Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Hà Nội cái gì cũng ...

Hà Nội cái gì cũng rẻ
Chỉ có đắt nhất tình người

Hà Nội cái gì cũng rẻ
2 ngàn - trà đá vỉa hè
(Trời nắng thì giá tăng… nhẹ
4 ngàn 1 cốc… be bé
Trà nhạt như nước lá me)

Hà Nội cái gì cũng rẻ
10 ngàn một ký… cave
(Nhưng mà cũng không… “sạch sẽ”
Chỉ được cái vẻ “màu mè”)

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Nguyễn Bá Thanh: “Làm, ăn, lạnh, tử”



Ông Nguyễn Bá Thanh, vua một cõi tại Đà Nẵng, giờ đang nằm điều trị bệnh ung thư tại Mỹ.

Ông vẫn giữ chức danh Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Người ta nói nhiều về ông, về tính cách bộc trực hiếm có ở người làm chính trị, về việc ông tung hoành như thế nào tại Đà Nẵng, về ông chống quan liêu và xây dựng Đà Nẵng ra sao, về cả việc ông hành xử tàn bạo như thế nào với vị tướng công an và cả cách ông ăn đất nữa… Nói về ông là nói đến một con người - “ăn và làm”.

Làm

NGẪM VỀ CHUYẾN ĐI THẢM BẠI CỦA ĐẠI TƯỚNG THANH


Ông Thanh vẫn đang rất đạt trong vai diễn nhẫn nhục, ươn hèn. Ảnh nguồn internet.

Nguyễn Văn Hoàng
 Chắc chắn ông Thanh, người nhà ông, người dưới quyền của ông biết sự bức xúc, phẫn nộ của nhân dân với bài diễn văn tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á năm 2014 (Đối thoại Shangri-La) và trả lời phỏng vấn của ông trước báo giới sau chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi.

Nhân dân Việt Nam đã không còn ngu dốt đến mức không nhận ra chuyến đi Trung Quốc hôm 16/10 của Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh là thảm bại.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Bảo tồn thương xá Tax như một định mệnh

Thị trấn Hötensleben nhìn từ trên cao

NSGV: Những ngày gần đây, cả nước và đặc biệt nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lại xôn xao vụ Thương xá Tax sắp bị phá bỏ. Công trình này không chỉ có giá trị thẩm mỹ về kiến trúc ở lan can và những motip trang trí phù điêu của một thời mà nó còn đánh dấu một quá trình lịch sử thương mại Sài Gòn có tuổi hơn 100 năm. Một công trình như thế, không chỉ là tình cảm riêng với con người Sài Gòn mà nó, với dấu vết lịch sử vật thể, mang trong lòng giá trị văn hoá để nghiên cứu về thành phố.

Tại thành phố nhỏ Hoetensleben, Đức, có một người thợ tên Nguyễn Minh Thái sang làm việc từ thời nước này chưa thống nhất. Cũng tại đây có một ngôi nhà đặc Đức kiểu Fachwerk 200 mét vuông trên khu đất hơn một nghìn mét vuông của dòng họ làm thợ rèn đã 1000 năm.

Ngôi nhà bị cháy trong cuộc chiến Ba mươi năm Phổ - Pháp được xây lại từ 1646 và sử dụng tới năm 1965 thì hoàn toàn đổ nát. Nó nằm ở trung tâm thành phố nom rất tang thương. Sân sau nhà cây mọc như một khu rừng. Nhưng Hội đồng thành phố vẫn quyết không phá mà rao bán giá cực rẻ 30 nghìn dmark, với điều kiện phải phục chế như nguyên bản. Nhiều nhà tư bản Đức tới đây muốn mua nhưng nếu phục chế cần hơn triệu dmark, nên tháo lui.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Cầu Long Biên - Những câu chuyện không giống ai


Vượt ra khỏi khuôn khổ của một công trình kiến trúc xây dựng thông thường, cầu Long Biên hiện nay được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội bên cạnh Hồ Gươm, Hồ Tây, Nhà Hát Lớn….

Từ khi khánh thành cho tới nay, đã hơn 100 năm có lẻ, người Hà Nội đã kể không biết bao câu chuyện về cây cầu huyền thoại này và tôi tin người Hà Nội sẽ còn vẫn kể, chừng nào cầu Long Biên vẫn còn… những câu chuyện không giống ai và rất… Hà Nội.

Vì sao giao thông trên cầu Long Biên bị ngược?

Câu chuyện đầu tiên được lưu truyền trong dân gian là tên gọi của cây cầu. Cầu được đặt tên chính thức là cầu Doumer - Doumer lấy từ tên Paul Doumer, vị toàn quyền Đông dương người Pháp lúc bấy giờ, người đã có công đầu trong việc vận động và quyết định xây cầu, trong lễ khánh thành, theo thói lịch sự xã giao của người Pháp, vị toàn quyền có hỏi một quan chức đại diện của triều đình phong kiến Hà Nội lúc bấy giờ bằng tiếng Pháp đại ý rằng: “Các ngài muốn đặt tên cây cầu là gì ?”.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul


Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn khoảng cách, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người đã thành công, thời gian thay vì mày mò tìm hiểu, mình dùng để lo việc khác, hay hơn. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

CHỢ VÀ...DIỆT CHỦNG VĂN HÓA

Ngô Nhật Đăng
Ngay sau khi tuyên bố bức tử "Thương xá Tax" một biểu tượng của Sài Gòn đã hơn 100 tuổi, chợ Tân Bình đã phải tạm dừng kế hoạch xây lại thành trung tâm thương mại do sự phản đối quyết liệt của bà con tiểu thương.
Việc phá hủy các công trình kiến trúc đẹp đáng bị coi là tội "diệt chủng văn hóa", một việc làm man rợ như tư duy của các triều đại phong kiến châu Á điển hình là Trung Quốc, các triều đại ở Trung Hoa sau khi nắm quyền thường phá hủy hết những công trình của triều đại cũ.

Đã tới lúc nước Mỹ xét lại cách dạy về Chiến tranh Việt Nam

Keith Weller Taylor
Vào tháng Giêng 1972, độ sáu tháng sau khi từ Việt Nam trở về và được giải ngũ khỏi Lục quân, tôi bắt đầu học Cao học tại Đại học Michigan, chuyên khoa Lịch sử Việt Nam. Bấy giờ tầm rộng lớn của chiến trường Việt Nam khiến tôi khó tập trung vào giáo trình nên tôi chọn những thời điểm cổ xưa để thoát khỏi nỗi phân vân trong kinh nghiệm tác chiến của mình tại Việt Nam.
Sau này, khi tôi dạy môn lịch sử Việt Nam, tôi không tài nào tránh khỏi phải thuyết giảng đôi ba lần về cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và tôi luôn luôn e ngại việc đó, vì sự việc phải nói trước đám đông về trận chiến làm tôi thấy lợm giọng. Phải đến hai mươi lăm năm sau, tôi mới hiểu được rằng cái lợm giọng đó xuất phát từ sự lạc điệu giữa cái khung diễn giải tôi đã tiếp nhận về trận chiến với những gì tôi cảm nhận được trong tâm. Bài viết này sẽ nói đến việc tôi khởi đầu giảng dạy về cuộc chiến Việt Nam như thế nào và những ý nghĩ của tôi về cuộc chiến đã thay đổi ra sao để trở thành tư duy của chính tôi.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Hồng Kông biểu tình - Việt Nam có run không?



Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông đã dạy cho cả Bắc Kinh và Hà Nội bài học để đời: Đã nói phải làm, nuốt lời dân khó để yên.

Lý do người dân Hồng Kông, một trong những “Đặc khu Hành chính” (Special Administrative Region, SAR) của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nổi loạn vì vào ngày 31/08/2014 viện Đại biểu Đại hội Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) đã quyết định không cho phép Hồng Kông được tổ chức bầu cử tự do chức vụ Đặc Khu Trưởng (Chief Executive) vào năm 2017 mà các ứng cử viên, theo dự kiến có thể từ 2 đến 3 người, phải được đề cử bởi một Ủy ban do Bắc Kinh kiểm soát.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

HONG KONG CHỈ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU


Năm 2014 là một năm với mình – một người được đào tạo chuyên ngành về quan hệ quốc tế, thật là sôi động. Đầu tiên, các sự kiện ở Ucraina, Nga “nhảy” vào Crimée, “Người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh”; rồi sau đó là sự kiện giàn khoan HD-981...