Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Đối với người Việt Nam, nước Nga là một cụm từ trống rỗng.

Alexander Bratersky 29/06/2017 

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tới Nga.



Hôm Thứ 5 ngày 29 Tháng Sáu, ông sẽ gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đối với Nga, Việt Nam là khá quan trọng trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, nhưng từ lâu đối với Hà Nội cựu thù - Hoa Kỳ đã là quan trọng hơn Moscow.

Trong chuyến thăm kéo dài hai ngày này ông chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EurAsEC), cũng như hợp tác với Nga trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.


Năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch đến thăm hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, diễn ra tại Việt Nam. Chuẩn bị cho cuộc họp sẽ là một trong những chủ đề của các cuộc đàm phán của Chủ tịch Việt Nam tại Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tass ngay trước cuộc viếng thăm, Trần Đại Quang nhấn mạnh những hoài niệm về các mối quan hệ của Việt Nam và Liên Xô, mà mọi người trong nước mình còn vẫn nhớ đến: "Nga luôn luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của người Việt Nam trải qua những cảm xúc của tình bạn chân thành và tin cậy của mình."

Tình bạn chân thành trong bối cảnh này không chỉ đề cập đến các mối quan hệ kinh tế của thời kỳ Xô viết, mà còn sự hỗ trợ quân sự to lớn của Liên Xô vào Việt Nam trong cuộc xung đột vũ trang ở đất nước này với Mỹ.

Việt Nam hiện giờ vẫn tích cực mua vũ khí của Nga: bao gồm các hợp đồng lớn vào năm ngoái – chuyển giao các máy bay Su-30MK2. Giới lãnh đạo Nga cũng đã từng bày tỏ sự quan tâm đến việc trở lại căn cứ Cam Ranh thời Liên Xô cũ, thế nhưng những kế hoạch này đã bị từ chối do các quan điển của phía Việt Nam.

Lãnh đạo Việt Nam đã cho biết họ sẽ không cho phép đặt các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của nước mình.

Tờ Sự thật đã nói cho "Gazeta.ru" như một ẩn danh, rằng một chuyên gia về Việt Nam, làm việc trong cơ cấu của chính phủ Nga: từ sự vinh quang cũ của các mối quan hệ (Xô - Việt) còn lại rất ít quả ngọt.

"Trong tâm trí của công chúng - Nga không còn tồn tại. Có khách du lịch, có một thiểu số yêu Nga (русофильское меньшинство) – đây là gia đình của những người bằng cách nào đó đã từng có liên quan với Liên Xô, ví dụ, thông qua giáo dục hoặc các liên hệ khác. Đối với những người còn lại, nói chung, nước Nga là một cụm từ trống rỗng."

Tuy nhiên, các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nga là khá thường xuyên và là một loại "chip" của mối quan hệ Nga-Việt, trong một cuộc phỏng vấn với "Gazeta.Ru" chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Svetov nói.

"Việt Nam đối với chúng tôi - một mặt, đó là một yếu tố của hệ thống sức mạnh cũ: quán tính của các mối quan hệ Xô-Việt cho phép chúng ta có một vị trí thống lĩnh trên thị trường vũ khí, năng lượng. Chúng ta có một cơ sở hạ tầng xuất khẩu tốt với thị phần cao về chế tạo máy", -  Svetov cho biết.

Chuyên gia cũng lưu ý rằng khối lượng thực tế của sự hợp tác kinh tế giữa Moscow và Hà Nội là "khá nhỏ."

"Với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, để cạnh tranh ở Việt Nam chúng ta rất khó khăn," - Svetov nói

Donald Trump - một người bạn của Việt Nam

Mặc dù thực tế là kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam năm 2015 tăng 25% và lên tới  2,7 tỷ $, nhưng khối lượng các mối quan hệ kinh tế của Hà Nội với Hoa Kỳ được tính bởi những con số đáng kể hơn nhiều. Năm ngoái, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 38,1 tỷ $, trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ - 8,7 tỷ $.

Theo các kết quả của chuyến thăm gần đây của phái đoàn thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ, giữa các bên tham gia giao dịch đầu tư hàng tỉ đô la đã được ký kết. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng thỏa thuận này sẽ tạo nhiều việc làm mới tại Hoa Kỳ. Đồng thời tại Việt Nam bày tỏ sự hối tiếc rằng chính quyền Trump từ chối Trans-Pacific Partnership - một thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho việc loại bỏ các rào cản thương mại trong khu vực.

Đổi lại, lãnh đạo của Việt Nam không giấu được quan tâm trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ với chính quyền của Donald Trump trong bối cảnh chính sách của ông liên quan đến việc ngăn chặn Trung Quốc.


Theo một cuộc khảo sát mới đây của Pew Research, Việt Nam - một trong những quốc gia có mức độ tin cậy vào Mỹ luôn tăng trưởng. Theo nghiên cứu này, 84% dân số Việt Nam có thái độ tích cực đối với Mỹ, và là nhiều hơn gần 10% so với năm 2014.

Mối quan hệ của Hà Nội và Bắc Kinh rất phức tạp: mặc dù thực tế là Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, hai bên đang trong cuộc xung đột chính trị vĩnh viễn do việc xây dựng của Trung Quốc trên các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Năm ngoái, Việt Nam cùng với các nước khác trong khu vực đã giành chiến thắng trước Trung Quốc trong một tòa án quốc tế. Tòa án Trọng tài tại The Hague đã bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh đến vùng biển của Biển Đông. Tòa án tuyên bố rằng cái gọi là "ranh giới đường chín đoạn" mà Trung Quốc đưa ra tại Biển Đông, không có tư cách pháp nhân. Trung Quốc, tuy nhiên, không công nhận bản án.

Nga cũng đang xem xét các mối quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh đa dạng hóa các mối quan hệ với Trung Quốc. Điều đáng chú ý là chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được tổ chức một vài ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam.

Về vấn đề này, Svetov nhấn mạnh, Việt Nam đối với Nga - "một biểu tượng quan trọng của đặc điểm toàn cầu về sự hiện diện của Nga và, tất nhiên, biểu tượng của một chính sách đa dạng Nga châu Á. Các mối liên hệ chặc chẽ (mặc dù chúng hoạt động chủ yếu vào quán tính lịch sử) với Việt Nam - đây là điều nghiêm túc nhất mà Moscow có trong khu vực ASEAN ". Đồng thời, chuyên gia nói rằng, ở Việt Nam mọi người hiểu rằng Nga không thể là một đối tác trong việc kiềm chế Trung Quốc.

Nguyen Hong chuyển ngữ theo gazeta.ru

Không có nhận xét nào: