Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG (1979)

Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô (LX) do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng VN thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân TQ. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo VN cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho VN. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân LX với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân TQ từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến LX tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được VN và TQ sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu TQ không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố LX, nên TQ phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.

Các cố vấn LX ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân TQ, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn LX đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

"TRẬN GIẢ" ĐÃ BẮT ĐẦU QUANH ĐẢO SENKAKU (ĐIẾU NGƯ)


 
Đài Loan đã can thiệp vào tranh chấp

Tình hình tranh chấp
xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tiếp tục xấu đi từng ngày. Vào đêm trước đã xảy ra việc sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, cho đến nay, mới là vũ khí nước.

Vài chục tàu cá Đài Loan đã vào vùng lãnh hải của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku, hãng tin Kyodo đưa tin.

Theo
tin của Biên Phòng Bờ Biển Nhật Bản, các tàu thuyền đánh cá được sáu tàu tuần tra hộ tống. Thông tin chính xác về số lượng tàu đi ngang qua biên giới nước với Nhật Bản chưa được xác nhận.

Báo cáo
nêu rõ, tuần tra Nhật Bản đã sử dụng súng bắn nước công suất lớn chống lại các cuộc xâm lược. Tàu tuần tra của Đài Loan cũng đã sử dụng vòi rồng phun nước. Trên không máy bay trực thăng quần thảo uy hiếp trực tiếp lên các tàu. Lợi thế trong trận chiến này đang nghiêng về phía Nhật Bản.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

VietNamNet LẠI ĐƯA TÍT GIẬT GÂN.


Hôm 19/09/2012, Vietnamnet (VNN) giật một cái tít khá giật gân (để câu khách) và nội dung bài còn sai sự thật là Nga tiết lộ bí mật làm rung chuyển thế giới khiến cho đến giờ này, bài báo này đã đứng hàng đầu theo thống kê "Đọc nhiều nhất" của VNN.
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/8899...-the-gioi.html

Hóa ra là "Nga vừa giải mật thông tin cho biết ngay từ thời Liên Xô, đã phát hiện ra mỏ kim cương mới, khổng lồ, chứa hàng nghìn tỷ carat, đủ để cung cấp cho thị trường toàn cầu thêm 3.000 năm nữa". 

Cái câu này VNN trích mới ghê:
Trích:
Giám đốc viện trên là Nikolai Pokhilenko nói, thông tin trên đủ để gây đảo lộn thị trường kim cương toàn cầu

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Anh Nguyễn Chí Đức công khai tuyên bố rời khỏi Đảng Cộng Sản VN



Nội dung này có địa chỉ http://www.rfa.org được gửi bởi một bạn đọc kèm theo thông điệp sau:"  Thêm một đảng viên trẻ tuổi công khai tuyên bố rời khỏi hàng ngũ của Đảng Cộng Sản VN".

Đó là anh Nguyễn Chí Đức, người nổi tiếng vì bị công an Hà Nội đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái. Mặc Lâm phỏng vấn anh để tìm hiểu thêm căn nguyên khiến anh từ bỏ lý tưởng mà anh theo từ bấy lâu nay. Trước tiên anh cho biết:

Nguyễn Chí Đức : Tôi phải đính chính đối với RFA là tôi không phải từ bỏ đảng mà chỉ xin ra khỏi đảng thôi. Trước khi mình vào thì mình có làm đơn, bây giờ mình cũng đúng thủ tục thì mình xin ra. Nhưng mà trước khi ra thì tuần trước chi bộ cũng làm việc với tôi để hỏi thăm tôi nguyện vọng về một vấn đề khác, nhân tiện tôi cũng trình bày là tôi muốn ra khỏi đảng. Tôi cũng trình bày sơ lược quan điểm của tôi tại sao tôi lại ra khỏi đảng mà trong khi đang yên lành lại xin ra. Tôi cũng xin trình bày với quý đài RFA rằng đó là một quá trình dài của tôi chứ không đơn thuần là một quyết định nhất thời, mà điều chắc chắn là không phải do bất mãn vì công việc hay vì một xích mích nào cả. Tôi vẫn đi làm bình thường, mà thậm chí công việc và sự nghiệp của tôi nó còn thăng tiến hơn. Không đi biểu tình thì sự nghiệp còn thăng tiến hơn, nhưng tất cả là do tư tưởng ban đầu của tôi

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

• Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?‏


Bài này có địa chỉ từ http://www.rfa.org được một bạn đọc gửi đến kèm theo thông điệp sau: " hãy xem bài này rất lý thú " Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc? Tú ở Hà Nội, Dũng ở Phú Thọ, Hiếu ở Đà Nẵng và Tuynh ở Bình Thuận bàn về mối quan hệ giữa Đảng CS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc.

Trong kỳ này, các bạn trẻ sẽ tiếp tục thảo luận về việc liệu ĐCS VN sẽ chọn nhân dân hay chọn Trung Quốc, cũng như việc họ suy nghĩ thế nào về danh từ “thế lực thù địch” vốn hay được truyền thông trong nước sử dụng gần đây. Bây giờ, Khánh An mời quý vị tiếp tục nghe ý kiến của bạn Hiếu hôm trước:

Hiếu: Họ cần phải gắn chặt vận mệnh của mình đối với lại Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm điều gì, có yêu cầu như thế nào thì Đảng CSVN đều làm tất cả mọi thứ có lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho dù điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến dân tộc thì cũng vậy thôi. Nếu mà ở trong lòng Đảng CSVN có những người thực sự yêu nước thì ngay từ bây giờ họ nên đứng về phía nhân dân Việt Nam để mà chống đối Đảng CSVN trong việc mà Đảng CSVN đã quá nhu nhược đối với những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay.

Khánh An: Nếu mà nói như các bạn, để Khánh An sắp xếp lại nhé, các bạn cho rằng Đảng CSVN đi đêm, hay nói cách khác là đi cùng hay là “cùng một giuộc”, giống như ý bạn Dũng nói, với phía Trung Quốc. Thế thì hiện nay nhân dân người ta biểu tình chống Trung Quốc, không lẽ Đảng cộng sản tự đưa mình về bên phía để nhân dân chống lại mình hay sao?

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cuộc đấu tàu sân bay với Trung Quốc (Bài 2)

Kể từ sau đại chiến thế giới lần 2, Nhật Bản giống như một “chiến binh Samurai ngủ say trong vòng tay người Mỹ”. Nhưng khi “con voi” Trung Quốc trỗi dậy và bắt đầu thể hiện tham vọng lớn ở Thái Bình Dương, gã chiến binh Samurai Nhật Bản bắt đầu thức giấc.

Cuộc đấu tàu sân bay với Trung Quốc (Bài 2)


Ngày 9/2/2012, Bộ Quốc phòng và Hải quân Nhật Bản tổ chức lễ đặt ki chế tạo chiếc tàu tuần dương chở trực thăng mới nhất của họ tại nhà máy đóng tàu IHI Marine United ở Yokohama. Theo chuyên gia Edouardo Moulimo, đây là chiến hạm lớn nhất được đóng ở Nhật kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

BÁO CHÍ CỦA TA CHƯA LÀM THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Báo “NHÂN DÂN” cơ quan trung ương của đảng Lao động Việt Nam số 556, ra ngày Thứ Bảy  19 - 9 - 1955, trong mục “Nói mà nghe” có đăng bài viết “ BỌN DIỆM LÁO TOÉT ” của chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh C. B.).

Báo “NHÂN DÂN” cơ quan trung ương của đảng Lao động Việt Nam số 556, ra ngày Thứ Bảy  19 - 9 - 1955, trong mục “Nói mà nghe” có đăng bài viết “ BỌN DIỆM LÁO TOÉT ” của chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh C. B.). 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) viết (trích): “ báo chí và đài phát thanh của Diệm bịa đặt những chuyện dựng đứng để nói xấu miền Bắc ta. Chúng bịa đặt ra tên người, tên chỗ, ngày giờ, con số, v.v…, làm như chúng đã “nói có sách mách có chứng”, để lừa bịp đồng bào miền Nam, lừa bịp dư luận thế giới”. Và HCM kết luận: “ Nhưng vì chúng nói láo quá trắng trợn, kết quả là chúng không lừa bịp được ai, mà lại tự lột trần mặt nạ của chúng”. Đồng thời chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “cơ quan tuyên truyền của ta và đồng bào ta cần phải đối phó kịp thời”.

Sự việc chủ tịch HCM nêu trên đã có đồng bào miền Nam, có lịch sử kiểm chứng. Chỉ có điều, hiện nay “báo chí cách mạng VN” đang làm những điều mà chủ tịch HCM đã phê phán cách đây 57 năm. Họ im lặng trước sự gây hấn, lấn đất lấn biển Việt Nam của Trung Quốc; bôi nhọ, vu khống những người biểu tình yêu nước… Họ cũng im lặng khi đồng nghiệp của họ bị đánh khi tác nghiệp, bị ra tòa vì điều tra, viết bài chống tiêu cực...Và gần đây nhất là ngày 12/09/2012, báo Quân đội nhân dân đăng bài “Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều” của hai phóng viên Quang Hồi và Duy Thành, ghi là trao đổi ngắn với nhà văn Nguyên Ngọc. Thế nhưng nhà văn Nguyên Ngọc đã phản hồi như sau: “Tôi đọc và  kinh ngạc: Tôi bị nhét vào mồm nhiều câu rất vớ vẩn, lẫn những ý rất bậy bạ… Trước đây tôi cũng có làm báo, cũng có thời làm báo quân đội; đã lâu không còn làm báo. Không ngờ báo chí ta, có cả báo quân đội, đã đạt được … "tự do" đến thế!”.

SÓNG HOA ĐÔNG ĐÁNH THỨC CHIẾN BINH SUMURAI NHẬT BẢN

[INFONET]
Kể từ sau đại chiến thế giới lần 2, Nhật Bản giống như một “chiến binh Samurai ngủ say trong vòng tay người Mỹ”. Nhưng khi “con voi” Trung Quốc trỗi dậy và bắt đầu thể hiện tham vọng lớn ở Thái Bình Dương, gã chiến binh Samurai Nhật Bản bắt đầu thức giấc.

Bài 1: Cuộc đua chiếm lĩnh bầu trời Đông Á

Đã gần 60 năm qua, mỗi khi nhắc đến Nhật Bản người ta chỉ nhớ đến một cường quốc về kinh tế sống trong sự “bảo kê” của quân đội Mỹ. Ít ai còn nhớ rằng, trước chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản đã từng là một cường quốc hàng đầu về sức mạnh quân sự. Nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, có vẻ như mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc đã khiến Nhật Bản không thể không nhanh chóng tìm lại sức mạnh xưa kia của mình. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở cuộc đua tăng cường sức mạnh không quân nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh bầu trời khu vực Đông Á giữa Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không quân - Điểm yếu chết người của Nhật?

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Nước cờ tàu hải giám Trung Quốc trong cuộc tranh chấp với Nhật Bản

 

Корабли ударной группы на учениях сил Балтийского флота

Photo: RIA Novosti
Ngày thứ Sáu 14/09, 6 tàu hải giám Trung Quốc tiến vào khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku). Chính phủ Nhật Bản thành lập Ban chỉ đạo khủng hoảng. Trong tương quan tình hình có sự bùng phát mới, Thủ tướng Yoshihiko Noda đến trụ sở chính thức sớm hơn lệ thường 1 giờ. Cũng trong bối cảnh vụ việc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản triệu tập Đại sứ Trung Quốc để ông này nghe truyền đạt lời tuyên bố phản đối.

Các nguồn tin Nhật Bản thông báo rằng tàu tuần tra của Trung Quốc “ngang nhiên” tiến vào khu vực mà Nhật Bản coi là lãnh hải của mình. Đồng thời, tàu Trung Quốc phớt lờ khi phía Nhật Bản yêu cầu họ rút lui. Trong tình huống đó, lực lượng tuần tra biển của Nhật Bản chuyển sang mức sẵn sàng cao độ. Diễn biến chưa đến kịch điểm là sử dụng vũ lực đẩy bật tàu Trung Quốc khỏi khu vực. Tuy nhiên, cả hai bên đã “lời qua tiếng lại” đấu với nhau bằng loa phóng thanh của các con tàu. Người Nhật đòi các tàu ngoại rời khỏi khu vực, còn đáp lại họ nghe thấy rằng đây là vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Việt Nam xúc tiến chủ động sản xuất nhiên liệu máy bay

Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga từng gỡ khó cho ngành hàng không của Việt Nam. Với ai đó, lời khẳng định  này có vẻ kỳ quặc hay khuyếch trương. Nhưng đó là sự thật. Thực hư ra sao, mời các bạn nghe câu chuyện của quan sát viên Đài "Tiếng nói nước Nga" Aleksei Lensov.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Không thể trốn tránh sự trừng phạt của công lý

© The Voice of Russia

Mới đây, tại Việt Nam lại có thêm một vụ bắt giữ thu hút sự chú ý rộng lớn trong và ngoài nước. Tại một quốc gia trong vùng Đông Nam Á, Interpol đã bắt giữ và chuyển giao cho Việt Nam nhân vật trong diện truy nã quốc tế là Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Hàng hải, cựu Chủ tịch tập đoàn Nhà nước - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Lệnh bắt giữ ông này được phát ra từ tháng Năm, nhưng khi đó Dương Chí Dũng đã tẩu thoát ra nước ngoài. Việt Nam đưa nhân vật này vào danh sách truy nã quốc tế và đến nay Dương Chí Dũng mới bị bắt. Trước đó, cũng đã bắt giữ mấy lãnh đạo khác của Vinalines.

Dương Chí Dũng bị cáo buộc về tội "cố ý can thiệp vào qui trình quản lý kinh tế Nhà nước, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng". Ở đây nói đến việc hoạch định và bắt đầu triển khai đề án xây dựng nhà máy đóng tàu ở miền Nam Việt Nam mà không có sự phê chuẩn của Chính phủ. Ban lãnh đạo Vinalines cũng bị cáo buộc làm thất thoát 514 tỷ VND (tương đương với 24 triệu dollar) trong việc mua lại một ụ nổi cho cái nhà máy không thể xây dựng được bởi không có kinh phí.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

MAY MÀ VIỆT NAM CÒN CÓ SÀI GÒN

Ảnh : Sài Gòn trước năm 75 - Nguồn : Internet



Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường

Khi có ý đi tìm người Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.

Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất. Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,... là chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa... dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố trước phần dân cư còn lại của cả nước.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Vạch trần bộ mặt xảo trá của Trung Cộng

Trần Phương Bình

T

Theo đài BBC, chiều ngày 2/9/2012 Tân Hoa Xã của Trung Cộng đưa tin, một phái đoàn quân sự cấp cao của Trung Quốc đã rời Bắc Kinh đi Việt Nam vào chiều ngày Chủ nhật 2/9 trong khuôn khổ chuyến công du bốn nước Á châu. Dẫn đầu phái đoàn là Thượng tướng Mã Hiếu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc, là người đã từng tuyên bố Trung Quốc có đủ sức mạnh để làm cái công việc gọi là “bảo vệ chủ quyền” trên biển Nam Hải, tức Biển Đông của Việt Nam (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120903_maxiaotian_in_hanoi.shtm).
Phái đoàn ông Mã sẽ lần lượt đến thăm Việt Nam, Miến Điện, Malaysia và Singapore theo lời mời của bộ trưởng quốc phòng các nước này.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy cán bộ, chiến sĩ, đảng viên phải học tập ai?



  Chúng tôi có trong tay cuốn “Sổ tay Đoàn viên TNXP” in năm 1956. Trong đó có đăng lại bài viết “ Ba trường học lớn và tốt” của chủ tịch Hồ Chí Minh (với bút danh C.B.) đã đăng trên báo "Nhân Dân" số 180. Trong khi đảng phát động phong trào "Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thì trong bài báo này chủ tịch HCM có viết:"Những trường ấy có hàng ức, hàng triệu quần chúng làm giáo viên”, “do quần chúng thẳng thắn phê bình mà cán bộ tẩy rửa được những tính xấu như: quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí…”.

 Năm ấy chỉ có Liên Xô theo chế độ XHCN, nước VN theo chế độ “Dân chủ nhân dân”. Dân số (cả 2 miền ) là 25 triệu người. Ngày  thành lập đảng Lao động VN là 11 tháng 2 năm 1951. Kỷ niệm ngày sinh, Max, Stalin, Mao, Tore… Không thấy kỷ niệm ngày sinh Lenin....



Mời quý vị đọc tham khảo, hi vọng qua đó quý vị có thể có được vài điều mình còn chưa rõ…của lịch sử nước nhà.