Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

NÓI VUI VỀ PHƯƠNG NGỮ

MỘT CUỘC TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG NGỮ TRÊN MẠNG

Anh Thư:
Nhân chuyện nói về phương ngữ em cũng xin phép các bac spam chút, kể chuyện chính em gặp phải nè: có lần em tuyển được 1 bạn phi công của em là người Nam, con thứ 9 trong nhà nên cha mẹ đặt tên là Chín (sau bạn này có cô em tên 10).

Một lần em mua giùm vé máy bay cho bạn ấy xong xuôi, em nhắn tên và code vé vào điện thọai cho bạn ấy thì bỗng dưng bạn ấy gọi lại nói: “ Cưng ơi! Em sửa lại tên anh đi, tên anh
  là Chín có đuôi”. Em ngạc nhiên hết sức, hỏi lại sao tên lại có đuôi? Bạn ấy mới nói là có chữ h ở cuối, nghĩa là tên bạn ấy phải viết là Chính mới đúng. Trời đất ơi! Em cố gân cổ (nung núc thịt) lên để cãi rằng không thể nào giống nhau được, chín là 9, là nấu chín, quả chín…Còn chính là thế lọ, thế chai… Bạn ấy cũng gân lên bảo là ở trong này viết là Chính mà cứ gọi là Chín đấy, làm gì nhau? Thôi thì giời không chịu đất thì đất phải chịu giời vậy, nhưng trong lòng em hậm hực từ đấy, cứ buồn mình hẩm hiu quá “chờ đợi mãi cuối cùng anh cũng đến”, vậy mà vớ ngay anh chàng vừa ngọng vừa nghễnh ngãng, lại còn cãi cùn. Cũng chả dám hỏi ai, sợ nhỡ lộ ra với người đời là mình vớ phải anh gàn…he he

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Chính quyền Moldova đã tước đoạt kỷ vật thiêng liêng nhất của các cựu chiến binh – các danh hiệu chiến đấu của họ.


  Tại Moldavia người ta đã thông qua một đạo luật cực kỳ khó tin và tàn khốc với tất cả các cựu chiến binh của quân đội Xô Viết, những người giải thưởng trong chiến tranh.

Quốc hội Moldova đã thông qua một
Nghị quyết về việc đánh giá lịch sử, chính trị và pháp luật, của chế độ cộng sản độc tài toàn trị nước Cộng hòa Moldova. Theo luật này, nay các cựu chiến binh bị cấm đeo các Huân chương huy chương của Liên Xô, trong đó mô tả những biểu tượng cộng sản - búa và liềm.

Đ
áng lưu ý rằng hầu như tất cả các huân và huy chương của thời kỳ Xô Viết, từ Sao vàng Anh hùng Liên Xô và kết thúc với huy chương kỷ niệm, đều chứa đựng hình ảnh của các biểu tượng cộng sản.









Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ?


Báo chuyên ngành có tiếng của Nga nói Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông để đánh lạc hướng người dân trong nước.

Tờ báo mạng Dầu khí nước Nga vừa có bài nhìn nhận những căng thẳng mới đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông và cho rằng trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ.
Bài báo trên mạng này dẫn ý kiến của ông Sergei Pravosudov, Giám đốc Học viện Năng lượng Quốc gia Nga, nói trong điều kiện Iran bị cấm vận, Trung Quốc quay sang gọi thầu trong các lô của Việt Nam ở Biển Đông, nơi mà các công ty của Nga và Mỹ là Gazprom và Exxon đã đang hoạt động.

"Nga có thể đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này?"- bài báo hỏi.

Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ


Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.
Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á. Thay vì làm mắt xích trong dây chuyền kèm chế Trung Quốc, Việt Nam có thể làm trụ cột để chống lại sự dính líu của Mỹ tại châu Á”.

Xin trả lời cho Thời báo Hoàn Cầu: Tại sao Việt Nam phải làm trụ cột để chống Mỹ?
Làm trụ cột để trở thành một tên đội trưởng dưới trướng của Bắc Kinh, làm phên dậu cho Bắc Kinh sao?

Lịch sử chưa từng có
Lịch sử chưa từng có như vậy. Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam lúc nầy là chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà Bắc Kinh đã chiếm năm 1974 và 1988, là loại trừ bọn làm tay chân cho chúng ra khỏi guồng máy lãnh đạo đất nước, thiết lập lại kỷ cương của Quốc gia, ngăn chặn âm mưu xâm lược bằng sức mạnh mềm mà Bắc Kinh đã tiến hành 20 năm qua.

ẢNH TRONG TUẦN

 
Photo of the day: Dân tộc Trung Hoa vĩ đại đi ...ăn cắp cá (Một dân tộc bị vặn vẹo về nhân cách) Trích "Bắn vào tàu cá là một hình thức thực thi pháp luật một cách bạo lực và không thể chấp nhận được ....Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh. Bằng cách tạo ra sợ hãi khi bắn vào các tàu dân sự, nước NGA đang thể hiện một hình ảnh sai lầm" ( báo Hoàn Cầu - TQ)

Sự kiện tàu cá Trung Quốc quen thói mất dạy vào lãnh hải bà già Nga ..." ăn cắp cá" và bị bà già NGA sai tàu tuần tiểu bắn thẳng vào làm khối người ...nhịn cười . Ai thì TQ dọa được chứ con mụ già NGA thì đừng dọa vì mụ ấy xách bóp đầm mà trong đó giấu toàn cà nông đại bác không hà , hó hé bả thục ...lọt ...hàng

Nực cười xón nước đái ở chổ hôm nay báo Hoàn Cầu TQ ....lại dùng 3 tấc lưỡi (bò) Trung Hoa ra ...nói đạo đức ...nói văn minh

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Chị Lan



   Tôi cũng có người chị gái tên Lan.  Giống chị Lan trong truyện ngắn “Chị Lan” của Michael Bùi, chị Lan của chúng tôi cũng rất thương các em của mình. Cuộc đời của chị nhiều vất vả, trái ngang, có thể viết thành sách. Cha mất sớm, mấy năm sau mẹ lấy chồng khác, chị thương yêu các em như tình mẫu tử. Chiến tranh Nam – Bắc làm gia đình tôi mỗi người một nơi. Sau 1975 gặp nhau, cả ba chị em mừng mừng tủi tủi. Chị vẫn ở vậy, không lấy chồng. Dù còn mẹ nhưng anh em chúng tôi vẫn thương chị như người mẹ, bởi chị xứng đáng được như vậy.

 Đọc “Chị Lan” của Michael Bùi tôi thật sự cảm động bởi tình yêu thương em, lòng vị tha của chị Lan, và cả lòng độ lượng của Đức – chồng chị Lan. 

Tôi cảm thấy câu chuyện như đã xảy ra ở đâu đó, với người này người kia… ở mảnh đất này, và có thể ở nơi khác nữa. Việc làm cạn tàu ráo máng, kinh tởm, đốn mạt của Út Trung không làm lu mờ những nhân cách đẹp của vợ chồng chị Lan và nhiều người dân khác trong truyện. 

Dù thế nào, ta hãy cứ yêu thương con người. Cuộc đời có vay có trả.  

 V.M



Hồi còn ở trung học, chị Lan là hoa khôi trường Kiến Thiết. Với mái tóc thề, hàm răng trắng đều, sống mũi cao dưới đôi mắt sáng ngời long lanh trên một gương mặt đầy đặn, ở chị thể hiện một phụ nữ thanh tao, nghiêm túc. Bởi thế mỗi lần đi học ngang qua đầu xóm ở cái khu lao động này, có đứa phải tấm tắc:

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Lực lượng hải quân của Việt Nam hiện nay (tiếp theo)

        (Военно-морские силы Вьетнама на современном этапе)
 
   Xây dựng lực lượng Hải quân

Chính phủ Việt Nam nhận thức rằng Việt Nam không thể tham gia vào một cuộc đua vũ trang về hải quân với Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong các cuộc xung đột trước đây cho thấy rằng để bảo vệ lợi ích quốc gia, Việt Nam phải có lực lượng hải quân đủ mạnh. Trong những năm 2000s Hà Nội đã thành lập lực lượng tàu chiến cận duyên hiện đại và có tính chiến đấu cao. Đối tác chính trong việc này là Nga, và với một mức độ thấp hơn là Ấn Độ.


Việt Nam tuân thủ cách tiếp cận như thế với dụng ý sử dụng lực lượng này để bảo vệ các khu vực ven biển và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam không tìm cách thiết lập sự thống trị trên biển trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, nhưng có kế hoạch gây thiệt hại ở mức độ đáng kể và ngăn chặn Trung Quốc thực hiện áp đặt quyền kiểm soát như một "việc đã rồi" (fait accompli) Điều này trở thành một yếu tố quan trọng cần duy trì trong quan hệ Trung-Việt.


Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Gazprom và Exxon giúp Việt Nam đáp trả Trung Quốc


Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Photo: RIA Novosti

Trung Quốc công bố sẽ mở cuộc đấu thầu thăm dò khai thác lòng đất vùng biển Hoa Nam (biển Đông), nơi mà hiện nay các tập đoàn Gazprom của Nga và Exxon Mobil của Mỹ đang làm việc theo giấy phép do Việt Nam cấp. Đó là tuyên bố trên Đài "Tiếng nói nước Nga" của ông Sergei Pravosudov Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga. Đẩy mạnh tìm kiếm nguồn năng lượng mới, kể cả theo cách này, Trung Quốc cũng đang buộc phải chơi ván cờ mà người Mỹ dàn quân và tính sẵn nước đi. Khu vực thềm lục địa, nơi Gazprom và Exxon Mobil triển khai công việc, là do Chính phủ Việt Nam kiểm soát. Công tác thăm dò đang được tiến hành thành công, - Giám đốc Sergei Pravosudov cho biết.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Lực lượng hải quân của Việt Nam hiện nay

(Военно-морские силы Вьетнама на современном этапе)


Một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây là Đông Nam Á. Có thể tự tin khi nói về sự xuất hiện của một điểm địa chính trị mới trên hành tinh. Điều này được xác định bởi sự tập trung trong khu vực các tuyến luồng hàng hải huyết mạch, các nguồn tài nguyên dồi dào, với số dân hơn 600 triệu người và cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột cao. Nguy cơ các cuộc xung đột được xác định, một mặt, là sự hiện diện số lượng lớn các mối hiểm họa phi-chính phủ (chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và các hiểm họa trong nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc và phe phái chưa được giải quyết), mặt khác, như là 1 cuộc đối đầu giữa giữa một số nước trong khu vực và ngoài khu vực.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH ẤN TƯỢNG TẠI HÀ NỘI NGÀY 08/07/2012


 Có lẽ đây là hình ảnh đẹp nhất về lòng yêu nước trong cuộc tuần hành phản đối quân xâm lược Trung Quốc ở Hà Nội sáng nay. 

Trên xe là anh Công Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống, chuyên gia CNTT, một người tàn tật. Hình ảnh rất đẹp, đúng tinh thần Đất Việt.

Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên cạnh Tổng thống Barack Obama


Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.

Ngày 21 tháng 6, Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và buổi sáng cùng ngày, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay lập tức, ngày 23 tháng 6, Trung Quốc đã cho mời thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí trên khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc đã cho bốn tàu hải giám tiến hành diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã điều tàu cảnh sát biển để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền này.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Biển Đông có giáp Hoa Kỳ?

 "Cần phải chú ý rằng, dòng chiến lược của Washington nằm ở chỗ, bằng mọi giá tránh đụng độ xung đột trực tiếp với Trung Quốc, và chuyển gánh nặng trách nhiệm cho “những phái viên tin cậy” từ số các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Và điều đó chỉ có một ý nghĩa: nếu Trung Quốc rắp tâm thực hiện những biện pháp trả đũa, mục tiêu chính sẽ không phải là Hoa Kỳ mà là các nước đồng minh của họ trong khu vực."

Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có giáp Hoa Kỳ?
© Flickr.com

Biển Đông: Nhà văn Chu Lai chỉ ra điểm yếu cốt tử của Trung Quốc

Sự tồn vong non sông, lòng tự trọng dân tộc

Sau sự kiện Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu thăm dò và khai thác dầu tại 9 lô nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải, thềm lục địa Việt Nam, mỗi người Việt Nam đều cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc tình yêu quê hương đất nước vốn luôn hiện hữu hoặc ẩn sâu trong trái tim mình, mà đôi khi trong đời sống bận rộn bình thường không có cơ hội được bộc lộ.


Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trò chuyện với nhà văn Chu Lai, người từng là lính đặc công Rừng Sác anh hùng, tác giả nhiều tiểu thuyết nổi tiếng mà mỗi một dòng chữ thấm đẫm tình yêu nước và vẹn nguyên một lời thề son sắt: “Nếu là đất đai của bạn, dù là bạc là vàng, ta cũng trả hết cho bạn. Nhưng đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, thì dù chỉ có đá sỏi cây cằn, ta cũng sẽ giữ gìn, một tấc không đi, một li không rời, dù có phải đổi bằng xương máu”.


Với Chu Lai, lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn. 


Đại tá, nhà văn Chu Lai

Ông suy nghĩ gì về hành động của Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc?

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

THƯ CỦA MỘT NGƯỜI BIỂU TÌNH


G  thân mến!

Cám ơn G đã gửi cho tôi và Tr ảnh chụp tôi đi biểu tình ngày 01/07 ở SG. Tôi đã xem trên BaSam từ link blog Huynh Ngoc Chênh. Cũng như năm ngoái, bạn bè báo cho biết có ảnh đi biểu tình. Thực ra tôi chẳng mong cầu gì việc có ảnh trên mạng! Trước ngày biểu tình tôi có chuyển cho bạn bè và người thân trong nhà bài của Ngô Đức Tho kêu gọi đi biểu tình , với sujet du mel: "CN 1/7: to be or not to be", và mở đầu mel bằng câu: "Tu bi hay không Tu bi để cho TQ mời thầu thăm dò dầu khí trên 9 lô thuộc lãnh hải VN"!



         Biểu tình ủng hộ Luật Biển VN 2012 
và phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn ngày 01/07/2012

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

MỘT VÀI HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI NGÀY 01/07/2012

 Hôm nay dù trời mưa nhưng cuộc biểu tình ủng hộ Luật Biển Việt Nam do QH thông qua năm 2012 và phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa ở Biển Đông của VN...đã thành công tốt đẹp. 
   8 giờ 20' sáng, nhiều người đã đội mưa tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ, giương cao cờ Tổ quốc, biểu ngữ và hô khẩu hiệu ủng hộ Luật Biển VN, phản đối Trung Quốc gây hấn...Hơn 9 giờ Đoàn biểu tình bắt đầu đi về phía ĐSQ Trung Quốc, từ Bờ Hồ qua Hàng Khay đến phố Điện Biên Phủ => ĐSQ Trung Quốc.  Đoàn biểu tình bị chặn lại trước công viên Lê Nin cạnh ĐSQ TQ. 

Sau đấy đoàn biểu tình đã quay về Tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh theo đường Hàng Bông. Trong suốt quá trình diễu hành đoàn đã được cảnh sát giao thông hộ tống, dẹp đường, không có sự cản trở nào. 

Hoan hô bà con đã đi biểu tình hôm nay. Cảm ơn lực lượng CSGT đã tạo điều kiện cho đoàn biểu tình thực hiện quyền yêu nước của người dân.
     VM
Tượng đài Lý Thái Tổ (8h 10'  01/07/2012)

Trước Tượng đài Lý Thái Tổ (8h 21' . 01/07/2012)