Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Trung Quốc: người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ.*


Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc với một hình ảnh làm thế giới chú ý: chân dung những người khai sinh ra học thuyết cộng sản Marx, Engels, và Mao đã không còn trong sảnh đường đại hội ở Bắc Kinh.

Ngay sau sự thay đổi mang tính biểu tượng chính trị này, Trung Quốc lại làm thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: công bố hộ chiếu của công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có in hình đường lưỡi bò ôm trọn 80% diện tích biển Đông-vùng biển đã và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Asean bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei.

Cả hai sự kiện đáng ngạc nhiện ấy đã khẳng định một điều không ngạc nhiên rằng, trước sau như một, Trung quốc vẫn là đất nước mang nặng hệ lụy và trung thành với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.
Những quan chức hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc, với việc sản sinh ra loại hộ chiếu này, đã chứng minh một điều, dù thời đại có đổi thay, tầng lớp tinh hoa của đất nước có dân số vĩ đại nhất hành tinh vẫn là đứa bé không bao giờ lớn trong chiếc nôi lịch sử được dựng lên bởi sự xâm lấn, bành trường lãnh thổ của dân tộc họ.

Hậu quả là, từ thế hệ này sang thế hệ khác, Trung Quốc luôn đối mặt với một nền hòa bình bấp bênh và đổ vỡ với các dân tộc khác.

Bước đi đầy tính toán

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

PHẠM QUỲNH VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG CHO VĂN HOÁ VIỆT NAM


"Lịch sử là quan toà công minh chính trực, lịch sử thật vô tư, không bao che, không thiên vị, lịch sử đã, đang và sẽ xét đúng công, luận đúng tội của những ai đã ít nhiều góp phần làm nên nó."

 Tác giả: Lê công Sự.


Có một số nhân vật lịch sử người đương thời không thể nhận diện đúng, mà cần có một độ lùi thời gian; nghĩa là phải chờ đến sự phán xét của các thế hệ sau. Phạm Quỳnh là một trong những người có số phận như vậy. Bài viết của chúng tôi nêu lên một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời và những đóng góp của ông cho nền văn hoá Việt Nam, qua đó cung cấp một số tư liệu để chúng ta nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện hơn về nhân vật lịch sử vốn gây nhiều tranh luận, nhiều cách đánh giá trái chiều nhau trong hơn nửa thế kỷ qua.

1. Phạm Quỳnh với những bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Phạm Quỳnh sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892 tại nhà số 1, phố Hàng Trống, Hà Nội, quê gốc ở làng Hoa Đường (1), xã Lương Ngọc, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương - một làng có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Thân phụ là Phạm Hữu Điền, theo nghiệp thi cử và đỗ tú tài, kết duyên cùng bà Vũ Thị Đoan. Sinh được Phạm Quỳnh chín tháng thì bà Đoan mất. Khi Quỳnh lên chín tuổi, ông Điền cũng qua đời nốt, bé Quỳnh phải sống nhờ vào bà nội.

Thuở nhỏ, cậu bé Quỳnh thân hình yếu ớt, sài đẹn, lên đậu mùa, mặt rỗ hoa (xem 11). Lớn lên, cậu theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt ở phố Hàng Đào, sau được nhận vào trường Thông Ngôn (Ecole des Interpretes)2. Tại đây cậu bé Quỳnh có cơ hội tiếp nhận nền văn hoá Pháp. Năm 1908, Phạm Quỳnh tốt nghiệp trường này với danh hiệu thủ khoa. Sau đó, được nhận vào làm thủ thư và thông ngôn ở trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaise d’Extrême Orient) - tại đây, chàng thanh niên ham học có điều kiện đọc nhiều sách và học thêm chữ Hán. Đi làm được một năm sau (1909) thì Phạm Quỳnh lấy một thôn nữ tên là Lê Thị Vân (1892- 1953) - người thôn Nhân Thục, làng Thọ Vực tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Cô Vân không biết chữ, thay vào đó có trí nhớ tuyệt vời, thuộc khá nhiều câu ca, bài hát dân gian, truyện nôm - chính điều này đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo và cung cấp nguồn tư liệu đồi dào, phong phú cho Phạm Quỳnh viết các bài khảo luận về văn hoá dân gian Việt Nam mà điển hình là Tục ngữ ca dao và Truỵên Kiều (1, 124 - 216) được công chúng thời đó nhiệt liệt hoan nghênh.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

VN nổ súng bắt 'hải tặc' ở Biển Đông




Việt Nam vừa bắt 11 người bị ghi là ‘hải tặc’ trên một chiếc tàu chở hóa chất trên đường tới đảo Borneo của Malaysia.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMB) hôm 23/11/2012 cho hay tin từ Kuala Lumpur nói đây là lần đầu tiên trong nhiều năm có chuyện bắt được ‘hải tặc’ trên tàu chở hóa chất ở vùng Biển Đông.
Chiêc tàu của Malaysia bị mất liên lạc hôm Thứ Bảy trước sau khi rời cảng Johor, Malaysia, theo quan chức của IMB ở bộ phận đóng tại Kuala Lumpur.
Có vẻ như chiếc tàu bị tấn công khi đi trên Biển Đông và chính quyền Việt Nam đã thành công trong việc chặn bắt tàu sau khi nhóm tấn công đuổi thủy thủ đoàn xuống biển hôm thứ Tư.
Nhóm thủy thủ gồm chín người nay cũng đã được ngư dân địa phương cứu thoát, theo AFP.
Báo Việt Nam nói nhóm ‘cướp biển’ là người Indonesia còn thủy thủ đoàn gồm cả người Indonesia và Malaysia.
11 hải tặc bị Cảnh sát biển Việt Nam bắt sống như thế nào?

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Chuyện tình Cam-Ranh

Shamil Galyautdinov đến Việt Nam vào năm 1984. Chàng thanh niên trẻ đến từ Kazan phục vụ trong một căn cứ hải quân ở Cam Ranh. Tại đây ngoài sự hiện diện của các sĩ quan quân đội Liên Xô còn có các quân nhân Việt Nam, và trong số đó có cô gái 19 tuổi tên Trang.

Trang


Phục vụ cùng trong một căn cứ quân sự và Trang nhanh chóng để ý đến chàng trai có khuôn mặt đáng yêu, dễ gần này. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều, cô thường ngồi trên một tảng đá từ xa và chỉ nhìn chăm chú vào anh, không dám tiếp cận lại gần. Chàng trai cũng bối rối và sau nhiều lần ngập ngừng, anh đã quyết định tiến lại làm quen với cô gái trẻ.

Mối quan hệ của hai người đã phát triển rất nhanh chóng mặc dù nội quy đơn vị không cho phép điều này. Nhưng không hiểu sao cuối cùng câu chuyện đã đến tai chính trị viên-chỉ huy đơn vị của Shamil, và ông đã quyết định tách riêng cặp đôi yêu nhau này.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Sẽ không có "văn hóa từ chức" ở Việt Nam


Vào lúc 10 giờ 10 phút, sáng thứ Tư 14/11 (giờ Hà Nội) Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếp ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dương Trung Quốc hỏi: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"

Ông đại biểu tỉnh Đồng Nai chốt lại bằng hai câu hỏi:
1. Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
2. Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Các câu hỏi mạnh mẽ chưa từng thấy của ông Dương Trung Quốc ngay lập tức được lưu truyền trên các mạng xã hội ở Việt Nam.

Về phần mình, tuy không nhắc tới cụm từ "văn hóa từ chức", Thủ tướng Chính phủ khẳng định nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm, "không thoái thác nhiệm vụ". 

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Nga và Việt Nam là những đối tác đa mục đích


"Giáo sư Thayer (Úc) chỉ rõ 4 điểm nổi bật trong mối quan hệ Việt – Nga là: Hợp tác dầu khí, Hợp tác năng lượng thủy điện và điện hạt nhân, Hợp tác thiết bị quân sự và công nghệ, và cuối cùng mới là hợp tác thương mại đầu tư. Trong số 4 lĩnh vực này, nổi bật nhất là hợp tác giữa 2 nước về năng lượng và quân sự."

 Ngày 7 tháng 11, Nga và Việt Nam đã ký kết thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ vì mục đích hòa bình, đầu tư vào nền kinh tế của nhau và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Các văn kiện đã được ký kết sau cuộc hội kiến giữa thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Hiệp định về hợp tác thăm dò vũ trụ được thiết kế nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực viễn thám, định vị vệ tinh và truyền thông, y học và sinh học vũ trụ. Matxcơva và Hà Nội cũng sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật, nông nghiệp, khai thác các mỏ khoáng sản và hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị


Phạm Lê Vương Các
gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM

Tình hình chính trị Việt Nam trong những tháng vừa qua có vẻ rất sôi động và cũng không kém phần căng thẳng.
Có thể nói như vậy vì những sự kiện xảy ra gần đây đã bắt đầu len lỏi vào giới trẻ vốn trước đó nhìn nhận chính trị như là một cuộc chơi xa xỉ.
Như một thằng bạn học chung lớp thời phổ thông với tôi hồi giờ coi chính trị là điều xa lạ với nó. Nhưng khi nó gọi điện tới, nghe giọng tôi Alô, nó tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi: “Mày chưa bị bắt sao?”.
Tôi cười khì khì: “Tao có tội gì mà bắt?”. Nó liền cười khà khà và hỏi tiếp: “Thế sao báo Nhân dân nói mày là phản động, kích động chống nhà nước?”.

Thú thật là tôi cũng không biết trả lời cho câu hỏi này như thế nào để cho một thằng bạn không quan tâm đến chính trị hiểu ngọn nguồn sự việc. Nhưng tôi cũng đã cố gắng giải thích rằng: chắc đó là thông điệp nhằm “cảnh cáo” gửi đến những người bộc lộ suy nghĩ không theo lề lối như tôi.
Câu chuyện sẽ dừng lại ở đó nếu không có câu hỏi “Gần đây có con nhỏ nào ở trường Đại học gì đó rải truyền đơn chống Trung Quốc vừa bị bắt? Tại sao nó chống Trung Quốc thì bị bắt, còn mày chống nhà nước mình mà sao không thấy bắt mày?”.

Tôi đã giật mình với câu hỏi này vì nó phản ánh đúng những uẩn khúc và thắc mắc của nhiều người.
Tôi trả lời về sự việc của Nguyễn Phương Uyên - sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm TPHCM theo suy đoán: “Đúng là cô ấy có rải truyền đơn chống Trung quốc. Nhưng họ bắt cô ấy chắc là vì truyền đơn có đính kèm thông điệp kêu gọi lật đổ ĐCSVN và cô ấy có tham gia vào tổ chức chính trị đối lập, cũng như những tờ truyền đơn có dính dáng tới lá cờ vàng sọc đỏ”.

Cuộc chơi của Phương Uyên