Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Báo nước ngoài: Vũ khí mới của Việt Nam vượt các nước trong khu vực

Cách đây không lâu trên tờ The Straits Times của (Singapore) có đăng một số bài phân tích của tác giả Robert Karniol, một nhà báo quân sự nói về việc mua sắm vũ khí gần đây của Việt Nam.



Thông qua những phân tích lập luận của các nhà quân sự nước ngoài, phần nào giúp các chiến lược gia quân sự của Việt Nam có những bước đi và đường hướng phát triển tốt hơn. Xin trích giới thiệu 1 phần bài phân tích này:


Một hợp đồng trị giá khoảng 1 tỉ USD kí tháng 2/2010 mua 12 Su-30MK2 và một hợp đồng khác là 8 chiếc Su-30MK2 năm 2009 hãng tin Nga Interfax cho biết. 
VIệt Nam bắt đầu mua Su-27 từ năm 1995, hiện nay Việt Nam có khoảng 40 Su-27 

Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ năm 1986 đã tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Dù vậy, trong một giai đoạn kéo dài tới gần 20 năm, việc mua sắm quốc phòng diễn ra rất nhỏ giọt.
Sau hơn 2 thập kỉ chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, với nên kinh tế phát triển, Việt Nam liên tiếp sắm sửa các loại vũ khí mới. Đầu tiên là Không quân: Việt Nam mua một loạt máy bay tiêm kích hiện đại Su-27, Su-30MK2 theo đó.

Từ hợp đồng đầu tiên mua 6 chiếc ký năm 1995 đến nay Việt Nam có ít nhất là khoảng 40 Su-27, còn Su-30MK2 theo hợp đồng với Nga, Việt Nam đã nhận được 4 chiếc đầu tiên năm 2003, 1 hợp đồng trị giá khoảng 1 tỉ USD kí tháng 2/2010 mua 12 Su-30MK2 và một hợp đồng khác là 8 chiếc Su-30MK2 năm 2009 hãng tin Nga Interfax cho biết.

Ngoài ra Việt Nam còn mua 6 tàu ngầm Kilo 636 của Nga giao chiếc đầu tiên năm 2014, 6 máy bay thủy phi cơ DHC-6 Series 400 từ Công ty Viking Air của Canada. Trang bị đi kèm còn có các radar kiểm soát biển đa chế độ EL/M 2022(V)3 từ Công ty Elta Electronics của Israel, với thời hạn giao hàng bắt đầu trong vòng từ 12 đến 18 tháng.

Các máy bay tuần tiễu biển này sẽ cùng các tàu ngầm tạo cho Hải quân Việt Nam trở thành lực lượng có khả năng tác chiến không gian 3 chiều (trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước). Ngoài ra còn rất nhiều loại vũ khí khác. Chỉ trong vòng 5- 6 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất ở Đông Nam Á.

Việt Nam còn mua 6 máy bay thủy phi cơ DHC-6 Series 400 từ Công ty Viking Air của Canada “Việt Nam cần phải phát triển học thuyết Hải quân để có sự phối hợp sức mạnh giữa các lực lượng khi nhận được các tàu ngầm Kilo. Nhưng quan trọng hơn, nó cần phải đảm bảo các nguồn lực ổn định – bao gồm cả tài chính – để duy trì khả năng chiến đấu của các tàu ngầm này. Một câu hỏi quan trọng là sẽ mất bao nhiều lâu kể từ khi được chuyển giao thì các tàu ng�arlyle Thayer – một chuyên gia quốc phòng về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia ở Thủ đô Canberra, cho biết.

“Việt Nam cần phải phát triển học thuyết Hải quân để có sự phối hợp sức mạnh giữa các lực lượng khi nhận được các tàu ngầm Kilo. Nhưng quan trọng hơn, nó cần phải đảm bảo các nguồn lực ổn định – bao gồm cả tài chính – để duy trì khả năng chiến đấu của các tàu ngầm này. Một câu hỏi quan trọng là sẽ mất bao nhiều lâu kể từ khi được chuyển giao thì các tàu ngầm này mới đạt được hiệu quả hoạt động và phối hợp với các lực lượng hiện có”. Giáo sư Thayer cũng dự đoán rằng Việt Nam sẽ có lực lượng quân đội mới có khả năng ngang bằng thậm chí vượt Singapore và Indonesia hay Malaysia.

Để duy trì hai tầu ngầm lớp Scorpene của mình, mỗi năm Malaysia phải chi ra khoảng gần 20 triệu USD tiền bảo dưỡng, nâng cấp,… Trong khi Việt Nam có tận 6 chiếc tàu ngầm nên chi phí là vô cùng lớn.

Thêm nữa khi Việt Nam chưa triển khai được khả năng tích hợp, chỉ huy đồng bộ giữa các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AEW&C) với máy bay chiến đấu và lực lượng mặt đất cũng như tàu chiến, đây sẽ là một thách thức rất lớn với Quân đội Việt Nam trong tương lai.

•Phú nguyễn (sửa chữa và bổ sung theo tác giả Robert Karniol trên tạp chí The Straits Times)