Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

THƯỢNG ĐỈNH Á ĐÔNG VÀ TẦU ĐỎ LẢO ĐẢO!

Hơn nhiều thập niên qua, đây là lần đầu, Á Đông lại chuyển mình rất quan trọng sau thượng đỉnh Á Đông bế mạc ngày 19-11 vừa qua ở Bali.
   Tấm hình nổi bật được báo chí đưa lên trang đầu là ba nhà lãnh đạo trực tiếp ảnh hưởng đến vận mệnh Á Đông trong thập niên tới: Ôn Gia Bảo, Thủ tướng TC đứng giữa, kế bên là Obama và TT Singh Ấn Độ. Nói một cách vô tư khách quan, Ôn Gia Bảo lại lạc lõng, đơn lẻ. Phút cuối cùng, trước khi dùng dạ tiệc, TT Obama mới tiếp kiến riêng họ Ôn. Obama nói với họ Ôn đầy hãnh diện và cứng rắn: "Với tư cách một đại cường hải dương toàn cầu, Hoa Kỳ coi thượng đỉnh Á Đông này là "vũ đài hàng đầu". Cuộc gặp gỡ họ Ôn và Obama không có trong nghị trình, chỉ được sắp đặt vào giờ trước khi dự tiệc và rời Bali. Biển Đông và "luồng tự do thông thương quốc tế" ở Biển Đông là chủ điểm của cuộc gặp gỡ Hoa - Mỹ rất ngắn. Bắc Kinh vận động, kể cả áp lực Nam Dương, chủ tịch ASEAN không đưa vấn đề Biển Đông ra trước thượng đỉnh. Nhưng thật bất ngờ đối với Bắc Kinh, thượng đỉnh bế mạc ngày 17-11 với một thông cáo gồm 10 nước hội viên đồng thuận nhất trí lên án "Những hành vi xâm lấn trong vụ tranh chấp Biển Đông". Bắc Kinh bất ngờ trước một Miến Điện (Myanmar), Cao Miên và Lào, kể cả lại hứa hẹn của TBT đảng CSVN. Lại càng bất ngờ với một Nam Dương còn cứng rắn hơn VN ở năm 2010. Thông cáo quyết liệt này đặt thượng đỉnh Á Đông trước một sự kiện đã rồi. Cùng ngày 17-11, TT Obama từ Úc đến Bali, ông đã họp với TT Phi Luật Tân, hai bên bàn thảo về an ninh quốc phòng, điều mà ngoại trưởng Clinton trên đường đến Bali đã ghé Manila ký văn kiện hai bên Mỹ - Phi tái xác nhận và làm mới hiẹảp ước quốc phòng chung Mỹ - Phi 1960.

Vai trò của TC nhỏ hẳn lại trong thượng đỉnh trước một liên minh Mỹ - Úc - Ấn - Nhật. Theo tin Reuters, các nước ASEAN "rất phấn khởi nhất là Phi, Brunei, Tân Gia BA trước thỏa hiẹảp Mỹ - Úc để cho 2500 TQLC Mỹ đóng tại Robertson Barracks ở Darwin phía Bắc Úc. Bắc Kinh cố mua chuộc Miên, Lào và Miến Điện nhưng đã không thành công, cả 3 nước tuy không có liên hệ đến tranh chấp ở Biển Đông nhưng vẫn biểu quyết theo hướng chung nhất trí của ASEAN về Biển Đông.

TẠI SAO BẮC KINH MỀM XÈO NHƯ THẾ?

Mấy tháng đầu năm 2011, cũng như trọn năm 2010, TC trở nên hung hãn về Biển Đông là của TQ "không thể tranh cãi". Bây giờ vẫn thế nhưng chỉ là võ mồm. Tàu hải giám TC đi lại thưa thớt, chỉ ở vùng biển VN, không còn lai vãng đến vùng biển Tây Phi, Brunei và Mã Lai. Liên tiếp đầu năm 2011, TC gạ Nam Dương đi đến một thỏa thuận lập hải lực phòng vệ chung biên giới "hải phận TQ và Nam Dương". TC tung vào khoảng 3-4 tỷ đô la đầu tư ở Nam Dương nhưng cuối cùng Nam Dương đã từ chối. Nếu Nam Dương ký thỏa ước như vậy, mưu sâu thâm hiểm của Bắc Kinh là mặc nhiên Nam Dương công nhận "lưỡi bò Nam Hải" của TC. Những bài báo bằng Anh ngữ trên tờ Hoàn cầu thời báo (The Global Times) dọa sẽ dậy cho 2 con muỗi một bài học đích đáng và rằng VN và Phi sẽ nghe thấy tiếng đại bác vang dội. Những lời chửi bới dọa này được trích đăng lại trên nhiều báo ở Singapore, Jakarta, Manila và New Delhi (Ấn Độ) đã gây phản tác dụng, hậu quả xấu dội lại, Bắc Kinh trở thành kẻ háo chiến, bắt nạt nước nhỏ. Do đó, theo học giả TQ Thái Diễn, đã gây thiệt hại uy tín của TQ rất đáng kể. Ông Thái Diễn phát biểu rằng "Nói chung, TQ càng giàu, càng mạnh, càng mất đi nhiều bằng hữu". Điều này, bà Lại Hành Viên, chủ tịch ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan mới đây đã lên tiếng, tuy Bắc Kinh miệng thì nói hòa bình nhưng còn xa vời. Đài Loan và Bắc Kinh đã thỏa thuận 16 điểm quan hệ hai bên về kinh tế, thương mại nhưng khó mà có hòa bình với Bắc Kinh. Tại sao từ tháng 7 đến nay, Bắc Kinh lại mềm nhũn trong thực tế, nhất là đối với Hải Đông (với Nhật) và Biển Đông? Theo giới tình báo Á Đông ở Hồng Kông cho biết: TQ đang gặp rất nhiều nguy cơ. Vẫn theo tin tình báo này, chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất mới hạ thủy, theo kêá hoạch, nó sẽ đậu ở Tam Sa, Hải Nam, là trú sở thường trực nhưng chưa thẳng tiến về Biển Đông vì còn quá nhiều trục trặc sau cuộc hành trình ngắn thử nghiệm. Nó chưa phát hiẹản được tàu ngầm địch ở độ gần. Nó cũng không đủ sức chống lại hỏa tiễn của Đài Loan và Nam Hàn chứ chưa nói đến hỏa tiễn và vũ khí laser của Mỹ, chưa nói đến các tàu tàng hình của Mỹ, căn cứ thường trú ở Tân Gia Ba.

Kinh tế tài chính TQ hiẹản nay mới là yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của TQ nói chung. TC chắc chắn phải tự biết mình và họ đã nhận ra nguy cơ sụp đổ ngay dưới chân. Cho nên phản ứng của TC từ thượng đỉnh G-20 Cannes Pháp quốc đến APEC ở Honolulu và thượng đỉnh Á Đông ở Bali đã mềm nhũn một cách bất ngờ, không còn năng nổ, giọng kẻ cả nước lớn như năm 2009, 2010... Đó là do nguy cơ tài chính!

TC TRÊN ĐÀ PHÁ SẢN?

HNV dành cả ngày thứ Bảy dịch tóm lược tài liệu về "tình hình kinh tế TQ" vào tháng 10 và 2 tuần lễ đầu tháng 11-2011. Nếu tài liệu này không xuất phát từ Thẩm Dương, Hoa Lục, chắc HNV không dám sử dụng vì sẽ dễ bị ngộ nhận là cường điệu thiếu vô tư, có ác cảm với TC. Đọc xong trên 30 trang tài liệu với bản đồ, trình bày lớp lang, khoa học do chính mấy kinh tế gia người Tàu trung thực lên tiếng trong một cuộc hội nghị qui mô ở Thẩm Dương vừa qua. Đây có thể nói là những tiếng kêu trầm thống cảnh báo về một nền kinh tế của một cường quốc kinh tế số 2 thế giới đang trên đà sụp đổ. Tiến sĩ Tạ Diễn phát biểu trong hội nghị, tố cáo Hoa Kỳ đã làm cho nền sản xuất TQ phải điêu đứng vì "thủ đoạn nham hiểm của Mỹ". TS Diễn không nêu rõ thủ đoạn ấy như thế nào. Ông Diễn chỉ nêu lên, lấy số 100 làm chuẩn thì nền sản xuất của TQ (vào tháng 10-2011) đã xuống dưới 50. TS Diễn nêu lên một số bằng chứng: Hàm Ninh trở nên giàu có phát triển là nhờ sản xuất giày da bán qua Mỹ, Âu châu và khắp thế giới. Nay ngành gia công giày da ở Hàm Ninh phải ngưng hoạt động 60%.

Ôn Châu (Wenchou) tiên tiến canh tân phát triển từ thập niên 1980, là mẫu mực cho toàn quốc về nền công nghiệp "cỡ vừa và nhỏ". Các tỉnh và thành phố đổ dồn về Ôn Châu "học cách làm ăn" (trong đó có VN cũng hồ hởi theo Ôn Châu phát triển hàng ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ). Ôn Châu trở thành "thần thoại" ở Hoa Lục với 400,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thí dụ xưởng làm kính mát, sử dụng đến 3,000 công nhân. Mùa hè 2011, xí nghiệp này bại sản do công nợ chồng chất, không trả nổi số "nợ đen" lên tới 1/2, còn lại là do ngân hàng nhà nước cho vay. Chủ nhân xí nghiệp kính mát bỏ trốn ra nước ngoài từ tháng 9-2011. Cả Ôn Châu, hàng trăm chủ xí nghiệp bỏ trốn vì nợ nần không trả nổi. Số nợ đen lên đến 313 triệu mỹ kim. Tính theo cả Ôn Châu số nợ đen lên đến 110 tỷ đồng nguyên (yuan) hay là 16 tỷ mỹ kim. Nếu tính theo cả Hoa Lục số nợ đen vào tháng 10-2011 là 300,000 triệu yuan hay là 626 tỷ mỹ kim.


THẾ NÀO LÀ TÍN DỤNG ĐEN?

Nền kinh tế phát triển vụng về, xô bồ, sứ quan ở VN cũng đang trên bờ vực thẳm. Ts Cao Sĩ Khiêm, cựu Thống đốc ngân hàng nhà nước TƯ, đã cảnh cáo, nếu VN không thay đổi, cải tổ "sẽ nguy hiểm" (theo bản tin đài VOA). VN chỉ là bản sao, phó bản của TQ, theo các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Thẩm Dương, Hàm Ninh. Tín dụng đen là ngoài hệ thống ngân hàng nhà nước hoặc do các ngân hàng tư và các tổ hợp tín dụng cho vay. Từ năm 2008-09, hệ thống ngân hàng nhà nước bắt đầu thắt chặt, giới hạn không cho các xí nghiệp được vay bừa bãi như trước, họ phải quay qua các nguồn tín dụng đen. Chưa từng có trong lịch sử kinh tế ngân hàng thế giới, nhà nước tăng lãi suất lên đến 20%. Vậy thì xí nghiệp lấy đâu làm lời. VNCH trước năm 1975 cũng có cảnh "xanh sét, đít đui", nhưng chỉ là vay xổi, do các chủ cho vay cấp kỳ, khẩn cấp, lãi cắt cổ. Đó là vay và cho vay "chợ". Ở các tỉnh TQ và VN lại diễn ra cảnh này có hệ thống. Thí dụ cuối tháng không đủ tiền trả lương công nhân hay không đủ tiền mua vật liệu sản xuất, chủ nhân đành vay nợ đen. Do không đủ vốn luân lưu (cash flow) không có đủ tiền mặt ngay để tiêu dùng nên phải vay nợ đen hoặc là phá sản, trốn nợ. Dù là được vay cấp kỳ, với lãi suất cứa cổ trên 20% như nhà nước qui định, hay 30-40% vay xổi, nợ đen làm sao chịu thấu! Phá sản là đương nhiên. Bắc Kinh rất tự hào về các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, kể cả Quảng Đông nay thì có thể vở nợ bất cứ lúc nào theo Ts Diễn.

TRÊN DƯỚI TOÀN LÀ GIẢ MẠO - LỪA DỐI

Gs. Lang Hàm Bình, ĐH Trung Văn Hồng Kông, một kinh tế gia thiên Tả, thân CS, tham dự hội nghị Thẩm Dương kể trên, đã không ngần ngại nói thẳng trước hội nghị: TQ phạm vào quá nhiêàu cái giả! Gs. Bình làm cho hội nghị sửng sốt, ông hỏi: TQ phát triêăn lên đến 9% tổng sản lượng quốc gia GDP chăng? Không phải như vâảy! Không đúng như vậy! "Phải trừ đi số 6 tức chỉ còn 3"! Nghĩa là tụt hậu 6%! Vì phục vụ cho nhu cầu chính trị, TQ phóng lên con số phát triển 9.1% (CS Việt cũng như Tàu, bao giờ cũng thêm số lẻ để biểu hiện sự chính xác!). Làm gì có con số "thần thoại" đó vào lúc này (2011)!

    Lạm phát cũng là giả, TQ nêu lên lạm phát là 6.2% mà sự thực theo Gs. Bình là 16%. Bắc Kinh lên tiếng sẵn sàng giúp Liên Hiệp Âu Châu cứu nguy Hy Lạp vỡ nợ! Theo Gs. Bình: các tỉnh TQ sẽ đua nhau vỡ nợ như Hy Lạp. Gs. nêu đích danh 3 tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Đông đã vi phạm tín dụng trầm trọng có thể vỡ nợ, ông nhấn mạnh trước hội nghị: "Ở TQ tỉnh nào cũng như Hy Lạp!". Rồi đây, TQ có thể cứu các tỉnh "Hy Lạp TQ" được không? GS. Tạ Diễn, Tiến sĩ kinh tế, nói thẳng trước hội nghị, "Lâu nay TQ đưa ra những tin không chính xác, phục vụ cho mục tiêu chính trị". Báo chí không được loan tin chính xác. Từ trên xuống dưới đều làm giả. Phó TT Lý Khắc Cường sẽ thay Ôn Gia Bảo năm 2012, khi còn làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, ông đã phát hiện các báo cáo và con số giả, ông truy đến tận gốc. Gs. Lạng Hàm Bình làm cho cả hội nghị náo động khi ông công bố rằng tổng sản lượng quốc gia GDP của Hoa Kỳ lớn bằng 2 lần rưởi GDP TQ thế mà số lượng tiền (đồng nguyên), TQ lại in ra cao hơn Mỹ 30%! Điều này cũng dễ hiểu, chính phủ TQ cần bao nhiêu tiền cứ ra lệnh cho bộ tài chính và ngân hàng TƯ in bấy nhiêu thì in theo nhu cầu. Đảng và nhà nước là một kho "nguyên lý": Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ (VNCS theo y nguyên lý này). Còn Hoa Kỳ, bộ ngân khố in số lượng đô la do Quỹ dự trữ liên bang (FED) qui định tức ngân hàng TƯ, độc lập với hành pháp và lập pháp. Bộ ngân khố lại dưới sự kiểm soát của các ủy ban tài chính, ngân hàng của thượng và hạ viện, lại thêm cơ quan độc lập GAO tức Tổng cục kế toán trực thuộc quốc hội, kiểm soát cả 3 ngành HP, LP và TP, mọi khoản chi tiêu sai trái không lọt qua con mắt của GAO. Thí dụ năm 2010, FED cứu nguy HP Obama, bơm cho HP 600 tỷ. Nhờ có thêm 600 tỷ này, bộ ngân khố mới được phát hành thêm 600 tỷ đô la.

Trong khi đó, thị trường xuất cảng của TQ càng ngày càng giảm sút từ Mỹ qua Âu. Tin mới nhất từ Tripoli cho biết tân chính phủ Libya chưa có ý định để cho TQ tiếp tục xây cất cầu đường và chung cư như thời Gaddafi. Libya cũng không có ý định để cho 35,000 công nhân TQ trở lại Libya (đã hồi hương).

Một biến cố quan trọng khác có thể mở đường cho một Phi châu "bái bai" TQ, một kiểu "thực dân mới" ở Phi châu: nước Zambia đã trỗi dậy mở đầu cho mùa Xuân dân chủ Phi châu. Đảng cầm quyền độc tài đã thất bại trong cuộc tổng tuyêăn cử vừa qua, một cú sấm sét đánh xuống đầu các công ty quặng mỏ của TQ đang khai thác ở xứ này. Riêng các mỏ đồng do 4 công ty TQ độc quyền khai thác từ thời vàng son, chính phủ độc tài Zambia là bạn thân thiết của Bắc Kinh, CT Hồ Cẩm Đào đã thăm Zambia, viện trợ dồi dào, TQ khai thác 75% mỏ đồng, không kể hàng ngàn mẫu rừng thuê để khai quang lấy gỗ đem về Tàu và mở các nông trại trồng hoa màu. Đảng đối lập Zambia đại thắng nhờ chủ trương đòi xét lại tình trạng hầm mỏ, đòi tăng lương và xét lại các nông trường do TQ làm chủ, nghĩa là chống TQ rõ rệt. Michael Sata với chủ trương dân chủ và dân tộc tự quyết đã đắc cử thủ tướng, cam kết với các nghiệp đoàn và toàn dân sẽ xét lại toàn bộ các cuộc khai thác tài nguyên của công ty TQ ở Zambia.

Hà Nhân Văn Tổng hợp

Không có nhận xét nào: