Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Thêm một kiến trúc cổ gần 100 năm ở Cần Thơ bị chính quyền đập bỏ để làm "dự án".


Theo kế hoạch của Sở Giáo dục đào tạo TP Cần Thơ, ngôi trường có tuổi đời gần 100 năm Châu Văn Liêm sẽ bị đập bỏ để xây mới lại hoàn toàn trong tháng 7 này.

Sau gần 100 năm tồn tại, một ngôi trường với kiến trúc Á-Âu độc đáo, là cái nôi ươm mầm của rất nhiều nhân sĩ trí thức của miền Tây Nam Bộ, đầy tính lịch sử, sẽ bị đập bỏ một cách tàn nhẫn theo một "dự án xây mới" trong tháng 7 này.

Trường Châu Văn Liêm, tức trường Trường này tiền thân là Collège de Can Tho (1917), sau đó đổi tên Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ trước 1975, đến 1985 đổi tên thành THPT Châu Văn Liêm.


Ngôi trường Châu Văn Liêm tại Cần Thơ là công trình kiến trúc cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, đã hình thành và tồn tại từ gần 100 năm. Ngôi trường Châu Văn Liêm có kiến trúc tương tự như các trường Lê Quý Đôn ở TP.HCM, Quốc Học ở Huế và nhiều kiến trúc kiểu Pháp khác trên cả nước. Chỉ 2 năm nữa là ngôi trường Châu Văn Liêm sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.

Theo kế hoạch, sau khi đập bỏ ngôi trường Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ sẽ đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây lại hoàn toàn mới.

UBND TP Cần Thơ đã lập dự toán tiêu tốn 98 tỷ VND để đập bỏ - xây dựng mới ngôi trường khác mà theo nhóm kiến trúc sư thiết kế cho là "khang trang hơn". Tất cả những ai đọc bản tin này, đến đây, hãy tự hỏi chính quyền ấy đập phá để làm gì khi ngôi trường vẫn đang được sử dụng hiệu quả, quỹ đất của Cần Thơ còn rất nhiều, thậm chí hoang phí?

Thêm một phần di sản văn hóa, lịch sử, văn minh nước Việt bị tàn phá vô lý. Giờ không phải là lúc xót xa, mà là lúc ghi nhớ cùng sự căm giận. Sự tận diệt mang bóng dáng của chủ nghĩa tư bản (đỏ) hoang dã đang tràn ngập trên đất nước này như một nạn dịch.

Dưới đây là một vài hình ảnh về ngôi trường tuyệt đẹp này:






Vĩnh biệt một tuyệt tác của kiến trúc Pháp cổ, dấu ấn của lịch sử, văn hóa, hình ảnh thân thương trong kí ức của bao thế hệ người Việt Nam, và ngã mũ trước một hệ thống dã man nhân danh lãnh đạo. 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!                        

(Tổng hợp) 

Tin liên quan: 

2 nhận xét:

Nguyễn Hữu Thao nói...

"Công trình gần 100 năm tuổi phải xếp vào loại công trình kiến trúc cần bảo tồn, tu tạo. Cần Thơ thiếu gì đất, dành 15-20 tỷ tu bổ lại trường cổ này còn 80 tỷ xây 1 trường mới. Các vị vẫn có ăn mà hs có thêm chỗ học."
Trên đây là lời bình của bạn Hai Hathanh sau khi đọc stt. của mình: "xin đừng đập trường cũ.
Trên đây các bạn thấy
Lời bình Hai Hathanh
Về ngôi trường cổ kính
Sắp bị đập tan tành.
Ừ nhỉ vừa sửa chữa
Vừa xây mới đàng hoàng
Nếu cần "phát sinh" nữa
Cũ mới đều khang trang.
Mà hay, không mang tiếng
Đập phá công trình xưa
Lại có ngôi trường mới
"Rung" như thế là vừa.
"Rung" là hô đập bỏ
Cho dư luận nhao lên
Sao đó, ừ chịu khó
Khắc phục theo ý dân!
07/07/2015. Nguyễn Hữu Thao.

Thuan Duc Pham nói...

Đã ngừng quyết định đập trường THPT Châu Văn Liêm, một hành động cầu thị...
(facebook Thuan Duc Pham)

Bên đề nghị đập cho rằng trường nguy hiểm cho người học, hết hạn bảo hành theo thông báo từ người Pháp vì trường đã gần 100 năm tuổi...
Bên kêu gọi dừng đập thì vì lý do lịch sử, văn hóa và vì linh hồn cũng như cốt cách người Cần Thơ nói riêng và đồng bằng nam bộ nói chung...
Ở Việt Nam, nếu đề nghị đập vì hết hạn bảo hành thì đầu tiên phải đập hệ thống chùa chiền, kinh thành vì nó đã hết hạn hàng nghìn năm tuổi cũng như Ai Cập phải đập Kim Tự Tháp, Pháp đập tháp Effel, Israel đập đền thờ chúa...

Còn nói kiến trúc Pháp thì Hà Nội phải đập phủ Chủ tịch nước, Bộ Ngọai giao, Trụ sở TW Đảng, các hệ thống sứ quán... Ở Huế đập Quốc học Huế, nữ sinh Đồng Khánh... Ở Tp. HCM đập THPT Lê Hồng Phong, Lê Quý Đôn, trụ sở UBND TP HCM, một phần đại học KHXH NV...vì tất cả đều cũng đã or hơn 100 năm tuổi và cũng đã hết hạn bảo hành...chắc chắn như vậy...

Vậy tại sao người ta giữ đc còn CT thì ko, nên nhớ đây là di tích có giá trị bậc nhất Cần Thơ, có thể nói ko có TH Phan Thanh Giản thì ko có Cần Thơ... Lỗi là do người ta duy tu bảo dưỡng đều đặn, còn ta thì không...

Giờ duy tu muộn màng nhưng xem xét thiệt hơn có thể còn cứu đc phần nào, khi nào xét thấy quá nguy hiểm, ko cứu đc thi cũng đành nhưng người ta không thể sinh sản vô tính và buộc ta phải yêu thương một người mẹ khi người mẹ đó không ngày nào bế và dìu dắt ta khôn lớn và trường CVL cũng vậy, ko thể xây mới và nói rằng, ah đó là ngôi trường 100 năm tuổi, là biểu tượng của tri thức Cần Thơ 100 năm qua...

Văn hóa là thứ con người ta sẽ nhớ khi đã quên đi tất cả và là thứ sẽ thiếu khi con người ta đã biết tất cả... Mong các vị ghi nhớ, 40 năm qua chúng ta đã đập đi và hủy họai quá nhiều thứ trên cái đất nước này rồi, hãy nghĩ tới hậu nhân dù chỉ là một chút...

P/s: Cảm ơn các anh em trong hội cafe đã thực hiện một clip hay và phát trên chuyển động 24h VTV1, đó đc xem là đòn nock out quýêt định với cái chủ trương đập trường..

Thuan Duc Pham