Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

TÂM SỰ VỚI ANH TRUNG QUỐC


Trước hết, cho em xin gửi lời chào bác! 
Chẳng phải vì xa xôi hay không gặp thường xuyên 
Mà bởi lòng thành với hàng xóm kề bên 
Và cũng bởi bác là...một thằng to xác.

Từ bao đời nay nhà em luôn kề bên nhà bác 
Bác cũng đã cùng em chia sẻ khối "ngọt bùi"
"Tình cảm" láng giềng, bác năng tới rồi lại lui 
Nên chỉ thẹn em sang "thăm" hơi ít .

(Em còn nhớ thời cụ Lý Thường Kiệt 
Cũng chỉ mới sang "thăm" bác đến Quảng Châu) 
Chả bù trước đấy bác sang em ở rõ là lâu, 
Theo em nhớ khoảng ngàn năm thì phải.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Cảnh báo "Việt Nam hóa" cá tầm nuôi tại Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam (*)

Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy sản đang có mặt tại Tam Đường, Lai Châu để làm rõ nghi án thành lập các “trạm trung chuyển” nhằm “rửa” nguồn gốc cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc.

“Rửa cá lậu”
Cáo giác được đưa ra bởi các thành viên Hiệp hội các nhà nuôi cá nước lạnh Việt Nam sau một cuộc điều tra được nói là có các bằng chứng vi phạm rõ ràng. Cuối tuần trước thông tin đã được chuyển trực tiếp tới Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám và lập tức Đoàn thanh tra Tổng cục Thủy sản được cử vào cuộc.
“Nếu thủ đoạn này không được ngăn chặn thì cá tầm Trung Quốc nhập lậu sẽ nghiễm nhiên có “hộ chiếu” Việt Nam, “khai tử” luôn các trại cá của các chủ nuôi trong nước và người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài cá tầm Trung Quốc”, “người đương thời” Trần Yên, người "mở hướng" nuôi cá tầm tại Tam Đường bức xúc cho biết.

Trại cá bị cáo giác trung chuyển cá tầm lậu tại Tam Đường (Lai Châu)


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

THƠ VUI VỀ NGUYỄN BÁ THANH


Chừ, mi nói gì thì nói, tau không thèm nghe mi mô

TRƯỚC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7

Bất ngờ gặp lại Bá Thanh 
Tuấn Anh* thỏ thẻ: "Hà thành vui không?" 


Bá Thanh bày tỏ nỗi lòng:
"Ở đây phức tộp hơn trong kia nhiều
Nhưng giờ tau đã có chiêu
Dễ dàng trụ lại trong triều thật lâu" 


Tuấn Anh mới phán một câu:
"Chuyện này cũng chẳng dễ đâu mi nờ
Ngay xưa ngồi ghế bí thơ
Sông Hàn Đà Nẵng đôi bờ của mi
Giờ ra giữa chốn kinh kì
Tàng long ngọa hổ, thách mi làm càn" 


Bá Thanh bảo: "Nếu có gan
Trời này, đất ấy trong bàn tay ta
Thăng Long, Hà Nội, Đại La
Một mai cũng sẽ như Đà Nẵng thôi
Phần mi một chú đồi mồi
Còn tau tất cả đất trời thủ đô"...

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Chuyện hậu trường dịch thuật sự kiện Nick Vujicic

Airies Mahalo:

 "Hậu trường vụ cò kè bớt 1 thêm 2 và thỏa thuận dịch có kiểm duyệt sau đây có thể làm sáng tỏ phần nào việc Nick nói về "sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại". Ở Việt Nam Nick vẫn là 1 người khuyết tật chân tay nhưng còn khuyết thêm cả đôi tai nữa vì chúng bị những kẻ không khuyết tật hình thể bịt mất rồi!"

 

Francis Hùng:
Như đã hứa trả lời cho công chúng lý do tại sao ban tổ chức sự kiện Nick mời tôi phiên dịch chính thức cho tất cả buổi nói chuyện của Nick nhưng cuối cùng tôi lại không tham gia. Trước sự kiện tôi có hứa là sẽ trả lời ngay sau khi sự kiện diễn ra, tối qua nếu các bạn có xem truyền hình trực tiếp thì đã phần nào biết được lý do. Và đây là sự thật:
Buổi họp cuối cùng trước khi sự kiện diễn ra có đại diện của Nick tại Việt Nam, công ty truyền thông và ban lãnh đạo Tôn Hoa Sen, có sự tham dự của anh Vũ người sáng lập Tôn Hoa Sen và là “ chủ xị” của sự kiện. Tất cả phiên dịch viên đều phải dự phỏng vấn và trải qua bài kiểm tra dịch trực tiếp từ Video trước khi được xác nhận ai là phiên dịch chính trên sân khấu và ai sẽ là phiên dịch dự phòng. Tôi hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra, thỏa mãn yêu cầu của ban tổ chức.
Buổi họp cuối cùng tôi đến trể có thông báo trước, khi bước vào phòng họp, sau vài câu xã giao thì anh Vũ nói với ban tổ chức: Tôi muốn các bạn bố trí em Hùng này là phiên dịch chính cho toàn bộ buổi nói chuyện trên sân khấu của Nick. Tôi thấy em Hùng phù hợp”.
Anh quay sang tôi nói tiếp: Hùng phải chuẩn bị lúc nào cũng có 3 bộ đồ để thay, đồ vest, sơ mi và quần Jean áo thun để phù hợp với bối cảnh , đây là sự kiện quan trọng mà chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền để sự kiện được diễn ra”. Tôi nói, “ dạ vâng”.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

MẶT NẠ


 I.                   Mt n có t khi nào?

Câu hi (cái gì đó) “có t khi nào” rt thưng gp. Và trong phn ln trưng hp, các em hc sinh  (c ngưi “ln” na)  t hào tr li: “T khi có Đng!”. T khi có Đng có thêm rt nhiu th. Cũng nhiu th có trưc đó không còn na. Vy nên câu tr li thưng là đúng!
Mt nhà ngôn ng hc ni tiếng có ln k câu chuyn sau (câu chuyn có tht, nhưng vì ông ni tiếng hài hưc, nên nhiu ngưi tưng  ông ba).


Mt ln ông cùng vi Ban giám đc S mt tnh n đến d gi Tiếng Vit ca mt cô giáo dy gii. Là chuyên gia ngôn ng, ông git thót mình khi nghe cô đt câu hi:  Tiếng Vit ta có t khi nào? Li git mình hơn na vì c lp giơ tay cái “rot”! Cô giáo ch đnh mt em phát biu, và em dõng dc tr li: “Tiếng Vit ta có t khi có Đng”. C cô giáo ln Ban giám đc S rt t hào vì trình đ hc sinh ca mình.

Ln này, trưc câu hi Mt n có t khi nào, tôi rt mun đưc “t hào”  tr li “Mt n có t khi có Đng”.

“Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa”


  "Sau khi điều 32 tàu cá ra Trường Sa, theo nhận định của học giả Dương Danh Dy, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa".

  Biển Đông trong thời gian vừa qua đã liên tục trở nên căng thẳng sau những động thái leo thang của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến dư luận trong nước, khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại.

Tàu ngư chính 311 (ở xa) canh cho đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa
Tại Hoàng Sa, ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam; tổ chức tour du lịch trái phép ra đảo Đá Bắc, Hoàng Sa hôm 18/4, chưa kể những hoạt động quấy rối, xua đuổi ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa; áp đặt cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam từ 16/5 đến 1/8.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Bà lão ăn mày bị đánh và niềm hy vọng 30.000 tỷ


" Nào chúng ta cùng nín thở hy vọng vào ngày mai nhé. Dù ngày mai, cái mà chúng ta nhận được chỉ là một lời xin lỗi thì cũng vô cùng quý giá rồi, cái chính là chúng ta may mắn đã có một cái gì đó để mà hy vọng, đúng không nào?"

Bà Nguyễn Thị Cúc (78 tuổi, Phú Yên) không có nhà, phải lang thang đi ăn xin, sau đó được "gom" về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hoà để sống. 
 
Ngày 30/4, chị Nguyễn Thị Vân (22 tuổi) kêu khóc vì bị mất 680.000 đồng. Ngay lập tức, ông Nguyễn Minh Hoài (51 tuổi) trực quản lý tại Trung tâm đã chất vấn bà Cúc vì nghi bà lấy trộm nhưng bà Cúc phủ nhận. Sau đó, ông Hoài sau đó lục túi bà Cúc thấy 900.000 đồng liền mang trả chị Vân. 
 



Rồi ông Hoài lấy gậy gỗ đánh bà Cúc thâm tím tay và mông. Chứng kiến sự việc, chị Nguyễn Thị Thắm (32 tuổi, Nha Trang) xông vào can ngăn. Chị Thắm khẳng định, số tiền là của bà Cúc vì trước đó thấy bà đổi tiền lẻ cho em trai mình. Lời qua tiếng lại, ông Hoài đã cầm gậy quật luôn chị Thắm. Gậy gãy, ông Hoài được cho là đi lấy cây gậy khác vào đánh khiến chị Thắm bị thương tích nhiều nơi.
 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

HỒ CHÍ MINH & STALIN: VÀI NÉT TIỂU SỬ CHÍNH TRỊ CỦA HỒ CHÍ MINH


19 tháng Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 123 năm ngày ra đời của một trong những lãnh đạo chính trị nổi bật nhất của thế kỷ XX, người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) - Hồ Chí Minh. Trong thời Xô Viết, đã có rất nhiều bài viết về Hồ Chí Minh, nhưng chỉ trong một khía cạnh - như một " Leninnist trung thành", người khơi nguồn của tình hữu nghị Xô-Việt, một con người rất khiêm tốn trong cuộc sống đời thường và yêu thương nhân dân của mình. Hình ảnh phổ biến sáo rỗng như thế đã dẫn tới xung đột với các tác phẩm của nhiều tác giả nước ngoài không theo chủ nghĩa Mác, những người đã đánh giá khá đầy đủ nhiều khía cạnh của chính sách đối nội và đối ngoại của Bắc Việt, nhưng họ cũng thừa nhận sự tồn tại uy tín của "Bác Hồ", điều  đã cho ông được kính trọng trong suốt sự nghiệp chính trị tại Việt Nam và xa hơn thế nữa.

Bài viết xem xét một số vấn đề lịch sử ban đầu của các mối quan hệ Liên Xô-Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ trong các nghiên cứu của các sử gia. Tác giả phân tích các tài liệu mật trước đó từ kho lưu trữ của Nga liên quan đến các mối liên hệ giữa nhà lãnh đạo của cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, I.V. Stalin và các quan chức cao cấp của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b) 1950-1952. Đưa ra đặc điểm của các hồi ức và cả các công trình lịch sử về chủ đề này.
VM


I.A. Konoreva  (Việt Minh chuyển ngữ)
Thư Hồ Chí Minh gửi I.V. Stalin


….Không giống như nhiều nhà lãnh đạo khác của các nước xã hội chủ nghĩa, sự tôn sùng cá nhân đã được vạch trần sau khi họ rời khỏi chính trường, Hồ Chí Minh vẫn giữ được sự tôn trọng của người dân Việt Nam. Đối với họ, ông - một biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập, là  lãnh tụ và là người thầy, người cho đến nay vẫn được trìu mến gọi là "Bác Hồ", mặc dù các hoạt động thực tế của ông, cũng như của bất kỳ thủ lĩnh cộng sản nào khác còn xa mới lý tưởng.


Các tài liệu được lưu trữ trong cơ quan lưu trữ Quốc gia Nga về lịch sử chính trị-xã hội (RGASPI) liên quan các sự kiện khá thú vị về tiểu sử của Hồ Chí Minh, liên quan đến những năm 1950-1952.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

MẤY LÁ BÀI MỚI CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

Sau khi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ long trọng trao giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm” trên thế giới cho Tạ Phong Tần, Uncle Sam lật một lá bài nho nhỏ trên bàn, phe Thái thú Nguyễn Phú Trọng hụt hẫng, vô phương phản bác: Phó Đô đốc (3 sao), bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ trong một hội nghị, tuyên bố tuần duyên Hoa Kỳ sẵn sàng giúp VN, bảo vệ ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông. Tin này loan tải qua đài VOA và RFA, như điện giật, như sấm chớp loan nhanh khắp miền duyên hải VN với hơn 5 triệu ngư dân đang khốn khổ ở ngõ cụt xa bờ do các tàu hải giám TC bắn phá ngăn cản, đang bừng bừng sống dậy coi “ông Mỹ” như Thần biển cứu độ. Những lời đồn đại thêm hoa lá cành như trận gió Nồm thơm mùi sinh khí mới trên sinh lộ mới giữa biển cả: “Tàu Mỹ sắp tới bảo vệ ta, bà con ơi!” Một vị linh mục cao niên ở Qui Nhơn cho biết như thế.




Thì đúng rồi, VOA vừa loan tin tàu chiến Mỹ USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, sẵn sàng rồi đấy! Tàu chiến Mỹ lại vừa cập bến Tiên Sa. Cứ thế, một đồn 10, mười đồn 100! Nói với ngư dân và nông dân về tự do, dân chủ nhân quyền đâu hấp dẫn bằng “bát cơm đầy với khúc cá to!” Dân đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) mở hội lễ tưng bừng tuần trước để biểu dương khí thế “bám biển”. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng phái đoàn bay qua đảo tham dự, dân đảo hoan hô vang dội như bão tố, nhất là chàng Ngoại trưởng trẻ tuổi này, lớn tiếng đầy hào hùng nói mấy tiếng “Kẻ Thù của chúng ta”, dân Lý Sơn cuồng nhiệt vỗ tay! Tuy không nói đích danh kẻ thù ấy là ai nhưng ai ai cũng hân hoan hiểu rằng đó là Trung Cộng. Xưa (1990) cha Phạm Bình Minh (PBM) là NT Nguyễn Cơ Thạch gọi đích danh Bắc Kinh là giặc Bắc. Nay con PBM sẽ thế nào? Một cái gai trước mắt Bắc Kinh. Cho đến nay, chàng trai trẻ “Mỹ du” này vẫn bị Bắc Kinh chặn không cho vào bộ CT-ĐCSVN.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

'Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm'


   Giá bán thấp, công nghệ lạc hậu hơn nửa thế kỷ, nhà máy Tân Rai bị chuyên gia đánh giá lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm. Giới khoa học kiến nghị dừng Nhân Cơ để tránh rủi ro, trong khi Vinacomin khẳng định vẫn có lãi.

Vinacomin khẳng định Nhân Cơ có lãi còn giới khoa học kiến nghị nên
dừng dự án để tránh rủi ro. Ảnh: Lamdong

   Theo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến tháng 4, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin. Lợi nhuận sau thuế hiện đạt khoảng 896.000 đồng mỗi tấn, hụt hơn 314.000 đồng so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng 5 năm thay vì 3 năm như tính toán ban đầu và phải mất hơn 11 năm mới có thể thu hồi vốn. Dự án chậm kế hoạch 2,5 năm và tổng mức đầu tư đến tháng 3 đã tăng hơn 3.600 tỷ đồng. Thực tế, giá bán trên thị trường quốc tế phổ biến là 326,5 đôla mỗi tấn nhưng Vinacomin đã bán cho một doanh nghiệp Việt Nam với giá 340 USD mỗi tấn.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Đề xuất phương án mới về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “lược” quy định về bản chất, nền tưởng tư tưởng của Đảng, đặt yêu cầu lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân lên trước Đảng… Đó là những phương án mới về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

 

Với hơn 26 triệu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được tập hợp, tất cả những nội dung cơ bản cũng như chi tiết, từ Lời nói đầu tới các chương, từng điều khoản cụ thể đã được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nghiên cứu, tiếp thu và giải trình cặn kẽ. Tinh thần dân chủ thể hiện rõ nét, gần như là nguyên tắc “tối thượng” khi bản dự thảo Hiến pháp mới được soạn lại với nhiều phương án khác nhau trên cơ sở tiếp thu những ý kiến góp ý, những vấn đề được đưa ra tranh luận sôi nổi thời gian qua, bên cạnh phương án cơ bản giữ nguyên như bản dự thảo đã được công bố để lấy ý kiến hơn 3 tháng trước.

Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Stalin đã có thể cứu con trai của ông bị Đức giam cầm?


    70 năm trước đây, ngày 14 tháng 4 năm 1943, con trai cả của Stalin là Yakov Dzhugashvili đã chết trong một trại tập trung của Đức. Như đã biết, không lâu trước sự việc đó lãnh tụ Liên Xô đã từ chối trao đổi Thống chế Paulus của Hitler để lấy"giọt máu" của ông. Cụm từ huyền thoại của ông: "Tôi không đổi thống chế lấy một người lính!" sau đó đã lan truyền khắp thế giới, bởi sự khôn ngoan chính trị tuyệt vời và sự nhẫn tâm của con người ông. Tuy nhiên, sau chiến tranh, các phương tiện truyền thông phương Tây lan tỏa những tin đồn rằng Stalin vẫn giải cứu thành công cậu con trai bị tù của mình, trao đổi cậu bằng một vài trăm sĩ quan Đức, và được gửi sang Mỹ để sống dưới một cái tên giả. Điều này có thể là sự thật chăng?