Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

CHÍNH PHỦ ÚC CHÍNH THỨC XIN LỖI THỔ DÂN ..TỪ ÚC NGHĨ TỚI VIỆT NAM

Lời tựa:
    Trong bài “Một viên đá xây dựng đầu tiên cho Việt Nam” tác giả NDT đã từng đặt vấn đề hòa giải dân tộc: để đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng lại đất nước, đảng CSVN có thể làm bằng một lời xin lỗi với toàn dân bao gồm cả 'Ngụy' nghĩa là bao gồm cả những người dân miền Nam, những người Bắc khi xưa đi di cư tìm tự do và những Việt kiều đi di tản tìm tự do và hiện đang sống tại hải ngoại.



   Khi đọc lời đề nghị này tôi thật sự không tin là điều này có thể thực hiện được. Bởi chuyện này là chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nhất là từ khi ĐCSVN lãnh đạo đất nước. Vào google tìm “chính phủ việt nam xin lỗi” hoặc “chính quyền việt nam xin lỗi” đều không có kết quả mong muốn.


  Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta mắc sai lầm và phải xin lỗi người khác để được tha thứ. Đó vốn dĩ là một chuyện bình thường, việc đương nhiên phải làm, nhưng thực tế, với một số người, nhất là lãnh đạo các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, lời xin lỗi đơn giản ấy lại thật hiếm hoi. Người ta còn không thèm trả lời đơn thư của công dân, dù đó là trách nhiệm của họ.


   Ví dụ về chuyện này ở VN có rất nhiều, nhiều người đã biết, có lẽ không cần kể ra đây nữa.


   Tuy nhiên nhìn ra nước ngoài, gần ta đây, như Nhật Bản, ta thấy rất nhiều.


   Gần đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã lên tiếng xin lỗi nhân dân nước này vì xử lý chậm việc rò rỉ phóng xạ khi xảy ra trận động đất, sóng thần vừa qua.
  Ông Naoto Kan không phải là nhà lãnh đạo duy nhất ở Nhật từng thốt lên lời xin lỗi công chúng. Năm ngoái, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng đã xin lỗi người dân đảo Okinawa vì không giữ cam kết đưa căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi hòn đảo này, như ông đã từng hứa khi tranh cử.


   Trước đó, năm 2009, cựu Thủ tướng Nhật Taro Aso đã xin lỗi vì việc Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7. "Tôi thực sự lấy làm tiếc phải thay bộ trưởng tài chính giữa lúc quốc hội đang thảo luận về dự thảo ngân sách", ông Aso nói hôm 19/2/2009.


   Vài câu chuyện trên đây vốn dĩ không hề liên quan tới nhau và cũng ở hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng lại có chung một điểm, đó là lối ứng xử khi phạm lỗi. Ở Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia dân chủ khác, xin lỗi là một việc bình thường khi ai đó phạm lỗi dù lớn hay nhỏ. Còn ở Việt Nam, xin lỗi nhiều khi là điều "cực chẳng đã", thậm chí bị "ép" mới chịu thốt ra.


Có mất đâu một lời xin lỗi khi ta phạm phải sai lầm? Khi nhận lỗi và xin lỗi, có nghĩa là mình trưởng thành hơn. Người Nhật vẫn chào người khác bằng cách cúi gập người không có nghĩa họ hạ mình, mà tỏ ý tôn trọng người khác. Tôn trọng người cũng là tôn trọng mình.


  Xin lỗi là dấu chỉ của tự trọng cá nhân, của văn minh xã hội. Vì thế, Tướng De Gaulle của nước Pháp, trong hồi ký của mình, có lần đã “thống kê”: “Số lượng những kẻ ân hận bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần số lượng những người dám thú nhận”. Câu nói này rõ một hàm ý: thú nhận bao giờ cũng khó khăn hơn ăn năn, nó đòi hỏi cả lòng dũng cảm… Ân hận là cuộc đối thoại với lương tâm cá nhân, còn thú nhận phải đối diện với lương tâm xã hội. Một lời xin lỗi chân thành thể hiện tinh thần gánh vác trách nhiệm của người có trách nhiệm.


   Dĩ nhiên xin lỗi phải đi kèm với một nỗ lực tối đa để sửa chữa sai lầm, để khắc phục hậu quả. Còn xin lỗi chỉ để mà… xin lỗi lại là một dạng “đầu môi chót lưỡi” khác - không hơn không kém!


Non song gấm vóc xin giới thiệu bài viết sau đây, dù đăng đã lâu, và có thể bạn chưa được đọc, nhưng bài học của nó luôn vẫn là đề tài thời sự.
  Việt Minh


    Ta hãy mường tượng một ngày xa xưa khi ta còn bé, đang sống êm ấm dưới mái tranh nghèo nhưng đầy tình thương đằm thắm cuả mẹ cha - thì một đêm đen, một số người mang xe thùng tới bắt ta ra đi biệt tích. Họ làm công việc này công khai trước mắt mẹ cha ta. Mẹ ta khóc hết nước mắt vì nhớ thương ta, và từ đó cho tới ngày nhắm mắt , bà không một lần được nhìn lại đứa con yêu dấu.

   Còn về phần ta, dù dưới danh nghĩa ‘ bảo vệ’ hay mỹ từ nào khác mà người ta đã mang ta đi - thì từ khi rời bỏ mái ấm gia đình, ta không được còn là ta nữa: ta phải từ bỏ ngôn ngữ, tập quán, sống thui thủi bên những người xa lạ. Nếu ta có màu da đen ( như thổ dân Úc) thì cái nhìn cuả những người da trắng xung quanh làm ta xót xa: ta hoàn toàn không giống họ, ta không thuộc về đám người này. Ta muốn trở về với mái ấm gia đình, với xóm nghèo xa xưa, như con hổ muốn trở về rừng, như con chim muốn bay về tổ... nhưng gia đình, quê hương vẫn mịt mờ biền biệt.

CÓ MỘT TRUNG QUỐC KHÁC

Bùi Công Tự



Chính quyền Trung quốc tử hình tập thể
 những người chống đối.

    Theo chúng ta được biết thì "Văn minh Trung Hoa" thật sự đáng kính nể. Đó là một nền văn minh vào loại sớm nhất và lớn nhất của loài người. Trong số những sáng tạo của họ, tôi đặc biệt khâm phục kiểu chữ viết tượng hình độc đáo mà cụ Hàn Thuyên ngày xưa đã học để tạo ra chữ Nôm cho người Nam chúng ta. Cũng nhờ có chữ Nôm mà chúng ta lưu giữ được Truyện Kiều trước khi có chữ Quốc ngữ.

Tôi có cảm giác là hình như các học giả Việt Nam nghiên cứu về Trung Quốc (TQ) còn nhiều hơn cả nghiên cứu về đất nước mình ? Các nhà văn, nhà báo, doanh nhân và khách du lịch Việt Nam cũng nói về TQ với rất nhiều mỹ tự.

Nhưng có một đất nước TQ khác như là những điều tôi nói dưới đây thiết nghĩ ngay cả người TQ cũng không thể không thừa nhận.


1. Một nước TQ nội chiến liên miên
Người Việt Nam ta, đến trẻ con cũng biết ít nhiều về lịch sử TQ. Đó là lịch sử của những cuộc nội chiến liên miên giữa các tập đoàn quân phiệt cát cứ, giữa Đại Hán với Đại Hán. Những cuộc chiến "nồi da xáo thịt", "cốt nhục tương tàn". Hiện thực ấy ngoài ghi chép của các sử gia (như Tư Mã Thiên) còn được tái hiện một cách sinh động trong các tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như "Đông chu liệt quốc", "Tam quốc diễn nghĩa", vv.. mà chúng ta đọc thấy họ chém giết nhau dã man, coi mạng người như con ngóe. Những trận đánh xương chất thành núi, máu chảy thành sông (như trận Xích Bích).

2. Một nước TQ bá quyền xâm lược 

Một viên đá xây dựng đầu tiên cho Việt Nam‏

   N D T ( Kỹ sư điện, Canada ).


Viên đá đầu tiên cho xây dựng lại đất nước VN

  Trong email góp ý kiến vào kiến nghị, gửi cho mạng Bauxitevn ngày 15- 07-2011, tôi có đặt vấn đề hòa giải dân tộc và nói là để đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng lại đất nước, trong thời hạn ngắn, đảng CSVN có thể hàn gắn đau thương để tạo nên sự đoàn kết bằng một lời xin lỗi với toàn dân bao gồm cả 'Ngụy' nghĩa là bao gồm cả những người dân miền Nam, những người Bắc khi xưa đi di cư tìm tự do và những Việt kiều đi di tản tìm tự do và hiện đang sống tại hải ngoại. Tôi rất vui mừng khi thấy viên đá này đã vừa được đặt bởi những người biểu tình ở Hà Nội hôm 24 tháng 07 vừa qua, bằng sự tưởng niệm các liệt sĩ nước Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng sa vào năm 1974 cùng với các liệt sĩ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bỏ mình vì Trường sa vào năm 1988. Ngày 24 tháng 07 cũng đã được đánh dấu bởi sự giải thoát khỏi sợi dây xích của sợ hãi, nhằm kèm kẹp nhân dân, và bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào trăm hoa đua nở cho tự do ngôn luận. Nói tóm lại, ngày 24 tháng 07 năm 2011 có thể nói là vừa mở ra một trang sử mới. Nhân dịp này tôi cũng xin kiểm điểm lại đoạn đường lịch sử vừa qua của đất nước.

Thỏa ước Yalta và sự chia cắt Việt Nam

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Cảnh giác với Trung Quốc, dân chủ với dân

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. Những lời nói của Đới Bỉnh Quốc và những điều nhất trí giữa hai Thứ trưởng Việt Nam và Trung Quốc bao hàm những gì?
   “Những tranh chấp biển, đảo do đàm phán song phương giải quyết không có sự can thiệp của nước thứ ba”. Song phương thì Trung Quốc có thể cậy mạnh đe dọa hoặc dỗ dành mua chuộc, thế giới không bao giờ biết được sự thật, không bao giờ giải quyết được gì vì Trung Quốc luôn kiên trì chỉ một câu “Chủ quyền đối với Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường sa) không thể tranh cãi”. “Không có gì phải đàm phán về Tây Sa (Hoàng Sa)”.
Đàm phán tập thể thì Trung Quốc thất lý. Nước thứ ba không can thiệp thì một mình Trung Quốc cậy mạnh mặc sức hoành hành ngang ngược, uy hiếp nước yếu.

  Trước nay Trung Quốc đã làm rất nhiều việc sai trái, đến gây hấn, cắt cáp tàu Bình Minh 2, rồi phá hoạt động của tàu Viking II, thế mà Đới Bỉnh Quốc xoen xoét nêu: “Hòa bình ổn định là lợi ích của hai nước”. Lời nói chưa ráo mép thì 6 ngày sau tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang, có tàu ngư chính đứng phía sau cấm tàu cá của ngư dân ta ra hoạt động tại ngư trường vốn hành nghề lâu đời gần Hoàng Sa, đuổi ngư dân ta chạy không còn làm ăn gì được.

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp (ĐHQG TP.HCM)*

   Một số nhà nghiên cứu ví von nếu nhìn Trung Quốc và các quốc gia láng giếng giống như một con gà trống, với Trung Quốc là thân, bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này.

Bản đồ Trung Quốc


  Vì vậy, cũng giống như Cuba đối với Mỹ hay Grudia đối với Nga, Việt Nam, như cách nói của giáo sư Carl Thayer, đã bị chi phối bởi một "lời nguyền địa lý" (tạm dịch từ "tyranny of geography"). Theo đó Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài học cách chia sẻ số phận của mình với người láng giềng Trung Quốc trong suốt từng bước đi lịch sử của mình.

“ĐỤC BỎ” LỊCH SỬ VÀ “NGHỊ QUYẾT” CỦA LÒNG DÂN

Văn Cầm Hải


   45 năm về trước, tại cuộc hội đàm ngày 23/8/1966, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tỏ ý quở trách lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh dựa vào Trung quốc để đánh Mỹ, lại cho báo chí xuất hiện những bài viết về sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với Việt Nam. Hoàng Tùng, khi đó là tổng biên tập báo Nhân Dân tháp tùng thủ tướng Phạm Văn Đồng, trả lời rằng không phải báo chí tuyên truyền mà đó là các vấn đề thuộc phạm trù nghiên cứu lịch sử của các viện khoa học. Sự răn đe của Chu đã bộc lộ một tham vọng: Trung quốc muốn Việt Nam xóa bỏ những trang sử chống lại quân Hán xâm lược của người Việt Nam! Tham vọng diệt chủng lịch sử của Chu không thành. Những cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc gây ra ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và hải chiến Trường Sa năm 1988 càng làm cho người Việt Nam xác định danh tính kẻ thù phương Bắc, khắc ghi công ơn cha ông mình đã đổ máu trên từng tấc núi tấc sông.

Nhưng trang sử đẩm máu và oanh liệt ấy đang bị đe dọa bởi những hành động đục bỏ, xuyên tạc quá khứ trên những vùng đất đáng kính của lòng yêu nước. Tấm bia khắc ghi bài thơ của lãnh tụ Hồ Chí Minh ngợi ca chiến công chống quân Tàu rất hiển hách của vua Quang Trung bị thay thế trên núi Dũng Quyết ở Nghệ An là một sự kiện choáng váng. Tại sao ngay trên chính quê hương của Hồ Chí Minh và là một trong những cái nôi cách mạng Việt Nam, những vần thơ dù mộc mạc nhưng mang tính giáo dục lòng yêu nước, ngợi ca chính sử của ông lại bị thay thế bởi một tấm bia có nội dung khác? Ở một đất nước mà từng con chữ được soi xét một cách cẩn trọng thì thật khó có thể hiểu khi người ta biện hộ việc thay thế thơ Hồ Chí Mình chỉ vì một chữ “kẻ” trong câu thơ Nguyễn Huệ là kẻ phi thường/ mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu. Nếu như vậy, có thể cần phải xem lại toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Hồ Chí Minh bởi có những câu thơ còn “tục và tầm thường” hơn thế, ví như: Ngồi trên hố xí đợi ngày mai! Cũng nên nhớ rằng, đoạn thơ “chống Tàu” này nằm trong tác phẩm “ Lịch sử nước ta” ấn hành vào năm 1942- thời điểm Trung Quốc đang là chốn nương tựa của lực lược Việt Minh. Hồ Chí Minh, một nhà chính trị và ngoại giao lão luyện, đã rất sòng phẳng với lịch sử.

Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam



Linh Trung Quốc cướp tàu, cá, ngư cụ...và đánh, bắt ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam

Tháng này Sài Gòn mưa ngâu
 Nhưng thôi, miễn bàn về thơ thẩn
 Tôi nói thẳng
 Cho mau
 

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Chúng ta cần tiếp tục biểu tình

Nguyễn Trung Lĩnh

Theo: Đàn Chim Việt

   Qua 8 lần biểu tình vào ngày chủ nhật hàng tuần chúng ta thấy rằng khí thế tranh đấu của nhân dân ta khắp cả nước đã chuyển biến thêm một bước mới. Thành phần tham gia ngày một đầy đủ: Các trí thức kỳ cựu của đất nước, các cựu chiến binh, thanh niên, học sinh, doanh nhân và người dân đủ mọi tầng lớp. Riêng cá nhân tôi thì từ 5 giờ sáng đã có 5-7 sỹ quan an ninh đặt chốt canh gác đến quá trưa không được đi tới khu vực biểu tình.

   Những biểu hiện nguy hiểm của đất nước ta hiện nay bao gồm:
1- Trên Biển Đông thì Trung Quốc đòi chúng ta chấm dứt mọi hoạt động làm ăn sinh sống, họ cố tình phá hoại, ngăn cản hoạt động của nhân dân ta. Tức họ đòi lấy trọn biển đông bất chấp luật pháp quốc tế mà họ đã ký kết. Đây là hành động kẻ cướp của lãnh đạo Trung Quốc từ bao đời nay.
2- Trên đất liền thì:
   - Lãnh đạo ĐCSVN mà cụ thể là Bộ Chính Trị, đại diện là Tổng Bí Thư và Thủ Tướng Chính Phủ đã cho Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Boxite-đây là cái cớ để Trung Quốc đưa người sang định cư, sinh sống và chiếm đất lâu dài. Hành động này phản lại lợi ích Quốc gia dân tộc không thể chấp nhận được. Hành động này của BCT ĐCSVN là chống lại chính dân tộc chúng ta, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Chúng ta có chấp nhận một nhóm lãnh đạo đất nước lại hành động như vậy không? Rõ ràng là không chấp nhận được!

Chính tờ International Herald Leader (trực thuộc Tân Hoa xã) đã nói huỵch toẹt:
“Chính quyền Việt Nam không đủ khả năng để ngừng những việc đưa người trái phép,
cư trú quá thời hạn và sử dụng visa du lịch vào Việt Nam.
Điều đó, cộng với tham nhũng, chỉ càng tăng cao số lượng công nhân
 Trung Quốc vào Việt Nam mà thôi”.

Chỉ riêng Công ty InnovGreen (Hong Kong - Trung Quốc) đã chiếm tới 87%
diện tích rừng được cho thuê có mặt ở sáu tỉnh.
Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất trồng rừng với giá 10 tô phở một mẫu*






Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

    Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài báo “Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa” đã đăng trên trang Đại Đoàn Kết.

    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



     Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy cương giới
      phía Nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam)

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Tại sao lại đàn áp những người biểu tình?

Nguyễn Hưng Quốc

Theo: VOA

  Mấy tuần vừa qua, hình ảnh được chuyển tải nhiều nhất và cũng gây ấn tượng nhất trên các website, blog và các trang mạng xã hội bằng tiếng Việt có lẽ là hình ảnh công an, trong cả sắc phục lẫn thường phục, đàn áp những người đi biểu tình chống đối Trung Quốc. Đàn áp có nhiều cách. Cách âm thầm và nhẹ nhàng nhất là ngăn chận không cho một số người tham gia các cuộc biểu tình. Ngăn chận bằng cách sai công an, cả chìm lẫn nổi, đến canh gác ngay trước cửa nhà: Nhà dân, chẳng có tội tình gì cả, trở thành nơi quản thúc lòng yêu nước và nỗi căm giận trước ngoại xâm. Ngăn chận bằng cách khác, với một số người có tên tuổi và uy tín: mời đến cơ quan, nơi họ làm việc, rồi cầm chân họ lại suốt cả thời gian cuộc biểu tình xảy ra. Nhưng thô bạo nhất là những cảnh đàn áp ngay trên đường phố: túm cổ, khóa tay, đánh, đạp, khiêng hay lôi những người biểu tình xềnh xệch trên đường rồi vất lên xe buýt chở về đồn công an. Trong số đó, hai bức ảnh được chú ý nhất là bức ảnh một công an chìm bắt và vác một thanh niên băng qua đường và một công an chìm khác đứng trên xe đạp thẳng vào mặt một thanh niên đang bị mấy công an khác nắm tay và nắm chân lôi lên xe.
 

   Những hình ảnh ấy khiến nhiều người phẫn nộ. Có thể dễ dàng nhận thấy nỗi phẫn nộ ấy trên các trang mạng xã hội. Giáo sư Chu Hảo cho đó là một hành động hết sức nguy hiểm vì “đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc”.

AI LÀ NGƯỜI ĐẸP NHẤT

   Có một cô giáo gọi điện hỏi tôi: Trong số các Hoa hậu Việt N...am kể từ Bùi Bích Phương (hoa hậu năm 1988) cho đến nay, anh thấy ai đẹp nhất?
   Tôi hỏi: Để làm gì?. Em bảo: - Để em giảng cho học sinh về cái đẹp. Tôi đành ậm ừ nói là cho anh suy nghĩ và trả lời em sau. Bởi đánh giá cái đẹp hình thức thì dễ nhưng đánh giá cái đẹp nội tâm không dễ chút nào...

Và đó chính là lý do tôi viết bài này.


   Tôi không biết ở nước ngoài người ta tổ chức các cuộc thi, bình chọn cho các sự kiện như thế nào, tiêu chí ra sao. Nhất là việc bình chọn về cái đẹp.
   Nhưng tôi có thể khẳng định, ở Việt Nam việc bình chọn, chấm giải, tổ chức sự kiện...diễn ra thì hầu hết là “dính chưởng”, là scandal, là lình xình, kể cả người thi và người chấm gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đó là chưa kể các hoa hậu, người đẹp Việt Nam làm hổ danh con cháu bà Trưng, bà Triệu.

    Nhiều hoa hậu sau khi đăng quang đã làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt. Chỉ xin đơn cử một vài trường hợp (chứ kể ra thì còn nhiều lắm) mà báo chí “Quốc doanh” đã đưa tin. Đằng sau ánh hào quang và vương miện, đằng sau sân khấu là một cuộc sống bình thường với vô vàn những yêu ghét, được mất, những dung nhan hàng đầu của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cũng không thoát khỏi nỗi truân chuyên.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Thắp ba nén hương nhân ngày 27 -7


Bằng hình ảnh tượng đài này Việt Minh xin được thắp ba nén tâm nhang
tạc lòng ghi nhớ công ơn các liệt sĩ trên toàn cõi Việt Nam mọi thời đại
 đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải
 cho đất nước Việt Nam.


 
  Tôi là một người con của dòng máu Việt Nam. Tôi có cha hy sinh trong cuộc chiến trên dải đất này. Hơn bốn nươi năm rồi, không biết cha tôi khi thác xuống xương cốt có còn ở nơi đâu? 

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

"Sửa Hiến pháp: cưỡng đoạt hay tái sinh?"

Nhà văn Võ Thị Hảo

Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

   Như vậy là các vị trí lãnh đạo Quốc Hội, Nhà Nước, Đảng và Chính quyền Việt Nam đã được xác định cơ bản xong.
 
   Quốc hội khóa 13 hiện nay mà người cầm cương là ông Nguyễn Sinh Hùng, tân Chủ tịch Quốc hội, sẽ có một nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi bổ sung bản Hiến pháp được Đảng và Nhà nước dựa vào đó để lãnh đạo toàn thể đất nước và xã hội Việt Nam cho tới nay.
    Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục làm thủ tướng, Ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước Ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm Chủ tịch QH
   Bài viết này, đồng thời, là một thông điệp mở gửi tới các vị tân Chủ tịch nước, tân Tổng Bí thư, tân Thủ tướng cùng nội các Chính phủ và đặc biệt là tới vị tân Chủ tịch QH và toàn thể Đại biểu Quốc Hội khóa 13.
   Như các vị biết, trong những ngày này, nhiều người đã phát hiện ra nguy cơ đất nước bị cưỡng đoạt từ biển, từ biên giới, từ đất, từ nền kinh tế và lên tiếng bảo vệ.
   Nhưng có một nguy cơ khác, mà có thể nhiều người chưa quan tâm, là đất nước của toàn dân còn có nguy cơ bị cưỡng đoạt ngay từ sai lầm trong khâu thiết kế những luật gốc mang tính khế ước xã hội, như ở việc sửa đổi Hiến pháp.
   Hiến pháp (HP) có thể buộc hệ thống lãnh đạo xã hội phải cân bằng quyền lực và giám sát giữa các lực lượng để đảm bảo các quyền cơ bản của mọi công dân. Bộ máy quyền lực muốn tồn tại thì chỉ có con đường duy nhất là phải phục vụ cho lợi ích toàn dân, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo v.v…

Cải cách dân chủ làm Việt Nam mạnh lên và Trung Quốc yếu đi

   Ngày 24/7/2011, cuộc xuống đường lần thứ 8 vì Hoàng Sa, Trường Sa tại Hà Nội đã được đông đảo thanh niên và nhân dân Việt Nam tham gia.
   Đây là cuộc xuống đường theo lời kêu gọi của Nhật kí yêu nước, Giới nhân sĩ yêu nước và Nguyễn Thái Học Fundation trong khuôn khổ chiến dịch SUNDAY NO CHINA, sáng kiến tuyệt vời của Nguyễn Thái Học Fundation.
   Đặc biệt lần này, cùng một lượt tất cả các trang mạng uy tín như FRA,BBC,VOA,RFI… đều đưa tin về cuộc xuống đường lần thứ 8 của nhân dân Việt Nam yêu nước.
  Nhân dân Việt Nam xuống đường bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành tin tức của truyền thông thế giới.

   Có thể nói phong trào xuống đường yêu nước không đảng phái, chống bành trướng Trung Quốc đã có bước chuyển về chất.
   Đã hình thành một mặt trận yêu nước, khởi đầu là 3 tổ chức kể trên. Nếu các trang mạng dân chủ cùng đi đến một mặt trận chung chống bành trướng Trung Quốc, chúng ta sẽ có một tổ chức được nhân dân Việt Nam tin tưởng, được quốc tế biết đến. Ta sẽ có chính danh.
   Nhất định các cuộc xuống đường trong tương lai sẽ được đông đảo nhân dân Việt Nam tham gia hơn, ủng hộ hơn.
  Nhất định chúng ta sẽ đòi lại được Hoàng Sa, giữ vững Trường Sa.
  Đặc điểm của lần xuống đường này là đã không xẩy ra sự cố hành hung người biểu tình của Công an Việt Nam. Đây là thắng lợi của các trang mạng dân chủ, của các phản ứng mãnh liệt và kịp thời khi những video clip hình ảnh tên phó Công an quận Hoàn Kiếm đạp vào mặt người tham gia biểu tình ngày 17/7/2011 vừa qua được tung lên mạng.
  Các khẩu hiệu, biểu ngữ có nội dung Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt đã có khẩu hiệu dương danh những liệt sĩ hi sinh vì Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988. Đây là một khẩu hiệu làm nhẹ đi những uất ức trong lòng những người con Việt yêu nước. Mọi máu đào hi sinh vì Tổ quốc Việt Nam đều là máu của lòng yêu nước, đều cao cả, đều là những tấm gương mãi truyền tụng, muôn đời ca ngợi.
   Người Viêt Nam hôm nay đã chín chắn, vượt qua sự giáo dục tẩy não của Cộng Sản Việt Nam: Chỉ có những người cộng sản mới gọi là người yêu nước.
   Người Việt Nam hôm nay đã tự đánh giá được: thế nào là lòng yêu nước chân chính.

  Trong những khẩu hiệu, có một khẩu hiệu đặc biệt là : “CÙNG CHUNG TAY XÉ TRUNG QUỐC THÀNH NHIỀU QUỐC GIA ĐỘC LẬP”.
  Cùng với SUNDAY SAY NO CHINA, đây là một đòn trí mạng đánh vào tử huyệt của lũ bành trướng Đại Hán Bắc Kinh, là một lời giải cho sự phá sản của chủ nghĩa bành trướng đại hán.
  Bài viết này của tôi đề nghị một cải cách của Việt Nam, nhưng sẽ tác động sâu sắc vào Trung Quốc góp phần “chung tay xé Trung Quốc làm nhiều quốc gia độc lập”.

Cải cách này có tên là Cải cách dân chủ Việt Nam.

I/. Các điểm yếu của Trung Quốc.
1.1. Điểm yếu nhất của Trung Quốc là những tiến bộ về kinh tế không đi đôi với tiến bộ chính trị, xã hội.

10 “ngón đòn hiểm ác” của thương lái TQ: Hành động nhỏ, “dụng ý” lớn?


      Trước thời kỳ bắt tay trở lại hợp tác với Trung Quốc (TQ), người dân Việt Nam (VN) vẫn thường truyền tai nhau về những câu chuyện xoay quanh việc mua rễ hồi, râu ngô hay ốc bươu vàng của người TQ,… Sau này, khi chúng ta đã thiết lập mối bang giao hữu hảo, mặt hàng mà thương lái TQ săn lùng lại là những nguyên liệu thô dễ tinh chế, nâng cao giá trị như: long nhãn, dưa hấu, thanh long, gỗ sưa, dược liệu… Vì chính sách thu mua của TQ mà có thời cả làng ở VN đi chặt phá rừng, vớt rong mơ tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản hoặc bán dược liệu quý như cho không. Thậm chí, có cả một phong trào nuôi chó Nhật rồi mủ cao su…

10 “ngón đòn hiểm ác” của thương lái TQ khiến dân Việt Nam điêu đứng

   Kỳ trước, báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã điểm lại “dụng ý” nham hiểm phía sau những chính sách thu mua khi Trung Quốc tận thu mèo để nông dân than khóc vì nạn chuột hay tận diệt sức kéo của dân khi đòi hỏi mua móng trâu với giá “cắt cổ”. Kỳ này, tòa soạn GDVN xin tiếp tục gửi đến độc giả những hành động “khó hiểu” của lái thương Trung Quốc, cho đến khi “vỡ lẽ”, chúng ta mới ngỡ ngàng: “À, thì ra là như thế!”.

5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra


                                    Cả làng đi chặt cây tai ngựa. (Ảnh: LĐ)

    Cây su mạ (theo tiếng của người Nùng bản địa, “su” là cái tai, “mạ” là con ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như năm 2008, không có chiến dịch thu mua “tàn nhẫn”, quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, chẳng mấy chốc người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ… phá rừng thật sự.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

"Tái ngộ Mỹ-Việt", bài báo bị kiểm duyệt

Bài "Tái ngộ Mỹ-Việt" (Retrouvailles des Etats-Unis et du Vietnam) của Xavier Monthéard, được đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng Sáu 2011, đã bị kiểm duyệt tại Việt Nam. Bản dịch của RFI.


36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Mỹ - Việt

Bản báo cáo bí mật mang tựa đề “Quan hệ Mỹ-Việt, 1945 – 1967”, vốn tiết lộ những lời giả dối của chính quyền Mỹ trong việc đưa quân tham chiến Việt Nam, vừa được giải mật để cho công chúng được quyền tham khảo. Về phía mình, chính quyền Hà Nội đã lật qua trang sử. Hơn thế nữa, mùa hè vừa qua, các cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ-Việt diễn ra ngay tại nơi mà những người lính GI đầu tiên đã đổ bộ cách đây hơn 40 năm…

* *

Bán đảo Cam Ranh, ở miền Trung Việt Nam (*). Trời gió lộng làm nhấp nhô cụm sóng trên biển “Hoa Nam” mà người Việt gọi là “Biển Đông”. Bị thu hẹp bởi hàng rào kẽm gai, một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến căn cứ hải không quân mà quân đội Hoa Kỳ đã dựng lên trong thời chiến tranh Việt Nam. Các đồn lính cũ kỹ, tựa như một lớp áo, được khoác lên mảnh đất khô cằn trơ trụi. Binh lính và nhân viên hải quan thơ thẩn qua lại. Bến cảng quân sự không tiếp đón khách thăm viếng, mà họ có đến thì để làm gì? Từ nhiều năm qua, hoạt động ở vịnh Cam Ranh diễn ra chầm chậm.

Tháng 10 năm 2010, Cam Ranh như thể bừng tĩnh sau giấc ngủ uể oải: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố mở cảng Cam Ranh để tiếp đón tàu thuyền của tất cả các nước. Hoa Kỳ là ứng viên. Kể từ năm 2003, khoảng một chục chiến hạm Mỹ đã ghé vào các cảng của quốc gia cựu thù. Lần này, những người lính của Chú Sam, không vũ khí cũng như không hành trang, đã thực sự trở lại xứ sở của Bác Hồ - với tư các là thượng khách. Mọi chuyện diễn ra như thể những năm tháng chiến tranh, do 5 vị chủ nhân Nhà Trắng [1] liên tục tiến hành không còn nằm trong ký ức Việt Nam. 20 năm xung đột khốc liệt, ghê rợn kết thúc vào tháng Tư năm 1975 với việc chiếm được Sài Gòn, như thể bị lãng quên, người ta dường như cũng quên cả thái độ sau đó của chàng khổng lồ bị làm nhục, quyết tâm phong toả viện trợ quốc tế đối với một chú lùn đã đánh bại mình và cấm vận thương mại đã được duy trì cho đến năm 1994.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Việt Nam : Từ phản đối Trung Quốc đến đòi quyền biểu tình

    Những hành động đàn áp thô bạo những người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội đã gây bất bình trong dư luận và khiến phong trào phản đối Trung Quốc đang dần dần chuyển sang một cuộc vận động đòi thực thi một trong những quyền đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam, đó là quyền biểu tình.

    Trong lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta đã từng thấy sức mạnh của hình ảnh. Cũng giống như trong thời gian chiến tranh Việt Nam, có thể nói không quá đáng là Mỹ đã thua trận một phần chính là do bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trên đường sau khi trúng bom napalm. Bức ảnh này đã gây xúc động dư luận Hoa Kỳ và thế giới, vì nó thể hiện tính chất phi lý, tàn khốc của chiến tranh, cho dù là với danh nghĩa nào. Nó đã khiến cho phong trào phản chiến ở Mỹ dâng cao đến tột đỉnh, buộc chính quyền Hoa Kỳ phải quyết định nhanh chóng rút quân khỏi Việt Nam, bỏ rơi miền Nam vào tay Cộng sản. 

Mươi ngày ở Đồng Hới - Quảng Bình

   Sau một năm "cày cuốc" vất vả, theo thông lệ hàng năm bà xã nhà tôi quyết định đi nghỉ "xả hơi" mươi hôm. Tôi dù "ngồi chơi xơi nước" lâu nay vẫn được bả cho "ăn theo". Năm nay địa điểm được lựa chọn là TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Đi nghỉ mát mà lại về vùng "chang chang cồn cát, nắng trưa Quảng Bình" nghe thật vô lí? Tuy nhiên sau kì nghỉ chúng tôi mới thấy sự lựa chọn của mình là hợp lý và đúng đắn. 
     Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm. Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như động Thiên Đường, động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệv.v...Ngoài ra Quảng Bình ngày nay còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa của nhiều thời đại khác nhau.

      Mấy hôm đầu chúng tôi trú ngụ tại nhà nghỉ tư nhân "Tứ Quý" trên đường Trương Pháp. Giá phòng khá rẻ  (chỉ bằng 1/2 ) so với nhiều nơi khác trong nước như Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng...mà tiện nghi không thua kém.

Từ "Tứ Quý" nhìn ra cửa sông Nhật Lệ.
(ảnh chụp bằng ĐTDĐ của tác giả)
Bên phải, trên cao là làng cát Bảo Ninh xưa;
nay là  Sun Spa Resort sang trọng.
                                          
  Buổi chiều chúng tôi tranh thủ đi ngắm cảnh dọc theo đường phố ven biển. Mới đi hơn trăm mét chúng tôi gặp ngay tấm bia ghi di tích "Phòng tuyến Đào Duy Từ" hay còn gọi là Lũy Thầy.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"

  - "Đường lưỡi bò" hay "đường đứt khúc 9 đoạn" trong tuyên bố bị phản đối của Trung Quốc là mối quan tâm của đông đảo bạn đọc, đặc biệt trong những ngày gần đây, khi chủ đề biển Đông "nóng" hơn bao giờ hết sau sự cố tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn của tàu thăm dò Việt Nam ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam.

    Nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về toàn cảnh, cũng như tự tin hơn về lập trường của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong vấn đề này, xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chỉ rõ những điểm vô lý của "đường 9 đoạn" từ góc độ luật pháp quốc tế. (*)

YÊU SÁCH “ĐƯỜNG ĐỨT KHÚC 9 ĐOẠN” CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

   Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thế nào, thì sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?
   Gần đây dư luận đang ngày càng quan tâm về những hành động của Trung Quốc trên biển Đông. Các hoạt động này rộ lên từ đầu năm 2009, bắt đầu từ vụ đụng độ tàu Mỹ và Trung Quốc ngày 8/3 trên biển Đông, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc từ ngày 16/5/2009, tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong biển Đông trong năm 2009.
    Nhưng gây quan ngại nhiều nhất chính là việc ngày 7/5/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên Liên Hợp Quốc bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (hay còn gọi là đường chữ U, đường đứt khúc 9 đoạn) trên biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó.

1. Sự hình thành đường đứt khúc 9 đoạn và những điều không rõ ràng
    Cho đến ngày 7/5/2009, các chính quyền Trung Quốc đều chưa có giải thích gì về con đường chữ U trong biển Đông. Theo các tác giả Trung Quốc, đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển Nam Trung Hoa - The Location Map of the South China Sea Islands (Nanhai zhudao weizhi tu) do Fu Jiaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản vào năm 1947[1]
 
Bản đồ cái gọi là "đường đứt khúc 9 đoạn" theo tuyên bố của Trung Quốc

Hoa Kỳ phải quyết tâm chấm dứt bạo quyền Trung Quốc

James Rhodes
08-07-11
    Liên quan đến các nước xâm lược, bất kể họ có thể là nước nào, các nước văn minh phải phát triển một chính sách thống nhất để chấm dứt bất kỳ hành động hoặc hoạt động thù địch như thế. Liên quan đến vấn đề này, lịch sử có thể là một người thầy quý giá. Chúng ta phải học từ những sai lầm của người khác như Thượng đế biết rằng, chúng ta không có thời gian để chính mình phạm phải tất cả những sai lầm. Giữa thập niên 1930, Adolph Hitler, với sự hỗ trợ của Heinrich Himmler, thiết lập một chiến dịch chống lại những người tự do, những người Do Thái, Xã hội, Cộng sản, những người Gypsy, và các nhóm khác mà họ cho rằng có thể gây phiền phức. Châu Âu thụ động đã thông qua một chính sách nhân nhượng Hitler, mà họ nghĩ rằng sẽ tránh xung đột và ngăn chặn chiến tranh. Không ai làm gì khi Đức chiếm Saar vào năm 1935; Rhineland năm 1936, Áo và Tiệp Khắc vào năm 1938. Sau khi Ba Lan bị xâm lược vào tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bắt đầu và hàng triệu sinh mạng vô tội đã chết bởi không ai có đủ can đảm để ngăn Đức Quốc xã sau khi họ đồng hóa Saar vào năm 1935. 

Vài lời muốn nói với bạn đọc mạng tiếng Việt

             Kính gửi: - Bạn đọc Non Sông Gấm Vóc                        

    Trước hết xin cảm ơn tất cả các bạn đã ghé thăm Non sông gấm vóc. Sau khi đăng bài Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trên trang nhà, nhiều bạn đã ghé thăm và có bạn đã để phản hồi. Bài báo này sau đó cũng đã được đăng lại trên một vài trang mạng khác. Tôi cũng có vào một số trang đó và có đọc một số phản hồi của bạn đọc. Có thể nói trong đó thể hiện mọi cung bậc của sự phản đối: chửi bới, đe dọa, quy kết đủ điều, đòi hỏi ông Sự phải thế này, phải thế kia…Chỉ có một ý kiến còn tỏ ra nghi ngờ, không tin là ông Sự đã nói thế. Sau khi có bài phản hồi của ông Sự thì lời lẽ phản ứng có khác hơn: người chê, kẻ bảo ông chỉ chối tội, bắt ông phải xin lỗi… Chỉ có một số học trò vẫn tin thầy Sự…và tôi ghi nhận có một ý kiến xin lỗi ông Sự vì đã hiểu nhầm ông. Theo thống kê của Non sông gấm vóc, trong 2 ngày số người vào đọc bài Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trong trang nhà là gần đúng 2000 lượt, trong đó có hơn mười lượt phản hồi. Trong các trang mạng khác số người truy cập vào lên đến hàng vạn, và số phản hồi do vậy cũng nhiều hơn gấp bội. Tuy nhiên nếu theo tỷ lệ lượt phản hồi/lượt đọc là rất nhỏ. Điều đáng nói là đa số phản hồi là chỉ trích sau khi đọc Hoàn cầu, và chỉ trích có giảm đi khi đọc bài trả lời của ông Sự. Đa số không phản hồi nhưng tôi tin họ cũng rất bức xúc...

   Có thể nói một số người chỉ mới đọc Tề Lỗ vãn báo viết, Hoàn Cầu đăng lại, sau đó Dân làm báo trích đăng... đã vội tin lời của “địch”, một số ít nhân danh lòng yêu nước phỉ báng người của "ta" là đồ này, kẻ nọ... Có một tiến sỹ còn gọi đích danh ông Sự trên blog cá nhân của mình là “giáo sư chư hầu”, như BBC cũng có nhắc đến. 

    Dù vậy, ông Sự đã nói từ đầu và sau này trả lời cho BBC cũng thế - “Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy”. 

   Nhưng bây giờ, sau khi đã đọc những chia sẻ của ông Sự, rồi đọc, nghe bài trả lời phỏng vấn của ông trên BBC tiếng Việt (1) đã có ai nhìn lại mình và hiểu cho ông không?

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Khi Trung Quốc chơi ngẫu hứng hai lá bài nóng lạnh

     Mỹ sẽ không ngồi yên nếu Trung Quốc gây hấn tới mức đe doạ sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy thì Trung Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả.

    Chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe doạ trên tờ thời báo Hoàn cầu chưa có khả năng xảy ra. Vì vậy không có gì lạ là ngay sau khi đe doạ dùng vũ lực chống Việt Nam vào ngày 21.6.2011 trên báo này thì hai nước đã họp mặt cấp cao tái tuyên bố tôn trọng 16 chữ vàng trong ngày 25.6.2011. Trung Quốc đang chơi hai lá bài nóng lạnh theo kiểu bất định (randomizing strategies), làm Việt Nam mất phương hướng (indifference).

      Hai lá bài nóng lạnh

     Hai sự kiện chỉ cách nhau có bốn ngày với những tín hiệu hoàn toàn đối nghịch nhau từ phía các cơ quan Trung ương của Trung Quốc. Sự kiện sau là dấu hiệu tích cực, cho thấy sự giảm nhiệt trong khu vực. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản.
    Hãy điểm lại các sự kiện gần đây nhất: hôm 26.5.2011, chỉ vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực Shangri-La, tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp. Sáng ngày 9.6.2011, ngay sau cuộc gặp bên lề hội nghị (mà phía Trung Quốc nhấn mạnh cam kết xử lý tranh chấp hoà bình và gìn giữ tình hữu nghị Trung – Việt), Trung Quốc lại chủ đích cho ba tàu bán vũ trang tấn công, cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam.

Tọa độ tàu Viking bị ba tàu Trung Quốc cắt cáp

         Tự vệ đơn phương hay phòng thủ đa phương?

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Phản hồi của ông Nguyễn Thế Sự về bài báo “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm”



Lời tựa:
   Sáng nay vào mạng thấy có bài “Giáo sư chư hầu – nhơ để ngàn năm” trên NXD blog, đọc xong tôi vội gọi ngay cho ông Sự . Tôi với ông vốn là đồng nghiệp và có quen biết nhau. Ông tỏ ra ngạc nhiên vì thông tin tôi báo.Tôi bảo ông phải trả lời bạn đọc ngay, chứ bạn đọc phản ứng dữ lắm đó. Ông bảo: tôi ít đọc mạng, vả lại tôi không biết blog bleo gì, thôi thì tôi viết bài, rồi nhờ ông đăng báo trả lời bạn đọc giùm.

   Đúng như nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nghi vấn “Liệu ông Sự có nói vậy không, hay là cái ông nhà báo TQ bịa ra? Mình nhìn ông nhà báo TQ mặt non choet thì cũng nghi lắm. Nhiều ông nhà báo cu con, báo chí chẳng làm, toàn giở trò láu cá, ở đâu cũng vậy. Chỉ cần gặp được người ta, nói năng năm điều ba chuyện chi đó rồi về phóng lên thành bài phỏng vấn khiến cho người bị phỏng vấn ngơ ngác không biết mình đã nói vậy khi nào. Rất có thể ông Sự cũng bị lâm vào hoàn cảnh như vậy. Nếu điều đó đúng thì mình rất mừng, vì mình không thể tin nổi có một người Việt Nam lại phát ngôn ngu xuẩn như vậy, nhất là khi phát ngôn ở báo Hoàn cầu TQ.”. Ông Sự đã bị lừa.

  Một người đã trải đời như ông Sự, được học ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa, từng làm việc tại nước “bạn”, yêu mến nhân dân Trung Hoa, quý trọng tình hữu nghị Việt – Trung, vậy mà…vẫn bị lừa. Chính xác là ông đã bị phản bội.

Việt Minh


Bài của ông Nguyễn Thế Sự gửi trực tiếp cho Non Sông Gấm Vóc:


Hà Nội, ngày 07/07/2011

Kính gửi bạn đọc.

     Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011. Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế.  

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Chuyến thăm Lào cho thấy Đảng thiếu bạn

Nguyễn Văn Huy

Nhà nghiên cứu dân tộc học ở Paris


  Ông Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến viếng thăm chính thức nước Lào trong ba ngày, từ ngày 20 đến 22/06/2011.
  Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Nguyễn Phú trọng chức vụ tổng bí thư đảng cộng sản ngay sau khi vừa được đề cử hồi tháng 2/2011 vừa qua.
  Khác với những tiền nhiệm, thay vì theo thông lệ viếng thăm chính thức những quốc gia cộng sản đàn anh như Liên Xô, Đông Âu (trước 1989) và Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn Lào.

Vì sao thăm Lào?

   Tại sao có lựa chọn này ? Đó là một dấu hỏi lớn cần được phân tích. Đối với đảng cộng sản Việt Nam, Lào có một vị trí chiến lược lý tưởng để bảo vệ Việt Nam trong việc chống trả lại những đối thủ có sức mạnh quân sự hơn gấp nhiều lần.
Từ thế kỷ 15, Lê Lợi đã từ Lào (Bồn Man và Ai Lao lúc đó) tổ chức kháng chiến đánh đuổi quân Minh ra khỏi lãnh thổ.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Cảm nghĩ khi đọc "Cảm thương những tâm hồn ái quốc"

   Lời tựa:Tôi rất xúc động khi đọc Cảm thương những tâm hồn ái quốc (1) của tác giả Khuyết Danh. Dù không có năng khiếu văn học nhưng tôi xin được bắt chước, cóp nhặt vài lời bình bài Văn Tế các Nghĩa sĩ Cần Giuộc để loạn bình bài Cảm thương những tâm hồn ái quốc của tác giả Khuyết Danh, với mong muốn bày tỏ lòng mến mộ đến những "nghĩa sĩ" đã tham gia tuần hành chống Trung Quốc gây hấn trong tháng 6 vừa qua. Xin các tác giả và bạn đọc lượng thứ. 

Ẩn Danh

   
   Trong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diện trước một vấn đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nói rằng: “phải  liều mình như chẳng có” chứ. Nhớ hồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi xướng một thái độ trong tình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn bè nhớ mãi.

   Thế hệ chúng tôi cảm được kiểu nói chuyện giữa bạn bè với nhau như vậy. Và không ai không biết cụm từ “liều mình như chẳng có” kia là của cụ Đồ Chiểu, trong bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc học thuở cấp ba.

   Nhắc chuyện vận dụng câu cú của cụ Đồ Chiểu trong ngôn ngữ bè bạn đời thường, để thấy được sự đồng cảm của cuộc sống hôm nay với ngôn ngữ văn cổ ngày xưa, thấy dường như quanh mình, chuyện “vận dụng lời của Đồ Chiểu” là hết sức bình thường.

   Và ngày hôm nay chúng ta lại được chứng kiến một sự vận dụng sáng tạo, thật đặc biệt nữa bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn Cảm thương những tâm hồn ái quốc đã mượn tinh thần bài Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc không dùng để tế những người đã chết mà “ dùng âm hưởng văn tế để bày tỏ niềm yêu mến và sự cảm phục ... đối với những hành động ái quốc..." và nó "có ý nghĩa tôn vinh trong nỗi buồn, tự tấm lòng".

Ấy là sự sống tự nhiên của văn chương trong đời sống người dân, được thực chứng qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại. Nhưng để có được điều đó, tức có được một sự đồng cảm, một mảnh đất sống của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong ngôn ngữ đời thường thuộc lớp thế hệ sau cụ Đồ ngót một thế kỷ, nhìn theo góc độ hàn lâm, ắt có nhiều điều đặc biệt.

Ngay cả những nhà phê bình già dặn, sự thận trọng vẫn đòi hỏi họ lấy môi trường cuộc sống và thời gian trên mỗi tác phẩm để nhìn nhận một phần giá trị không chối cãi được của tác phẩm đó. Nói thế để thấy cuộc sống làm nên văn chương. Cuộc sống ở đây được hiểu là môi trường sống cùng thời và đời sống nội tâm, tư duy của người viết trong hoạt động sáng tạo của mình.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Cảm thương những tâm hồn ái quốc

  "Xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho con vì đã mượn tinh thần bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ để vịnh cảnh nước nhà.

Xin những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc trong một tháng qua ở khắp mọi miền của Việt Nam và trên thế giới hãy tha thứ cho tôi vì đã dùng âm hưởng văn tế để bày tỏ niềm yêu mến và sự cảm phục của tôi đối với những hành động ái quốc của các anh chị. Văn tế ở đây đã được chuyển nghĩa, không phải thể văn dùng tế người chết, mà có ý nghĩa tôn vinh trong nỗi buồn, tự đáy lòng."

                                                                               Khuyết Danh



Hỡi ơi!
Hoàng Sa – Trường Sa biển rền, lòng dân trời tỏ.
Bao nhiêu năm quần quật trên rừng dưới biển, chưa chắc còn danh nổi như phao
Một trận nghĩa tuần hành chống giặc Trung, tuy bị cấm ngăn mà tiếng vang như mõ.

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 03/07/2011
Nhớ năm xưa
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo khó
Chưa quen đả đảo, đâu biết tự do
Chỉ biết âm thầm bài vở, mưu sinh; việc học việc thi vốn đã quen làm
Tập hô, tập nói, tập đối phó cơ động, an ninh, mắt chưa từng ngó.

Bóng giặc chập chờn hải đảo, nỗi lo xâm lược phập phồng đã mấy mươi năm, trông tin quan như trời hạn mong mưa
Mùi “4 tốt”, “16 chữ” vấy vá đã bao lần, ghét thói đại Hán gian thâm như nhà nông ghét cỏ.

Sĩ phu - trí thức xưa và nay

"Ở VN, khá đông những người được gọi hoặc tự nhận là “trí thức” không muốn thực hiện hai thiên chức sau: đề xuất, phản biện một cách độc lập các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội; dự báo và định hướng dư luận xã hội" - Tiến sĩ Chu Hảo


Còn nhớ rằng mới đây ông Nguyễn Trần Bạt có một định nghĩa rất "táo bạo" về trí thức:
"Trí thức chân chính luôn luôn đối lập một cách tự nhiên đối với nhà cầm quyền"

"Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó để trở thành trí thức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếu hiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức. Trí thức là người có năng lực phản xạ một cách tự nhiên trước những sự vô lý của xã hội mà đặc trưng là nhà cầm quyền. Cho nên, tiêu chuẩn để phát hiện một cách chính xác và nhanh nhất người trí thức chính là tính đối lập và các phản ứng của họ đối với nhà cầm quyền."

Trí thức là gì ? Những "người trí thức" cần phải tự định nghĩa lại khái niệm này cũng như phải nhìn lại chính mình. Bài viết sau đây cũng chỉ đưa thêm một góc nhìn. 

Trung Quốc hỗ trợ các nước bất hảo


"Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm tìm kiếm tài nguyên và năng lượng để phục vụ cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng của họ đã đưa Bắc Kinh tới những nơi mà nhiều nước phương Tây không muốn hoặc không thể tới. Theo tường thuật của thông tín viên William Ide của đài VOA, quan hệ giữa giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc với các nước như Iran, Zimbabué, Sudan và Miến Điện đã giúp cho Bắc Kinh chẳng những có được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên cần thiết mà còn giành thêm ảnh hưởng chiến lược."
     William Ide

                      Iraq và Trung Quốc ký 1 thỏa thuận năm 1997cho phép
                          Trung Quốc khai thác mỏ dầu al-Ahdab cách Baghdad 180 km

     Có một việc thường xảy ra là nơi nào trên thế giới có vấn đề là Trung Quốc có mặt ở nơi đó để hỗ trợ cho các chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền và những vi phạm khác nhằm đổi lấy tài nguyên và năng lượng.

    Hơn 1 phần 3 số dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc là đến từ các nước Phi châu, và hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng nếu không có được số nhập khẩu đó Trung Quốc sẽ khó lòng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.  

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

'Đã đến lúc nói thẳng với Trung Quốc'

Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

Tác giả cho rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở TQ có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

   Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi tham lam bành trướng bá quyền Trung Quốc hiện nay là hiện thân của phong kiến Trung hoa từ ngàn xưa.

Trung Quốc, sau khi làm cách mạng dân tộc dân chủ tư sản thắng lợi 1949, đã định hướng (lý thuyết) tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa đích thực nhưng theo quy luật tự nhiên, không thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa như đang diễn ra.

Sự trớ trêu là ở chỗ, các nước tư bản chính hiệu đã trải qua hết những giai đoạn phát triển sơ khai, tích lũy tư bản ban đầu từ thực dân cũ, thực dân mới, đến đế quốc, rồi chiến tranh dành giật thị trường, chia lại thuộc địa...

Họ cũng đã trải qua hết vinh, nhục, thắng, bại, phục hưng, suy thoái nhiều lần và nhiều dạng thức khác nhau, qua hai, ba thế kỷ, nay đã chuyển sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa chín muồi, liên kết hội nhập toàn cầu trên nền tảng văn minh tư sản, dân chủ nhân quyền, kinh tế tri thức và xã hội hóa dần dần doanh nghiệp và lao động, hướng tới những nhiệm vụ cấp bách toàn nhân loại đang đòi hỏi giải quyết gấp rút và thiết thực hơn...

"Định hướng dư luận": những từ ngữ nặng nề

     Đó là tôi muốn nói đến những từ như tuyên truyền, giáo dục, và mới đây nhất là định hướng dư luận. Có thể nhiều người đã quá quen với những danh / động từ này nên chẳng ai đặt vấn đề, nhưng tôi vẫn thấy lấn cấn khi nghe đến một trong ba cụm từ trên đây. Lí do lấn cấn là như thế này…

Viết về những cam kết gì đó giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây, một bản tin của Tân Hoa Xã viết (Ba Sàm dịch):

“Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.”

Hôm nay, một ông tướng Tàu lại lên tiếng khuyên Việt Nam nên hướng dẫn dư luận. Bằng một "giọng điệu truyền thống" của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, Mã Hiểu Thiên cũng nói rằng Việt Nam "không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng". Cần phải đặt câu nói này trong bối cảnh phía Trung Quốc tuần nào cũng lên tiếng đe dọa Việt Nam mới thấy giọng lưỡi của tên này nó lưu manh như thế nào.

Quay lại cái đàm phán trên, hình như hai bên đồng ý sẽ định hướng dư luận. Chẳng biết trong tiếng Anh định hướng dư luận là gì; chắc là directed publicity chăng? Dù là gì đi nữa thì nghe đến khái niệm định hướng dư luận là tôi nhớ đến chuyện xưa, và đó chính là một lấn cấn của tôi.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Trung Quốc có bành trướng hay không?


Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.


Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động


của các tuyến đường biển này

 Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 25.1.2011.
 - Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc.

   Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.

Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.

Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.

Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.

Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần

- “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.

- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.

- Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.

- Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” - ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại virus hủy diệt - những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.