Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

VN mua tên lửa phòng thủ của Nga

Có tin tập đoàn NPO Mashinostroenia của Nga chuẩn bị ký hợp đồng bán hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.
Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới
 với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.
    Được biết Việt Nam sẽ vay tín dụng của Nhà nước Nga cho hợp đồng này và hai bên đang thảo luận các điều kiện sơ bộ của hợp đồng.

Việc chuyển giao hệ thống tên lửa này cho Việt Nam bởi vậy được cho là sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014.


Một số hãng thông tấn của Nga trích nguồn quân sự nói NPO đã tìm hiểu thị trường Việt Nam từ năm 2007. Hiện công ty này đã được tổng thống Nga cho phép xuất khẩu vũ khí mặc dù chưa có sự hợp thức hóa về mặt pháp lý.

Việt Nam và Nga đã có một số hợp đồng mua bán vũ khí. Năm 2010, Nga đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam một hệ thống Bastion khác có giá 150 triệu USD.

Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300 km và bảo vệ khu vực bờ biển có chiều dài 600 km.

Chạy đua vũ trang?Tham vọng quân sự của Bắc Kinh đang ngày một bộc lộ rõ khi ra mắt hàng không mẫu hạm lần đầu tiên trong lần ra khơi thử nghiệm hôm 11/8/2011.

Hành động này làm dấy lên các quan ngại về tranh chấp lãnh hải trong đó, năm 2010, Trung Quốc đã liên quan đến nhiều cuộc đụng độ hải quân với Nhật Bản, Philipines và Việt Nam.

Gần đây nhất, Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam mà Bộ quốc phòng nước này gọi đây là 'hoạt động thường niên'.

Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

Các chuyên gia đã cảnh báo hoạt động hiện đại hóa quân đội và nâng cao năng lực của Trung Quốc sẽ kéo các nước khác theo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, gây đe dọa cho an ninh khu vực.

Tin tham khảo:

Tập đoàn NPO Mashinostroenia bắt đầu chuẩn bị hợp đồng bán hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.
   Tập đoàn NPO Mashinostroenia đã bắt đầu chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P với Việt Nam không thông qua công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport. Kinh phí cho hợp đồng này được lấy từ tín dụng nhà nước do Nga cấp cho Việt Nam.
   Hiện nay, hai bên đang xác định các điều kiện sơ bộ của hợp đồng xuất khẩu: số lượng chính xác trang bị mua bán, quy mô tín dụng nhà nước của Nga và thời hạn chuyển giao.
  Theo một nguồn tin gần gũi với Bộ Tài chính Nga, Nga đang đàm phán với Việt Nam về việc cấp tín dụng mua vũ khí Nga. Quy mô tín dụng nhà nước này chưa được xác định vì “phụ thuộc trực tiếp vào số lượng vũ khí mua sắm, mà điều đó thì hiện đang được thảo luận”. “Một trong các bên của hợp đồng mới sẽ là NPO Mashinostroenia. Vai trò đó được xác định cho NPO và hãng này đang đàm phán với Việt Nam về việc cung cấp một số hệ thống Bastion”. Nguồn tin này cũng cho biết, việc chuyển giao các hệ thống tên lửa cho Việt Nam có thể diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014 do phía Nga cần chuẩn bị và có những bổ sung vào luật ngân sách để có thể cấp tín dụng xuất khẩu cho Việt Nam.
   Một nguồn tin gần gũi với Rosoboronoexport, hôm 10.8, cho biết, “vấn đề cấp tín dụng có liên quan cho Việt Nam để mua vũ khí Nga đang ở giai đoạn bàn bạc thống nhất cuối cùng”.

   NPO Mashinostroenia đã được phép của đích thân Tổng thống Nga Dmitri Medvedev tự chuẩn bị hợp đồng xuất khẩu, mặc dù việc đó chưa được hợp thức hóa về mặt pháp lý. Tập đoàn này sẽ chỉ có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu không qua Rosoboronoexport nếu có được quyền này về mặt pháp lý.
   Một nguồn tin trong văn phòng Tổng thống Nga tiết lộ, Tổng thống Dmitri Medvedev đã được báo cáo từ tháng 6.2011 về kế hoạch của NPO độc lập xuất khẩu vũ khí thành phẩm, người đệ trình báo cáo này là trợ lý Tổng thống Sergei Prikhodko đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của NPO Mashinostroenia và Tổng thống Medvedev đã viết lên tờ trình là “Đồng ý”, tuy nhiên chưa có sắc lệnh chính thức của Tổng thống.
   Một nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự cho hay, NPO Mashinostroenia đang thực sự chuẩn bị tự đi ra thị trường thế giới. Đến năm 2007, NPO đã tự xuất khẩu vũ khí và hiểu rõ thị trường Việt Nam, và nay đã được Tổng thống Nga cho phép tiếp tục làm việc đó. Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự đã thông báo việc này cho Rosoboronoexport.
   NPO Mashinostroenia cho đến năm 2007 đã từng xuất khẩu độc lập một số mẫu sản phẩm quân dụng nên có đủ kinh nghiệm. Năm 2007, thị trường xuất khẩu vũ khí Nga đã hình thành rõ ràng và toàn quyền bán sản phẩm quân dụng thành phẩm chuyển sang tay một công ty nhà nước là Rosoboronoexport đóng vai trò nhà trung gian cung cấp vũ khí.
   Quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự không trao quyền xuất khẩu thành phẩm, song cho phép cung cấp cho khách hàng nước ngoài phụ tùng, các tổng thành, bộ phận hay dịch vụ hiện đại hóa và bảo dưỡng.
   Hiện nay, có quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự là Rosoboronoexport (công ty trung gian quốc doanh), Rostechnologyy (hoạt động marketing) và 21 hãng phát triển và sản xuất hàng quân sự. Trong đó, chỉ có Rosoboronoexport có quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng quân sự, trước hết là thành phẩm. Các hãng còn lại chỉ có thể xuất khẩu phụ tùng, các tổng thành, tài liệu, cũng như dịch vụ bảo dưỡng hậu mãi cho các vũ khí trang bị đã cung cấp trước đó.

  Ngoài Rosoboronoexport, hiện chỉ có 2 công ty có quyền bán sản phẩm thành phẩm ra nước ngoài - đó là hãng đóng tàu Zvezdochka ở Severidvinsk và Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg. Hai hãng này nằm trong Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK. Tháng 11.2010, Admiralteiskye Verfi công bố chiến lược phát triển của mình, trong đó đề xuất trao cho họ “quy chế chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự”. Quy chế này sẽ trao 4�ây là đòn đau đầu tiên vào sự độc quyền của Rosoboronoexport, nhà xuất khẩu sản phẩm quân sự thành phẩm duy nhất của Nga.
   Tuy nhiên, chuyên gia Konstantin Makienko, thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) thì cho rằng, tổn thất tài chính của Rosoboronoexport do NPO Mashinostroenie độc lập xuất khẩu vũ khí là không lớn. “Nhiều lắm là bằng số hợp đồng mà NPO có thể ký đư�1ầu năm 2011, khối lượng đơn đặt hàng của Rosoboronoexport là 38 tỷ USD.
   Có ý kiến cho rằng, nếu hợp đồng bán trực tiếp Bastion cho Việt Nam sẽ được ký kết, thì đây là đòn đau đầu tiên vào sự độc quyền của Rosoboronoexport, nhà xuất khẩu sản phẩm quân sự thành phẩm duy nhất của Nga.
   Tuy nhiên, chuyên gia Konstantin Makienko, thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) thì cho rằng, tổn thất tài chính của Rosoboronoexport do NPO Mashinostroenie độc lập xuất khẩu vũ khí là không lớn. “Nhiều lắm là bằng số hợp đồng mà NPO có thể ký được, trung bình cung cấp 1 hệ thống/năm.
   Hệ thống này rất mạnh, rất đắt và rất nhạy cảm về chính trị. Ở phân khúc này, thị trường chắc chắn sẽ tập trung vào hệ thống thay thế khác là Bal-E. Vì thế, Rosoboronoexport có thể có biện pháp đối phó đối xứng là bắt đầu tiếp thị hệ thống dễ bán hơn nhiều là Bal-E. Năm 2010, trong khuôn khổ các hợp đồng mà Rosoboronoexport đã ký trước đó, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 1 hệ thống Bastion có giá 150 triệu USD.
   Còn theo ý kiến của ủy viên Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng Nga, ông Ruslan Pukhov thì tổn thất lớn hơn nhiều là tổn thất về hình ảnh của Rosoboronoexport.





Không có nhận xét nào: