Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

ĐẠI VIỆT CHÍ DỊ

Nhiều – Nhẹ, Ít - Nặng
Địa phủ

Trước đây, Tể tướng triều Sản là Tạ Mãnh. Có lần nằm mơ, bị quỷ dẫn hồn đến Địa phủ. Phán quan bảo Thư biện đem số ghi công tội của ông khi ở trên dương gian cho xem. Khi sổ công đem đến, việc công ghi nhiều đến đỗi các quyển sổ công chất đầy cả sân, còn sổ ghi việc ác chỉ có một quyển. Phán quan lại bảo đem hai loại quyển ghi thiện ác cân lên xem bên nào nặng bên nào nhẹ. Không ngờ, số lượng sổ ghi việc thiện tuy nhiều hơn hẳn, song lại nhẹ hơn quyển ghi việc ác nhiều!

Cả kinh, Tạ Mãnh hỏi:
Tôi đã hơn 60 tuổi, theo Sản Vương từ năm 12 tuổi, kinh qua nhiều chức vụ, làm Tể tướng đến hai nhiệm kỳ, công trạng ghi sổ chất đầy sân, lẽ nào lại phạm tội ác nặng đến như vậy?

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Thư gửi ngài Tổng thống

 Ngài Tổng thống!
 Ngài có một cuộc gặp " mặt đối mặt " với Đức Giáo Hoàng . Vậy ngài và Đức Giáo Hoàng có khả năng để hiểu nhau ?
Vấn đề không phải là ở thông dịch viên. Và cũng không phải là vì Đức Giáo Hoàng là người Công giáo, còn ngài - Chính thống giáo .
Những người như ngài và ông ấy (ngay cả khi họ lớn lên trong cùng một quốc gia) đang nói các ngôn ngữ khác nhau. Luôn luôn là như vậy.

Tất nhiên, cả hai người (về mặt giải phẫu và sinh lý học ) đều có hai cánh tay, hai chân ... Nhưng theo như những đặc điểm của con người thì đó là Thiên đường và trái Đất.


Đối tượng của Đức Giáo Hoàng nhiều hơn của ngài mười lần, nhưng nhà ở của ông ấy lại mười lần nhỏ hơn của ngài. Ngài làm cho người dân địa phương kinh hoàng vì đã xây dựng những cung điện cho mình ở các địa điểm khác nhau của nước Nga . Còn Francis ( thậm chí như một Đức Hồng Y ) sống trong một căn hộ không lớn, đi lại bằng xe buýt, và ông ấy tự nấu ăn cho mình.
Trên cánh tay của Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ có ai nhìn thấy và sẽ không nhìn thấy chiếc đồng hồ giá 100 ngàn đô la ( không hẳn là quá đắt theo nhận xét của các giám mục của chúng ta , đang tắm ở nơi sang trọng ) . Và  không thể tưởng tượng rằng ông ấy đã kiện ai đó vì cho rằng có hạt bụi rơi trên cuốn sách của mình .

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

TÔI ĐƯỢC "GẶP" LINH HỒN NGƯỜI THÂN QUA NHÀ NGOẠI CẢM BÍCH HẰNG

   "Từ những năm đầu thế kỷ, nhiều nhà khoa học, nhiều nước Âu, Mỹ đã tổ chức và tiến hành nghiên cứu rất nghiêm túc về tâm linh. Một nhà khoa học thuộc Liên Xô cũ đã nhấn mạnh: Lý luận duy vật không những cho rằng tâm linh có thực mà còn coi đó là “vật chất notron sống”. Mục đích nghiên cứu của họ là giúp con người phát triển khả năng siêu năng lực tiềm tàng. Nếu chúng ta không sớm coi đây là một ngành khoa học và tổ chức nghiên cứu thật chu đáo thì chắc chắn sẽ tụt hậu so với thế giới. Và như thế thì thật là đáng tiếc !
       Xin hãy coi “tâm linh” là đối tượng khoa học và đối xử như một ngành khoa học mới." - Đắc Trung.
   
  Tôi quen Phan Thị Bích Hằng qua Vũ Huy Hùng. Chú Hùng là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội mà từ lâu tôi quý như em.
      Thật ra từ trước đó mấy năm, được nghe không ít người nói, đọc không ít bài viết và qua không ít băng ghi âm, ghi hình về Phan Thị Bích Hằng cùng một số nhà ngoại cảm khác như Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Nhã ... với những khả năng đặc biệt kỳ diệu của họ và bằng những khả năng Trời ban ấy họ đã làm được biết bao việc đức, tìm được hàng vạn hài cốt liệt sĩ, hàng trăm phần mộ thất lạc đem hạnh phúc vô giá cho biết bao gia đình. Trong thâm tâm tôi rất kính phục họ`và muốn có dịp được làm quen để tỏ lòng ngưỡng mộ, để tìm hiểu về họ, về ngoại cảm - một lĩnh vực khoa học rất mới mẻ này. Nhưng cho đến lúc ấy tôi chỉ mới “có duyên” được thân thiết với anh Đỗ Bá Hiệp. Giờ được Hùng nhận lời giới thiệu với Phan Thị Bích Hằng, tôi mừng lắm.

      Tối 12 tháng 2 năm 2006 Hùng đón. Hai chúng tôi đến thăm Bích Hằng ở nhà riêng. Đã hẹn trước, cả nhà đón tiếp rất vui vẻ. Tuấn, chồng  Hằng, kỹ sư điện tử viễn thông, đẹp trai, hiền, ít nói. Hai “cậu cưng” 7 tuổi và 3 tuổi rất xinh và hiếu động. Hằng da trắng, mũi thẳng, mắt đen, dịu dàng. Chỉ tiếp xúc mươi phút thôi cũng nhận ra ngay đó là một cô gái thông minh và tháo vát. Hằng kém con gái đầu của tôi hai tuổi. Vợ chồng Hằng rất thân với Hùng. Sau đó qua trò chuyện lại biết thêm tôi đã từng quen bố của Hằng khi ông còn công tác trong quân đội. Thế là chú cháu chúng tôi trở nên thân thiết.

      Rồi tôi và Hùng về quê Hằng ở Yên Khánh, Ninh Binh thăm bố cô khi ông đau bệnh, về chia buồn tiễn biệt khi ông qua đời. Hàng năm trời anh em, chú cháu chúng tôi gặp gỡ giao lưu. Được nghe Hằng kể về mình, được những người bạn gần gũi kể về cô và đặc biệt được nghe mẹ của Hằng, một cô giáo dạy văn rất khiêm nhường, nhân hậu và chân thật kể về Hằng từ bé đến lớn, nhất là những năm tháng tai hoạ giáng xuống. Hằng bị chó dại cắn phát bệnh, lên cơn tưởng không qua khỏi. Rồi những lời thị phi ác khẩu vu cho Hằng tuyên truyền mê tín dị đoan, thậm chí bị công an bắt tạm giữ... Để trở thành nhà ngoại cảm đem tâm sáng, lòng thiện giúp đời như bây giờ bản thân Hằng và cả gia đình cô  đã phải gánh chịu biết bao đau khổ, bất hạnh ...

      Chắp nối các chuyện đã nghe, các bài đã đọc và hình ảnh đã xem có thể tóm lược những nét chính về Phan Thị Bích Hằng với tư cách nhà ngoại cảm như sau.

      Năm 1989, mười tám tuổi, Hằng và cô bạn thân cùng bị một con chó cắn. Ở nông thôn bị chó cắn là thường, chẳng mấy bận tâm. Không ngờ khoảng một tháng sau cô bạn đột nhiên phát bệnh, người co giật, hàm răng cứng lại. Hằng đưa bạn đi bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán bị bệnh dại. Hằng bàng hoàng: “Đúng như vậy. Cháu và bạn ấy cùng bị một con chó cắn”. Hoang mang cực độ, cảm thấy tử thần đã xiết chặt cổ mình , hôm sau Hằng cũng hôn mê bất tỉnh còn cô bạn thì qua đời.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Nên đổi tên Ngày Nhà giáo Việt Nam thành NGÀY THẦY TRÒ VIỆT NAM.

   Hôm nay ngày Nhà giáo VN, tôi xin có đôi lời tâm sự.

Tôi làm nghề dạy học nhưng không dám nhận làm thầy ai, bởi tôi không cho rằng “hơn một chữ cũng là thầy” như quan miệm xưa kia là đúng nữa.  Kiến thức thời nay rộng mênh mông như biển cả, mỗi người giỏi lắm cũng chỉ am hiểu một vùng nước nhỏ.  Người ta nói người dạy học như người chở đò, mỗi người chỉ góp phần đưa người qua một khúc sông trên con đường học vấn, sự nghiệp của họ. Tôi không đếm mình đã góp phần đưa bao nhiêu người qua con lạch nhỏ trong đời “chở đò” của mình, nhưng tôi biết rất nhiều người đã trưởng thành, có không ít người đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, học vấn. Điều này làm cho những người “chở đò” hạnh phúc.

  Vừa rồi thầy Đặng Đình Cung có chia sẻ trên FB như sau: “ Lâu nay trong quan hệ Thầy-Trò dường như người ta thường đề cập nhiều hơn lòng biết ơn của trò đối với thầy mà quên chiều ngược lại. …. tận đáy lòng mình luôn biết ơn các thế hệ học trò, kể cả những người mình không trực tiếp giảng dạy. Các em đã cho mình công việc, nhưng điều quan trọng hơn là các em đã giúp hình thành nên nhân cách. Chính sự vô tư, sự khát khao công bằng, tình cảm nhân văn trong sáng, lòng nhiệt tình của tuổi trẻ … của các em đã hình thành trong mình một lối suy nghĩ, một lối sống mà nếu không làm nghề này mình chắc không có được. Các em là phần tốt đẹp nhất của xã hội, là tương lai, là mong ước của đất nước. Được tiếp xúc với một đối tượng như vậy không phải là hạnh phúc hay sao.”

Trò chơi cho các cặp đôi yêu và cưới của "Thanh Xuân 86"

 Đồng tình với nhận xét trên, hôm qua tôi chia sẻ điều này với thầy Đinh Hồng Việt, một thầy giáo dạy toán rất có uy tín ở trường, thầy bảo “mình cũng nhất trí với thầy Cung. Mình không phải giỏi toán nhưng chính nhờ dạy toán cho các em sinh viên ở Khoa Lưu học sinh mà mình đã học hỏi được ở các em ấy rất nhiều, đó là lối tư duy khác, cách suy nghĩ khác, rất sáng tạo…”.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Putin đã mang đến Việt Nam "bộ quần áo" cho Hồ Chí Minh


Siêu bão "Haiyan" đã không đợi được Vladimir Putin tại Hà Nội – nó đã  đổi hướng vòng tránh thủ đô của Việt Nam trước khi Tổng thống Nga đổ bộ xuống. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những chuyến viếng thăm lần trước, các nhà soạn văn kiện Việt Nam đã sẵn sàng để đảm bảo một cuộc đón tiếp phái đoàn Nga trong bất kỳ thời tiết nào. Vì vậy, lần này ngày 12 tháng 11 tại Phủ Chủ tịch, Tổng thống Putin đã được đội danh dự của ba quân chủng và các cháu Thiếu niên Tiền phong cầm hoa chào đón. Phái đoàn của chúng ta, để đáp lễ đã bảo đảm cung cấp để đáp ứng việc "thay đồ" cho nhà lãnh đạo đã yên nghỉ của Việt Nam.

Ngôi mộ của Hồ Chí Minh đã nhận được vải thần thoại từ Nga
Rất khó để gọi tên một lĩnh vực nào mà Nga sẽ không hợp tác với Việt Nam – việc sinh viên Việt Nam du học tại các trường đại học Nga (một trong những thỏa thuận mới đã tăng số lượng chỗ cho họ) cho đến các dự án hợp tác trong hệ thống GLONASS. Không đề cập đến công việc đã có từ lâu trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Và hiện nay, theo kết quả của các cuộc đàm phán, gần hai chục thỏa thuận đã được ký kết, trong đó một phần tư là cho ngành công nghiệp dầu mỏ.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

HOÀI NIỆM NGA XÔ


Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà sao em thấy rất là Việt Nam
...
(Trần Đăng Khoa)

Tổng thống Nga V.V Putin
Hôm nay ông Putin (Vladimir Vladimirovich) dành trọn cho Việt Nam một ngày. Đây là lần thứ ba ông sang Việt Nam trong tư cách nguyên thủ quốc gia. Lần đầu tiên là năm 3/2001. Lúc ông mới ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ở điện Kremlin. Sau khi được Boris Yeltsin chuyển giao chiếc ghế tổng thống ngày 31/12/1999 và thắng cử trong cuộc bầu tổng thống sau đó 3 tháng (3/2000).

Cũng năm đó Tổng thống Mỹ Bill Clinton có chuyến đi "giã bạn" tại Việt Nam trước khi rời toà Bạch ốc! Cả hai ông đều có chuyến đi đáng nhớ đến Việt Nam. Đất nước đã từng có vị trí đối nghịch nhau, so với quốc gia họ đang điều hành. Một là "cựu thù" và một là "cựu đồng chí"!

***
Nước Nga mình chưa đến. Tiếng Nga mình đã từng học 3 năm đầu đại học. Tuần hai buổi hai tiết với cô Liễu hoặc thầy Trình. Sau 3 năm trình tiếng Nga của mình cũng chỉ đạt mức giao tiếp cơ bản và đọc tài liệu chuyên ngành với sự hỗ trợ của… từ điển. Sau đó, phải tự học thêm để năm cuối thi tốt nghiệp. Ngoại ngữ là một trong bốn môn lý thuyết bắt buộc trong kỳ thi cuối cùng.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

LỊCH SỬ - ĐÓ LÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC

                                                                                                 

Đổi tên một cuộc Cách mạng?



Năm nay kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Đọc báo Nga khoảng tuần nay, thấy ngay trên quê hương của cuộc cách mạng này, có một số người đang tìm mọi cách để quên lãng nó, thậm chí đang cố tình đánh tráo khái niệm về cuộc Cách mạng này - sự kiện từng được coi là quan trọng nhất thế kỷ XX.

Hôm 31/10 vừa qua, Dự án bộ sách giáo khoa lịch sử thống nhất Nga đã được đệ trình lên tổng thống V.V.Putin, trong đó, các viện sĩ trong Hội đồng biên soạn đã gộp 2 cuộc Cách mạng Dân chủ tư sản tháng Hai và cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười của năm 1917 làm một, gọi chung là Cuộc Cách mạng Nga vĩ đại (Великая российская революция).

Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga A.Chubaryan, giám đốc Viện lịch sử đại cương VHLKH Nga, phụ trách chuyên môn của Dự án cho rằng, việc đổi tên Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại thành Cuộc cách mạng Nga vĩ đại là làm theo cách mà... nước Pháp đã làm (!), và tên gọi này hàm chứa cả sự kiện cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai cùng năm đó.

Cùng suy nghĩ này, phó giám đốc Viện lịch sử Nga của VHLKH Nga, tiến sĩ khoa học lịch sử Sergey Zhuravlev trong cuộc phỏng vấn kênh truyền hình "Mưa"-"Дождь" cũng tuyên bố ráo hoảnh là họ làm theo cái kiểu mà "người Pháp đã nói như thế về cuộc cách mạng của mình". Ông này còn đưa thêm khái niệm "các giai đoạn của cuộc cách mạng" khá buồn cười như sau:

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

KỈ NIỆN VỀ LIÊN XÔ

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ (Phần cuối)
Giai đoạn "Băng tan"

Ai ngờ được cái chết của Stalin năm 1953 lại mở đầu cho một loạt sự kiện đảo lộn xã hội xô-viết đến như thế ? Có lẽ không ai. Người ta gọi giai đoạn này là "băng tan" và cái tên được dịch và sử dụng trên toàn thế giới. Sau này, khi đã sống ở Nga lâu, tôi mới thấy hết ý nghĩa hình ảnh của cái tên này.
Sau nhiều tháng mùa Đông giá buốt, các sông hồ đều đóng băng, trên mặt đất thì phủ tuyết trắng xóa, bầu trời u ám. Cuộc sống như ngưng trệ. Thế rồi Đông qua, Xuân đến, nắng lên, những khối băng tan dần trả lại dòng sông xanh biếc tuôn chảy. Tuyết tan thành nước, chảy thành dòng trên các cánh đồng, bãi trống, rỏ giọt từ trên các mái nhà xuống… Cây cối trơ trụi, không có chiếc lá nào thì trên cành bắt đầu nhú những chiếc lá xanh non. Các cô gái chàng trai suốt mùa Đông băng giá co ro trong những tấm áo dầy, chân xỏ những đôi ủng nặng nề để giẫm lên tuyết dầy, thì nay các cô gái được mặc những bộ áo liền váy mỏng dính, ngắn cũn cỡn, để hở phần lớn da thịt, các chàng trai cũng mặc quần áo mỏng… Họ dắt tay nhau, dàn ngang, vừa đi vừa hát… Đấy là hình ảnh của "băng tan". Và ý nghĩa kỳ diệu của nó là như thế : bình minh của thế kỷ !
Thoạt đầu, do lật lại các văn bản thời kỳ trước, Ban lãnh đạo mới của ĐCSLX bất ngờ phát hiện ra những tội ác khủng khiếp của Josef Stalin, người xưa nay vẫn được mệnh danh là "Người Cha của các dân tộc", mọi người đinh ninh ông là "thánh", "không bao giờ sai"… Sau khi nghiên cứu kỹ, Ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã có những quyết định dũng cảm, trước hết là công bố những tội ác tầy đình của ông ta, sau đấy thả tất cả tù chính trị, bãi bỏ một loạt chính sách cấm kỵ Stalin khi còn sống đã áp dụng nhằm tiêu diệt mọi mầm mống của thể chế dân chủ, giữ nhân dân Liên Xô liên tục trong tâm trạng sợ hãi, chỉ nơm nớp lo bị bắt, đành nhất nhất tuân theo lệnh của cấp trên. Và không phải chỉ những ai "cưỡng lại" một mệnh lệnh nào đấy của "cấp trên" mà cả những người vô can nhưng do thù oán cá nhân, nhân viên của Bộ An ninh vẫn bịa ra tội, vu cho là "kẻ thù của nhân dân", thế là họ bị bắt, tra tấn, kết án tử hình và giết.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ ( Tiếp theo )

"Tôi có dịp chứng kiến quá trình chuyển biến của Liên bang Xô-viết trong 30 năm cuối cùng.
Tôi đến Liên Xô lần đầu năm 1959, đúng giữa giai đoạn được gọi là "băng tan", cũng là thời điểm cường quốc sô 2 của thế giới này đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử của nó. Sau này, khi Liên Xô sa sút, người dân xô-viết luyến tiếc giai đoạn này, gọi đấy là "thời Hoàng kim" của nước Nga.
Còn lần cuối cùng tôi đến Liên Xô là năm 1990, vài tháng trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố chấm dứt sự tồn tại và Liên bang Xô-viết tan rã. Đây là thời kỳ suy sụp, trái ngược hoàn toàn với thời đỉnh cao huy hoàng của lần đầu tiên tôi đến năm 1959."
Dinhphong Vu
  Tất cả cái không khí ngột ngạt ấy càng làm mọi người hướng niềm hy vọng vào Liên Xô. Họ kín đáo truyền tay cả những số báo Pháp như "Lettres Francaises" để động viên nhau và níu lấy chút hy vọng vừa bị dập tắt, chỉ còn le lói. Tôi được một bạn thân cho mượn số báo tiếng Pháp đăng truyện ngắn "Le Monument" của nữ văn sĩ Pháp Elsa Triolet, vợ nhà văn Cộng sản Louis Aragon. Truyện tả một họa sĩ ở một nước kia, có tài và giầu lòng yêu nước, do tích cực tham gia cuộc Kháng chiến chống Phát xít Đức xâm lược, được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Hòa bình lập lại, ông họa sĩ được cử làm Bộ Trưởng Bộ Nghệ thuật. Nhưng ở cương vị ấy, ông ta nhanh chóng biến thành công cụ mù quáng của Đảng Cộng sản và Chính quyền -thực chất cũng là tay sai của Đảng. Mặc dù trong thâm tâm không tán thành, nhưng vì "ý thức tổ chức" (thật ra là vì hèn nhát) ông họa sĩ Bộ trưởng kia vẫn chấp hành, thậm chí còn hỗ trợ mọi quyết định tội ác của cấp trên. Ông ta biến thành đao phủ, tham dự vào việc bắt giam và sát hại bao nhiêu nghệ sĩ tài năng và trung thực. Đến nay, các vụ đàn áp đẫm máu và dã man ấy bị phanh phui, tình hình đổi khác, lương tâm cắn rứt khiến ông ta không chịu nổi, đã tự sát, để lại một bức thư trối trăng lời lẽ hết sức đau đớn… Nữ tác giả Elsa Triolet không nói rõ câu chuyện xảy ra ở đâu, nhưng ai cũng hiểu, nếu không phải Liên Xô thì cũng là một quốc gia "xã hội chủ nghĩa" khác ở Đông Âu. Và nhân vật Họa sĩ rõ ràng ám chỉ tâm trạng và hành động của nhà văn Fadeev (Алекса́ндр Алекса́ндрович Фаде́ев; 1901 –1956) Cựu Chủ tịch Hội Nhà Văn Liên Xô cũng đã tự sát sau khi các tội ác đẫm máu của Stalin cùng với bộ máy an ninh của y bị phanh phui và công bố trên diễn đàn Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, những tội ác mà Fadeev đã nhúng tay vào.
Liên Xô xưa nay vẫn được coi là "thành trì", là "anh cả" của các quốc gia xã hội chủ nghĩa (còn gọi là "phe" xã hội chủ nghĩa, gồm bẩy nước Đông Âu (CHDC Đức, Tiệp khắc, Ba Lan, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni, Nam Tư) và ba nước châu Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam), nay được toàn dân Việt Nam hướng đến để hy vọng.
Tuy "Nhân Văn - Giai phẩm" bị đình bản, các trí thức và văn nghệ sĩ tham gia, nhẹ thì phải kiểm điểm và chịu kỷ luật, nặng thì bị truy tố và nhận án tù, nhưng mọi người vẫn cố tìm cách tự an ủi, để khỏi mất đi niềm hy vọng nhỏ nhoi chưa tắt hẳn.
Họ đưa mắt nhìn nhau, lo lắng :
- Thế nghĩa là sao ?     

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ*

(Trích Hồi ký của một người "Bên thắng cuộc" )

1. Sau "Giải phóng Thủ đô"

Năm 1954, nước ta ra khỏi cuộc Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn đến hòa bình trên một nửa đất đai của Tổ quốc. Nhân dân Hà Nội cầm cờ đỏ sao vàng phấn khởi đón chính quyền và quân đội "của ta" trở về "giải phóng". Nhưng chỉ vài hôm sau thì họ đau đớn nhìn thấy bao hy vọng tươi sáng bị dập tắt một cách phũ phàng. Những người chiến thắng lập tức hiện nguyên hình thành kẻ tàn bạo. Không khí bắt đầu ngột ngạt.
Dân chúng Hà Nội mới hôm qua còn hớn hở, thì nụ cười chưa kịp nở hết đã vụt tắt, thay bằng cái nhăn mặt trước những hành vi phũ phàng, thô bạo và tàn nhẫn của chính quyền "cách mạng"… Những gia đình có con em hy sinh trong cuộc chiến đấu "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đang phấn khởi, hy vọng sẽ được đền đáp, đã thấy ngay mình mơ tưởng hão. Doanh nghiệp nhỏ bé của họ bị đóng cửa, nhà của họ bị trưng dụng… Những ai đang ở trong tòa nhà lớn bây giờ chỉ còn được sử dụng một gian phòng nhỏ cho 5-7 người chen chúc…

Người Hà Nội đón mừng bộ đội về Thủ Đô ...
Nỗi đau len lỏi vào mọi gia đình. Một trong những bạn cùng quê và cùng học một lớp Trường Tiểu học Đáp Cầu và có chút quan hệ họ hàng với tôi, vốn chỉ là nhân viên kế toán của một cơ quan quân sự Pháp mà bị gọi đi tập trung để "học tập", mà ai cũng hiểu là đi tù. Bà mẹ cậu ta chạy đến gặp ông em ruột, đang ở cương vị Ủy viên Bộ Chính trị ĐLĐVN, hồi 1944-1945 từng là nhân vật huyền thoại mà bọn nhóc chúng tôi thì thầm báo cho nhau biết với vẻ mặt đầy ngưỡng mộ kèm theo niềm tự hào : "Ông ấy bây giờ cấp to lắm, to nhất nước, là Chủ tịch Mặt trận Việt Minh, chính là người làng ta đấy… (Lúc ấy chưa nhiều người biết về "Cụ Hồ").
Bây giờ (năm 1954) ông là Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Ruộng đất, trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo Thí điểm Thái Nguyên, đã ra lệnh đấu tố, rồi xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, địa chủ kiêm tư sản Kháng Chiến, người đã tự nguyện đóng góp bao nhiêu công của cho Cách mạng, đã giúp đỡ bao nhiêu bộ đội, và có cả con là sĩ quan trong quân đội đang tại ngũ…

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Điều gì đã xảy ra sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản? Chế độ tội phạm "

NSGV: Đọc “Điều gì đã xảy ra sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản” của nhà báo Mỹ David Satter nói về thời kỳ Liên Xô và hậu Liên Xô nhưng ta có cảm giác rất quen, rất Việt Nam. Có thể là vì thời kì Liên Xô, Hậu Liên Xô (Nga) và cả ở Việt Nam đều do những người cộng sản cầm quyền. Nói như vậy vì Yeltsin, Putin, Medvedev … những người lãnh đạo nước Nga hậu Liên Xô đều là những đảng viên cộng sản trong từng tế bào dù họ không còn khoác áo cộng sản. Đọc bài báo này nếu bạn thay từ Liên Xô, Nga bằng từ Việt Nam; thay Yeltsin, Putin bằng tên của mấy vị lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, thay một số sự kiện trong bài tương ứng với vài sự kiện xảy ra ở VN chúng ta vẫn thấy bài báo còn nguyên giá trị.

Hôm qua (02/07/2012) ở London đã trình chiếu bộ phim 'Age of Delirium” ('Thời Mê muội ") của nhà báo Mỹ David Satter, một phóng viên của tờ Financial Times ở Liên Xô trong những năm 70 - đầu những năm 90. Đây là buổi trình chiếu trong hàng loạt buổi đã diễn ra ở Washington và ở Nga.

Nhà báo Mỹ David Satter  


Lấy ví dụ về đời sống cá nhân của vài nhân vật riêng lẻ, hoàn toàn xa lạ đối với công chúng, Satter cùng với nhà làm phim tài liệu  Andrei Nekrasov đã tạo ra một hình ảnh của Liên Xô là một nhà nước đàn áp, mà sự dối trá là cơ sở tồn tại của nó. Những nhân vật độc đáo, mà Sutter đã  mô tả trước tiên trong cuốn sách cùng tên, và sau đó cho thấy qua ngôn ngữ phim thời sự. Một công nhân tố cáo sự vi phạm các điều kiện làm việc cơ bản tại hầm mỏ và dự báo về một tai nạn, hoặc sự đào thoát kỳ diệu khỏi Liên Xô của mấy người anh em sau đó lại phải bị tống vào một bệnh viện tâm thần; hay mẹ của một người lính đã bị giết chết ở Afghanistan, ngay cả sau khi bị một sự mất mát như vậy vẫn từ chối kể về chuyện này với nhà báo; một chàng trai trẻ, người đã từng nghe về thảm kịch Khatyn rất lâu trước khi nó được thừa nhận chính thức; những nạn nhân của nạn đói tại Ukraine, những người đã có thể nói chuyện về nỗi kinh hoàng này chỉ nhiều năm sau đó ... Những dối trá đó đã tồn tại trong cuộc sống của những người này và đã được công nhận như một chuẩn mực, trở thành cơ sở của sự sụp đổ của Liên Xô tại một thời điểm khi sự thật đã được bóc trần. Đây không phải là một tư tưởng mới, tuy vậy cũng chưa được nhận thức mạnh mẽ, là điều mà bộ phim muốn đề cập.