Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Học vị giáo sư của ông Vũ Khiêu là đồ dỏm ?





*** Học vị giáo sư của ông Vũ Khiêu là đồ dỏm ?

Sau khi Nhi viết bài châm biếm câu đối mà ông Vũ Khiêu tặng cho HH Kỳ Duyên lúc cô này đến thăm chúc Tết ông , có 1 số người trách mình sao lại đả kích ông ? Họ lý luận rằng thứ nhất ông đã già , thứ hai dù gì ông cũng là " nhà học giả " , có nhiều " công trình nghiên cứu " . Tóm lại họ cho rằng ông là 1 nhà trí thức có bằng cấp lại lớn tuổi đáng tôn trọng .

Nhưng thực tế có phải là thế không ?

Tìm hiểu về tiểu sử của ông Vũ Khiêu, điều đầu tiên đập vào mắt là dòng chữ sau đây qua Wiki Việt Nam " Ông tốt nghiệp tú tài trường Bonnal (Ngô Quyền - Hải Phòng).  Năm 1935, ông về Hà Nội, ở trọ và làm lao công cho Bệnh viện Pháp " . Một người tốt nghiệp tú tài trường Pháp mà lại đi làm LAO CÔNG trong bệnh viện ? Vào thời ấy, số người tốt nghiệp tú tài Pháp không nhiều, và ai cũng ra làm ông thông, ông ký, chả có ai đỗ tú tài Pháp xong đi làm LAO CÔNG cả !!! Làm lao công trong bệnh viện là chỉ có quét dọn, đổ rác, đổ bô và bị sai vặt mà thôi. 1 ông tú tài Pháp mà đi đổ bô à ??

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

RASPUTIN - CON GẤU NGA - BIỂU TƯỢNG CỦA NƯỚC NGA CÁCH ĐÂY MỘT THẾ KỶ


                                            "Cha già" Rasputin

Chắc nhiều người còn nhớ đĩa BoneyM năm 1978, nó “làm mưa làm gió” dưới dạng băng cối và cassette ở miền Bắc nước ta thời điểm đói khổ đó, trong đó cùng với những bài thật hay như “The River of Babilon”, “Daddy Cool”, “Painterman”... có một bài cũng rất hay là “Rasputin”

Hỏi Rasputin là ai thì chỉ vài người biết và nói là nhân vật lịch sử ở Nga ngày trước, chấm hết! Sang CCCP học thì có rất ít thông tin về nhân vật này, hỏi bọn bạn Nga thì chúng nó cũng biết sơ sơ, cứ như là nhân vật thần thoại, mặc dù sống đầu thế kỷ 20 chứ có xưa cũ lắm đâu ... Các nước châu Âu hóa ra lại có nhiều thông tin về nhân vật này hơn ở Liên Xô, nhưng vì bản tính cố hữu là “nghi ngờ tư bản” nên tôi không mấy tin vào những cái mình thấy được, đọc được (phim của cả Nga, cả “tư bản” cũng hơn chục bộ về Rasputin chứ chẳng ít!). Sau này nhờ vào internet và nhất là cuộc tranh luận năm ngoái tại Nga, vì nhiều thế lực muốn phong thánh cho Rasputin, còn nhà thờ Nga bị sức ép khá lớn nhưng cuối cùng từ chối, tôi mới tìm hiểu thực sự về nhân vật này!

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

TÔI, NGƯỜI DÂN, MUỐN HỎI

Lại về ông Nông Đức Mạnh. Bức xức quá phải viết chứ chẳng thích chút nào.
Thái Bá Tân: Thầy là người ăn chay, theo Phật, chủ trương không ghét ai, thù ai, thế mà cuối cùng vẫn phải viết. Thực ra là viết hộ các bác đấy. Các bác là dân, thầy biết, cũng đang bức xúc lắm.
                              Mạnh vương khai trương phòng 'khánh tiết' trong ngày mùng 1 tết. 

TÔI, NGƯỜI DÂN, MUỐN HỎI
Từ một người gánh củi
Mà nay giàu thế này.
Tôi, người dân, muốn hỏi
Đảng ăn nói sao đây:
Một, ông Nông Đức Mạnh
Vì sao trở thành giàu?
Lương bao nhiêu dân biết.
Vậy đất, nhà do đâu?

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA.

Số Tết của Báo “Nam Phong” (năm 1918)

Cả năm có ngày Tết là vui. Vui ấy là vui chung cả mọi người, vui suốt trong xã-hội, vui khắp một quốc-dân: trong thế-giới dễ không đâu có một cuộc vui hoàn-toàn như vậy. Dẫu người buồn đến Tết cũng phải vui: vui ngày Tết là cái vui dễ “truyền nhiễm” vậy.

Bản-báo đối với các bạn đọc báo những ngày thường vẫn giữ một thái-độ quả nghiệm, tự-hồ như lạnh-nhạt, chỉ chuyên-trọng đường tư-tưởng học-văn, không hề chú ý đến những lời văn-chương tiêu-khiển, như câu hát lẳng-lơ, nhời thơ bay bướm. Sự đó là bản-báo cố-ý như thế: đã từng nhận cái tật hư-văn, cái thói ngâm-vịnh hại cho nước ta nhiều lắm, nên phàm lập-ngôn khởi-luận vẫn thiên-trọng sự thực hơn sự phiếm. Nhưng cái thái-độ nghiêm-khắc ấy tuy ngày thường là phải, mà gặp những thời-tiết vui vẻ, như hội Tân-xuân này, đối với cảnh, đối với người, đối với lòng hoan-hỉ của mấy triệu quốc-dân, tựa-hồ như gẩy khúc đàn sai dịp vậy.

Bản-báo muốn cho khúc đàn riêng của mình không đến nỗi sai dịp với khúc cần chung của …




Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

NHÀ THƠ HUỲNH NGỌC YẾN: CÓ MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐIÊN TRONG EM

PHIÊN BẢN TÌNH - tập thơ tình mới nhất của nhà thơ Huỳnh Ngọc Yến mới in xong chiều 3/02/2015; buổi chiều trước, khi nhà in phát lệnh in mình phải chạy ngay xuống để xem có trục trặc gì không, mình lo vì mình biết tính chị hì hì... thấy rất đẹp mình mới yên tâm. 

Không biết nói gì về thơ chị bây giờ, chỉ biết khi chị gửi bản thảo lên mình choáng nhé, với gần trăm bài thơ tình bài nào cũng khá trở lên chứng tỏ một nội lực sung mãn, mình thích thơ chị, dịu dàng, đằm thắm và mãnh liệt nhưng vẫn e ấp... 

Chúc mừng chị với PHIÊN BẢN TÌNH mọi người ơi, NXB Hội Nhà văn cấp phép, nhà thơ, anh Nguyễn Trọng Tạo thiết kế bìa, Mai Hường chỉ đọc chính tả thui
Và đây, Mai Hường xin giới thiệu chùm thơ của chị, kính mời bạn đọc.

                                                                 Nữ sĩ Huỳnh Ngọc Yến.
                                           

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Câu chuyện cảm động của cô gái Nga gốc Việt Nam đã tìm được cha qua mạng xã hội FB

"Không gian và thời gian có thể ngăn cách những người thân yêu tìm đến nhau, nhưng nếu mỗi người chúng ta không vô tình lướt qua nỗi đau của ai đó và cùng góp chút quan tâm thì sẽ không có gì có thể ngăn được những trái tim vẫn hướng về nhau.

Câu chuyện của Ngọc là một điều kỳ diệu góp nên từ “tình người”, niềm hạnh phúc ấy không chỉ của riêng bố con Ngọc mà của tất cả những ai đã quan tâm đến câu chuyện này. Và một mùa xuân mới sắp đến sẽ mang cho chúng ta thêm nhiều niềm hy vọng vào những điều kỳ diệu trong đời."


Câu chuyện cảm động này, tôi tình cờ (mà cũng có thể do có duyên) được gặp trong một lần đi mua sắm tại một TTTM ở thành phố Saint Petersburg - LB Nga. Tình cờ ghé vào một cửa hàng, ấn tượng ban đầu khi tôi bắt gặp ánh mắt của một cô nhân viên bán hàng, với đôi mắt to, đen tuyền, khuôn mặt xinh xắn, dễ thương và có nét hao hao giống người Châu Á. 

Và cũng chỉ dừng lại ở những ấn tượng đó, tôi tiếp tục đi sâu vào bên trong cửa hàng để chọn cho mình những món đồ ưng ý. Sau khi thanh toán tiền mua hàng, tôi toan rảo bước ra về. Chợt… tôi bắt gặp ánh mắt đang nhìn tôi, ánh mắt của cô nhân viên bán hàng mà tôi gặp lúc vào, nhưng lần này, trong ánh mắt đó có gì đó e thẹn, ngại ngùng.  Cô gái đó tiến lại gần và hỏi tôi một số câu bằng tiếng Nga, và tôi cũng vui vẻ trả lời. Khi biết tôi là người Việt Nam, cô gái đã rất cảm động, rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào nói: "Em cũng là người Việt Nam và cha của em là người Việt Nam". 

Con trai của Khrushchev "đã làm tiêu tan" bởi một tuyên bố về Crimea: điều ông đã biết từ nhiều năm trước

                                      Sergei, con trai Nikita Khrushchev.

Ấn bản chủ nhật của tờ báo Đức Die Welt  đã nói chuyện với Sergei, con trai Nikita Khrushchev. Từ năm 1991, ông sống ở Hoa Kỳ và làm việc trong vai trò chuyên gia sử học về chiến tranh Lạnh. Con trai của Tổng thư ký Liên Xô đã chia sẻ những kỷ niệm của ông về cách mà Crimea đã trở thành một phần của Ukraine như thế nào.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Lukasenko: Belarus không phải là một phần của Thế giới Nga

Tổng thống Belarus đã thực hiện một cuộc họp báo dài 7g07 phút. Đây là thời lượng họp báo của một chính trị gia dài gần như kỷ lục mà lãnh tụ Cuba lập năm 1968, dài 7g10ph. Chúng tôi giới thiệu một số nội dung chính liên quan tới tình hình Ukraina và Nga. 

                                             Alexander Lukashenko  - Tổng thống Belarus 

Trong cuộc họp báo thủ lĩnh Belarus Alexander Lukasenko kêu gọi tập trung nỗ lực cao nhất để chấm dứt chiến sự ở Donbass, đồng thời ông cũng kêu gọi tôn trọng chủ quyền và nền độc lập của Belarus. TTX Nga Interfax đưa tin.

“Có những người khôn ngoan tuyên bố rằng Belarus đó là một phần của Thế giới Nga, thậm chí gần như là của nước Nga. Hãy quên đi! Belarus là một nhà nước có chủ quyền và độc lập”, - tổng thống Lukasenko nói hôm thứ 5 tại một cuộc họp báo ở Minsk.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Chuyện cổ tích thời hiện đại hay ông Lê Đức Anh viết lại Lịch sử?

Tập đoàn diệt chủng Khmer Đỏ (Polpot) do ai dựng lên và điều khiển?
"Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã thất bại..."
_____
- Vì sao người ta gọi là "Khmer Đỏ" ? Vì đó là Đảng Cộng sản Khmer thời kỳ Pol pot (Salot Sa) làm Tổng bí thư (sau khi sát hại TBT Tút Samut, Đảng CDCPC và đổi tên thành ĐCS, 9-1966)....
Hàng vạn cố vấn quân sự, cùng vũ khí quân trang, lương thực của Trung Quốc giúp tập đoàn Pol pot đánh nhau với Việt Nam từ 1979 - 1989,... mà ông Lê Đức Anh từng là Tư lệnh mặt trận K. 
Thế mà bây giờ ông đổ cho Mỹ "dùng Pôn Pốt... đánh ta"?

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

"CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHÔNG CÓ TƯ DUY BẢO TỒN VĂN HÓA & DI TÍCH" !?

NSGV: Ngoài "tư duy nhiệm kỳ" của “nhóm lợi ích” bị chi phối bỡi đồng tiền khi quy hoạch phát triển và làm dự án hiện nay,  cái gốc sâu xa trong "tư duy của người cộng sản" là "xây dựng lại... đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...". Họ vẫn biến câu hô hào, hiệu triệu của lãnh tụ HCM thời chiến tranh thành phương châm và nguyên lý phát triển đó thôi…. 
Tư duy cộng sản ngày nay gần giống với tư tưởng chế độ dòng họ vua chúa xưa là, đập bỏ cái cũ xây cái mới mà không quan tâm đến giá trị lịch sử di tích theo thời gian. Tức là họ không có tư duy bảo tồn bảo tàng di tích văn hóa và lịch sử."

(nhân chuyện phá bỏ “Nhà Nhụy Sen” Chợ Đầm, nhớ lại chuyện chưa xa)

"CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHÔNG CÓ TƯ DUY BẢO TỒN VĂN HÓA & DI TÍCH" !? 
Câu nói trên có thể coi như một bổ đề. “Bổ đề” bổ điếc đó không phải của mình mà là của một “trí thức miền Nam tập kết” hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

                          Chợ Đầm Nha Trang – Thiên đường mua sắm nơi phố biển

1) Mình nhớ đầu thập niên 1990s đã nhiều lần hóng chuyện các trí thức, viên chức chế độ VNCH trước 1975 (đa số họ sau đó định cư nước ngoài theo HO hoặc đã quy tiên) về kiến trúc và văn hóa miền Nam. Nhưng mình nhớ nhất là câu nói như tiêu đề status này của "một trí thức cách mạng". Ông là "cán bộ miền Nam tập kết". Ông từng du học Liên Xô về nghệ thuật. Ông cũng là người hâm mộ và yêu quý Ông Năm (Bác sỹ Alexandre Emile Yersin). Cuối đời, khi nghỉ hưu ông đã về về quê hương vì "dự án khôi phục Ngôi Nhà Trắng (Lầu Ông Tư, đã bị đập bỏ để xây Nhà nghỉ 378, Bộ Công an, 1978).