Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Báo nước ngoài: Vũ khí mới của Việt Nam vượt các nước trong khu vực

Cách đây không lâu trên tờ The Straits Times của (Singapore) có đăng một số bài phân tích của tác giả Robert Karniol, một nhà báo quân sự nói về việc mua sắm vũ khí gần đây của Việt Nam.



Thông qua những phân tích lập luận của các nhà quân sự nước ngoài, phần nào giúp các chiến lược gia quân sự của Việt Nam có những bước đi và đường hướng phát triển tốt hơn. Xin trích giới thiệu 1 phần bài phân tích này:

Trung Quốc sẽ bỏ đường lưỡi bò?

Lời bình của trang mạng Bauxite Việt Nam:
Muốn con sói Tàu hung hãn từ bỏ cái lưỡi thè lè của nó đang thè ra liếm hết biển Đông thì các nước ASEAN phải liên kết với nhiều nước khác trên thế giới cùng hè nhau tóm cổ con vật nhơ bẩn đó cắt đứt cái lưỡi đỏ lòm máu và ghè bộ răng nhọn hoắt đang thập thò cố giấu của nó.


Có thế nhân loại mới tránh được một thảm họa mà ta có thể gọi là “thảm họa thế kỷ XXI” khủng khiếp hơn “thảm họa thế kỷ XX” nhiều. Với Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông, thế kỷ XX chỉ mới tắm máu chừng 100 triệu người là cùng, còn với di sản của Đặng Tiểu Bình để lại và Hồ Cẩm Đào phát triển thêm, chủ nghĩa cộng sản sẽ cởi nốt lớp áo cuối cùng trang sức hoa văn “đại đồng” mỹ miều để lộ diện bản chất một thứ chủ nghĩa phát xít rồ dại với những công nghệ khổng lồ làm hàng giả, những nhà máy sản xuất thực phẩm tẩm thuốc độc, những công xưởng giết người hàng loạt rồi chế biến thịt người thành thức ăn; về mặt tinh thần sẽ xây dựng một hệ tư tưởng lấy xảo trá làm nền tảng đạo lý cho nhân loại;


. . . và về không gian địa lý thì tiếp tục tìm mọi cách cướp lãnh thổ trên toàn trái đất để xây nên một thứ trại tù khổng lồ dưới tên gọi rất kêu là “thiên đường xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc”.


Trung Quốc có một loạt phản ứng nhằm “nhắc nhở” các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không vận động các cường quốc khác với hy vọng gây sức ép lên Bắc Kinh. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo các nước Đông Nam Á không khiêu khích Trung Quốc bằng việc nhờ sức mạnh quân sự của Mỹ để giải quyết tranh chấp

Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ


Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi.

Hà Giang
Theo Người Việt

Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn

WESTMINSTER -Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi “radar” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Khi “Lão Lý” lắc đầu

Ông Lý Quang Diệu được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh.

Bùi Tín
Theo: VOA

Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Cù Huy Hà Vũ: Từ góc nhìn của một người Việt hải ngoại

Để độc giả biết thêm một góc nhìn khác về ôngCù Huy Hà Vũ, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Giáo sư Trần Chung Ngọc, đã đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam và sau đó trên ANTĐ.
Giáo sư Trần Chung Ngọc sinh năm 1931 tại Hà Nội, từng phục vụ trong quân đội Sài Gòn 8 năm. Ông nhận học bổng du học tại Mỹ vào năm 1967. Năm 1972 ông trở về giảng dạy tại một số trường đại học ở Sài Gòn. Đến năm 1975 ông sang Mỹ làm nghiên cứu sinh rồi định cư tại Mỹ cho đến nay.

Về mấy nhận định của Cù Huy Hà Vũ

Việt Nam trước hình thái chiến tranh mới

Bất kỳ một quốc gia nào nếu như muốn Tổ Quốc không bị bất ngờ thì phải biết được nguy cơ thách thức an ninh từ đâu đến? Lực lượng bao nhiêu? Đến bằng cách nào? Nhằm vào đâu? Và chuẩn bị để đón nó ra sao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi một láng giềng vốn hùng mạnh lại tăng cường lực lượng quân sự vượt khỏi giới hạn phòng thủ, không minh bạch, kèm theo thái độ nước lớn nghênh ngang, đe dọa dùng vũ lực; hành động ngang ngược, chèn ép bắt nạt… thì đó là vận hội hòa bình hay là nguy cơ chiến tranh? Dù không muốn thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có ứng xử và hành xử với nguy cơ này. Bài phân tích và nhận định của Lê Ngọc Thống – nguyên sỹ quan Hải quân Việt Nam.

Đối tượng và khu vực tác chiến

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Viết nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng (1/10): Đã đến lúc phải xóa món nợ ân oán giang hồ!

Tôi nảy ý định viết ra ý tưởng này từ lúc đọc lại bài khai bút đầu năm của anh Bút Chẳng Tà, trong đó có nhắc đến ngày Trung Cộng khởi chiến, tấn công quân đội Việt Nam Cộng hòa để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bài viết đưa lên mặt báo Bauxite Việt Nam trong khi trên trang mạng của Trung Cộng vẫn còn nhan nhản những bài chửi bới với giọng điệu của một kẻ cả vô giáo dục nhằm vào “Bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa”, và kêu gào phải giết bọn “Việt Nam lòng lang dạ sói”, lấy máu “giặc Việt” để làm lễ tế thần cho trận chiến thu hồi Nam Sa.

Trong khi đó thì chúng ta lại vẫn thường nghe một số quan chức, và cả bạn bè, cố gắng phân trần, rằng nhân dân Việt Nam “Không bao giờ quên ơn Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Cộng”, làm như đây là món nợ truyền kiếp, mà người Việt chúng ta phải đời đời khắc cốt ghi xương.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Vĩ đại không đồng nghĩa với khổng lồ

Là người yêu nghệ thuật tạo hình, trong những năm học ở Liên Xô tôi đã được đến thăm nhiều bảo tàng mỹ thuật, nhiều tượng đài hùng vĩ...Sau này tôi còn được chiêm ngưỡng nhiều bảo tàng, công trình nghệ thuật...trên thế giới. Với lòng yêu nghệ thuật ấy tôi cũng đã cố đến xem hoặc tìm hiểu nhiều tượng đài, công trình nghệ thuật ở VN. Mới trong năm nay tôi có đến thành phố Cần Thơ, ghé bến Ninh Kiều có tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng Người thật to trong một khuôn viên chật hẹp, trông thật xa lạ, không giống Cụ trong đời thường (xem phụ lục). Tôi cũng đến bến sông Nhật Lệ - Quảng Bình ngắm tượng mẹ Suốt. Mẹ thì tôi khâm phục nhưng tượng mẹ thì tôi không muốn ngắm vì nó xấu và thô. Tôi không biết mẹ mang ô (dù) hay quàng khăn khi chèo đò qua sông (xem phụ lục) nữa. Nói tóm lại tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của một số nhà hoạt động mỹ thuật có uy tín rằng:  nói chung tượng đài ở ta còn rất chưa ổn, có lẽ nên dừng lại, đừng làm tượng đài đến vài chục năm nữa.
Việt Minh

 Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc

Tôi được biết đến dự án tượng đài “Mẹ Việt Nam anh hùng” ở Quảng Nam ngay từ đầu, thậm chí đã được những người có trách nhiệm chia sẻ, tâm sự, rồi mời đi xem phác thảo cỡ nhỏ, đề nghị góp ý kiến với tác giả.
Lúc đó, tôi đã nói với một số anh lãnh đạo tỉnh rằng tôi không mặn mà với chuyện này. Có mấy lý do như sau:

Chết mẹ!

Quảng Trung Thiên
Theo: DCVonline

Rất tiếc của nhưng toán đặc nhiệm Mỹ buộc lòng phải phá hủy chiếc máy bay trực thăng Hắc Ưng (Black Hawk) bị trục trặc trong cuộc bố ráp Bin Laden tại Abbottabad, Pakistan. Tại sao họ không để lại đó rồi hôm sau đến sửa mang về? Họ sợ Pakistan sẽ bán xác chiếc máy bay này cho Trung Quốc! Trung Quốc sẵn sàng mua xác công nghệ kỹ thuật của Mỹ với giá cao.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Bão đã qua

Năm 1966-1967 tôi học tiếng Nga tại ĐH Bách khoa Leningrad, tại đây lần đầu tiên tôi tiếp xúc với văn minh châu Âu. Chính thầy cô giáo Liên Xô thời đó đã dạy cho chúng tôi biết những hành vi văn minh sơ đẳng đầu tiên: Biết nói cảm ơn khi ai đó giúp mình, biết nói xin lỗi khi làm phiền người khác, biết tôn trọng sự riêng tư; biết cầm thìa, cầm nĩa, biết nhai sao cho khỏi phát tiếng kêu, biết giữ gìn vệ sinh công cộng...Đặc biệt người Leningrad rất nhiệt tình giúp đỡ khi có ai đó hỏi đường họ, và trên các phương tiện giao thông công cộng mọi người rất trật tự. Chính thời gian học ở Liên Xô đã giúp chúng tôi hình thành một nếp sống văn minh kiểu Châu Âu. Sau này về VN sống và làm việc chúng tôi vẫn cố gắng duy trì những thói quen này. Thế nhưng phải nói thật nhiều khi mình thấy hơi lạc lõng. Nhiều người Việt mình không có thói quen nói cảm ơn và xin lỗi, từ người dân cho đến những người có chức có quyền. Người Việt cũng không có thói quen trả lại của rơi...
Gia đình chúng tôi có may mắn được sống vài năm ở Úc. Con trai chúng tôi khi ấy, tuy đang học tiểu học nhưng đã biết tôn trọng những quy tắc văn minh. Cháu chỉ qua đường tại những nơi cho phép. Không bao giờ vứt rác ra đường, không tham của rơi (dù đó là điện thoại di động). Cháu bảo, bạn cháu (gốc Hoa) có bố làm nghề lái taxi kể là bố bạn ấy nhặt được nhiều thứ khách bỏ quên trên xe nhưng không trả lại.
Tôi kể ra vài chuyện này để muốn nói là tính cách, nếp sống của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường xã hội, gia đình...và bản thân mỗi người chúng ta.
Một người anh và là bạn có gửi cho tôi bài báo và nói - Bài này có ý nghĩa: vẫn cái tinh thần người Nhật thể hiện trong nguy khốn (như thời 11/3). Xin hãy đưa lên mạng những cái hay nhưng đừng vội suy diễn tổng quát hóa về người VN...
 Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Việt Minh

Thế là bão đã qua Tokyo và tiếp tục di chuyển lên vùng Đông Bắc. Khi mình viết đến đây thì lại có động đất 5,3độ Richter trên vùng Đông Bắc, tức là cùng lúc bão đang tràn qua. Như vậy là với mưa lớn, gió xoáy, và lũ quét, động đất sẽ làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất ở khu vực này. Năm nay là năm xấu với Nhật Bản, hết động đất đến bão lũ, như để thử thách thêm con người Nhật Bản.

'VN cần công bằng trong hòa giải'

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Trung Quốc dưới con mắt của một người Nhật

Đây là bức thư một người Nhật viết cho người Tầu Hoa lục; bức thư đang được lưu hành trên “net” và gây xôn xao dư luận…

.- Xã hội chủ nghĩa chỉ còn có vài ba nước mà thôi, lại không đoàn kết, đối ngoại thì tìm cách diệt nhau, đối nội thì chuyên chế, độc tài, thế giới ai cũng kinh…Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà đẻ ra một xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi…

- Người Mỹ đánh chúng tôi đến gần chết, chúng tôi không hận họ, chúng tôi bội phục họ. Hàn quốc bị chúng tôi thống trị qua, bây giờ họ đã thành công lập được kỳ tích kinh tế, họ dám tranh đấu và dám làm, chúng tôi kính phục họ. Còn các bạn người Hoa lục cộng sản thì chẳng có được một cái điểm nào để cho chúng tôi coi trọng cả…

Philippines tuyên bố đạt được tiến bộ liên quan đến Biển Đông

Philippines hôm qua tuyên bố nước này đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực thành lập một mặt trận thống nhất với các nước láng giềng Đông Nam Á chống lại đòi hỏi về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.
                                           Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Esteban Conejos.Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Esteban Conejos hôm qua cho biết các chuyên gia luật pháp đến từ ASEAN, vừa nhóm họp trong hai ngày 22 và 23/9 tại Manila, đã đồng ý rằng Công ước LHQ về Luật Biển sẽ là khung cơ sở để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ.




Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Báo Mỹ, Anh: Hải quân Việt Nam lớn nhanh vượt bậc

Bên cạnh việc mua thêm nhiều máy bay và tên lửa hay tàu chiến của Nga thì hợp đồng quân sự được chờ đợi nhất đó là việc Việt Nam mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636.

Hải quân Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu là các trang thiết bị khí tài từ thế kỷ 20, năng lực tự sản xuất thì chỉ sản xuất được những vũ khí từ những năm 60- 70 của thế kỉ trước, số lượng tàu đóng mới chủ yếu là tàu vận tải, trang bị chỉ mới có hai tàu ngầm mini.

Việt Nam và Nga đã ký kết một hợp đồng mua bán 12 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su 30MK2 và vũ khí phòng không, tàu chiến vào hồi đầu tháng 2/2010 (ảnh: Tom.com)

 

Gorbachev – Yeltsin: Cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cả thế giới (II)

Mối quan hệ giữa Gorbachev và Yeltsin xấu đi trông thấy sau cuộc họp năm 1987. Kẻ tám lạng, người nửa cân. Hai cá nhân xuất sắc, mang tầm nhìn chiến lược của nhà quản lý. Đáng lý phải đồng lòng sát cánh trong sự nghiệp xây dựng đất nước nhưng do con đường đi khác nhau, cách nhận thức thời thế khác nhau, hai cá nhân đã đối đầu một cách quyết liệt trên chính trường, tạo nên sự xung đột sâu sắc trong lòng Đảng.

Cuộc đảo chính bất thành, nguồn gốc của sự sụp đổ Xô Viết

Gorbachev – Yeltsin: Cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cả thế giới

“Thảm họa chính trị lớn nhất trong lịch sử” – đó là nhận xét của Thủ tướng Nga Vladimir Putin về cuộc đảo chính Xô Viết năm 1991. Cuộc đảo chính năm 1991 tuy không giành được thắng lợi nhưng đã tạo ra dư chấn dữ dội, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của cả Liên bang Xô Viết. Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau sự tan rã này. Từng coi nhau là ân nhân, nhưng cả hai lại quyết tâm đấu tranh lật đổ lẫn nhau một cách khốc liệt, và cuộc đấu tranh này vô hình trung đã làm nên những thay đổi mang tính lịch sử, không chỉ của Liên bang Xô Viết, của nước Nga mà còn toàn thế giới.

Kẻ tám lạng...

                         Boris Yeltsin  và  Mikhail Gorbachev

“Không chỉ Philippines hứng chịu ý đồ xóa bỏ quyền lợi ở Biển Đông”

Philippines không phải là nước duy nhất liên tục phải hứng chịu những hiểu lầm và những ý đồ xóa bỏ các quyền lợi chính đáng của những quốc gia ven Biển Đông - Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay nói trong cuộc hội thảo về Biển Đông của các chuyên gia ASEAN.

                 Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Tìm hiểu tên lửa siêu thanh Brahmos mà Việt Nam có thể sắp trang bị

Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể sẽ bán tên lửa siêu thanh Brahmos cho phía Việt Nam. Theo tờ Asianage thì đã có một cuộc thương luợng không chính thức về vấn đề này. Ấn Độ đồng ý bán loại siêu tên lửa này cho Việt Nam vì Việt nam là một trong những quốc gia thân thiện và đáng tin cậy.

Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng của Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Hiện nay, Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.

Việt-Mỹ đối thoại chính sách quốc phòng lần hai

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Mỹ cấp thứ trưởng lần thứ hai vừa diễn ra hôm thứ Hai 19/09 tại Washington DC trong bối cảnh đang có những diễn biến căng thẳng mới tại Biển Đông.

Trong vòng đối thoại hàng năm lần này, trưởng đoàn Mỹ - Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher, lặp lại với phía Việt Nam lập trường của Washington đối với hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Tổng thống Philippines: Trung Quốc nên biết điều

Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua nói rằng ông mong đợi Trung Quốc sẽ tỏ ra “biết điều” về các tranh chấp lãnh thổ căng thẳng ở Biển Đông.

                  Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Đợt căng thẳng mới ở Biển Đông

Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc.

Mới đây, tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, có thể bắt đầu từ năm tới.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Nguyễn Cao Kỳ: “Miền Nam Việt Nam cần một lãnh tụ thật sự như Hồ Chí Minh”

Để biến chiến tranh xâm lược thành nội chiến, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về làm quốc trưởng bù nhìn của “Quốc gia Việt Nam” (1/7/1949). Ngày 11/5 năm sau, Pháp lập ra “Quân đội quốc gia” để giúp quân viễn chinh trong các hoạt động quân sự. Đúng vào dịp ấy, Nguyễn Cao Kỳ (lúc đó vừa tròn 20 tuổi) đi đăng lính, được gửi sang Maroc, Pháp và Algérie để học lái máy bay quân sự.

Nhân lúc Pháp bại trận, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm từ Mỹ về Sài Gòn làm thủ tướng, rồi tổng thống. Kỳ chuyển sang phục vụ trong Không quân Việt Nam Cộng hòa. Nhưng mãi tới khi Kỳ tham gia cuộc đảo chính lật đổ họ Ngô (1/11/1963), tên tuổi ông mới được biết đến. Trong vòng chưa tròn 1 năm, ông được lên lon (phù hiệu quân hàm) những 3 lần: từ trung tá lên đại tá (tháng 11/1963), rồi lên chuẩn tướng (8/4/1964) và sau đó lên thiếu tướng (21/10/1964), được cử làm tư lệnh Không quân.

Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội tùy thuộc đấu đá nội bộ Việt Nam

Trái với nhiều phỏng đoán bấy lâu nay, Trung Quốc không điều khiển chính sách nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không muốn tạo ảnh hưởng với quốc gia láng giềng phía Nam của mình. Trong một một số trường hợp, quan chức Việt Nam tham nhũng vì lợi ích cá nhân, chứ không phải do Trung Quốc chỉ đạo, mặc dù hành động đó có lợi cho Trung Quốc.

Ðó là những điểm chính trong một công điện mà Ðại Sứ Michael Michalak gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27 tháng 1, 2010.

Bản báo cáo viết rằng tình trạng thù địch của Việt Nam với Trung Quốc làn tràn khắp nơi, và còn tăng hơn nữa, nhất là sau các cuộc thương lượng tế nhị về vấn đề biên giới, cộng với tình trạng khai thác bauxite kéo dài tại Tây Nguyên, cùng với việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh “cấm đánh cá” trên biển Ðông.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Báo Trung Quốc: Tàu ngầm Việt Nam "khủng" hơn tàu ngầm Trung Quốc cùng loại

Là thế hệ tàu ngầm ra đời sau, đương nhiên tàu ngầm Kilo của Việt Nam phải có những điểm khác biệt và hiện đại hơn so với tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.

Là một nước mua khá nhiều tàu ngầm Kilo của Nga, năm 1994 Trung Quốc mua chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636 đầu tiên của Nga và đa số tàu ngầm Kilo của Trung Quốc được mua từ những năm 90 của thế kỷ trước. Vì thế so với thế hệ tàu ngầm Kilo mới của Việt Nam thì sự lạc hậu hơn của tàu ngầm Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Dưới đây là bình luận của một chuyên gia quân sự Nga về so sánh hai thế hệ tàu ngầm của Việt Nam và Trung Quốc trên tạp chí Quân sự Hán Hòa cách đây không lâu:


Tàu ngầm Kilo của Trung Quốc, ảnh: DefenceTalk.com

Su-30MK2 của Việt Nam trên báo Quân sự Trung Quốc

Vừa qua trên Trang Tin tức Quân sự Hoàn cầu của Trung Quốc có đăng một loạt ảnh cận cảnh loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đang tập luyện.

Bên cạnh việc đăng ảnh, tờ báo này cũng đưa ra nhiều phân tích về sức mạnh quân sự của Không quân Việt Nam, dưới đây là phần tóm tắt của những phân tích đó:

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

TQ nói với tướng VN về ba 'kiên trì'

Tiếp lãnh đạo quân đội Việt Nam, ơng Bấm nói với Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam về 'ba kiên trì' trong đó có cả "kiên trì bình đẳng cú large;">


Tìm hiểu sự khác biệt trong vụ xử lý hai ông Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu‏


  Cách đây 65 năm, sau khi cho xử tử nhà văn học Phạm Quỳnh, Hồ chủ tịch có hứa với người con ông là Nhạc sĩ Phạm Tuyên rằng một ngày kia cha ông sẽ "được lịch sử đánh giá lại". Nay đã 80 tuổi, ông Phạm Tuyên đang tìm cách để giải oan cho cha, cảm thông nỗi khổ này, tôi đã làm một sự sưu tầm nhỏ được đăng trong mạng sau đây http://longnguyen48.blogspot.com/2011/09/nghi-gi-khi-oc-pham-tuyen.html#more để giúp ông ấy bổ túc hồ sơ.  

    Tôi đang thắc mắc khi làm việc này là tại sao trong trường hợp Bùi Quang Chiêu thì giết cả nhà trong khi gia đình ông Phạm Quỳnh thì lại tha chết cho các con, thì thấy trên mạng N.S.G.V. tài liệu đăng trên blog của Phạm Tôn với lời dẫn như sau: Chúng tôi may mắn được Đại tá Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan, ký bút danh Sông Hương …. ưu ái gửi cho một bài mới, kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, đúng phong cách của nhà sử học chân chính, nhưng vẫn với bút pháp rất độc đáo của ông, lật đi lật lại vấn đề nhiều lần, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, thể hiện sự tin tưởng vào lương tri và trình độ hiểu biết của bạn đọc http://ngominhblog.wordpress.com/2011/04/30/v%E1%BB%81-cai-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%A5-ph%E1%BA%A1m-qu%E1%BB%B3nh/.
Bài của Đại tá, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan có tựa đề như sau: VỀ NGÀY “ỦY BAN KHỞI NGHĨA THUẬN HÓA MỜI PHẠM QUỲNH RA LÀM VIỆC” ĐỂ RỒI “ĐI KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI”

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Về bài: Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang, Tàu về Bắc quốc mo nang che lồn!

Ngày 09 tháng 09 năm 2011 trên quechoa.info có đăng bài "Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang, Tàu về Bắc quốc mo nang che lồn!" thật đặc biệt . Chắc vì nó đặc biệt nên được nhiều báo mạng đăng lại, một số báo còn đăng theo lời bình.

Khi đọc bài trên tôi cũng thấy thú vị, nhưng không định đăng lại. Nhưng hôm qua khi đọc bài “xin ngã mũ kính chào bọ lập” của Trần Chân Nhân ( TCN) đăng trên Blog Phạm Viết Đào tôi thấy có vài điểm “lấn cấn” chưa rõ nên đã vào Google tìm hiểu, đọc thêm .
Sau đây tôi xin điểm qua các bài bình luận đã đọc:

VN: Chính quyền mạnh tay hơn, và người dân cũng can đảm hơn

Gia Minh – RFA

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa vinh danh và trao giải hellman/Hammett cho 8 nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự do có cuộc nói chuyện với ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo- CPJ, và ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á- Thái Bình Dương của Human Rights Watch.

Trước hết hai ông trả lời câu hỏi qua sự việc có đến 8 người Việt trên tổng số 47 người được trao giải năm nay, liệu như thế có phải chính quyền Việt Nam mạnh tay hơn trong việc đàn áp tiếng nói đối lập và người dân trong nước đã can đảm hơn chăng.

Bóp nghẹt tự do ngôn luận

Dự án Bauxite Tây nguyên: Lối ra rẻ nhất và có lợi nhất cho đất nước

Gần đây, Chính phủ có quyết định tạm dừng việc cấp giấy phép mới khai thác khoáng sản trong cả nước. Chỉ riêng Nghệ An, sau 3 năm số doanh nghiệp tư nhân khai thác khoáng sản tăng từ 2 lên 148 doanh nghiệp. Một số tỉnh khác, khai thác titan gây ra những bức xúc lớn trong nhân dân. Không chỉ đơn thuần là việc chảy máu khoáng sản, mà còn là tiền đề làm nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp và nghiêm trọng nhất là ô nhiễm môi trường. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa đánh rớt 6 hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với năm 2010 chủ yếu do bất cập trong điều hành chính sách, thâm hụt ngân sách, nợ công cao và cơ sở hạ tầng yếu kém vv…

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Điện hạt nhân ở Việt Nam và các nước ASEAN

Ngày 4-8-2011 tại Hội thảo lần thứ 4 về ASEAN và châu Á do Viện Các Vấn đề Quốc tế của Singapore (SIIA) tổ chức tại khách sạn Capella, Singapore, các chuyên gia đã trình ra một báo cáo về vấn đề Điện Hạt nhân ở các nước ASEAN.

Tại sao phải đi vào Điện Hạt nhân (ĐHN)?

Khi xét đến các chương trình ĐHN ở các nước ASEAN, thật thú vị nếu ta nhìn vào lý do thường được một số người đưa ra để giải thích vì sao cần phải đưa ĐHN vào sử dụng ngay lúc này, đặc biệt là ở một khu vực chưa từng có ĐHN:

Tám người VN được giải thưởng nhân quyền


 Tin BBC: Việt Nam chiếm tám giải thưởng trong tổng số 48 giải Hellman/Hammett mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao cho các cá nhân từ 24 nước.


 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cơ quan quản lý giải thưởng thường niên Hellman Hammett, nói giải thưởng này "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị."

'Lời khuyên từ chiến lược gia Cộng sản'

Sau các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ trong tháng Chín năm 2001, Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh đã có điện tín, sau này bị lộ qua Wikileaks, gửi về Bộ Ngoại giao sau cuộc gặp với nhà cách mạng lão thành và khi đó là cố vấn cho chính phủ Việt Nam Trần Bạch Đằng.

Ông Trần Bạch Đằng, tên thật là Trương Gia Triều, người qua đời hồi năm 2007 ở tuổi 81, tiếp bà Judith Strotz, người phụ trách chính sách an ninh và quan hệ trong vùng Đông Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi đầu tháng 10 năm 2001.

BBC lược dịch một phần bức điện. Các số đánh trong bài là nguyên văn trong điện tín.
 

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Trung Quốc: Sự thay đổi lớn đang đến gần

Trong xã hội loài người khi có sự phân công lao động là có sự phân hóa giàu- nghèo. Sự phân hóa theo tự nhiên diễn ra chậm, quy mô nhỏ. Số lượng người giàu được tăng lên đồng nghĩa với số lượng người nghèo giảm đi. Sự phân hóa này mang tính tích cực. Chẳng hạn đội ngũ những người có học, có điều kiện tiếp xúc với khoa học, họ biết cách làm giàu và sẽ trở nên giàu có. Những người giàu loại này được xã hội tôn vinh, vị nể.

Sự phân hóa theo cơ học tức do bất công của nền kinh tế và chính trị gây ra thì nhanh, quy mô lớn tạo ra rất nhiều người nghèo, tạo ra người giàu ít hơn nhưng loại người giàu này phất lên rất nhanh, chiếm hầu hết tổng sản phẩm xã hội. Và đương nhiên một khi nền kinh tế bất công với chế độ bất công sinh ra họ, o bế họ thì chính họ làm chủ và chi phối kinh tế và chính trị quốc gia. Tầng lớp này mới thực sự là giai cấp thống trị. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị thực chất là mâu thuẫn giữa người nghèo và người giàu loại này. Khi sự chênh lệch giữa giàu và nghèo quá ngưỡng chịu đựng thì mâu thuẫn sẽ trở thành đối kháng, là mầm họa bất ổn cho xã hội. Thực tế những cuộc cách mạng “màu” xảy ra gần đây đều chứng minh điều đó. 

Nghĩ gì khi đọc GS Nhật Yoshiharu Tsuboi?‏

Bài nói về GS Nhật Yoshiharu Tsuboi đăng trên mạng  khuyên người VN nên phát triển văn hoá để giữ Độc Lập, ông này làm luận án TS về VN vào thời Vua Tự Dức, ông đã trả tiền cho ông Học giả Nguyễn Đình Đẩu lập một hội đồng để dịch ra tiếng Việt luận án của ông biên bằng tiếng Pháp, sách bán rất chạy nên đã được tái bản nhiều lần. Nghĩ mà buồn. VN có ông Nguyễn Mạnh Tường rất giỏi lại không dùng, từ chức vụ khoa trưởng Luật đại học Hanoi, ông bị đầy xuống làm người đi bới thùng rác, lại thêm dưới chế độ CS, ai cũng sợ không dám viết cái gì, thành phát triển văn hóa VN trong suốt thới gian này ở miền Bắc rất nghèo nàn, nên vớ được quyển luận án TS của ông Nhật thì thấy đổ xô vào. Trong khi đó mình có kho tàng mà làm như không có ai biết đến, có thể là vì xem là tài liệu của Ngụy thành tẩy chay: Xin giới thiệu là có GS Nguyễn Khắc Kham, cũng học ở Pháp cùng thời với hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Phạm Duy Khiêm (anh của Nhạc sĩ Phạm Duy), đi di cư vào Nam năm 1954, và nhờ được sống dưới khung trời Tự do đó nên đã được bình nhiên làm công trình nghiên cứu đóng góp đáng kể cho văn hóa VN (hãy xem bài dưới đây do học trò của ông làm Viện trưởng viện Việt học ở Mỹ viết về ông).

Người Việt cần trong sạch

Yoshiharu Tsuboi là một người Nhật 100%. Nhưng cuộc đời ông, về mặt tinh thần, gắn bó với văn hóa và đất nước Việt Nam. Ông là chuyên gia hàng đầu về Việt Nam của đất nước mặt trời mọc, đã bổ sung vào kho kiến thức của Việt Nam với những đóng góp của riêng ông.

Câu hỏi từ một dân tộc từng bị đô hộ

Yoshiharu Tsuboi bắt đầu nghiên cứu Việt Nam từ năm 1973, khi chiến tranh vẫn đang diễn ra. Trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam còn bị chia cắt, kinh tế xã hội không mấy phát triển, ngoài tình yêu đối với đất nước hình chữ S, Yoshiharu Tsuboi cũng chưa hình dung được hết khó khăn mà mình gặp phải. Đơn giản nhất là việc anh sẽ đi đâu để mà nghiên cứu về Việt Nam? Nơi chiến trường không có nhiều viện nghiên cứu.

Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!


(Những người cộng sản Việt Nam nên đọc lại thật kỹ học thuyết Mac và Anghen)

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước …. Người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ.” Và trên tinh thần dân tộc ấy, năm 1945 ,sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, ông đã đặt tên nước là Việt Nam – Dân chủ – Cộng hòa và sau đó vào năm 1951 ông thuyết phục những người cộng sản đổi tên Đảng là Lao Động. Tên nước và tên đảng cho đến giờ vẫn được nhân dân trân trọng và bảo vệ . Đấy chính là lòng dân. Thời nào cũng vậy, lòng dân là cái không mua được, dù bất cứ giá nào. Lịch sử đã chứng minh qua nghìn năm đô hộ giặc Tàu và trăm năm đô hộ giặc Tây. Lịch sử cũng đã chứng minh khi lòng dân không yên thì mọi thứ bạo lực chỉ là hành động cứu cấp cho một thứ quyền lực phi nhân tính, vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lịch sử vẫn còn đó một Tần Thủy Hoàng, một Nê rô, nhà thơ bạo chúa, ở thời hiện đại là Hitle, là Stalin, là Mao trạch Đông là Ponpot!

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Cạnh tranh bất bình đẳng ngay trên sân nhà

Một thực trạng đang phổ biến tại nhiều công trường do đối tác Trung Quốc làm chủ thầu thi công tại Việt Nam, đó là lao động Việt Nam phải cạnh tranh việc làm với lao động Trung Quốc trên chính… sân nhà. Điều này đã được chính chủ đầu tư của Việt Nam chia sẻ.



Tiền công của lao động Việt Nam rẻ hơn lao động Trung Quốc?

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng là dự án lớn do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản trúng thầu thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC). Dự án được triển khai chính thức từ tháng 11/2005 với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Trong đó, các nhà thầu Trung Quốc chiếm tỷ lệ áp đảo (gồm bốn đơn vị thầu cấp 1: Tập đoàn điện khí Đông Phương – tổng thầu công trình; công ty Hồ Bắc…; ngoài ra còn có nhiều nhà thầu phụ thứ cấp như: Thanh Sơn, Quảng Tây, Quế Lâm, Giang Tô…).
Theo một lãnh đạo của nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 (đã vận hành), với quy mô bốn tổ máy có công suất 300 MW/tổ máy, để hoàn thành đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường phải luôn đảm bảo ở con số 4.000 lao động. Đó là điều kiện tối thiểu và cần thiết để thi công một công trình lớn như nhà máy nhiệt điện Hải Phòng.

Sợ người sống Sợ người chết!

Người chết sống lại!

Tám mươi năm sau, 1998, thân xác những người quá cố được đưa về nơi an nghĩ vĩnh viễn tại nhà thờ thánh Catherine ở thành phố Saint Petersburg.
Tổng thống Nga và bà Boris Yelsin đã tham dự lễ cải táng cùng với thân nhân hoàng tộc Romanov, gồm cả hoàng tử Michael xứ Kent. Những người chết được giáo hội chính thống Nga vinh thánh.
Ngày 1 tháng 10 năm 2008, Tối Cao Pháp Viện Nga công nhận Sa Hoàng Nikolai đệ nhị và gia đình là nạn nhân bị các phần tử Bôn-sê-vich đàn áp chính trị.

Nhìn lại một khúc phim lịch sử bi thảm:

                  
           Sa Hoàng Nikolai đệ nhị và gia đình, năm 1913.

Chuyện về một hầu bàn người Nhật

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

Một lời từ chối lịch sự, một cái cúi đầu, một bước đi lùi, một nụ cười thân ái, một gương mặt tự tin chỉ của một người hầu bàn đã một lần nữa làm nên nhân cách người Nhật.>
Cả lượt đi và về Hà Nội - Boston và Boston - Hà Nội, tôi đều quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo chừng dăm tiếng đồng hồ. Khi mua vé, một số người khuyên đừng đi qua Nhật vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Nhưng có lẽ vì tôi đã quá cảnh Tokyo nhiều lần rồi nên thành thói quen và cũng thấy nhớ. Và thú thực, tôi cũng muốn được quan sát nước Nhật đang sống như thế nào sau cơn " tiểu hồng thủy" mới tràn qua cho dù chỉ ở một trong không gian nhỏ là một sân bay. Báo chí đã nói về bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau thảm họa sóng thần cũng như bản lĩnh và nhân cách người Nhật sau khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước này.  Và cả bản lĩnh của người Nhật ngay khi dân tộc họ trở thành một trong những dân tộc giàu có nhất thế giới.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

TQ ảnh hưởng tới chính trị VN tới đâu?

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có điện tín dài bốn trang đánh giá về ảnh hưởng của Trung Quốc tới chính trị nội bộ Việt Nam.

Điện tín đánh đi ngày 27/1/2010 được Wikileaks công bố cho thấy Đại sứ Michael Michalak dùng tới những từ như "móng dài" và "răng nhọn và sắc" của "gấu trúc", ám chỉ Trung Quốc.

Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên‏

Vừa rồi tôi có đọc bài "Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên" của tác giả NDT, một Việt kiều Canada. Gần đây tôi cũng có đọc một số bài viết về cụ Phạm Quỳnh. Tôi rất cảm phục Cụ. Theo như tôi cảm nhận được thì rõ là cụ Phạm Quỳnh bị chết oan. Nhưng tôi cũng nghĩ cụ Phạm Quỳnh bị giết không phải là chủ trương của HCM. Tôi đọc nhiều về HCM từ nhiều nguồn nhưng tôi vẫn cho rằng HCM  là người có tài, cho dù ông có khiếm khuyết gì như một số người vẫn nói. Cho dù nhiều người kết tội ông HCM như việc du nhập CNCS vào VN, kết thân với TQ… ( tôi không đề cập đến vấn đề cá nhân) nhưng tôi thấy rằng ông HCM rất biết đoàn kết mọi người, mọi giới; biết “lợi dụng” những cơ hội, tránh đối đầu, tránh chiến tranh (nếu có thể) để tạo dựng và bảo tồn thành quả đã đạt được. Xét về mặt chính trị thì ông HCM là một nhà chính trị khôn ngoan (điều này chính nhiều nhà chính trị và nhà báo nước ngoài đã nhận xét).
   Ta có thể phán xét lịch sử, các cá nhân của lịch sử nhưng (sự thật) lịch sử của một dân tộc cũng giống như "số phận" một con người là không thể đảo ngược (có thể nói - nó đã được "lập trình" từ trước). 

Việt Minh




Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên con nhà Văn Học Phạm Quỳnh trong bài "Giá trị sống, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Cây cúc đắng trổ hoa vàng" ?
Khi triều Nguyễn vời ông chủ bút Nam Phong tạp chí - Phạm Quỳnh vào Huế nhậm chức ngự tiền văn phòng, cậu con trai thứ chín là Phạm Tuyên lúc đó mới năm tuổi, theo cha vào cung. Tại đây, tác phẩm âm nhạc đầu tiên của cậu bé đã ra đời, mang tên Sóng sông Hương… Kể từ con sóng đầu tiên đó, Phạm Tuyên đến nay đã có trong tay khoảng 700 ca khúc, góp phần tạo nên diện mạo nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.. Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh thời từng viết một câu thơ rất hay về nhạc sĩ Phạm Tuyên,một cậu ấm con quan, được kết nạp Đảng từ năm 20 tuổi, như sau : “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…” đăng trên mạng
http://sgtt.vn/Loi-song/152061/Cay-cuc-dang-tro-hoa-vang.html

Tạm dừng khai thác khoáng sản trên cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới. Chỉ đạo này có hiệu lực từ ngày 30.8.2011

Chỉ đạo của Thủ tướng nêu rõ, bộ Tài nguyên và môi trường phải báo cáo về việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại khoáng sản trên cả nước; bộ Công Thương báo cáo quy hoạch và thực trạng khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản hiện nay, nói rõ loại khoáng sản nào phải chế biến sâu, sâu đến mức nào; bộ Xây dựng báo cáo quy hoạch và tình hình thực hiện khai thác, chế biến và xuất khẩu của từng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan trên phải nêu rõ mặt được, chưa được và những biện pháp cần chấn chỉnh, tăng cường quản lý. Theo kế hoạch, các nội dung trên sẽ được báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 9.2011.

Theo SGTT

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Lê Duẩn và Trung Quốc

Mặc Lâm - RFA

Mới đây ông Trần Bình Nam, một nhà nghiên cứu Trung Quốc có bài viết nhận định rằng Tổng bí thư Lê Duẩn là người hiểu rõ và có thái độ chống đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất so với tất cả các thời đại Tổng bí thư sau ông.

Mặc Lâm : Thưa ông, câu đầu tiên chúng tôi muốn hỏi là sau khi nghiên cứu những tài liệu của ông TBT Lê Duẩn để lại thì ông có nghĩ rằng những tài liệu đó có mức khả tín như thế nào ạ?
Ông Trần Bình Nam : Thưa anh Mặc Lâm, khi viết bài đó ngoài những tài liệu khác thì tôi dùng 2 tài liệu chính: Tài liệu thứ nhất là của ông Nguyễn Thành Thơ, một cán bộ trung kiên, hồi ký của ông có thể nói là vô tình hay hữu duyên mà đầu năm 2009 thì tôi đọc được; và tài liệu thứ hai là bài nói của ông cựu TBT Lê Duẩn. Phán đoán qua nội dung và cách viết, cách nói, một cách đơn giản thì tôi tin đó là những tài liệu tin cậy được. Riêng về bài nói của ông Lê Duẩn thì có một sử gia tên là Christopher Goscha – ông này ổng làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson ở Hoa Thịnh Đốn, hoặc là ông xin được, hoặc ông mua được, hoặc ông tìm tòi đâu đó trong thư viện của quân đội cộng sản Việt Nam, và ông đã dịch ra Anh ngữ cho trung tâm này. Dựa trên sự kiện đó tôi nghĩ những tài liệu mà tôi đã dùng để viết bài “Lê Duẩn và Trung Quốc” là những tài liệu có thể tin cậy được đó anh Mặc Lâm.

Bài học Libya cho ông Kim Jong Il

Bất chấp khoảng cách địa lý xa xôi giữa Libya và Triều Tiên, rất nhiều nhà phân tích đã đưa ra so sánh, dự đoán về lãnh đạo của 2 quốc gia này.

Sự can thiệp của NATO ở Libya suốt thời gian vừa qua đặt ra một câu hỏi: Liệu trong thế giới hiện nay, một quốc gia nhỏ bé có thể thực thi chính sách đối ngoại độc lập mà không cần quan tâm đến thái độ các nước lớn hay lo ngại bị trừng phạt không?

Tập đoàn Mỹ bị buộc ngừng khai thác giếng dầu lớn nhất Trung Quốc

Tập đoàn Mỹ ConocoPhillips thông báo đã cho ngừng tất cả mọi hoạt động khai thác dầu tại giếng dầu lớn nhất ở ngoài khơi Trung Quốc, theo yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra do tập đoạn này đã gây rò rỉ dầu, làm ô nhiễm vịnh Bột Hải.

        Giàn khoan của tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNOOC ngoài khơi Vịnh Bột Hải.

Trung Quốc “không bán vũ khí cho Gadhafi”, phe đối lập Libya nói có

Trung Quốc đã chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin nói Trung Quốc đề nghị bán vũ khí cho Libya qua trung gian Algeria và Nam Phi. Nhưng trong tuyên bố mới nhất, phe nổi dậy Libya khẳng định có bằng chứng về phi vụ bán vũ khí của Trung Quốc.

   Một ngày sau khi tờ Globe and Mail của Canada đưa tin Trung Quốc đề nghị bán vũ khí cho Libya qua trung gian Algeria và Nam Phi, người phát ngôn Ngoại giao Trung Quốc hôm qua tuyên bố Bắc Kinh không hề cung cấp vũ khí một cách gián tiếp hay trực tiếp cho chính quyền Libya.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Chính phủ 1945 của Cụ Hồ bắt đầu từ đâu?

Được thành lập trong “một cái nháy mắt của lịch sử”, chính quyền Việt Nam non trẻ đã đứng vững trong cuộc đối chọi được với quân Tàu Tưởng ở miền Bắc, quân Anh - Pháp ở miền Nam. Đó cũng là nhờ những tinh hoa nước Việt đã theo Cụ Hồ gánh vác những trọng trách trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc.



“Trí thức hoá” nội các



Điều hành guồng máy Đảng giành và giữ chính quyền trong thế “đơn thương độc mã” (essentially alone - chữ dùng của học giả David Marr - chưa nhận được ủng hộ từ khối Xô viết) là Ban thường vụ Trung ương bốn người, do Cụ Hồ đứng đầu. Ba uỷ viên Thường vụ còn lại là Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Võ Nguyên Giáp lại chính là nòng cốt của “nhóm Le Travail”, nổi tiếng thời kỳ Mặt trận bình dân 1936 – 1939 vì tờ báo cách mạng tiếng Pháp cùng tên.

Một số thành viên nữa của nhóm Le Travail, như Đặng Thai Mai, Khuất Duy Tiến, Phan Anh… dưới bàn tay dụng nhân của Hồ Chí Minh sẽ xuất hiện trong thành phần nội các ở những thời điểm khác trong năm đầu của nền dân chủ cộng hoà này.

Mỹ - Ấn - Nhật hợp tác để đối phó với Trung Quốc trên biển

Lần đầu tiên, ba cường quốc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tổ chức cuộc đối thoại ba bên cấp cao về “những vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm” - một cơ chế đối thoại an ninh để đối phó với thái độ quyết đoán trên biển của Bắc Kinh.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Đông Á Kurt Campbell sẽ tham gia cuộc họp ba bên Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản
Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Tokyo vào ngày 7/10 tới, với nội dung tập trung vào thái độ ngày càng kiên quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Truyền hình Hà Nội không xin lỗi

Tổng giám đốc Đài PT-TH Hà Nội (HTV) vừa phản hồi khiếu nại của nhóm người biểu tình chống Trung Quốc, nói đã 'rút kinh nghiệm' nhưng không xin lỗi.

  Trong chương trình Thời sự hàng ngày từ 18:30 tới 19:00 hôm 22/8/2011, đài này đã phát một phóng sự nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, trong đó có trích phỏng vấn một số người dân.
   Nội dung phóng sự, cũng như ý kiến của bốn người dân được phỏng vấn, chỉ trích các cuộc biểu tình và người tham gia biểu tình, thậm chí gọi họ là "phần tử phản động".
   Đặc biệt, trong một khuôn hình, các phóng viên HTV chiếu cận mặt ba nhân sỹ nổi tiếng trong nước là nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải.
  Cùng lúc, phát thanh viên đọc lời bình: "... việc tham gia biểu tình lại trở thành tấm bia che chắn cho các thế lực thù địch phản động đằng sau đang ráo riết chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động tư tưởng hằn thù dân tộc..."
   Ngày 26/8 một nhóm người tham gia biểu tình, trong có hai trong ba vị nêu trên, đã gửi thư tới Tổng giám đốc HVT yêu cầu cải chính và xin lỗi.
  Thư viết rằng nội dung phóng sự của HTV "rõ ràng đã xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến chúng tôi".

Không cải chính

Đài Hà Nội, sau khi nhận được thư khiếu nại, đã tổ chức gặp mặt đại diện cho nhóm người biểu tình và cuối cùng ngày 31/8 đã có thư phúc đáp họ.
Bức thư, do Tổng giám đốc HTV Trần Gia Thái ký, viết rằng các cuộc "tụ tập biểu tình, tuần hành tự phát đã làm ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự của thủ đô".
Thư cũng viết tình trạng tiếp tục biểu tình đã "gây bất bình trong dư luận xã hội".
HTV cho rằng phóng sự của họ là thể theo yêu cầu của "nhiều tầng lớp nhân dân thủ đô", vốn "mong muốn chính quyền sớm có biện pháp chấm dứt biểu tình tự phát".
"Ở nước ta, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ."

Nhà văn Nguyên Ngọc

Đài này còn đoan chắc "mới chỉ đưa bốn trong hàng trăm ý kiến đã ghi hình".
Về hình ảnh của ba vị nhân sỹ bị đưa lên trong phóng sự, HTV nói đây chỉ là "để minh họa cho nội dung trong bản tin chứ không nêu đích danh những người này là phản động, ch́ông đối như trong thư của các ông".
Thư của HTV thừa nhận "việc đưa bức ảnh trên không phù hợp với nhân thân một số người", và nói "đã kịp thời rút kinh nghiệm" với các phóng viên thực hiện phóng sự.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Trần Gia Thái trong bức thư đã không ngỏ lời xin lỗi.

Xúc phạm nặng nề

Sau khi nhận được thư của HTV, nhà văn Nguyên Ngọc, một trong những người yêu cầu cải chính xin lỗi, đã lên tiếng trên một diễn đàn mạng, bình luận rằng trả lời của ông Trần Gia Thái là "phủi tay và vô liêm sỉ".
Hiện chưa rõ nhóm người biểu tình có định tiếp tục khiếu nại của mình hay không.

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng công bố bức thư ông gửi cho Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trước khi nhận được phản hồi của HTV.

Đã có tổng cộng 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội

Trong thư đề ngày 25/8, ông Ngọc viết: "Tôi năm nay đã 80 tuổi. Cho đến nay, trong suốt cuộc đời 80 năm qua của tôi, chưa có ai dám vu khống và xúc phạm tôi nặng nề như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội".
"Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ."

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói với người đứng đầu cơ quan Đảng của thành phố, rằng HTV đã "sử dụng một thủ đoạn ti tiện" từng được áp dụng từ thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm, là "dùng những người không được bất cứ ai cử ra nhưng lại được coi là đại biểu của “quần chúng nhân dân" lớn tiếng vu khống và chửi bới chúng tôi trên một phương tiện truyền thông chính thức của Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội".

Được biết không chỉ HTV mà một số cơ quan truyền thông khác của Hà Nội cũng đăng tải các bài viết, phóng sự chỉ trích các cuộc biểu tình, gọi đây là do 'thế lực thù địch giật dây'.

Tổng cộng 11 cuộc tuần hành chống Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội, với hàng trăm người tham gia.



National Geographic và Bản Đồ Hoàng Sa

Đầu tháng 8 năm 2011, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Nhã đã ghé thăm trụ sở National Geographic tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và gởi tặng tôi một ấn bản luận án Tiến Sĩ Sử của ông hoàn tất năm 2003 là “Quá Trình Xác Lập Chủ Quyền của Vi�: large;">Câu chuyện bản đồ Hoàng Sa sau đó cũng được National Geographic sắp xếp ổn thỏa và hợp lý, nhưng vì công việc bề bộn nên tôi chưa hoàn tất bài viết. Tuy nhiên, sau lần gặp gỡ TS Nguyễn Nhã và nhất là những cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ mấên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều người nhắc đến tên tôi. Thực ra, tôi đã ghi lại những diễn tiến “Bản Đồ Hoàng Sa” ngay từ đầu nhưng quyết định không phổ biến vì lời khuyên của một người đàn anh rất nổi tiếng trong giới truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ: “Em tìm cách nào ‘danh chính ngôn thuận’ để National Geographic chịu sửa lại chú thích trong bản đồ của họ; rồi chờ khi mọi chuyện lắng đọng hãy ‘xì ra’ chứ ngay lúc này thì không nên vì em sẽ bị ‘chụp mũ và trù dập’ từ chết tới bị thương...!”