Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Câu hỏi dành cho ông Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông

Những gì đang xảy ra trên Biển Đông hôm nay là kết quả của mối quan hệ không rõ ràng giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung trong nhiều năm qua, cũng như cách hành xử thiếu minh bạch của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan tới những thông tin về chủ quyền, biển đảo của đất nước.
Từ lâu, hễ ai nhắc đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đều bị cho là “phản động”, bị “các thế lực thù địch” giựt dây, chống phá, nhẹ thì bị sách nhiễu, mất việc, nặng thì có thể bị đi tù dài hạn.
Đầu năm 2009, chỉ vì đăng bài “Tản mạn cho đảo xa” của nhà báo Trung Bảo và bài “Hận Nam quan” của nhà thơ Hoàng Cầm trên báo Xuân Kỷ Sửu, mà báo Du Lịch đã bị phạt đình bản 3 tháng. Ông Lê Doãn Hợp, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông lúc đó, đã ký lệnh đóng cửa báo Du Lịch vào ngày 14/4/2009, với lý do đưa các tin tức “phức tạp”, “nhạy cảm” về vấn đề tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa với Trung Quốc.

Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt

Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.

Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời  “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.

Hồi mã thương của phe Tàu

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á ở Manila, Philippines vào ngày 22 tháng 5 năm 2014-AFP PHOTO / NOEL Celis
Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Câu trả lời cho Reuters của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines nhanh chóng tràn ngập mọi phương tiện truyền thông cả trong lẫn ngoài nước. Người ta vỗ tay, bàn tán, tranh luận và cũng không ít nghi ngờ. Vỗ tay vì tuyên bố này đã trực tiếp tẩy chay những gì mà Hà Nội và Bắc Kinh đã toa rập với nhau trong Hội nghị Thành Đô để hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Vỗ tay vì tại diễn đàn quốc tế một người đại diện quốc gia này nói về quốc gia khác là chính thức và không thể thay đổi, cho dù người đó là cộng sản hay phát xít.
Vỗ tay còn đến từ một nguyên nhân khác âm ỉ và mạnh mẽ vẫn trôi trong huyết quản của người dân Việt có học lịch sử từ hàng ngàn năm qua: ước vọng thoát Hán.

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Trí thức TQ: Có thể chúng ta đã ngộ nhận trong vấn đề Nam Hải

NSGV: Đó là tiêu đề của một entry  mới được đưa lên blog cá nhân của một kỹ sư vật liệu xây dựng người TQ tên là Lý Thần Huy, được dịch giả Quốc Trung chuyển sang tiếng Việt và được đăng tải trên một số blog như Basam, tranhung, Bách Việt ...

Nhận thấy sự khách quan trong cách trình bày vấn đề và động cơ tốt của tác giả, và cho rằng đây là một hiện tượng mới xuất hiện có thể do kết quả của quá trình diễn biến tình hình "đủ độ chín" để dư luận TQ thoát dần khỏi tâm lý cố hửu do bị ảnh hưởng  nặng nề của công tác tuyên truyền của chính họ, nên tôi đưa lại bài này lên blog của mình để có thêm bạn đọc. 

Hy vọng đây là sự bắt đầu của cách nhận thức cần có từ phía nhân dân và chính phủ TQ để vấn đề tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình và công bằng.  Đây cũng là một tài liệu đáng tham khảo đối với người dân và chính phủ Việt Nam (không phải vì nội dung khách quan của nó mà còn cho thấy vài sự "giống nhau" khá lý thú giữa hai nước).  

********* 
Hôm nay đọc được một bài viết có tên là “Âm thanh về dụng binh ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đang được khuếch đại trong dân chúng Trung Quốc”, nói dân chúng Trung Quốc bao gồm cả một số vị được gọi là chuyên gia (không hiểu do vô tình hay cố ý, ở đây tác giả đã dùng từ 砖家- “chuyên gia về gạch ngói” thay cho từ 专家- “chuyên gia” vì cùng đồng âm trong tiếng Hán – ND) học giả, đang đua nhau chủ trương dụng binh ở Nam Hải. Nguyên nhân dẫn đến chủ trương dụng binh ở Nam Hải là do trong dân chúng phổ biến quan niệm cho rằng, về vấn đề Nam Hải, chúng ta đã bị xúc phạm tàn tệ (về rất nhiều vấn đề, dân chúng đều cho là chúng ta đang bị xúc phạm). Họ cho rằng, Nam Hải là thiên kinh địa nghĩa của chúng ta, lý lẽ này không chỉ được kiên trì nắm giữ vì người Trung Quốc, mà còn được sự công nhận rộng rãi cả ở trong cộng đồng quốc tế. Thậm chí, ngay cả Việt Nam, Philippines và những nước đang có sự tranh giành, cướp giật Nam Hải với chúng ta cũng đều có chung nhận thức. Vậy thì vì sao hôm nay những quốc gia ấy lại tranh giành Nam Hải với chúng ta?

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan

Nguyễn Lễ

Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?

Ít nhất những diễn biến trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc quyết không lùi một bước.
Tôi không rành về khai thác dầu khí nhưng theo l‎ý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào?
Nhưng nếu Bắc Kinh không công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.
Nhưng tại sao họ lại ra tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết ‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.
Obama vừa mới lên tiếng Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh với Nhật và Manila cũng vừa k‎ý với Mỹ Hiệp ước tăng cường liên minh quân sự. Kiếm chuyện với Tokyo hay Manila khi Obama vừa rời đi thì quá 'bựa'.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

KỊCH VÀ ĐỜI

Ở đời muôn sự của chung, nghiệp đến thì trả nghiệp, sắc sắc không không ... Mong tâm bạn chóng được bình an!

“Có kịch không?”- đây là câu hỏi mà một số ACE trong ngành luật hay hỏi nhau về vụ án Nguyễn Đức Kiên. “Kịch” đây không nói về ‘vở diễn”, mà là là “kịch khung”- khung hình phạt cao nhất dành cho từng tội danh...

Cách đây 21 tháng, Kiên bị bắt khẩn cấp, thị trường tài chính cả nước rúng động một thời gian dài, một loạt đồng nghiệp bị liên đới sa chân vào trại tạm giam theo, thậm chí cả bác Trọng, bác Dũng, bác Thanh cũng đăng đàn nói phải xử nghiêm vụ “đại án tham nhũng” này, “không có góc khuất, không trừ một ai”...(từ “tham nhũng” thì nói thật đến bây giờ tôi chưa hiểu tại sao lại dính vào vụ án này?). Cánh báo chí thì tha hồ có đề tài để viết, tha hồ câu khách, 4 tội danh nhé, “đặc biệt nghiêm trọng” là từ thường xuyên được nhắc tới, Kiên làm thiệt hại 1696 tỷ đồng nhé, chính xác thế là cùng!

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Nhà báo - " buôn lậu " và vụ bê bối quốc tế

Từ cuộc diễu hành ngày 07 tháng 11 năm 1941 tại Moscow những người lính cận vệ, trong đó có quân tình nguyện Việt Nam, đã đi thẳng ra mặt trận.

  Cho đến hôm nay, 27/05, bài báo của Kosyrev  xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam, khiến người Việt Nam và cả người Nga phẫn nộ vẫn chưa bị hạ xuống trên trang điện tử của RIA Novosti.

Trong khi đó, trên trang điện tử của RIA, có đến hơn 1.000 người bấm vào nút ‘không thích’ và chỉ có 50 người bấm ‘thích’ với nội dung bài báo.
Ước tính đến ngày 25/5, có đến hơn 2.000 comment (ý kiến) của độc giả được RIA Novosti đăng tải, trong đó đa phần bày tỏ sự phẫn nộ trước việc tác giả Kosyrev nói Việt Nam là một phần của Trung Quốc và tàu Việt Nam gây sự với tàu Trung Quốc ở giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Ngay cả các độc giả Nga cũng bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng Kosyrev dối trá về những sự việc ở giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Điều đáng nói là ngay khi gặp phải sự chỉ trích của độc giả, RIA Novosti đã đóng phần comment lại và không cho phép độc giả comment. Toàn bộ các comment của bạn đọc về bài báo vu khống Việt Nam cũng không thể xem được nữa, nhưng nội dung bài báo vẫn có trên trang của RIA Novosti.

Một nguồn tin thân cận với RIA Novosti nói do điều kiện tài chính nên hiện nay Kosyrev là biên tập viên duy nhất của hãng tin này chuyên trách vấn đề Đông Nam Á.

Rất nhiều độc giả comment rằng các hãng thông tấn uy tín trên thế giới đều khẳng định Trung Quốc dùng tàu quân sự và nhiều tàu thuyền uy hiếp, đâm, húc tàu chấp pháp Việt Nam. Nhưng không hiểu sao RIA Novosti cho đăng bài viết với nội dung trái ngược.

Trước sự việc gây căm phẫn cho nhiều người Việt và những người Nga yêu mến Việt Nam, hãng tin RIA Novosti vẫn không đăng một lời cải chính, hay hạ bài báo có nội dung xuyên tạc.

Hãng tin này cũng chưa hề hồi đáp lại thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn, cựu Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

NSGV xin đăng tải bài báo của một trang báo Nga nói về bài báo của D. Kosyrev để bạn đọc tham khảo
*     *
*
   Đối với Nga và những người nói tiếng Nga nói chung ở Việt Nam vẫn đang có mối quan hệ rất tốt. Tôi nhớ lại chi tiết này. Năm 2011, nhóm của chúng tôi đã đi từ khách sạn đến sân bay ở thành phố Hồ Chí Minh. Đường khá xa, chúng tôi chuyện trò cùng nhau. Lái xe taxi nghe những lời Nga quen thuộc quay lại, nói rằng ông đã từng học tập ở Liên Xô, suốt dọc đường ông ta đã hát những bài hát của Liên Xô, và sau đó, khi đến sân bay ông ấy dứt khoát từ chối nhận tiền đi xe của chúng tôi. Thật không may, tại thời điểm này người Việt Nam tất có rất nhiều lý do để cảm thấy trong quan hệ đối với Nga, nếu không oán giận, thì cũng có một số băn khoăn nào đó, bao gồm do lỗi của các nhà báo Nga.

" Buôn lậu trí thức"

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chuyện vợ con người lính biển

Ba yêu con
Ba muốn hôn lên đôi má hồng son
Muốn nâng niu đôi chân con mỗi sớm
Nhưng ba phải đi
Vì ngoài kia cơn sóng dữ
Lại nổi lên rồi
Ba phải xa con !


MỘT CÔ GIÁO CÓ CHỒNG LÀ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN KỂ MÌNH NGHE CHUYỆN NÀY: (cô ấy không dùng face book)
Sáng nay chở con đi học. Con khoe:
- Mẹ ơi, hôm qua cô giáo bảo con đạt giải nhất học sinh giỏi rồi mẹ ạ!
- Thế à con, mẹ vui quá!

Chợt nét mặt con trở nên buồn buồn. Tôi không hiểu lí do vì sao. Tôi hỏi:
- Sao con lại buồn thế?
Con bé im lặng hồi lâu rồi mới trả lời.
- Con nhớ bố nhiều lắm! Trước khi con thi, bố gọi điện cho con nói con chăm học, thi đậu học sinh giỏi về bố chở đi siêu thị. Nhưng tuần trước bố lại nói với con bố sắp đi công tác xa, chắc còn lâu bố mới về mà nếu bố không trở về nữa con cũng đừng buồn vì lúc nào bố cũng yêu con và yêu đất nước chúng ta. Mẹ ơi có phải bố đi đánh Trung Quốc không?

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Các thỏa thuận giữa Moscow và Bắc Kinh tốt hơn bất kỳ tuyên bố nào


NSGV: Bài báo được cập nhật lên trang web của Hãng tin Nước Nga ngày nay, tác giả Kosưrev, bình luận viện chính trị của hãng này khẳng định một cách đầy võ đoán, Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Tiếp đó, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử Việt Nam…

RIA Novosti từng là một trong những hãng tin lớn nhất Liên Xô/LB Nga. Ngày 09/12/2013 Tổng thống Nga V.Putin đã ký sắc lệnh giải thể RIA Novosti và thành lập hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (МИА "Россия сегодня") trên cơ sở RIA Novosti và Đài Tiếng nói nước Nga.

NSGV xin giới thiệu bài viết này đến bạn đọc.

Dmitry Kosưrev phỏng đoán về điều mà dưới góc nhìn như vậy cuộc khủng hoảng Ukraina có thể được xem xét trong chuyến thăm sắp tới của Vladimir Putin tới Trung Quốc.

Những tín hiệu đến vào đêm trước chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc về chủ đề " Ukraina " trong các cuộc đàm phán trong tương lai, vô cùng thú vị. Một mặt, "mục đích của chuyến thăm này không phải là một cuộc thảo luận về vấn đề Ukraina", đó là ý kiến ​​của một trong những đại sứ trước đây của Bắc Kinh tại Moscow. Mặt khác, " hành vi của Mỹ trên trường quốc tế cung cấp cho Nga và Trung Quốc một cơ hội mới cho sự phát triển của hợp tác". Đây cũng là quan điểm của một cựu đại sứ khác của Bắc Kinh tại Moscow. Cuối cùng, chuẩn bị cho việc ký kết không đơn giản, và cả gói các hiệp định và các văn bản khác là "kỷ lục" thậm chí " tuyệt vời ". Đây là từ lời nói của trợ lý tổng thống Nga Yury Ushakov. Làm thế nào để giải mã câu đố này?

Ukraina của họ

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Đối tác 'vàng' Nga - Trung muốn gì lúc này?

Những yếu tố lịch sử lặp lại?
Trong hai ngày 20 - 21/5, tổng thống Nga V.Putin tới Thượng Hải tham dự Hội nghị về hợp tác và xây dựng lòng tin châu Á (CICA) tại Thượng Hải, sau đó sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước nước CHND Trung Hoa.
Các hoạt động đối ngoại này thu hút sự chú ý đặc biệt của cả thế giới, nhất là những ai quan tâm đến tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, liên quan đến giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép thời gian qua.
Quan hệ Nga - Trung thời gian qua đã xích lại gần nhau, nhưng thực sự nhanh chóng là từ đầu năm nay, từ việc Trung Quốc cố tình vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc phản đối những hành động của Nga tại Crưm đầu năm nay, rồi đến việc gia tăng những hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, việc hai nước này lên kế hoạch cùng tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít vào năm sau (2015), v.v...
Nhìn lại lịch sử thế kỷ 20, cũng có một giai đoạn rất giống giai đoạn hiện nay. Đó là thời kỳ thế giới trải qua Đại khủng hoảng những năm 1930. Thế giới của thế kỷ 21 lại bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, được ghi nhận là bắt đầu khoảng năm 2008. Sự o ép của các nước lớn, mạnh của thế kỷ trước với các nước mong muốn phát triển, lại diễn ra. Quá trình đó rõ ràng đang được thực hiện đúng với trường hợp của hai nước Nga và Trung Quốc.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Điểm báo quốc tế về tình hình Biển Đông 22/5/2014

Tin cập nhật lúc 12:30 trưa ngày 22/5/2014. Hôm nay tràn ngập tin về việc TT Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Philippines và có những phát biểu khá mạnh mẽ về Biển Đông.
------------
4. Căng thẳng ở Biển Đông và tương lai của ASEAN. Bài phỏng vấn các chuyên gia trên South East Asia Real Time của WSJ ngày 22/5/2014.
http://blogs.wsj.com/searealtime/2014/05/22/qa-south-china-sea-tensions-and-the-future-of-asean/

WSJ: Is there ever a chance that Asean could adopt the role of a security alliance? And if not, is it time to create a separate grouping that could serve this role?
Mr. Storey: Absolutely not. Asean has eschewed the role of a military alliance since its foundation in 1967. At the time, the five members were all pro-Western and anti-Communist and yet they still rejected the role of a military alliance – now the membership is much more diverse and member states do not perceive a common threat. In general, the prospect of an “Asian NATO” is pretty much close to zero. Why form a military alliance against your largest trade partner?

WSJ: Có thể có khả năng ASEAN sẽ nhận thêm vai trò một liên minh an ninh không? Và nếu không thì đã đến lúc tạo ra một nhóm khác để đóng vai trò này hay chưa?
Mr Storey: Hoàn toàn không. ASEAN đã né tránh vai trò này từ khi thành lập vào năm 1967. Vào lúc ấy, 5 quốc gia thành viên đều ủng hộ phương Tây và chống Cộng sản nhưng họ vẫn phản đối vai trò liên minh quân sự - giờ đây các thành viên càng đa dạng hợn và các nước thành viên không cảm thấy có một mối đe dọa chung. Nói chung, viễn cảnh của một "NATO châu Á" hầu như bằng số không. Tại sao lại phải tạo một liên minh quân sự để chống lại bạn hàng lớn nhất của mình cơ chứ?

3. Tập Cận Bình lên tiếng cảnh cáo các nước châu Á tạo liên minh quân sự. Tin trên trang VOA ngày 21/5/2014.
http://www.voanews.com/content/reu-xi-jinping-issues-veiled-warning-to-asia-on-military-alliances/1919035.html

Nhìn lại Công hàm Phạm Văn Đồng 1958


Duy Tân Joële Nguyễn

Ngày 14/9 năm nay đánh dấu 56 năm công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.

Công hàm của cố Thủ tướng Bắc Việt Nam khẳng định Chính phủ ở miền Bắc Việt Nam "ghi nhận và tán thành" tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận này và "sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm" của Việt Nam "triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý" của Trung Quốc.

Văn kiện này, vẫn được Trung Quốc coi là "cơ sở pháp lý" hậu thuẫn cho lý lẽ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam, tiếp tục gây tranh luận trong công luận trong và ngoài nước ở Việt Nam.

Nhân dịp này, NSGV xin giới thiệu bài viết của học giả Pháp, bà Duy Tân Joële Nguyễn, chuyên gia chính trị học và luật quốc tế, người đã có nhiều nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông, để bạn đọc tham khảo:

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

NIỀM TIN


Lã Việt Dũng

Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo ư? Đã có Đảng và Nhà nước lo! Nhiều người Việt Nam tin vào điều đó - lẳng lặng không nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò - tập trung làm ăn. Một ngày đẹp trời, cái giàn khoan to đùng của Trung Quốc hạ xuống, niềm tin vào người anh cộng sản vỡ tan, chính quyền lại vội vã tổ chức một cuộc biểu tình, vội vã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, lại vội vã tuyên truyền về biển đảo, kèm theo đó là khẩu hiệu "Đồng lòng cùng chính phủ".

Người cộng sản vốn giỏi tuyên truyền, và họ hiểu sức mạnh của sự đoàn kết. Họ cũng hiểu người dân mong muốn đoàn kết đến thế nào trước hiểm hoạ ngoại xâm. Chống giặc sao được khi không đoàn kết, nhất là trước một kẻ giặc mạnh như bá quyền Trung Hoa.

Thuộc địa của Đế quốc Mẽo


Mẽo, thật buồn cười, là cường quốc có ít thuộc địa nhất thế giới. Nghe thì ngạc nhiên thật, nhưng nước Mẽo lại đúng là nước ít đi xâm lược nhất, ngay cả so với những quốc gia tí hon như Hà Lan, Bỉ, Áo, Bồ Đào Nha...

Vùng đất thuộc địa lớn nhất mà Mẽo xâm lược thành công, là nước bạn Phi Luật Tân của chúng ta. Dưng mà đến năm trước 1945, thì Mẽo trả mẹ nó độc lập cho anh bạn Phi ( thế mới tài). Sau này Phi nỗ lực xin nhập liên bang Mẽo theo gương Ha Oai suốt nhiều năm ròng, dưng mà hai viện quốc hội Mẽo đếch cho, thế mới chó. Gúc thêm để biết rõ hơn nhá.

Vùng đất thuộc địa hiếm hoi còn lại của Mẽo là quần đảo Virgin. Nó không được chiếm bằng cách xâm lược, mà được bọn Mẽo mua với giá 25 trẹo đô từ tay bọn Đan Mạch thối nát. Quần đảo này là một quốc gia hẳn hoi, dù bé tẹo. Và dù công dân quần đảo này là công dân Mẽo nghiêm chỉnh, họ lại đếch có quyền bầu cử tổng thống Mẽo. Lên Gúc mà tìm "Virgin Islands" nhé. Lười thì đếch bao giờ có tri thức cả.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

GIỜ ĐÃ LÀ LÚC KHÔNG CÒN NHẪN NHỊN ĐƯỢC NỮA RỒI

Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc đưa giàn khoan lấn sâu vào thềm lục địa Việt Nam và mang cả một đội tàu hùng hậu, trong ấy có cả tàu chiến, rồi máy bay chiến đấu yểm trợ xâm lấn biển đảo Việt Nam. Vì sao tôi không thấy bất ngờ? Các bạn có thể nhìn lại các sự kiện vào năm 1974, 1979 và 1988 thì sẽ thấy rất rõ mưu đồ của Trung Quốc là muốn gặm dần lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đất liền và trên biển.
Hoàng Sa, Trường Sa luôn là những chảo lửa, không biết sẽ bùng lên lúc nào. Đây cũng là vùng lãnh hải thiêng nhất và cũng bất an nhất của nước ta. Nếu đất nước của chúng ta có những biến động thì sẽ bắt đầu từ vùng sóng gió này.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

BIỂU TÌNH SÁNG 18/05/2014 TẠI HÀ NỘI: HÒA BÌNH VÀ TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT - TRUNG BỊ TẨY CHAY.

Sáng nay 18/05/2014 Hà Nội đã không có một sáng bình yên. (ảnh NSGV)
Sáng nay 18/05/2014 Hà Nội đã không có một sáng bình yên khi mà toàn bộ khuôn viên vườn hoa nơi có tượng đài Lênin đã bị vây kín bằng rào sắt và dây thừng đến sát mép đường từ đêm trước. Hiện không ai có thể tự do ra vào khu vực này. 
Không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy Nhà nước “bật đèn xanh” cho các cuộc biểu tình ngoài quốc doanh ngày hôm nay. 8h15: Tràn ngập các chốt an ninh quanh Đại sứ quán Trung Quốc trong bán kính ít nhất 1km. Phố Khúc Hạo bị chặn hai đầu.

Cảnh sát được tăng cường tối đa, luôn có CSCĐ đứng cùng CSGT. Trong khu vực Câu lạc bộ Quân đội cũ, nay là sân Hoàng thành, có đến cả trung đoàn CSCĐ, có cả chó nghiệp vụ, xe ô-tô, mô tô cảnh sát vài chục cái đậu sẵn sàng. Xe to nhỏ đang quay tới quay lui. 

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Chuyện ít người biết trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng 11/05/2014 tại Hà Nội.

  
Sáng ngày 11 tháng 5, nhiều người dân tại HN đã biểu tình  để phản đối cộng sản Bắc kinh Trung quốc mang dàn khoan HD 981 xuống Biển Đông của Việt nam. (ảnh NSGV)



 Ngày 11 tháng 5, nhiều ngàn người dân cả nước đã biểu tình  để phản đối cộng sản Bắc Kinh Trung Quốc mang dàn khoan HD 981 xuống Biển Đông của Việt Nam.

   Chính quyền cũng cho các nhóm dư luận viên tham gia biểu tình, các nhóm này mang theo cờ , ảnh Bác và các khẩu hiệu như : " Ủng hộ chính phủ", "đồng lòng cùng chính phủ ", "đảng cộng sản Việt Nam quang vinh" ...v v

 Sự tham gia biểu tình của các nhóm dư luận viên sẽ không có gì để nói nếu họ chỉ thể hiện thái độ với cộng sản Tàu, đả đảo cộng sản Tàu, phản đối cộng sản Tàu,... đàng này, họ lại tìm mọi cách để gây rối, gây hấn với chính các nhóm dân và nhóm xã hội khác cùng tham gia biểu tình.

 "Có nhóm dư luận viên cướp khẩu hiệu, cướp băng rôn của các nhóm khác, chửi bới các người già, đánh trộm các phụ nữ nhóm NO U... và đều bị ghi hình lại cho thấy rất lố bịch và mất dạy." - Theo Facebooker Truong van Dung  

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chính quyền Việt Nam có nhu nhược trước Trung Quốc?





 Các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam “nhai đi nhai lại” các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì?
Xin được trích đăng bài viết của Blogger Nguyễn Ngọc Long để giải đáp một phần nào những thắc mắc của độc giả về những phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi liên tục lặp lại thông điệp phản đối (theo cách gọi của cư dân mạng là “nhai đi nhai lại”) cũng như Chính phủ Việt Nam “nhu nhược” trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian qua. Bài viết được dựa theo những điều “mắt thấy tai nghe” trong chuyến đi Trường Sa của blogger này.
*********
Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam “nhai đi nhai lại” các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì? Thật bất ngờ khi câu hỏi này thu hút một số lượng lớn các bạn vào thảo luận và đưa ý kiến cực kỳ nghiêm túc. Theo đó, hàng trăm comments đã được gửi lên. Tổng hợp lại thì có các ý lớn thế này:
1. Việc “nhai đi nhai lại” này là cần thiết để mai mốt nếu Việt Nam có kiện ra tòa án Quốc Tế thì cũng có bằng chứng.
2. Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy “mơ hồ” nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ “rõ ràng” hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Bây giờ "HÀ TỈNH ĐANG CÓ "TÌNH HÌNH NỔI BẬT LÊN" rồi đó !


 
1. THẾ LỰC THÙ ĐỊCH NÀO ĐÃ "CHUYỂN LỬA" VÀO VIỆT NAM !

Hơn 2 thập niên qua, hệ thống tuyên huấn/tuyên giáo VN luôn hoạt động với tâm thế "cảnh giác và kiên quyết với các thế lực thù địch, đang âm mưu chuyển lửa vào Việt Nam làm mất ổn định tình hình để lật đổ sự lãnh đạo của đảng" (câu này có trong các bài giảng từ thập niên 1990s khi mình đi học lý luận chính trị trung cấp kéo dài 2 năm liền). 

Tuyên truyền này ám chỉ người Việt ở các nước phương Tây như bắc Mỹ, Châu Âu, rất đồng quan điểm với "các đồng chí Trung Quốc anh em" 

BÁC TỔNG TRỌNG VÀ CHỨNG BỆNH MÙ MÀU

 Hôm qua, có một bác đọc cho tôi nghe một bài Sấm truyền trong dân gian như sau:
Thứ nhất là loạn xướng ca
Thứ nhì loạn cá, thứ ba loạn tiền
Bao giờ loạn gạo thì yên.
Ứng vào thời buổi hôm nay ta thấy rất chuẩn xác:
LOẠN XƯỚNG CA là thực trạng suy đồi xuống cấp loạn chuẩn về văn hoá, đạo đức, lối sống mà TW vừa bàn. LOẠN CÁ là chuyện Trung Quốc từng bước xâm lược Việt Nam, phá rừng đầu nguồn làm lũ lụt, ô nhiễm môi trường chết cá; xâm lấn gây hấn trắng trợn trên biển làm bà con ngư dân không thể đánh cá như xưa. LOẠN TIỀN là chuyện Tham nhũng, Ngân hàng, Tín dụng , lừa đảo...sôi sục mấy năm nay.
BÁC TỔNG TRỌNG VỚI BA CÁI “LOẠN” TRONG LỜI SẤM TRUYỀN

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?

Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.


Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.

Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.

Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

TỪ VIỄN ĐÔNG NHỚ VỀ BIỂN ĐÔNG

PUTIN – NGA - VIỆT NAM
(dưới góc nhìn của một người Việt ở Nga/Viễn Đông)

Nhân sự kiện biển Đông với cái giàn khoan “mắc dịch” của Tàu, tôi hiểu nỗi thất vọng của nhiều bà con trong nước về phản ứng của nước Nga và Putin - đúng hơn là chẳng có phản ứng gì - chúng tôi ở Nga cũng thất vọng chả kém, nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ vì sao anh “Vôva” hành xử như vậy trong lúc này, xin cùng chia sẻ với bà con...

Muốn hiểu Putin và Nga - Việt bay giờ, xin quay lại hơn ba chục năm lịch sử, để thấy cả quá trình “anh và ả”, và hãy nên xem lại xem, Việt Nam ta đã hiểu được đầy đủ về “người anh” này chưa! Vì không muốn sa đà vào chính trị, tôi chỉ xin nêu ra một loạt sự kiện, còn các bạn sẽ là người đánh giá cuối cùng nhé!

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Mối nguy TQ và cơ hội cho VN

Để chống Tàu thành công chúng ta phải thay đổi! (ảnh NSGV)
 Võ Thị Hảo
Hôm 11/5 là ngày Chủ nhật Đỏ Việt Nam.
Ba miền biểu tình. Nhiều nơi ở hải ngoại biểu tình. Được nhà nước “bật đèn xanh” chứ tạm thời chưa thấy đàn áp.
 
Trước đây những nhân sĩ trí thức, bloger, người xuống đường bày tỏ ý chí phản đối Trung quốc xâm lược đã bị nhà cầm quyền cho công an, thậm chi những kẻ đội lốt côn đồ- đến ngăn cấm, đe dọa, hành hung, đạp vào mặt, léo lê trên đường, vu khống là phản động, o ép cắt đứt kế sinh nhai của họ, thậm chí bỏ tù nhiều người bằng cách viện dẫn những điều luật trái Hiến pháp. Nay chính quyền lại ngầm “bật đèn xanh” cho báo chí đưa tin về tàu chiến Trung Quốc xâm lược, và đặc biệt, cho những cuộc biểu tình rầm rộ hàng vạn người ở nhiều tỉnh thành trong nước.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Cố xoa dịu tình hình biển Đông, người Việt đang chơi một trò rủi may vô vọng


Bài phân tích của David Brown, Vũ Thị Phương Anh dịch
------------

Bắc Kinh vừa đưa một dàn khoan nước sâu vào vùng biển của Việt Nam.

Chế độ Cộng sản Việt Nam đã hy vọng rằng cách hành xử tôn kính của họ đối với TQ có thể làm dịu đi tham vọng thôn tính biển Đông của gã láng giềng khổng lồ phương Bắc này. Nhưng với việc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, Bắc Kinh đã đập tan hy vọng này và đặt Hà Nội vào một tình thế vô cùng khó xử.

Trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã từng là quốc gia đưa ra những lời phê phán mạnh mẽ nhất đối với tuyên bố chủ quyền của TQ đối với hầu hết Biển Đông, khi Hà Nội đang hy vọng sẽ tập hợp được một mặt trận thống nhất từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á với sự hỗ trợ (ít nhất là một cách ngấm ngầm) bởi sức mạnh hải quân Mỹ. Sự miễn cưỡng của cộng đồng của ASEAN trong việc thách thức Trung Quốc đã khiến Mỹ không có được một nền tảng cần có cho một chính sách mạnh mẽ trong khu vực Biển Đông. Washington cũng chưa bao giờ tỏ ra mặn mà với việc cung cấp sự bảo đảm về mặt phòng thủ cho những nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khác với Trung Quốc, kể cả đối với người đồng minh mà nó đã ký hiệp ước phòng thủ là Manila.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT VỤ “TÀU SÂN BAY KHOAN DẦU” HD981 CỦA TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VIỆT NAM


Kẻ cướp phải bị trừng trị!
Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:

“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.

Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ "hố đen" Hà Nội, TPHCM... đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”


Mình cho rằng đây là một câu hỏi ngô nghê, thiếu hiểu biết trầm trọng về Luật biển, Công ước Quốc tế về Luật biển; đồng thời đang đánh tráo khái niệm để kích động chỉ trích bằng những điều không thật. 

Trước khi đi sâu phân tích, mình cần phải nhấn mạnh rằng vấn đề chủ quyền Biển đảo là rất phức tạp, việc xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán liên quan cũng phát sinh nhiều phức tạp. Vì thế, nội dung dưới đây sẽ chỉ đề cập theo hướng bình dân hoá và đơn giản hoá khái niệm. Trong một số trường hợp, có những quy định chi tiết quá phức tạp đi kèm đã được mình che lấp đi nhưng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nội dung cần diễn đạt và không làm sai lệch tinh thần về mặt luật pháp.

1- CÁC THUẬT NGỮ NHẤT QUYẾT BẠN CẦN NẮM RÕ

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Hòa hợp - hòa giải cần đôi mắt mới

    Thời điểm để đặt ra câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc đã trôi qua từ lâu. Vấn đề này hiện nay cần được nhìn nhận dưới những góc độ khác. Nhận định này được Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, nhà ngoại giao lão thành, nguyên thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris 1973 chia sẻ với Thanh Niên Online.

Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh - Ảnh: Trường Sơn


Ông Huỳnh lý giải: Lúc đầu đàm phán Paris, tư tưởng của ta là giành thắng lợi, buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp và sau đó chính phủ sẽ đoàn kết toàn dân. Điều này có nghĩa là toàn dân Việt Nam dù phe này phe kia, tập hợp ba lực lượng: lực lượng cách mạng, lực lượng đối địch, lực lượng thứ ba cũng sẽ đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của chính phủ liên hiệp. Lúc đó chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc.

Nhưng trong quá trình đàm phán và chiến đấu ta thấy đánh Mỹ khó, đánh thắng Mỹ lại càng khó. Ta đánh lâu dài thì Mỹ cũng có khả năng đánh lâu dài. Lúc đầu mình tính chính phủ liên hiệp nhưng sau sự kiện Mậu Thân 1968 và sau đó năm 1972, ta không có những thắng lợi quyết định.

Vậy phải tính thế nào? Năm 1972 ta mới đề ra đường lối tìm cách mở đường cho Mỹ rút. Ta mới đưa ra khẩu hiệu là “Mỹ rút, Sài Gòn còn, miền Nam giữ nguyên trạng”. Để liên kết các lực lượng miền Nam thì đặt ra vấn đề hòa hợp dân tộc.    

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Giáo sư Zubov: Putin không phải Hitler nhưng sai lầm khủng khiếp

Andrej Borisovic Zubov, hiện vẫn là Giáo sư của Viện quan hệ quốc tế quốc gia Mátxcơva (MGIMO) 

Phỏng vấn- Tháng Ba vừa qua, Andrej Borisovic Zubov, hiện vẫn là Giáo sư của Viện quan hệ quốc tế quốc gia (MGIMO), đã công bố bài viết chỉ trích việc sát nhập Crimea của Putin vào Nga và so sánh nó giống như những hành động  của nước Đức Hitler năm 1938. Ngay sau đó ông nhận được quyết định sa thải từ MGIMO, nơi từng đào tạo những thế hệ cán bộ ngoại giao cao cấp của Nga. Tuy nhiên, không lâu sau lại có tin, quyết định sai thải ôngđược hủy bỏ. Sang Praha dự hội nghị nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Diễn đàn Hữu nghị Đông Âu, ông đã có bài trả lời phỏng vấn với báo Echo24.

Echo 24: Ông có dời khỏi MGIMO hay không? Chúng tôi được biết có xuất hiện những tin phản đối.

Andrej Zubov: Ngày 24 tháng 3, ngay sau khi viện trưởng MGIMO ký quyết định buộc tôi thôi việc, trên báo chí đã xuất hiện nhiều phản ứng tiêu cực. Thậm chí, cả chủ tịch ủy ban nhân quyền trực thuộc tổng thống cũng có đề nghị viện trưởng phải cung cấp các tài liệu và nguyên nhân liên quan tới việc sa thải tôi. Và sau đó, họ ra tuyên bố, rằng quyết định này là phạm pháp, là vi hiến và nó vi phạm một số điều luật dân sự kể cả luật lao động. Rồi viện trưởng mời tôi đến và hỏi: Chúng ta sẽ làm gì? Một câu hỏi rất thú vị, đúng không? Vậy thì, chúng ta sẽ làm gì đây? Viện trưởng quyết định hủy quyết định sai thải tôi và bởi vì hợp đồng lao động 3 năm của tôi còn giá trị đến 30 tháng 6 nên ông đồng ý cho phép tôi rời khỏi  MGIMO sau khi hợp đồng hết hạn. Có điều, từ nay tới đó tôi không được thực hiện công việc giảng dạy và không được tiếp xúc với sinh viên.Tức là tôi, tuy là giáo sư nhưng không được giảng dạy, một tình trạng hết sức đặc biệt. Tôi vẫn nhận lương, nhưng không được tạo điều kiện để thực hiện chức năng giáo dục của mình.

Echo 24: Điều gì sẽ xảy ra sau 30 tháng 6?

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Nỗi buồn nhớ Liên Xô


Liên Xô đã sụp đổ -  một chuẩn mực thành công toàn cầu của nước Nga.

    Gần đây, do sự sáp nhập của Crimea, rất nhiều người, bao gồm tất cả các loại người dân, vẫn đang nói về chiến thắng của đất nước chúng ta, của tổng thống chúng ta. Nói như về một sự đã rồi. Trong khi đó Crimea – có thể diễn đạt nó bằng những thuật ngữ tương tự, chưa phải là toàn bộ chiến dịch, mà chỉ là một trận chiến. Và thậm chí toàn bộ phía đông nam Ukraine – cũng không phải là một chiến dịch, mà chỉ là một trận chiến nữa. Tôi sợ rằng niềm đam mê lịch sử chân thành của tổng thống chúng ta (công chúng cũng được biết rằng ông ấy thích đọc văn học lịch sử) và cả địa lý (ông ấy - Chủ tịch Hội Địa lý Nga) đã không chơi một trò đùa tinh quái với chính ông ta, và với tất cả chúng ta.
    Thực tế là trong lịch sử của chúng ta luôn có được và vẫn đang có những nhà lãnh đạo nổi tiếng vì đã mở rộng các biên giới của quốc gia. Những gì đang diễn ra trong hầu hết các biên giới này, cả cũ và mới - đặc biệt là đã không mang lại lợi ích. Tiêu chí số lượng trong các đánh giá lịch sử, theo nguyên tắc, chúng ta luôn đặt cao hơn chất lượng. Những km vuông – cao hơn công dân, không chỉ các quyền của họ, mà thường xuyên kể cả chính mạng sống của họ. Hơn nữa, càng nhiều mạng sống con người bị ném vào lò lửa xâm lăng thì những thành quả xâm lăng lại càng được đánh giá cao hơn.