Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

HỒ CHÍ MINH & STALIN: VÀI NÉT TIỂU SỬ CHÍNH TRỊ CỦA HỒ CHÍ MINH


19 tháng Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 123 năm ngày ra đời của một trong những lãnh đạo chính trị nổi bật nhất của thế kỷ XX, người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) - Hồ Chí Minh. Trong thời Xô Viết, đã có rất nhiều bài viết về Hồ Chí Minh, nhưng chỉ trong một khía cạnh - như một " Leninnist trung thành", người khơi nguồn của tình hữu nghị Xô-Việt, một con người rất khiêm tốn trong cuộc sống đời thường và yêu thương nhân dân của mình. Hình ảnh phổ biến sáo rỗng như thế đã dẫn tới xung đột với các tác phẩm của nhiều tác giả nước ngoài không theo chủ nghĩa Mác, những người đã đánh giá khá đầy đủ nhiều khía cạnh của chính sách đối nội và đối ngoại của Bắc Việt, nhưng họ cũng thừa nhận sự tồn tại uy tín của "Bác Hồ", điều  đã cho ông được kính trọng trong suốt sự nghiệp chính trị tại Việt Nam và xa hơn thế nữa.

Bài viết xem xét một số vấn đề lịch sử ban đầu của các mối quan hệ Liên Xô-Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ trong các nghiên cứu của các sử gia. Tác giả phân tích các tài liệu mật trước đó từ kho lưu trữ của Nga liên quan đến các mối liên hệ giữa nhà lãnh đạo của cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, I.V. Stalin và các quan chức cao cấp của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b) 1950-1952. Đưa ra đặc điểm của các hồi ức và cả các công trình lịch sử về chủ đề này.
VM


I.A. Konoreva  (Việt Minh chuyển ngữ)
Thư Hồ Chí Minh gửi I.V. Stalin


….Không giống như nhiều nhà lãnh đạo khác của các nước xã hội chủ nghĩa, sự tôn sùng cá nhân đã được vạch trần sau khi họ rời khỏi chính trường, Hồ Chí Minh vẫn giữ được sự tôn trọng của người dân Việt Nam. Đối với họ, ông - một biểu tượng của cuộc đấu tranh giành độc lập, là  lãnh tụ và là người thầy, người cho đến nay vẫn được trìu mến gọi là "Bác Hồ", mặc dù các hoạt động thực tế của ông, cũng như của bất kỳ thủ lĩnh cộng sản nào khác còn xa mới lý tưởng.


Các tài liệu được lưu trữ trong cơ quan lưu trữ Quốc gia Nga về lịch sử chính trị-xã hội (RGASPI) liên quan các sự kiện khá thú vị về tiểu sử của Hồ Chí Minh, liên quan đến những năm 1950-1952.


Vào thời điểm đó, nhà lãnh đạo của Việt Minh đang ở Liên Xô bất hợp pháp dưới tên Đin. Lý do cho chuyến thăm của mình, theo một số người, là nhân kỷ niệm lần sinh thứ 70 của I.V. Stalin, người mà lãnh đạo Việt Nam cho đến khi chết vẫn vô cùng kính trọng. Tuy nhiên, nội dung của hai tài liệu đầu tiên của các tài liệu được dẫn dưới đây cho thấy rõ ràng rằng chuyến đi của Hồ Chí Minh đến Moscow đã được lên kế hoạch trong mười ngày đầu tiên của tháng hai năm 1950, tức là nó đã muộn gần một tháng rưỡi sau ngày đó (Stalin sinh 21/12/1879). Trong khoảng thời gian này Stalin sử dụng bút danh Filippov để trao đổi thư từ với các lãnh đạo cộng sản nước ngoài, ông đã đồng ý để Hồ Chí Minh ẩn danh ghé thăm ngày 01 Tháng Hai 1950 (tài liệu số 1). Trong bức điện trả lời (tài liệu số 2), đề ngày 07 tháng 2 của năm đó, lãnh đạo Việt Nam giải thích lý do phải bí mật đến và muốn được Stalin gặp riêng.
Từ nội dung của tài liệu thứ ba có thể thấy, cuộc họp đã được tổ chức vào ngày 26 tháng 2, và ở đó Stalin tỏ ra khá thân thiện và đúng mực đối với Hồ Chí Minh, nói với ông rằng sẽ ủy nhiệm cho M.A. Suslov giải quyết một số vấn đề quan trọng đối với VNDCCH. Các nhân viên của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô (b)  (b – bolsevich – phái đa số) V. Grigoryan, V. Moshetov và I. Kozlov được yêu cầu giúp đỡ Hồ Chí Minh trong thời gian ở Moscow.

Tài liệu số 4 – Thư của Hồ Chí Minh gửi cho Stalin, tháng 10 năm 1950. Trong đó, lãnh đạo Việt Nam báo cáo việc hoàn thành các phản công trên biên giới của mình, trong đó, theo ông, đã được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Ngoài ra, ông lại lưu ý Stalin về những cuốn sách đã nói đến trong cuộc trao đổi cá nhân của họ vào tháng Hai năm 1950, mà Stalin đã hứa sẽ viết riêng cho các đồng chí Việt Nam. Có lẽ đó là những suy tư lý luận của nhà lãnh đạo Liên Xô về xây dựng (xã hội chủ nghĩa) xã hội cộng sản ở Việt Nam. Về việc này chúng tôi đã không thấy đề cập đến ở bất cứ nơi nào khác.
Trong thư này, Hồ Chí Minh cũng thông báo cho Stalin về đại hội toàn quốc kỉ niệm thành lập Đảng Lao động Việt Nam sắp xảy ra vào tháng 12 năm 1950. Nhiệm vụ đầu tiên của Đại hội đã được chỉ định là làm trong sạch hàng ngũ của mình. Nó rõ ràng là để chuyển mong muốn của Hồ Chí Minh để có được sự chấp thuận của Stalin với công việc hiện tại của mình.
Tài liệu số 5, ngày 07 tháng 5 năm 1952 cho thấy, trong đó Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại thuộc Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b) V.G. Grigoryan đã được báo cáo về việc Hồ Chí Minh đã trao cho đại sứ Bắc Việt tại Moscow, Nguyễn Lương Bằng để thiết lập liên hệ với Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b). Trưởng phòng Bộ Ngoại giao của Liên Xô, M. Bakhitov đã hứa quan tâm để điều này có thể thực hiện trong thực tế.

Tài liệu thứ sáu trong số đó - tài liệu tuyệt mật, thư mã hóa đặc biệt của Hồ Chí Minh gửi cho Stalin, trong đó ông tuyên bố mong muốn một lần nữa được ẩn danh đến Moscow dự Đại hội XIX của Cộng sản Liên Xô (B), ông giải thích rằng bước đi này của mình là không muốn tạo cớ làm gia tăng các cuộc tấn công chính trị từ kẻ thù và sự bất tiện của việc viếng thăm chính thức của mình như là người đứng đầu nhà nước. Mục tiêu chính, như đã thấy từ tài liệu là mong muốn giao tiếp cá nhân với Stalin để có được tư vấn về phương pháp đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam.
Tài liệu thứ bảy trong số các tài liệu - được mã hóa của Stalin đồng ý với chuyến thăm không chính thức đến Liên Xô của Hồ Chí Minh. Bản chất của văn bản là trung dung - không gì hơn là một tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Liên Xô "không phản đối."

Quan tâm đặc biệt là tài liệu thứ tám - thư của Hồ Chí Minh đề ngày 17 tháng 10 năm 1952 cho Stalin. Trong đó lãnh đạo Việt Nam đề nghị một cuộc gặp. Không có nghi ngờ sẽ bị từ chối, HCM đã đề nghị mời cả đại diện của Trung Quốc - Lưu Thiếu Kỳ tham gia. Yêu cầu này có thể chỉ ra sự mong muốn thể hiện cho phía Trung Quốc thấy sự cởi mở của chính sách trong quan hệ với Liên Xô, bởi vì sự trợ giúp từ Trung Quốc cho Việt Nam là rất quan trọng.
Khó có thể nói là vì lý do gì Stalin từ chối tiếp Hồ Chí Minh, nhưng gần một tháng sau lá thư này, ngày 15 Tháng 11 năm 1952, Hồ Chí Minh lại đề đạt một yêu cầu tương tự về một cuộc nói chuyện (tài liệu số 9). Ông yêu cầu một cuộc gặp mặt chỉ  "một vài phút". Trong giấy giới thiệu kèm theo tài liệu này Grigoryan nói với Stalin rằng, trong trường hợp bị từ chối, Hồ Chí Minh muốn để lại cho Stalin một thư tay riêng.

Giấy cuối cùng (№ 10) gián tiếp cho thấy rằng Stalin đã không xem là có thể (hoặc cần thiết) phải gặp Hồ Chí Minh và ngày 19 tháng 11 năm 1952 lãnh đạo Việt Nam đã viết một thư hứa hẹn. Trong đó chứa đựng lòng biết ơn và sự hứa hẹn "làm việc tốt" để sau hai hoặc ba năm sẽ có bản đánh giá các kết quả hoạt động.

Có lẽ dù sao cuộc họp cũng đã diễn ra (về điều này, đặc biệt, Zhang Yong và J. Halliday đã viết trong cuốn sách của mình, nhưng không xác định được nguồn gốc của thông tin), còn Hồ Chí Minh chỉ muốn gặp Stalin một lần nữa trước khi rời khỏi Moscow. Trong mọi trường hợp, bất kỳ giải thích nào cũng có thể là đúng, nếu nó được xác nhận bởi các tài liệu lưu trữ liên quan.
CÁC VĂN BẢN

1.
Tối mật
Telegram mã hóa
ở Bắc Kinh, gửi Đại sứ Shibayev.
Đặc biệt, giải quyết ngay.
Chuyển qua Lưu Thiếu Kỳ (7) bức điện tín sau đến Hồ Chí Minh:

"Đồng chí Hồ Chí Minh.
Một vài ngày trước, đồng chí Mao Trạch Đông nói với tôi rằng đồng chí muốn bí mật đến Moscow. Sau đó tôi trả lời rằng tôi không phản đối chuyến đi. Nếu sau công hàm của Liên Xô về việc công nhận Việt Nam đồng chí không thay đổi kế hoạch cho chuyến thăm đến Moscow, tôi sẽ vui mừng khi nhìn thấy đồng chí ở Moscow.
Filippov (mật danh Stalin) "

Thực hiện Telegraph.
Wyszynski (8). 1/2/ 1950,
RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 1 (bản sao)

2.
Tối mật
Giải mã bức điện gửi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Liên Xô, đồng chí Stalin.

1. Tôi muốn chuyến đi của tôi đến Moscow là bí mật vì hai lý do. Thứ nhất, việc tôi rời Việt Nam chỉ một số các thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và hai thành viên chính phủ được biết. Thứ hai, tôi nghĩ rằng nếu người Pháp biết về sự ra đi của tôi từ Việt Nam, họ có thể có các hành động chính trị và quân sự.

Ngày 03 tháng 2 tôi đã hỏi qua radio ý kiến của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam  về tính chất của chuyến thăm của tôi đến Moscow. Tuy nhiên, câu trả lời có thể đến Moscow, không sớm hơn 10 ngày.
Nếu được, tốt nhất là đồng chí Stalin coi chuyến viếng thăm của tôi đến Moscow là chính thức, tôi chắc chắn rằng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đồng ý với ý kiến ​​của đồng chí.
Khi đến Moscow, tôi muốn đồng chí cho phép tôi được đến gặp trực tiếp đồng chí
Xin gửi lời chào anh em. Hồ Chí Minh.

7.II.1950
RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 2 (bản sao)

3.

  Dịch từ tiếng Anh   ngày 26/11/1950.

Đồng chí Kozlov và Moshetov thân mến
Tôi cảm thấy tuyệt vời và tất cả mọi thứ tiến triển tốt.
Tôi hy vọng rằng các đồng chí đã gửi các album đến các đồng chí của chúng tôi và các đảng anh em của chúng tôi. Hãy nói với các Đảng anh em, những hình ảnh này có thể được sử dụng cho tuyên truyền, chúng không phải là bí mật.
Tôi hơi thất vọng khi rời Moscow mà không được gặp đồng chí Suslov (10) và không nhận được lời khuyên cũng như những lời phê bình của đồng chí ấy.
Xin gửi lời chào thân ái của tôi đến đồng chí Grigoryan.
Hãy nhận lời chào huynh đệ từ Đin (bí danh của HCM) của các đồng chí.
08 Tháng Ba 1950

RGASPI, f. 17, Fr. 137, 425 d, l. 27 (bản gốc, đánh máy)

4.

Gửi đồng chí. Poskrebyshev A.H. (11)

Giao bưu kiện ngoại giao do đồng chí Roshchin nhận ở Bắc Kinh thư của Đồng chí Hồ Chí Minh gửi đồng chí Stalin kèm theo thư có huy hiệu nhảy dù của quân đoàn viễn chinh Pháp.
A. Wyszynski.
30 Tháng 12, 1950
Dịch từ tiếng Anh.

Đồng chí Stalin yêu mến.
Tôi vui mừng gửi cho đồng chí báo cáo sau đây:
Nhờ vào sự hỗ trợ tuyệt vời của đồng chí và Đảng Cộng sản Trung Quốc, giai đoạn đầu của cuộc phản công của chúng tôi trên biên giới đã thành công rực rỡ.
Với sự giúp đỡ của người anh em Trung Quốc của chúng tôi, theo những lời dạy của Lenin và Stalin, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để khắc phục những nhược điểm.
Chúng tôi hứa sẽ cố gắng để chiến đấu tốt hơn nữa.
Thưa đồng chí Stalin, tôi có đúng, khi tin rằng thành công của chúng tôi, mặc dù còn tương đối nhỏ, là một phần của chiến thắng vĩ đại của cách mạng quốc tế, và của người lãnh đạo dũng cảm và yêu quý nhất của chúng tôi là đồng chí.
Khoảng tháng mười hai, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc của mình để thành lập chính đảng mới của chúng tôi: Đảng Lao động Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là "cải cách" đảng với 500.000 đảng viên được giáo dục tương đối học thuyết Mác-Lênin (hiện giờ, chúng tôi có hơn 750 nghìn đảng viên, nhưng nhiều người trong số họ cần phải được đào thải ra ngoài bằng cách làm trong sạch).
Tôi hy vọng sẽ nhận được các cuốn sách mà đồng chí hứa sẽ viết dành riêng cho chúng tôi. Tôi sẽ tự dịch chúng. Đây sẽ là món quà giá trị nhất mà đồng chí thực hiện cho đảng non trẻ của chúng tôi.
Tôi nhờ đồng chí gửi lời chào anh em và lời chúc của tôi đến các đồng chí của đồng chí trong Bộ Chính trị.
Tôi chân thành hôn đồng chí và chúc đồng chí lời chúc sức khỏe tốt nhất và sống thật lâu!
Người yêu mến của đồng chí, Đin.

Cao Bằng, 14 tháng 10 năm 1950

RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 3-6 (bản sao)

5.
Mật.   ngày 07 tháng 5 năm 1952
số 493/YUVA
Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô (b)

Gửi Đồng chí Grigoryan V.G.
Theo chỉ thị của đồng chí Wyszynski A.Y. tôi thông báo cho đồng chí rằng trong một cuộc trò chuyện với tôi ngày 06 tháng 5 năm nay Đại sứ VNDCCH Nguyễn Lương Bằng cho biết, khi rời khỏi Việt Nam Hồ Chí Minh và Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ thị ông ấy liên lạc với Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô (b). Vì vậy Bằng hỏi làm thế nào để có thể thực hiện được trong thực tế. Tôi nói rằng tôi sẽ quan tâm vấn đề này.

  Trưởng Chi nhánh Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô M. Bakhitov

RGASPI, f. 17, Op. 137, 951 d, l. 29 (bản gốc, đánh máy)

6.
11/30/52
Điện tín mật mã.
Tuyệt mật. Số 1671. Ngoại lệ.
Đặc biệt.

Tôi gửi một bức điện của Hồ Chí Minh:

"Đồng chí Philippov.
Hôm nay tôi đến Bắc Kinh. Tôi rất muốn đi Moscow dự Đại hội thứ 19 của Cộng sản Liên Xô (b). Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu tôi đi đến Moscow công khai, trước hết, sẽ xuất hiện lý do để kẻ thù tấn công chính trị chống lại Việt Nam, thứ hai, chuyến đi công khai sẽ gây ra rất nhiều bất tiện liên quan đến việc tiếp đón tôi.
Về vấn đề này, tôi sẽ đến Moscow bí mật dưới một cái tên giả. Nếu tôi không thể tự đến dự Đại hội, Đảng Lao động sẽ gửi một đại diện đến dự Đại hội là đại sứ của chúng tôi ở Moscow, đồng chí Nguyễn Lương Bằng.
Nếu tôi không thể tự đến dự Đại hội, tôi vẫn hy vọng sẽ đi đến Moscow để thông báo và thảo luận với đồng chí một số vấn đề của cuộc đấu tranh của Việt Nam và của Đảng Lao động.

Xin vui lòng cho tôi biết quan điểm của đồng chí.
Xin gửi tới đồng chí lời chào nồng nhiệt. Hồ Chí Minh  

30.IX.1952,  Kurdyukov   (13)

RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 10-11 (bản sao)

7.

Điện tín mật mã.
Tối mật. Bắc Kinh. Gửi Đại sứ Liên Xô. Ngoại lệ. Đặc biệt.
Hãy chuyển cho đồng chí Hồ Chí Minh phúc đáp sau đây:

"Gửi Đồng chí Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đã nhận được điện tín của đồng chí. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý để đồng chí đến Moscow bằng cách không chính thức. Đại hội Đảng khai mạc vào ngày 5 tháng 10. Hãy thông báo ngày đến của đồng chí.
Gửi lời chào.
Ngày 1 tháng Mười. Filippov. "

Thực hiện Telegraph. 2.x. '52 Wyszynski.
RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 12 (bản sao)

8.

Gửi đồng chí. Poskrebyshev. Tôi trình bản dịch từ tiếng Pháp bức thư của đồng chí Đin (Hồ Chí Minh), đã nhận được ngày 17 tháng 10 năm nay trong đó đồng chí Hồ Chí Minh yêu cầu chuyển cho đồng chí Stalin.
V. Grigoryan ngày 17 tháng 10 năm 1952

Đồng chí kính yêu!
Tôi đang chờ lệnh của đồng chí để đi đến, hôn đồng chí và tôi sẽ trình báo cáo về vấn đề Việt Nam.
Trong khi chờ trả lời, hãy cho phép tôi được đưa ra một đề nghị. Khi tôi đọc báo cáo, rất mong đồng chí Lưu Thiếu Kỳ cũng sẽ có mặt tại cuộc thảo luận này. Xin đồng chí vui lòng chấp nhận lời chúc mừng anh em và thân thiện của tôi.
Đin. 
Ngày 17/10/1952,

RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 13-1 (bản sao)

9.

  Gửi Đồng chí Stalin.
Hôm nay, ngày 15 tháng 11, đồng chí Hồ Chí Minh đã truyền đạt bằng lời nói rằng ông đã dự định về Việt Nam trong vài ngày tới và muốn gặp đồng chí Stalin trong vài phút trước khi về nước.
Đồng chí Hồ Chí Minh nói thêm rằng nếu Stalin không có thời gian cho một cuộc họp vì quá bận việc, Hồ Chí Minh sẽ không làm mất thời gian nữa và sẽ bay về, và để lại cho Stalin một thư ngắn.
Đồng chí Hồ Chí Minh dự định bay đi bằng máy bay chuyên cơ trong hai ngày tới.
Chủ tịch Ủy ban liên lạc với các đảng cộng sản nước ngoài thuộc UB Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô   W.V. Grigoryan

15 Tháng Mười Một năm 1952.
Một bản sao được gửi đồng chí Malenkov (14)

RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l.16 (bản sao)

10.

Gửi Đồng chí Stalin.
Tôi xin giới thiệu bức thư được dịch từ tiếng Pháp của đồng chí Đin (Hồ Chí Minh), người đã  bay đến Bắc Kinh bằng chuyên cơ vào ngày 19 tháng 11 năm nay
Grigoryan.
19 tháng 11 năm 1952
Gửi Đồng chí Stalin.

 Đồng chí kính yêu.
Hôm nay tôi bay về nước tôi. Nhiệt liệt cảm ơn đồng chí vì những gì đồng chí đã làm cho tôi.
Tôi hứa với đồng chí sẽ làm tốt việc thực hiện chương trình nông nghiệp và điều hành cuộc chiến tranh yêu nước của chúng tôi.
Tôi hy vọng rằng trong hai hoặc ba năm tới tôi sẽ có thể trở lại để trao cho đồng chí báo cáo về kết quả công việc của chúng tôi.
Chúc đồng chí một sức khỏe dẻo dai và một cuộc sống thật lâu dài, ôm đồng chí thật chặt.
Đin.

11/19/1952

RGASPI, f. 558, Op. 11, File 295, l. 17-18 (bản sao)


Konoreva Irina - Kondidat khoa học lịch sử, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Quốc gia Kursk (Nga)

Ghi chú
Примечания 
1. АФОНИН С., КОБЕЛЕВ Е. Товарищ Хо Ши Мин. М. 1980; КОБЕЛЕВ Е.В. Хо Ши Мин. М. 1979, 1983; ГЛАЗУНОВ Е.П. Хо Ши Мин (К 80-летию со дня рождения). - Вопросы истории КПСС. 1970, № 5; КОБЕЛЕВ Е.В. Хо Ши Мин — великий сын Вьетнама. — Новая и новейшая история. 1976, № 4—6; его же. Хо Ши Мин — патриот, коммунист, человек (к 90-летию со дня рождения). — Проблемы Дальнего Востока. 1980, № 1 и др.
2. LACOUTURE J. Но Chi Minh. A Political Biographie. N.Y. 1968; Notre camarade Ho Chi Minh. P. 1970; ARCHER J. Ho Chi Minh - Legend of Hanoi. N.Y. 1971; HALBERSTAM D. Ho. N.Y. 1971.
3. Times. 1954, 22.XI; 1965, 16.VII; 1975, 12.V.
4. Наш Президент Хо Ши Мин. Ханой. 1971.
5. НОВАКОВА О.В., ЦВЕТОВ П.Ю. История Вьетнама. Т. 2. М. 1995, с. 217.
6. По информации авторов недавно вышедшей на русском языке биографии Мао Цзэдуна Юн Чжан и Дж. Холлидея, эта встреча была приурочена к ужину по случаю отъезда из СССР Мао Цзэдуна, и два восточных революционера после этого вместе уехали на поезде в Пе­кин. ЮН ЧЖАН, ХОЛЛИДЕЙ ДЖ. Неизвестный Мао. М. 2007, с. 373.
7. Лю Шаоци занимал пост секретаря ЦК Коммунистической партии Китая и курировал деятельность вьетнамских коммунистов по поручению Сталина и Мао Цзэдуна.
8. А.Я. Вышинский в то время занимал должность Министра иностранных дел СССР.
9. В то время официальным названием партии было Коммунистическая партия Индокитая.
10. М.А. Суслов занимал в 1950 г. должности секретаря ЦК ВКП (б) и главного редактора газеты «Правда».
11. Личный секретарь И.В. Сталина.
12. Населенный пункт в Северном Вьетнаме на границе с Китаем, где была расположена штаб- квартира Хо Ши Мина.
13. По всей видимости, ответственный работник ЦК, передавший данное послание адресату.
14. Маленков Г.М. (1902—1987). Партийный и государственный деятель СССР. В 1952 г. зани­мал посты секретаря ЦК ВКП(б) и заместителя Председателя Совета Министров СССР.
"Вопросы истории", 10/2008 OCR - Aleksandr Kommari

1 nhận xét:

Viet Minh nói...

Hình ảnh trong bài là bức thư HCM gửi Stalin, nội dung như sau:

Đồng chí I.V. Stalin thân mến

Tôi xin gửi đồng chí đề án chương trình nông nghiệp của đảng Lao động Việt Nam. Đề án chương trình được tôi soạn thảo với sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và Vương Giả Qiang.
Đề nghị đồng chí tìm hiểu nó và hãy cho tôi những chỉ đạo của đồng chí về nó.
Xin gửi lời chào cộng sản!
Hồ Chí Minh
Đã ký
31 tháng 10 năm 1952

(các bản coppy đã được gửi tới các đ/c Маленков, Molotov , Grigoryan
ngày 1/11/1952)