Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay.


 NSGV: Dân chúng bên Nga đang ủng hộ việc mang thi hài Lê Nin ra hoả táng hoặc địa táng với lý do chính trị và tốn kém về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, khả năng trưng cầu dân ý này cũng còn chờ một thời gian khá lâu nữa.  Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Việc giữ gìn thi hài được quan tâm đặc biệt và chuẩn bị từ trước đó. NSGV xin giới thiệu một vài tư liệu về cuộc sống của chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi chết và công tác gìn giữ và bảo quản thi hài HCM trong những năm tháng chống Mỹ qua lời kể của Yuri Mikhailovich Lopukhin, một thành viên nhóm các chuyên gia Liên Xô đã tham gia trong việc bảo tồn thi thể của chủ tịch Hồ Chí Minh


Хо Ши Мин умирал под объективом кинокамеры.


Hồ Chí Minh đã chết dưới ống kính máy quay


  Vông Hồ Chí Minh, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, tại Nga hiện nay rất ít người biết. Có vẻ như rằng khi bảo vệ quyền tự do của đất nước mình, ông là một chính trị gia phi thường. Và sau khi chết, cũng như một số nhà lãnh đạo Cộng sản của thời kỳ đó, xác của ông được ướp để bảo quản lâu dài. Hiện tại Hồ Chí Minh vẫn được yên nghỉ trong một lăng mộ ở Hà Nội, và các chuyên gia của chúng ta vẫn thường xuyên chăm sóc thi hài của ông. Hôm nay (2010) đánh dấu kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh. Trên thực tế ít ai được biết đến "cuộc sống sau khi chết" của ông Hồ Chí Minh; "MK" được phỏng vấn nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học y học, Yuri Mikhailovich Lopukhin, một thành viên nhóm các chuyên gia Liên Xô tham gia trong việc bảo tồn thi thể của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Yuri Mikhailovich, cá nhân
ông có  quen biết với Hồ Chí Minh?

- Thật
tiếc là không có. Nói chung, Hồ Chí Minh được biết đến như là một người có giáo dục và thú vị. Ông đã nhận được một nền giáo dục tốt, biết năm ngôn ngữ. Ông làm việc ở Liên Xô trong Quốc tế cộng sản. Năm 1937, ông đến Trung Á, đã đến thăm Mao Trạch Đông, người đứng đầu quân đội nổi dậy, giải phóng Trung Quốc. Và sau này HCM đã tiến hành cuộc cách mạng đất nước của mình, bảo vệ sự độc lập của Việt Nam. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" - lời nói này của ông sau đó đã được viết chữ vàng ngay trên lăng mộ ông.

- Người ta nói rằng khi
còn sống sự khiêm tốn là đặc tính của Hồ Chí Minh?

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

“LÀM GÌ VỚI THI HÀI CỦA LÊ NIN?”


Sau khi Liên Xô tan rã, số phận thi hài Lenin đã được nhắc đến, và  ngày càng trở nên sôi nổi trong dân chúng, nhất là trong các tổ chức chính trị. Tựu trung chỉ xoay quanh vấn đề: có cải táng thi hài của Lenin? Thực ra vấn đề tương tự đã từng xảy ra thời Liên Xô, đó là đã đưa thi hài Stalin ra khỏi lăng và hỏa táng sau 8 năm nằm trong lăng cùng Lenin, sau đó gắn di cốt lên tường điện Kremli.

 Sau này thì chuyện tương tự lại xảy ra ở Bulgaria với Georgi Dimitrov. Trong thủ đô Bulgaria, thành phố Sofia, đã từng có lăng mộ của Georgi Dimitrov. Mùa hè năm 1992 khi Đảng Xã hội cầm quyền (kế tục BCP) không có bất kỳ cuộc thảo luận nào đã cho chôn cất thi hài Georgi Dimitrov gần ngôi mộ của mẹ ông tại nghĩa trang Trung ương. Tang lễ đã được tổ chức bí mật và vào ban đêm vì vậy đã không gây ra tình trạng bất ổn nào. Lăng Georgi Dimitrov đã sớm bị phá hủy vì được cho là không tương  xứng với kiến trúc trung tâm của Sofia, và hiện ở nơi này không có công trình gì.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Chủ tịch Sang nêu quyết tâm chỉnh đốn

Tin BBC:
Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa có bài sáng 23/8 nêu định hướng chỉnh đốn bộ máy sau khi các vụ bắt nghi phạm cao cấp trong ngành ngân hàng ở Việt Nam khiến dư luận chú ý đặc biệt đến công tác 'chống tham nhũng' của Đảng Cộng sản.

Phát biểu trước dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, ông Trương Tấn Sang nói đến các 'áp lực gay gắt' và 'khó khăn khốc liệt', thậm chí không kém thời Kháng chiến, của nhiệm vụ chỉnh đốn, tìm giải pháp cơ bản cho nhiều vấn đề của Việt Nam hiện nay.

Như thời Kháng chiến
Nhắc lại truyền thống cách mạng của đảng cầm quyền, nêu cao tinh thần của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông Trường Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, người mới lên làm Chủ tịch nước tháng 7/2011, đã xác tín lại con đường Đổi Mới của Việt Nam mấy chục năm qua.
Nhưng ông cũng nhanh chóng đi vào các vấn đề mà ông gọi là các 'đòn khốc liệt' nền kinh tế thị trường giáng vào đời sống xã hội.

Không hề nhắc đến Chính phủ hay các bộ ngành có trách nhiệm về nhiều vụ việc gây bức xúc dư luận hiện nay nhưng ông Trương Tấn Sang, ở vị trí nguyên thủ quốc gia, nêu rõ tên những vụ đó:
"Mới đây thôi, những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản - Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai. Hoặc, những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước".

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

NHỮNG TƯ LIỆU MẬT VỀ VIỆC BẢO VỆ THI HÀI VÀ LĂNG LENIN


Năm 1999 đúng vào dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh V I  Lenin, hãng phim NTV Nga đã công bố bộ phim "Lăng" chứa nhiều nội dung xưa nay vẫn được coi là tuyệt mật, trong đó có cả các tài liệu bằng hình ảnh, các cuộc phỏng vấn các chuyên gia về việc bảo vệ thi hài và lăng Lenin trong suốt gần một thế kỷ. Ngoài ra quý vị cũng có thể thấy việc ướp và bảo quản thi hài các lãnh tụ CS khác…diễn ra như thế nào.


Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bộ phim này trước khi quý vị xem tại đây .

Trong các chế độ cộng sản, việc ướp xác lãnh tụ gần như đã trở thành một thông lệ nhằm thần thánh hóa lãnh tụ cho mục đích cai trị. Suốt thời gian 3 phần tư thế kỷ qua, một nhân vật đóng vai trò then chốt trong việc ướp xác các lãnh tụ cộng sản  là viện sĩ Xergei Sergievich Debov (1919-1995). Ngoài tham gia bảo quản thi hài Lenin, viện sĩ Debov còn là người đã trực tiếp điều khiển việc ướp xác một số lãnh tụ cộng sản khác trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên, chung quanh việc ướp xác các lãnh tụ cộng sản có nhiều tình tiết động trời đã được cộng sản giữ bí mật suốt mấy chục năm qua.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Gây chiến với Việt Nam, sa lầy là chắc chắn

Trung Quốc đã làm cho tình hình vốn căng thẳng ở Biển Đông càng nóng lên. Hơi nóng của sự xung đột cảm thấy như đang rất gần với Việt Nam. Nhưng may thay, ít nhất cho đến bây giờ, giới quyết định gây ra xung đột, chiến tranh lại không thuộc giới như La Viện, Doãn Trác…


Sa lầy chiến tranh là một cụm từ chỉ một cuộc chiến tranh dai dẳng, mà về mặt quân sự thì hao người tốn của, không thể thắng, còn về mặt chính trị thì cuộc chiến là nguyên nhân gây chia rẽ ngay trong lòng nội bộ giới cầm quyền, trong lòng xã hội thì gây nên những phản ứng của nhân dân dữ dội về cuộc chiến tranh của bên gây chiến.

Thông thường, khi bên gây chiến không đè bẹp được ý chí và sự phản kháng của bên bị xâm lược thì sa lầy đã hiện hữu.

Sức mạnh và giàu có, sự ổn định thể chế và lãnh thổ như Mỹ mà khi sa lầy ở Việt Nam cũng điêu đứng, trong khi đó các quốc gia khác thì lợi dụng để cạnh tranh vươn lên và thậm chí đối đầu kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

HẢI QUÂN TRUNG QUỐC HÔM NAY VÀ NGÀY MAI


(Trích đăng)
Lực lượng Hàng không mẫu hạm (HKMH)
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Sơ đồ cấu tạo Hàng không mẫu hạm Shi Lang

Sau tuyên bố của Lãnh đạo TQ rằng mỗi cường quốc cần phải có HKMH thì chương trình chế tạo HKMH của Hải quân TQ đi vào thực tế. Tuy nhiên mãi đến cuối năm 2007 vẫn chưa thấy Bắc Kinh thông tin gì. Trong khi vào khoảng tháng 3 năm 2007, trong một tờ báo của Hồng Kông được hậu thuẫn của TQ khẳng định rằng Thiên Triều sẽ có cái “sân bay nổi” đầu tiên vào năm 2010.

Ít lâu sau thì mọi người được biết rằng TQ mua lại tàu tuần dương hạng nặng đang đóng dở dang của Liên Xô trước đây theo thiết kế 11436 mang tên “Variag” để cải tạo thành HKMH hạng trung thông qua các công ty ở Ukraina. Năm 2007 tàu chính thức mang tên Thủy sư Shi Lang, người chỉ huy chiến thuyền TQ đánh chiếm Đài Loan năm 1681.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

TRUNG QUỐC GIỮ CHẶT "CHUỖI NGỌC TRAI"


Mười nước ASEAN đã không thể phát triển một chiến lược hành động chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc trên các quần đảo đang tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Đây là trở ngại nghiêm trọng  đầu tiên cho lịch sử 45 năm của tổ chức này. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn trên một phần của khối, đặc biệt là ở Cam-pu-chia, nước đã tìm cách phản đối đưa ra những cáo buộc Trung Quốc trong thông cáo chung của hội.

Các căn cứ hải quân Trung Quốc hình thành "Chuỗi ngọc trai" (đường xanh) bao vây Ấn Độ và tiến ra tranh bá Ấn Độ Dương. (Đường đen là tuyến vận chuyển dầu từ Trung Đông)

Hội nghị các nhà lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á - Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cam-pu-chia ở Phnom Penh đã tổ chức 11-13 tháng Bảy ở cấp các bộ trưởng với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Bà đã cố gắng hết sức để nhấn mạnh tình trạng quốc tế quan trọng của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và hướng hội nghị vào các kênh để lên án các lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, phải đối mặt với một lập trường cứng rắn của  lãnh đạo Campuchia.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Một số khía cạnh của mối quan hệ đương đại Mỹ-Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương


  
Tác giả: Dmitry V. Mosyak

Tình hình chính trị ở Đông và Đông Nam Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng thể ngày hôm nay được đặc trưng với cuộc đối đầu rõ ràng hơn và nguy hiểm hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cả hai nước đều khẳng định sự thống trị trong khu vực phát triển nhanh chóng này của thế giới, ảnh hưởng chính trị quân sự hàng đầu và sự kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng của thế giới đi qua đây.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TRUNG QUỐC ĐÃ SẴN SÀNG CHIẾN TRANH

"Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của Trung Quốc,  nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên là như vậy, nên quốc gia này không thể tồn tại mà không có việc đi xâm chiếm lãnh thổ và các nguồn lực của các nước khác. Nói một cách khác, sự sụp đổ của Trung Quốc chính là do việc mở rộng (lãnh thổ) của họ".

Alexander Khramchikhin

Tuần trước*, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) - chuẩn bị cho chiến tranh. Tuyên bố trên chắc chắn là ấn tượng, nếu xem xét ám chỉ đất nước nào trong lời văn. Trung Quốc sẽ chiến đấu chống ai, Chủ tịch Hồ không nói đích danh. Không hiểu sao, mọi người nghĩ rằng - Hoa Kỳ.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH NGÀY 05/08/2012: NHỮNG KẺ CHỈ ĐIỂM

1. Những người biểu tình
   Hôm nay công an Hà Nội đối phó với người biểu tình ‘rất quyết liệt’ và ‘có sự chuẩn bị kỹ càng’.  Số lượng công an được huy động lên đến hàng trăm người và có nhiều lực lượng phối hợp: CSCĐ áo xanh, áo vàng, trật tự, bảo vệ...và lực lượng giả dạng người biểu tình. Họ rải khắp nơi, từ đầu này đến đầu kia, khi đoàn biểu tình đến cách đài phun nước (chỗ chuẩn bị rẽ vào phố Hàng Bông) khoảng 100m thì vẫn còn hơn trăm người trực ở Vườn hoa Lý Thái Tổ và bờ hồ Hoàn Kiếm.
Cuộc biểu tình hôm nay chủ yếu là các thanh niên và một số trí thức.
Công an được thấy là trấn áp quyết liệt đợt biểu tình lần thứ 4 này ở Hà Nội.


Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

BA TÀU TỰ SỰ...

Tác giả: Arjen Nguyen  (Một bài viết của người Việt gốc Hoa)


Một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn
Không biết xuất phát từ đâu và từ bao giờ, người VN gọi chúng ta là “Ba Tàu”, là “thằng chệt” với hàm ý phân biệt đối xử và miệt thị. Có lẽ họ còn hận cha ông chúng ta ngày xưa đã đặt ách thống trị cả ngàn năm lên đất nước này. Và cũng có thể họ ghen tức với sự thành công của chúng ta tại miền Nam trước đây.

Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau, dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN, chúng ta vẫn là là “Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng”