Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Học vị giáo sư của ông Vũ Khiêu là đồ dỏm ?





*** Học vị giáo sư của ông Vũ Khiêu là đồ dỏm ?

Sau khi Nhi viết bài châm biếm câu đối mà ông Vũ Khiêu tặng cho HH Kỳ Duyên lúc cô này đến thăm chúc Tết ông , có 1 số người trách mình sao lại đả kích ông ? Họ lý luận rằng thứ nhất ông đã già , thứ hai dù gì ông cũng là " nhà học giả " , có nhiều " công trình nghiên cứu " . Tóm lại họ cho rằng ông là 1 nhà trí thức có bằng cấp lại lớn tuổi đáng tôn trọng .

Nhưng thực tế có phải là thế không ?

Tìm hiểu về tiểu sử của ông Vũ Khiêu, điều đầu tiên đập vào mắt là dòng chữ sau đây qua Wiki Việt Nam " Ông tốt nghiệp tú tài trường Bonnal (Ngô Quyền - Hải Phòng).  Năm 1935, ông về Hà Nội, ở trọ và làm lao công cho Bệnh viện Pháp " . Một người tốt nghiệp tú tài trường Pháp mà lại đi làm LAO CÔNG trong bệnh viện ? Vào thời ấy, số người tốt nghiệp tú tài Pháp không nhiều, và ai cũng ra làm ông thông, ông ký, chả có ai đỗ tú tài Pháp xong đi làm LAO CÔNG cả !!! Làm lao công trong bệnh viện là chỉ có quét dọn, đổ rác, đổ bô và bị sai vặt mà thôi. 1 ông tú tài Pháp mà đi đổ bô à ??


Sau khi hỏi thăm những người lớn tuổi trong gia đình, Nhi được biết vào thời ấy, làm lao công trong bệnh viện Pháp thì chỉ cần bằng TIỂU HỌC mà thôi, tức là biết đọc biết viết và võ vẽ chút tiếng Pháp .

Đọc tiếp tiểu sử ông Vũ Khiêu, thì thấy sau đó ông chẳng học tiếp ở trường nào hết mà ông đi theo cách mạng rồi chỉ sang Trung Quốc học trường đảng, học vị giáo sư sau này cũng là do đảng phong cho chứ chẳng có bằng cấp chính thức nào .

Điểm nghi ngờ này của Nhi đã may mắn được chính người trong họ Đặng Vũ xác nhận. Một người bà con của ông Vũ Khiêu ( xin được giấu tên ) cho biết ông thật ra đúng là chỉ học tới bậc tiểu học ( Cours elementaire ), đi làm lao công sau đó đi theo đảng học trường đảng, rồi được đảng phong cho học vị giáo sư chứ hoàn toàn không có học thức, bằng cấp thật sự .

Người bà con này kể rằng lý do nhiều người tin ông Vũ Khiêu là người khoa bảng là do dòng họ Đặng Vũ, nhất là chi bên Pháp, có rất nhiều người là trí thức khoa bảng, có bằng cấp cao. Ông Vũ Khiêu thường khoe về họ, rồi dựa hơi vào đó để nâng bản thân mình lên .

Năm 1980 ông Vũ Khiêu được nhà nước CSVN phong làm " học giả ", ông sung sướng khoe với chú ruột bên Pháp, lập tức đã bị ông chú này mắng cho một câu " Học thật còn chưa ra gì huống gì là học giả " khiến ông Vũ Khiêu thẹn quá, từ đó hết dám huênh hoang với dòng tộc ở hải ngoại, chỉ nổ với những người ở trong nước vì họ không biết sự thực .

Trong bài phỏng vấn tại đây, ông Vũ Khiêu lại khoe khoang về thành tích học tập của dòng tộc mình bên Pháp, để được thơm lây, nhưng giấu nhẹm không dám kể là bản thân mình chỉ học xong Tiểu học và đã bị chú ruột mắng như thế nào ! 


 Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và gia đình đã tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động - Giáo sư Vũ Khiêu tại nhà riêng của ông.


Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên đôi câu đối: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tương y thường họa tương dung". Và để bày tỏ sự cảm mến, giáo sư Vũ Khiêu đã chép lại đôi câu đối cho hoa hậu Kỳ Duyên ký lưu bút để ông treo ở nhà.



Người nhà của ông Vũ Khiêu còn cho biết lý do ông từ bỏ họ Đặng lấy họ Vũ là để làm vừa lòng , nịnh hót đảng CSVN, để được đảng trọng dụng và ban ơn mưa móc! Dòng tộc Đặng Vũ thời ấy đa số theo đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quang Phục Hội. Người họ Đặng Vũ bị Việt Minh ám sát rất nhiều. Nổi tiếng nhất là bác sĩ Đặng Vũ Trừ, con trai trưởng của bác si Đặng Vũ Lạc, là người VN đầu tiên tốt nghiệp chuyên môn Y khoa ở Pháp và cũng là người Việt đầu tiên mở bệnh viện tại Hà Nội .

Để chứng minh lòng tuyệt đối trung thành với đảng CSVN, ly khai gia đình , ông Vũ Khiêu bắt chước Trường Chinh, người đã từ bỏ họ Đặng Xuân , đã đấu tố chính cha mẹ mình, để được sự sủng ái của đảng. Ông Đặng Vũ Khiêu bỏ họ Đặng của người Việt, giữ họ Vũ và nhận tên Thái thú An Nam Đô Hộ Sứ Vũ Hôn làm ông tổ !!!

Cái thứ người bỏ cha chối chú , thay tên đổi họ, ( như Hồ Chí Minh và Trường Chinh ) để được lợi ích cá nhân thì có còn liêm sỉ, còn biết trung hiếu nghĩa là gì không? Một người bất trung bất hiếu bất nghĩa lại thêm vô liêm sỉ thì có xứng đáng được gọi là giáo sư, là học giả, xứng đáng được tôn trọng không ?

Một người biết rõ trình độ của mình chỉ đến bậc Tiểu học nhưng vẫn thản nhiên nói láo , ngông nghênh lừa bịp cả dân tộc, nhận bừa là giáo sư, là học giả, để xập xí xập ngầu leo lên đầu dân bắt người ta tôn trọng thì có đáng bị phỉ nhổ chăng ?

Còn về bằng chứng trình độ ông Khiêu chỉ đến Tiểu học thì Nhi sẽ phân tích và chứng minh trong bài viết sau này.

Những thứ gì Cộng sản đánh bóng và tung hô, rồi bắt dân kính trọng tôn th , thì toàn là đồ giả, đồ dỏm, từ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp .. rồi nay đến ông Vũ Khiêu này .

Đừng bao giờ tin cộng sản, vì chúng toàn lừa bịp !

Ngoc Nhi Nguyen

Một số phát ngôn

Gần đây nhất, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chất vấn tại quốc hội, ông Vũ Khiêu đã có bài khen ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng[6] trong khi nhiều người, đặc biệt là ngoài nước đặt câu hỏi về năng lực và trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin vỡ nợ và vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Đáng chú ý, người thực hiện bài này yêu cầu thẳng Vũ Khiêu đánh giá về Thủ tướng, và được ông khen rằng Nguyễn Tấn Dũng "có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại". Việc những bài như vậy đăng ở Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tạo cảm giác rằng bên hành pháp đang muốn tạo dư luận thuận lợi trước phiên chất vấn và cũng "nhắc nhở" các vị dân biểu.[7]
Nhận xét về nhiệm kỳ hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Khiêu nói: "Thành công của Thủ tướng cũng là thành công của tập thể lãnh đạo, mà trách nhiệm của Thủ tướng thì cũng là trách nhiệm chung của ban lãnh đạo, chứ không chỉ của một mình Thủ tướng"[8]
Về quốc hoa của Việt Nam, Vũ Khiêu có ý kiến cho rằng "Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa Mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn làm quốc hoa của Việt Nam".[9]
Ông còn viết lời đề tựa cho cuốn Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012, một cuốn sách đã xâm phạm trắng trợn và thô bạo bản quyền tác giả và bị dư luận lên án gay gắt.
Bài phóng sự "Sự thật ấn đền Trần ở Thái Bình" đăng trên phiên bản điện tử của báo Tiền Phong ngày 11/06/2010 viết về lễ khai ấn tại đền Trần Hưng Hà bắt đầu vào ngày 13 tháng Giêng năm 2010 cho biết, trong dịp khai ấn này, đã có hàng vạn bản ấn được đóng, phát/bán cho nhân dân. Quả ấn được đóng.là một quả ấn "nhái", bị khắc ngược, có 4 chữ "Thượng Nguyên Chu thị" nhưng lại được coi là ấn cổ, ấn quý, "ấn vua Trần" vì Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình đã thông qua một cán bộ ở Bộ Công an, "nhờ GS Vũ Khiêu đọc giúp, và GS trả lời rằng đó là bốn chữ "Quốc vương thiên nhân"[10]

4 nhận xét:

Thuy Nguyen (Canada) nói...

Trong bài Học vị giáo sư của ông Vũ Khiêu là đồ dỏm ? đăng trên mạng NSGV, tác giả Nguyễn Ngọc Nhi suy từ sự kiện ông Vũ Khiêu làm Lao công trong nhà thương để cho rằng ông ta có bằng tiểu học thời Pháp. Không thể như vậy đâu, vì vào thời Pháp muốn dậy lớp vỡ lòng chỉ cần có bằng tiểu học thôi mà lấy được bằng này không phải là dễ đâu vì là phải thi tuyển (trong tiếng Pháp gọi là concours). Nếu đọc hồi ký chương một của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đăng trên mạng NXD thì sẽ thấy là ông rất hãnh diện vì đã thi đậu được bằng tiểu học . Theo ông kể thì sau đó với mảnh bằng này ông đã được bổ đi dậy học. Như vậy cho thấy là ông Vũ Khiếu không thể có bằng tiểu học của Pháp. Và vì chỉ làm có lao công trong bệnh viện thành có lẽ ông ta chỉ đã học có một hay hai năm tiểu học là cùng.
TN

Nặc danh nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Nặc danh nói...

Dân cả nước biết nhưng chịu, chẳng làm gì được

le thái nói...

ông Vũ Khiêu đỗ sơ học ở Hải Phòng trong kỳ thi tháng 6-1932. Danh sách các thí sinh đỗ được đăng trên Hà thành Ngọ Báo ngày 15-6-1932. Thời đó đỗ tiểu học là oách lắm rồi.
Thông tin trên wiki luôn phải kiểm chứng lại. Cho đến năm 1938 thì ở VN chỉ có thể thi tú tài bản xứ và tú tài tây tại Hà Nội và Sài gòn thôi. Học sinh những nơi khác phải về đó mà thi. Từ 1938 thì Quốc học Huế mới có hệ đào tạo tứ tài bản xứ.