Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Vai trò của KGB trong cái chết của Seausescu

Theo giới bình luận quốc tế, Mỹ và liên quân tấn công Libya nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bằng mọi giá mà nguyên do sâu xa vì dầu lửa. Còn hơn 20 năm về trước, theo AN, Liên Xô và Mỹ đã bắt tay nhau “hạ” Chủ tịch Romania Nicolae Ceausescu lại vì hạt nhân.

Nhiều người có thể đã đặt câu hỏi: Tại sao tình báo Liên Xô và Mỹ lại bắt tay ám hại Chủ tịch Romania và tại sao Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev lại chấp thuận xử bắn vợ chồng Chủ tịch Romania Nicolae Ceausescu? Theo báo AN, câu trả lời khá ngắn gọn: “Cả Liên Xô và Mỹ khi đó có một điểm đồng - không cho phép Romania trở thành cường quốc hạt nhân”.

Từ tuyên bố gây sốc

Tháng 5/1989, với lời tuyên bố bất ngờ: “Về mặt kỹ thuật, chúng tôi có khả năng sản xuất được vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Romania Ceausescu đã thực sự làm cho Mỹ và Liên Xô bị sốc.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Lãnh tụ ở đâu?



Blogger Huỳnh Thục Vy
Viết từ Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc

Tôi luôn nghĩ: phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đang thiếu một nhà lãnh đạo.
Nhưng có ý kiến lại cho rằng: 'Một người lãnh đạo sẽ không sớm thì muộn lại đưa Việt Nam vào chế độ độc tài'. Một số khác thì quả quyết: phong trào dân chủ cần sự ủng hộ của quần chúng, chứ không cần một người lãnh đạo.
Sau những diễn biến dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một 'lãnh tụ có tâm, có tầm'.

 

Mâu thuẫn


Làm sao chúng ta có thể, một mặt, phủ nhận tầm quan trọng của một người lãnh đạo phong trào dân sự đòi dân chủ ở Việt Nam, mặt khác, hồ hởi tung hô vai trò của một 'người hùng' ở nước khác? Sự phủ nhận đầy mâu thuẫn ấy, chỉ là cách để chúng ta biện minh cho những khó khăn, yếu kém khó vượt qua của mình, cũng là cách thể hiện sự thiếu hiểu biết trong so sánh tình hình nước ta với nước khác.
Sự lo sợ về một chế độ độc tài hậu cộng sản không phải là lý do chính đáng (chưa nói đến sự khác biệt rất lớn giữa lãnh đạo và lãnh tụ). Khi chúng ta ca ngợi không tiếc lời bà Suu Kyi, chúng ta có nghĩ bà sẽ trở nên độc tài? Thiết nghĩ, độc tài hay không, không phải do sự hiện diện của người lãnh đạo mà thành. Nó là kết quả của nhiều nguyên nhân: sự yếu kém về ý thức tự do và khát vọng dân chủ của người dân, sự yếu kém của xã hội dân sự, tính chất của trào lưu chính trị trong khu vực và việc có hay không sự can thiệp của một quốc gia độc tài lớn hơn…

Khi chúng ta đề cao vai trò của lãnh đạo đối lập Miến Điện như là một người sáng suốt, 'giữ được cân bằng để vừa đấu tranh kiên trì, vừa đối thoại để tạo lối thoát cho chính quyền độc tài', chúng ta đã cố tình bỏ qua vai trò trọng tài của người Mỹ. Có thể người Mỹ không giúp được gì trong việc xây dựng dân chủ (công việc cần nhiều nội lực), nhưng không thể bác bỏ vai trò trọng tài của họ trong cuộc chuyển hóa này. Vai trò ấy đặc biệt quan trọng để đảm bảo hai bên độc tài-dân chủ có đủ cơ sở để tin nhau, để đi đến đối thoại.
Nếu không có người Mỹ, không ai dám đảm bảo bà Suu Kyi sẽ không bị thua thiệt khi tiến hành đối thoại. Hãy đặt trường hợp Việt Nam, bạn muốn đối thoại với người cộng sản, sớm muộn bạn sẽ nhận ra bạn bị họ dắt mũi. Hay bạn có thể tưởng tượng, kết quả ở Miến Điện sẽ thế nào nếu trọng tài không phải là Hoa Kỳ mà là Trung Quốc?

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Việt Nam đào tạo những hạt giống tương lai cho ngành công nghiệp hạt nhân

   Ngay sau khi xảy ra vụ Fukushima, nhà phân tích năng lượng mới của tập đoàn tài chính Bloomberg là Gadomski nhận định rằng: “Chúng ta thấy một số phản ứng tức thời đòi loại bỏ hạt nhân, nhưng điều đó sẽ không thể làm được trong một thời gian dài nữa. Chúng ta không có một giải pháp nào khác tốt hơn nếu như muốn làm cho ngành năng lượng sạch, không còn khí nhà kính”. 

    Mặc dầu còn có những ý kiến phản đối gay gắt của mt số nhân sĩ, trí thức Vit Nam, theo dự kiến tổ máy  thứ nhất của nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) đầu tiên ở Việt Nam sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Còn các chuyên gia Việt Nam, những người sẽ làm việc tại nhà máy điện này, đã bắt đầu được đào tạo từ hai năm trước. Vào năm 2010, đã có 29 chàng trai cô gái Việt Nam đến thị trấn nhỏ Obninsk, nằm cách Matxcova khoảng 100 km. Đây là đợt tuyển sinh đầu tiên của Trung tâm đào tạo hạt nhân quốc tế khi đó mới được thành lập. Trung tâm hoạt động trên cơ sở của Viện năng lượng nguyên tử (IATE). Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Liên Xô đã được xây dựng tại Obninsk và thị trấn này đã trở thành thành phố khoa học đầu tiên của đất nước. Viện năng lượng nguyên tử là trường đại học chính tại đây. Công việc đào tạo ở đây được thực hiện rất nghiêm túc. IATE sử dụng một cơ sở thực nghiệm độc đáo bao gồm hàng chục viện nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại nhất, do các chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Nga giảng dạy. Các ngành học chính của sinh viên Việt Nam là xây dựng NMĐNT, lắp đặt và hiệu chỉnh các thiết bị, điều khiển nhà máy điện và đảm bảo an toàn phóng xạ hạt nhân.

Nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên (tháng 10/ 2010) tại Viện năng lượng nguyên tử Obninsk.
 Họ sẽ được đào tạo chuyên ngành "nhà máy điện hạt nhân".


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH: CÔNG VÀ TỘI



 · QUA BÀI GIẢNG CHO CÁC HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC 

"Đại tá Trần Đăng Thanh phải nói là người “đi guốc vào bụng Trung Cộng”, hiểu thấu tim đen của Trung Cộng. Ấy thế mà ông lại chủ trương phải “hoà” với Trung Cộng bằng mọi giá. Mà để đổi lấy cái gì? Để đổi lấy cái sổ hưu cho một số người. Một cái sổ hưu nhiều nhất là của vài triệu người còn thì thí mạng gần một trăm triệu đồng bào còn lại. Một cái sổ hưu vài triệu bạc của tuổi già, chỉ ít năm sau chết là hết. Con cháu sau đó không còn đất, không còn biển, đến Tổ quốc cũng không còn, ông  Đại tá Trần Đăng Thanh không cần biết!". - Đào Tiến Thi

Bài của Đại tá Trần Đăng Thanh trước hiệu trưởng các trường đại học ở Hà Nội vừa rồi có nhiều sai trái đáng lên án và trong mấy ngày qua có nhiều bài viết, nhiều comment cũng đã lên án rất gay gắt. Hầu hết những ý kiến ấy là xác đáng. Song nếu chỉ thấy ông Thanh sai hết, hỏng hết thì cũng không công bằng. Theo tôi bài nói chuyện của Đại tá Thanh có cả đúng và sai.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

HỒ CHÍ MINH & TRƯƠNG TẤN SANG: KHÔNG BAO GIỜ BÁN NƯỚC


Việt Nam vậy là đã có 2 vị Chủ tịch Nước dùng LỜI THỀ để PHỦ NHẬN đồn đoán nhằm lấy lại Lòng tin của Quốc Dân-Đồng bào:

- Năm 1946, khi Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh (đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký với Jean Sainteny (đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp) Hiệp định Sơ bộ 06/3, đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật, dậy lên trong Dân chuyện chính phủ bán nước cho Pháp.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Biển Đông: Những hành động đáng quan ngại từ ngày 01/01/2013

 TQ sẽ nghiêng về triển khai tàu phi quân sự và bán quân sự như tàu hải giám để có cớ lu loa là “bị hại”, nhưng có thể trang bị vũ khí trong thời chiến.

Tàu Hải giám 137 là tàu hải giám mới nhất lớp 3.000 tấn, trang bị cho Tổng đội Đông Hải vào ngày 14/11/2012, do Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chụp được.

Trang mạng “Strategy Page” Mỹ vừa có bài viết cho rằng, gần đây, Trung Quốc tuyên bố, từ ngày 1/1/2013, tàu hộ vệ tuần tra của Hải quân Trung Quốc sẽ “hộ tống” hoặc xua đuổi tàu thuyền nước ngoài trên biển Đông. Cách làm này đã bị nhiều nước phản đối.
Nhưng, Hải giám Trung Quốc biết sử dụng thủ đoạn này như thế nào. Trung Quốc không định điều tàu chiến hải quân màu trắng xám để tiến hành các hoạt động ngăn chặn, nhưng họ sẽ sử dụng các tàu ngư chính sơn trắng, có sọc thẳng màu đỏ. So với tàu hộ vệ, khả năng đe dọa của tàu ngư chính tương đối yếu.
Trung Quốc đồng thời còn kêu gọi tàu dân sự tham gia đóng vai trò của tàu ngư chính. Như vậy, “khi tàu hộ vệ nước ngoài muốn khai hỏa để xua đuổi những tàu dân sự này, sai lầm sẽ hoàn toàn thuộc về tàu hộ vệ nước ngoài”.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Vì sao Trung Quốc không ‘đuổi’ được Nga khỏi Đông Nam Á?


Theo Viện “Jamestown Foundation”, đầu tháng 4/2012, Trung Quốc chính thức đề nghị Nga từ bỏ mối quan hệ năng lượng cũng như các mối quan hệ khác với Việt Nam. Trước yêu cầu đó, Mátxcơva đã chọn giải pháp im lặng và vẫn tiếp tục các công việc của mình.
Hơn thế nữa, kể từ mùa hè năm 2012, Chính phủ Nga tăng gấp đôi sự ủng hộ đối với Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác năng lượng ở Biển Đông cũng như trong việc bán các loại vũ khí và hợp tác quốc phòng.

Nga sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị châu Á lấy đi cơ hội “trị giá nhiều tỷ USD” từ các dự án hợp tác khai thác năng lượng, hoặc ngăn chặn Nga tìm kiếm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á (Ảnh minh họa).

Trong hàng loạt chuyến thăm cấp cao của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và các sĩ quan cao cấp, hai bên tái khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong đó đẩy mạnh mối sự hợp tác thương mại và khai thác năng lượng ở Biển Đông cũng như năng lượng nguyên tử, đặc biệt là Nga đang xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trong tổng số 8 lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG CỘNG TẠI HÀ NỘI, CHỦ NHẬT 09/12/2012

  Sáng nay cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược Biển Đông của Việt Nam đã diễn ra như dự kiến. Mặc dù chính quyền đã cố ý tạo ra một sự kiện "phản biểu tình" trước đó độ 15 phút ngay tại nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình yêu nước. 
Những người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu:
Hoàng Sa - Việt Nam!
Trường Sa - Việt Nam!
Đả đảo Trung Quốc xâm lược - Đả đảo!
.............

  Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 09.05 phút và kết thúc lúc 09.30' trong đàn áp, bắt bớ thô bạo của lực lượng cảnh sát cơ động với sự chỉ điểm của công an ngầm đi theo đoàn biểu tình.

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc biểu tình yêu nước sáng nay tại Hà Nội:

Sự kiện "Phản biểu tình" tại nhà hát lớn TP HN. (08.45' ngày 09/12/2012)


Sự kiện "Phản biểu tình" tại nhà hát lớn TP HN. (08.55' ngày 09/12/2012)

Phản biểu tình "Khát vọng trẻ" tại nhà hát lớn TP HN. (08.57' ngày 09/12/2012)

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Tại sao phải “nói xấu” chính quyền?


“Nói xấu chính quyền” ở đây cũng có nghĩa là “chỉ trích”, là “phê phán”, là “bất đồng chính kiến” với chính quyền, thậm chí đó cũng là “chửi bới” chính quyền, nói chung là những tiếng nói đối lập với chính quyền, những tiếng nói “phi chính thống”.
Vậy thì “nói xấu” thế nào là “đủ”, là “vừa”, là “phải”, là không “cực đoan” ? Và có nên “nói xấu” chính quyền không ? Tại sao ?
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được một điều xảy ra khá “thường ngày ở huyện” trên các diễn đàn tự do là cùng một tiếng nói nhưng không những phía chính quyền xem là “phản động” là “thù địch” mà phe “chống cộng” cũng cho là “nội gián”, là “thân cộng” !
Như vậy những người cầm bút luôn đứng giữa hai làn đạn.
Phải làm thế nào bây giờ ?
Tất nhiên những người cầm bút, những người dám nói lên những chính kiến của mình thì phải chấp nhận búa rìu của dư luận. Cũng giống như những nhà hoạt động chính trị, các chính khách, các ngôi sao điện ảnh (nói chung là những người của công chúng) luôn phải chấp nhận sự phê phán của dư luận, dư luận có thể đồng tình cũng có thể phản đối, và đó là điều rất bình thường. Thời gian và sự công tâm của đa số độc giả sẽ là vị trọng tài khách quan nhất.
Bản thân tôi, như đã nhiều lần bộc bạch, tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cán bộ, bố tôi là một đảng viên cộng sản kỳ cựu, tôi là kẻ may mắn trong sự bất hạnh của nhiều đồng bào tôi. Tôi không có ân oán gì với chế độ cộng sản. Học xong đi ra nước ngoài (Liên Xô) và ở đây tôi đã chứng kiến sự sụp đổ của “thành trì” chủ nghĩa cộng sản và tiếp xúc với nguồn thông tin đa chiều, tôi tự tìm hiểu, học hỏi và rút ra cho mình những kiến thức về thế giới xung quanh cũng như về thể chế chính trị tại Việt Nam.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt


Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.

Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt.

Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai.

1. Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979.