Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Trung Quốc sẽ bỏ đường lưỡi bò?

Lời bình của trang mạng Bauxite Việt Nam:
Muốn con sói Tàu hung hãn từ bỏ cái lưỡi thè lè của nó đang thè ra liếm hết biển Đông thì các nước ASEAN phải liên kết với nhiều nước khác trên thế giới cùng hè nhau tóm cổ con vật nhơ bẩn đó cắt đứt cái lưỡi đỏ lòm máu và ghè bộ răng nhọn hoắt đang thập thò cố giấu của nó.


Có thế nhân loại mới tránh được một thảm họa mà ta có thể gọi là “thảm họa thế kỷ XXI” khủng khiếp hơn “thảm họa thế kỷ XX” nhiều. Với Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông, thế kỷ XX chỉ mới tắm máu chừng 100 triệu người là cùng, còn với di sản của Đặng Tiểu Bình để lại và Hồ Cẩm Đào phát triển thêm, chủ nghĩa cộng sản sẽ cởi nốt lớp áo cuối cùng trang sức hoa văn “đại đồng” mỹ miều để lộ diện bản chất một thứ chủ nghĩa phát xít rồ dại với những công nghệ khổng lồ làm hàng giả, những nhà máy sản xuất thực phẩm tẩm thuốc độc, những công xưởng giết người hàng loạt rồi chế biến thịt người thành thức ăn; về mặt tinh thần sẽ xây dựng một hệ tư tưởng lấy xảo trá làm nền tảng đạo lý cho nhân loại;


. . . và về không gian địa lý thì tiếp tục tìm mọi cách cướp lãnh thổ trên toàn trái đất để xây nên một thứ trại tù khổng lồ dưới tên gọi rất kêu là “thiên đường xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Quốc”.


Trung Quốc có một loạt phản ứng nhằm “nhắc nhở” các nước đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không vận động các cường quốc khác với hy vọng gây sức ép lên Bắc Kinh. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh báo các nước Đông Nam Á không khiêu khích Trung Quốc bằng việc nhờ sức mạnh quân sự của Mỹ để giải quyết tranh chấp


“Có những nước nghĩ rằng nếu có thể cân bằng với Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, họ được tự do làm những gì họ muốn.”

Bài xã luận của Nhân dân Nhật báo hôm thứ Tư nói tiếp: “Chúng ta không phủ nhận là một số nước châu Á có cảm giác bất an vì sự phát triển nhanh của Trung Quốc, nhất là sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ phá vỡ cân bằng do Mỹ cố duy trì.”

“Nhưng châu Á ngày nay đã thay đổi…Không nước nào muốn trả lại tấm vé đi chuyến tàu cao tốc của sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.”

Nói chuyện với hãng tin Bloomberg, ông Huang Jing, giáo sư của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng bài xã luận có thể ngụ ý rằng Bắc Kinh muốn thỏa hiệp với Asean về Biển Đông để ngăn sự can dự của Mỹ.

Đặc biệt, ông này ra giả thiết Trung Quốc có thể từ bỏ “đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò).

Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ nhấn mạnh chủ quyền ở khu vực quanh các bãi đá ngầm và bãi nước cạn nhằm xoa dịu Malaysia và Philippines.

Ông nói: “Trung Quốc biết họ không có căn cứ gì để đòi đường 9 điểm. Nếu Trung Quốc không nói rõ quan điểm, họ sẽ cho Mỹ có cớ hay lý do để can thiệp.”

Nhật Bản đã mời thứ trưởng Quốc phòng 10 nước Asean đến Tokyo ngày 28/9 để bàn về an ninh hàng hải

Nhắc nhở Tokyo?

Cùng ngày thứ Tư, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói nước ông phản đối việc nước khác can thiệp vào vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

“Trung Quốc cương quyết phản đối cố gắng của bất kỳ nước nào muốn can thiệp vấn đề Nam Hải dưới chiêu bài tự do đi lại.”

Người phát ngôn quân đội Trung Quốc phát biểu một ngày sau khi Nhật Bản và Philippipnes ký thỏa thuận hợp tác hải quân.

Nhân chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Philippines hôm 27/09, hai nước ra tuyên bố có nhắc về Biển Đông.

Thông cáo chung bằng tiếng Anh sau hội nghị nói: “Hai nhà lãnh đạo xác nhận Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là tối quan trọng, vì nó kết nối thế giới và châu Á Thái Bình Dương, và rằng hòa bình cùng ổn định là lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế.”

Chen Qinghong, nhà nghiên cứu thuộc Viện Trung Quốc về Quan hệ Quốc tế Đương đại, nói Nhật Bản muốn dùng vấn đề Biển Đông để khiêu khích Trung Quốc sau khi vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nay đã thuộc về Trung Quốc.

Ông này cũng cho rằng Tokyo có ý đồ xen vào Biển Đông cũng là vì hy vọng sẽ mặc cả tốt hơn với Bắc Kinh quanh tranh chấp ở đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku).

Tuy nhiên, lời lẽ từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại có vẻ nhấn mạnh các góc độ khác với Bộ Quốc phòng.

Ngày 29/9, ở Bắc Kinh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói “chẳng hề có câu hỏi về tự do hàng hải ở biển Nam Hải”, hàm ý vùng biển này hoàn toàn an toàn để lưu thông.

Ông cũng nói: “Các nước trong và ngoài vùng biển đều là những bên hưởng lợi ích.”

Phía Trung Quốc đáp lại quan điểm của Ngoại trưởng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III cùng nêu ra hôm thứ Ba rằng họ quan ngại về tự do hàng hải tại vùng biển này.

‘Phát triển hòa bình’

Trong một bài bình luận kh� tiếng Anh của People’s Daily có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, cho rằng các bên còn lại cũng cần nêu rõ vấn đêđể xây dựng hiểu biết và niềm tin giữa hai nước”.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí chính thống của Trung Quốc đề nghị chính phủ làm rõ hơn các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.

Gần đây, bản tiếng Anh của People’s Daily có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, cho rằng các bên còn lại cũng cần nêu rõ vấn đêđể xây dựng hiểu biết và niềm tin giữa hai nước”.

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí chính thống của Trung Quốc đề nghị chính phủ làm rõ hơn các tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.

Gần đây, bản tiếng Anh của People’s Daily có đăng bài từ bản tiếng Hoa của báo Hoàn Cầu tại Trung Quốc, cho rằng các bên còn lại cũng cần nêu rõ vấn đề.

Theo tác giả Ding Gang thì sau khi kiểm mọi thông tin do cả Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc công bố, ông cũng chưa thể tìm thấy bằng chứng rằng vụ khai thác của Việt Nam “vi phạm lãnh hải của Trung Quốc”, vì tất cả còn “rất mù mờ”.

Bài báo cũng kêu gọi chính phủ Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ cùng công bố các bản đồ về các khu vực họ nói đến.

Theo: BBC



Tham khảo liên quan:
– Hỏi: Trung Quốc sẽ bỏ đường lưỡi bò?


– Đáp: Thời cơ dùng vũ lực ở Biển Đông đã chín muồi – Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn mới có thể tránh được ! (Dưong Danh Dy dịch)

Trước những năm 70 của thế kỷ trước, không có vấn đề Biển Đông, mọi nước trên thế giới đều không dị nghị đối với đề xuất chủ trương chủ quyền “đưòng lưỡi bò” trong Biển Đông. Biển Đông sở dĩ thành “vấn đề” nguồn gốc là ở chính quyền Nam Việt và sau này, sau khi Việt Nam độc lập, xâm phạm các đảo bãi Nam Sa. Trung Quốc và đề xuất yêu cầu chủ quyền đối với Tây Sa Trung Quốc.

Trung Quốc ngoài việc trị tội chính quyền Nam Việt trong cuộc phản kích Tây Sa và tiến hành đánh trả tự vệ Việt Nam trên đất liền ra đã không kịp thời tiến hành kiềm chế ngăn chặn hành vi ngang nhiên xâm lược của Việt Nam tại Biển Đông, để đến nỗi hôm nay ôm lấy di chứng. Một là khêu gợi rồi lôi kéo các quốc gia khác tiến hành “tranh cướp” đảo bãi Nam Sa của Trung Quốc; hai là bây giờ Việt Nam dẫn Mỹ tới, đồng thời lôi kéo các nước nhỏ khác với toan tính đe doạ Trung Quốc, quốc tế hoá những tranh chấp song phưong của Trung Quốc.

Trung Quốc tập trung tinh lực phát triển kinh tế, cấp bách mong mỏi xung quanh hài hoà ổn định, không mong muốn quốc tế hoá Biển Đông, không muốn vì điều này mà mang lại hy sinh quốc gia cực lớn và tai hoạ quốc tế, đã thể hiện lòng chân thành trên thế giới không hề có. Quốc tế hoá vấn đề Biển Đông đã rất rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa thành hình. Bây giờ đang là lúc Trung Quốc phải bình tĩnh phân tích, nắm chắc cơ hội, nhanh chóng sử dụng thời cơ tốt hành động quả đoán.

Hiện nay các nước ở Biển Đông đều đang tiến hành chạy đua vũ trang mua thêm binh khí hải quân, không quân hạng nặng tầm xa, ngay Singapor không liên quan gì tới Biển Đông cũng chuẩn bị mua máy bay chiến đấu tàng hình mũi nhọn; kế hoạch vũ trang của Australia và Ấn Độ v.v.. đều là để chuẩn bị cho chiến tranh cấp thế giới. Nhật Bản càng không chịu ngồi yên. Nước Mỹ một mặt ra sức bán vũ khí, một mặt lửa cháy đổ thêm dầu đồng thời chuẩn bị dính líu về quân sự.

Có nước nhỏ cá biệt thấy Mỹ tuyên bố “trở lại châu Á” cho rằng đã có chỗ dựa, ra sức kêu gào, có nước động dao động súng, tiến hành hăm doạ vũ lực. Điều này rất có mùi vị khôi hài. Thế năng chiến tranh tại Biển Đông đang được tích luỹ. Thời gian không ở phía Trung Quốc, Trung Quốc nên giữ tư thế người chủ đạo trong hợp tác và phát triển khu vực và dùng điều kiện càng ưu đãi hơn cạnh tranh với các công ty dầu mỏ phương tây, tham gia khai thác dầu khí, đồng thời tiến hành khuyên can ngăn chặn tiên lễ hậu binh đối với những hành động lấy dầu xâm phạm vùng biển của ta. Đừng lo lắng cho những cuộc chiến tranh qui mô nhỏ, bởi vì đó là phưong thức tốt nhất để làm thế năng chiến tranh xì bớt. Đánh mấy trận nhỏ, thì trận đánh lớn có thể tránh được.

– Nguồn: Mạng Nhân Dân, Mạng Chinacom.. và một số mạng chính thức khác cùng đăng tải ngày 27 tháng 9 năm 2011 http://www.viet-studies.info/kinhte/ThoiCoDungVuLuc.htm