can thiệp và phong tỏa khu vực mang tính phòng thủ và mang lại lợi nhuận, nhất là khi so sánh với chi phí của chiến lược hải giám tham vọng hơn, nhưng về mặt thực hành, chúng mang tính tấn công nhiều hơn. Tức là chúng dựa trên các lực lượng hải quân, đặc biệt là đội tàu ngầm, để tiến hành các hoạt động ngăn chặn ở ngoài khơi cách xa bờ biển Trung Quốc, ví dụ tới tận quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, và ra tới nơi mà Trung Quốc gọi là 'chuỗi đảo đầu tiên'. Vì lý do đó, cộng thêm việc theo dõi và tấn công các tàu đang di chuyển là cực kỳ khó khăn, nên các chiến lược chống can thiệp cũng tùy thuộc vào khả năng nhận thức tình hình và các khả năng giám sát phối hợp bao gồm các radar quét sóng xa (OTH), các vệ tinh tầm thấp và quan trọng nhất đối với các phân tích hiện nay là các tàu và máy bay tuần tra mở rộng.

Nói cách khác, nhiệm vụ chống can thiệp cần sự hiện diện của các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc trong các khu vực chồng chéo với các hoạt động của lực lượng hải quân Mỹ và Nhật. Điều này làm tăng đáng kể những bối cảnh dẫn tới tình trạng "bên miệng hố chiến tranh" và các sự cố trên biển. Bằng chứng là vụ một tàu ngầm Trung Quốc nổi lên trong tầm bắn của ngư lôi gắn trên một tàu sân bay Mỹ gần Okinawa năm 2006 - mà một tư lệnh hải quân Mỹ mô tả là có nguy cơ gây ra một "sự cố chưa từng thấy".

Thêm vào đó, các đòi hỏi mở rộng quan điểm về hạt nhân của Trung Quốc - bao gồm việc tìm kiếm khả năng tấn công đáp trả chống Mỹ mà vẫn sống sót - cho thấy Bắc Kinh đang muốn giảm thiểu sự theo dõi của Mỹ đối với hạm đội tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Điều đó giúp giải thích tại sao Bắc Kinh cực kỳ nhạy cảm với hoạt động thu thập thông tin tình báo của Mỹ trên biển, và sẽ đưa thêm một logic chiến lược vào các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy Mỹ giám sát ở xa bờ biển Trung Quốc hơn và có thể ra ngoài biển Đông. Tàu thăm dò Impeccable rốt cuộc được cho là đang tiến hành theo dõi hoạt động tàu ngầm tại khu vực xung quanh căn cứ của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.

Nhật Bản: Một logic đối trọng với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc đang được các nhà hoạch định quân sự Mỹ và Nhật nghiên cứu. Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Tokyo và Washington đang thực hiện các biện pháp đối phó nhằm hạn chế khả năng bị tổn thương của mình trước các chiến lược phong tỏa của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể vô tình gia tăng khả năng xảy ra các sự cố trên biển.

Bất chấp sức ép giảm chi tiêu quốc phòng, Nhật Bản đang nỗ lực đối phó với sức mạnh nổi lên của Trung Quốc và sự khiêu khích liên tiếp của Triều Tiên, bằng cách báo trước hoạt động gia tăng mạnh các năng lực trên biển, bao gồm tăng hạm đội tàu ngầm từ 18-24 chiếc, mua thêm máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5 và nhiều máy bay trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm cất cánh từ tàu sân bay - tất cả có thể được tích hợp trong một chiến lược chống can thiệp phù hợp với địa hình của Nhật Bản.

Năm ngoái, trong khi khẳng định ưu thế vượt trội của liên minh Mỹ trong phòng thủ Nhật Bản, Tokyo đã thảo luận việc huy động binh lính và có thể cả tên lửa chống hạm và chống tên lửa đến các đảo ở cực Nam. Cũng như Trung Quốc, việc phát triển "năng lực phòng thủ năng động" của Nhật, như nêu trong Hướng dẫn chính sách quốc phòng Nhật Bản năm 2010, sẽ đòi hỏi các mô hình tuần tra huấn luyện, giám sát và răn đe trên biển mở rộng hơn.

Tóm lại, các lực lượng hải quân Nhật Bản và Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng hoạt động tại các vùng biển đang tranh chấp giữa hai nước, trong đó mỗi bên đều tìm cách vượt hơn các năng lực của đối thủ. Điều này không giúp giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các sự cố xảy ra trên biển.

Mỹ: Mỹ đã đối phó một cách năng động với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Việc liên tục xây dựng các hạng mục hải quân và không quân tại căn cứ Guam cho thấy quyết tâm của Washington trong việc duy trì vai trò bá chủ về quân sự ở Đông Á - ngay cả khi việc này dẫn tới một loạt các tình huống nguy hiểm trong đó các lực lượng của Mỹ và Trung Quốc có thể chạm trán nhau trên biển. Thông qua các động thái quân sự và ngoại giao trong năm 2010 - từ các thông cáo chính trị rõ ràng tới các cuộc tập trận phối hợp với các đồng minh và sự nổi lên đáng chú ý của ba trong số các tàu ngầm uy lực nhất của mình - Mỹ đã nhấn mạnh thái độ quyết đoán trong việc duy trì vai trò là người đảm bảo an ninh khu vực Đông Á.

Vai trò rộng lớn này bao gồm các liên minh và các cam kết mở rộng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như việc ủng hộ một quy chế nguyên trạng hòa bình giữa hai bờ Eo biển Đài Loan và việc cung cấp vũ khí phòng thủ hiện đại cho Đài Loan. Washington đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, và đã bắt đầu nuôi dưỡng các quan hệ đối tác chiến lược. Quan trọng nhất trong số này là quan hệ với Ấn Độ, nước tỏ ra thận trọng với ý tưởng làm phức tạp thêm các tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương cũng như ở Đông Nam Á.

Đáng kể là Mỹ cho rằng yếu tố quan trọng trong vai trò chiến lược của mình tại châu Á và trên toàn cầu là duy trì tự do hàng hải - từ đó cho phép các hoạt động thu thập thông tin tình báo - tại biển Đông và trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Như vậy, Washington có thể hy vọng tiếp tục các hoạt động thăm dò như của tàu Impeccable. Ngược lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục phản đối các hoạt động này, đồng thời tìm cách ngăn cản chúng. Sự phản đối của Trung Quốc được thể hiện qua cách hiểu của họ đối với Công ước của LHQ về luật biển (UNCLOS).
;�n tranh giành vai trò này, và các nhà hoạch định quốc phòng Ấn Độ theo dõi sát sao các hoạt động của Trung Quốc khi nước này thắt chặt quan hệ an ninh với Pakistan và ủng hộ phát triển cảng biển ồ có Ấn Độ - giải thích rằng UNCLOS không cho phép tiến hành hoạt động do thám quân sự bên trong EEZ. Mỹ và hầu hết các quốc gia khác có quan điểm ngược lại.


Trường hợp của Washington bị cản trở bởi không thể làm rõ hơn UNCLOS. Rốt cuộc, Washington đối phó với sức mạnh hải quân Trung Quốc bằng cách xem lại chiến lược chiến tranh tổng lực của mình ở Tây Thái Bình Dương: phát triển khái niệm gọi là "Chiến tranh Không - Hải lực phối hợp", được làm rõ trong hai báo cáo cấp cao của một nhóm chuyên gia cố vấn Mỹ năm 2010.

Thông qua việc tăng cường có hệ thống các năng lực C4ISR (chỉ huy, điều khiển, thông tin, tin học và tình báo để đáp ứng chức năng cảnh giới vùng biển, vùng trời và tác chiến trên chiến trường) của Mỹ, chiến lược nêu trên nhằm vượt qua những mặt mạnh nhất của các chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc. Về lý thuyết, chiến lược này cho phép Mỹ huy động và duy trì lực lượng dọc theo vùng biển ngoại biên của Trung Quốc và từ đó tiếp tục vai trò bá chủ khu vực, răn đe Bắc Kinh và trấn an các đồng minh.

Hiện tại, "Chiến tranh Không - Hải lực phối hợp" chỉ là một khái niệm. Nếu nó được chuyển thành một chiến lược và cấu trúc sức mạnh quân sự thì sẽ đi kèm với những nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trên biển trong khu vực, ít nhất là trong ngắn hạn. Bởi vì, nếu nhìn vào mục đích của nó là vô hiệu hóa C41SR của Trung Quốc thì cũng giống như các chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc và Nhật Bản, nó sẽ cần khả năng nhận thức tình hình tốt hơn và khả năng do thám sâu hơn. Điều này có thể dẫn tới những chạm trán thường xuyên hơn giữa các lực lượng Mỹ và Trung Quốc tại và xung quanh chuỗi đảo thứ nhất, từ đó tạo ra một loạt các tình huống có thể xảy ra tai nạn, hay sự cố có chủ ý trên biển.

Ấn Độ: Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã thay đổi, coi sức mạnh của Trung Quốc là lý do chính để New Delhi tiến hành hiện đại hóa quốc phòng. New Delhi đang trang bị nhiều hơn liên quan đến biển, đặc biệt dựa trên mối lo ngại về sự ảnh hưởng và tầm với chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Nhiều chương trình hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng của Ấn Độ dựa trên một chiến lược đảm bảo vị trí số 1 của nước này trên biển Ấn Độ Dương.

Ngoài Mỹ, Trung Quốc là đối thủ duy nhất trong thời gian dài muốn tranh giành vai trò này, và các nhà hoạch định quốc phòng Ấn Độ theo dõi sát sao các hoạt động của Trung Quốc khi nước này thắt chặt quan hệ an ninh với Pakistan và ủng hộ phát triển cảng biển ở Pakistan, Sri Lanka, Myanmar và nhiều nơi khác, có thể biến thành những nơi hỗ trợ cho sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Việc Ấn Độ mua nhiều tàu chiến tân tiến, tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và chạy bằng năng lượng hạt nhân, và máy bay do thám tầm xa dường như công khai nhằm đối phó với các năng lực của PLA-N tương lai.

Nếu rốt cuộc Bắc Kinh mở rộng các lợi ích an ninh trên biển và sự hiện diện tại Ấn Độ Dương, thì rõ ràng có nhiều khả năng xảy ra các sự cố và chạm trán trên biển trong tương lai giữa các lực lượng của Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng một số diễn biến khác giữa hai nước này khiến ta phải phân tích thêm.

Trung Quốc đã bắt đầu gạt sang một bên bất đồng bề ngoài với Ấn Độ trong vai trò một đối thủ cạnh tranh về an ninh, phần lớn vì sự gia tăng quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn, liên quan đến các quan hệ mật thiết giữa quân đội hai nước này, đặt biệt trong các cuộc tập trận trên biển. Chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ, theo đó cam kết với nhiều hơn với các nước Đông Á, đang mở rộng khía cạnh an ninh: Ấn Độ đã tổ chức các cuộc tập trận trên biển với Singapore ở biển Đông. Hơn nữa, các mối liên hệ về kinh tế và năng lượng ngày càng lớn với Đông Á tạo cho Ấn Độ một lợi ích trong an ninh biển tại khu vực.

Cuối cùng, việc New Delhi tìm kiếm một tàu ngầm có trang bị vũ khí hạt nhân có thể răn đe Bắc Kinh sẽ đòi hỏi họ phải huy động những tàu này tại các vùng biển tương đối gần với Trung Quốc, trừ phi tầm bắn của các tên lửa trang bị trên tàu ngầm Ấn Độ có thể tăng xa hơn mức dưới 1.000 km hiện nay. Điều này lại đòi hỏi Ấn Độ phải tiến hành các phép đo trắc địa tại các vùng nước xa lạ trong "sân sau" của Trung Quốc.
Còn tiếp

Châu Giang theo Lowy Institute

Không có nhận xét nào: