Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

TRÒ CHUYÊN VỚI “CỤ KÌNH” LÀNG TOMBE

Tác giả Mạc Văn Trang và "Cụ Kình" làng Tombe

Định cai FB vài tuần, nhưng ngồi rồi lại thèm nhớ ... Các con bảo bố ở Paris Hà Nội, giờ lại sang Paris Pháp thì có khác gì nhau! Vả lại mấy lần bố thăm Paris rồi, lần này cho về nhà nghỉ ở nhà quê cách Paris 100km.
"Túp lều" quê này cũng 1 tầng hầm và 2 tầng để ở, tọa lạc trên mảnh vườn 4000m2, cây cối rập rạp, chim, sóc ríu ran... Nhà nhìn ra dòng sông Seine, nước trong, bơi thỏa thích...
Những bác hàng xóm vừa thấy đã chào hỏi thân tình. Bà nội cháu Linh và Linh đến chơi, thật vui. Ông hang xóm Daniel gọi cho trứng gà, "rau sach"... Mình đáp lễ, tặng 1 quả xoài, mấy quả vải quê hương. Thật là thân thiện.
Còn chuyện làng, chuyện xã này hay lắm. Để mấy ngày đi thăm, hỏi chuyện "Cụ Kình" ở đây mới rõ.

Sáng nay 16 độ C. Con gái dẫn đi thăm làng. Ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ và nhà thờ xây bằng đá sần sùi, rêu phong, từ thế kỷ 13, nay vẫn bền vững. Chợt nhớ đến ngôi Nhà thờ ở Quảng Ninh bị phá bỏ mà xót quá. Nghe nói một nhà thờ nổi tiếng ở tp HCM cũng đang bị đe dọa cưỡng chế, giống như một ngôi Chùa mới đây bị phá.

Thăm Trụ sở UB của làng thật nhỏ bé khiêm nhường, lại chung một cái biển, một ngôi nhà với trường học của thôn. Thôn bây giờ chỉ có một lớp ghép 1-2-3, còn lớp trên lại phải sang làng bên (có ô tô bus đón các cháu).
Có một vườn chơi của trẻ em với các dụng cụ cầu bập bênh, các đồ chơi... nhưng có mấy trẻ con chơi. Làng bây giờ còn mấy trăm người, phần lớn người già, người trẻ rất ít.

Ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ và nhà thờ xây bằng đá sần sùi, rêu phong, từ thế kỷ 13, nay vẫn bền vững

Ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ và nhà thờ xây bằng đá sần sùi, rêu phong, từ thế kỷ 13, nay vẫn bền vững

Bây giờ cuối vụ thu hoạch lúa mì, những cánh đồng sau mùa gặt, còn lại gốc rạ, mộ màu vàng rộm xa tít tắp...Nhưng những ruộng ngô, ruộng khoai tây đang xanh tươi mơn mởn... Vẫn chưa gặp được "Cụ Kình" của làng để hỏi chuyện đất đai, thuế má... ra sao?... 

 THĂM NGHĨA TRANG CỦA LÀNG TOMBE
Cũng giống như ở Việt Nam trước 1945, mỗi làng đều có những thiết chế cơ bản mới tạo nên một cộng đồng có văn hóa chung. Đó là có nguồn nước (cây đa, giếng nước), có trụ sở UB, có trường học, Nhà thờ (Chùa), có Chợ và Nghĩa trang của làng.
Nghĩa trang của làng Tombe từ truyền thống đến hiện đại không khác nhau nhiều lắm, chủ yếu là về hình thức và vật liệu: xưa kia xây bàng gạch, rồi bê tông, cùng một kiểu dáng; nay thì chủ yếu bằng đá công nghiệp với hình dáng sáng tạo đa dạng. Nhưng không phô trương hoành tráng, mạnh ai nấy làm kinh khủng như các nghĩa trang ở nhiều làng quê VN. Ở đây, người sống chan hòa, bình đẳng và lúc chết, nấm mồ cũng gần gũi bên nhau. Tất nhiên có những nấm mồ cô quạnh, không có người thân chăm sóc; có những nấm mồ nhiều người thân, bạn bè tặng nhiều kỷ vật, đặt bên bia mộ. Nghĩa trang ở đây cũng chung cho những người Thiên chúa giáo và người các theo các tôn giáo khác của Làng. Đáng chú ý mộ của ông Chủ tịch thôn, mới mất năm ngoái, trên nấm mộ ông luôn rất nhiều hoa tươi và kỷ vật, chắc hẳn lúc sống, ông đã thực sự là người tử tế, phục vụ nhân dân...
Nghĩa trang của làng Tombe không phô trương hoành tráng, ở đây, con người khi sống thì chan hòa, bình đẳng và lúc chết, nấm mồ cũng gần gũi bên nhau

Ở giữa nghĩa trang của làng là Đài Liệt sĩ trang trọng và nhỏ nhắn, ghi nhớ công trạng những người con của làng đã hy sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ hy sinh khắp các chiến trường, nhưng họ không xa rời, tách biệt với dân làng.

Nghĩa trang cũng có một Đài gắn các hộp tro cốt của người hỏa táng, trông nho nhỏ, giản dị và trang trọng.

Nghĩa trang ở đây cũng chung cho những người Thiên chúa giáo và người các theo các tôn giáo khác của Làng

Ở giữa nghĩa trang của làng là Đài Liệt sĩ trang trọng và nhỏ nhắn, ghi nhớ công trạng những người con của làng đã hy sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ hy sinh khắp các chiến trường, nhưng họ không xa rời, tách biệt với dân làng.
Nghĩa trang cũng có một Đài gắn các hộp tro cốt của người hỏa táng, trông nho nhỏ, giản dị và trang trọng.
Văn hóa ứng xử với người chết cũng cho thấy trình độ văn hóa, đạo đức, tâm linh của một cộng đồng, xã hội. 

HAI CON ĐƯỜNG CONG MỀM MẠI...
Chiều qua đi dạo trong làng Tombe, một làng “thuần nông” ở cách thủ đô Paris, Pháp 100km. Đang đi trên đường làng thẳng tắp, men theo bờ sông Seine, hai bên cây côi sum suê, bỗng thấy một cây mọc “tự phát” ngay giữa đường làng. Cây cỡ 30 - 40 tuổi, chứ không vào loại “lão làng” gì. Thế mà con đường làng phải rẽ sang hai bên cái cây, thành “đường cong mềm mại” theo đúng thuật ngữ của ngành Xây dựng – Kiến trúc thủ đô Hà Nội.


Nếu không có con đường Trường Chinh uốn “cong mềm mại” của Thủ đô Hà Nội, thì mình đâu có ngắm nghía cái cây “dở hơi” mọc giữa đường và con đường cong queo ở làng Tombe xa xôi này làm gì. Như thế là nhờ Thủ đô Hà Nội đã sáng tạo thêm một từ ngữ mới đầy thi vị, không chỉ làm phong phú vốn tiếng Việt mà còn đóng góp cho nhân loại một biểu tượng mới về con đường cong, gợi mở những liên tưởng và tư duy hình tượng đẹp về các kiểu cong của những con đường...
Nhưng thú vị hơn là sự soi sáng của lý trí vào nguyên nhân của hai con đường đang thẳng thành cong.
Hai con đường cong ở hai nơi xa xăm với hai số phận, chắp nối cho ta hiểu phần nào bản chất văn hóa và lối sống của những người quản lý Thủ đô Hà Nội và của người dân làng Tombe.
Tombe, 11/7/2017

TRÒ CHUYÊN VỚI “CỤ KÌNH” LÀNG TOMBE
Người ta gọi Cụ là Bretreau, nhưng bỗng nhiên mình thấy Cụ giống Cụ Kình xã Đồng Tâm, vì Cụ sinh 1934, 83 tuổi, sinh sống từ bé trên đất này, thuộc ruộng đồng như lòng bàn tay. Cụ từng làm Lý trưởng mấy nhiệm kỳ. Đặc biệt Cụ có hơn 140 ha ruộng đất, do ông cha để lại, Cụ tự làm một nửa, còn một nửa cho dân làng thuê, mướn với giá rẻ, nên được dân làng tín nhiệm.

- Từ đâu Cụ có nhiều ruộng đất thế?
- Ruộng đất do ông cha để lại cho. Xưa kia đây là gò đất cao, Tombe là gò cao, lại rừng rậm, nhiều thú dữ.... Ông cha khai phá được đất đai cực nhọc lắm, để lại cho, nên phải yêu quý, giữ gìn... Bố tôi đã bắn hạ hơn 20 con lợn rừng về phá hoa màu – Cụ chỉ cho xem một cái đầu lợn rừng, bố Cụ còn treo làm kỷ niệm. – Rồi phải san, ủi cho đất bằng phẳng; phải nhặt bao nhiêu đá từ ruộng về để xây tường ngăn, làm nhà... Phải đào cái giếng sâu mấy chục mét, quay bằng tay, lấy nước lên... Cụ chỉ cho xem những bức tường xây bằng đá, những ngôi nhà đã hơn thế kỷ, có cầu thang bên ngoài... Cụ chỉ vào đống gạch, đá, ngói cũ... bảo, không được vứt đi cái gì, tất cả đều rất quý, rất cần đấy.


Trời ơi, nhà kho của Cụ thì đủ thứ máy móc cũ, gỗ, sắt, xe máy cũ... cũng giống như nông dân ta, “chùi cùn, rế rách” cho vào kho tất. Không được vất đi cái gì! Nhà kho bây giờ, Cụ thả gà, ngan ngỗng bừa trong đó.


- Cụ vẫn làm đồng chứ?
- Tôi vẫn trồng một vườn rau, một vườn ngô, ruộng khoai tây và mấy ha lúa đại mạch...Còn tất cả ruộng đất cho thuê, mượn hết rồi. - Cụ vừa nói, vừa khoát tay, chỉ ra cánh đồng mênh mông, tất cả ruộng quanh nhà này ra, là của tôi hết đấy. Rồi Cụ dẫn ra bên nhà thăm ruộng vườn. Cụ bảo bà ấy yếu, rau, ngô không chăm sóc được nên cỏ dại cao hơn cây trồng... Giờ thì tôi lại phải chăm sóc bà ấy - Cụ dẫn ra xem ruộng đại mạch chín vàng, giải thích. Đất này trồng ba vụ lúa mì, lại phải trồng đại mạch thì mới có năng suất tốt.
- Sao lúa chín vàng Cụ chưa thu hoạch?
- Tôi cho người ta thu hoạch. Tôi làm cho vui thôi. Còn sống mà một ngày không lao động, coi như sắp chết! Bây giờ phải lo chăm sóc bà ấy - Mình nghe chuyện này cảm động quá. Hôm qua cũng nghe một cụ ông hàng xóm, nói với con gái mình, cụ bà bây giờ không nhìn thấy gì, và bị ngã gẫy chân. Cụ phải chăm sóc, bế ra tắm cho vợ... Ồ, ra các cụ già ở đây, sống tình nghĩa vợ chồng đẹp quá.
- Cụ không làm được, sao không bán ruộng đi?
- Cụ nhún vai, ruộng của mình, có thể cho thuê, mượn, chứ không muốn bán.
- Chính phủ có trưng mua không?
- Cụ ngạc nhiên – Sao? Mình vẫn đóng thuế đều đều mà...
Cụ dẫn vào nhà chơi, chỉ vào 3 chiếc ô tô: Cái nhỏ xanh kia của bà ấy, cái to để vận chuyển, cái trắng của tôi.
- Cụ vẫn lái xe tốt chứ?
- Hôm nọ lái đi 150km, bị công an tuyết còi ...


Rồi Cụ dẫn vào xưởng cơ khí của Cụ. Trời ơi, đủ cả đồ rèn, tiện, phay, bào, mộc và cơ man nào các thứ đồ nghề. Cụ bảo:
-Tôi làm tất cả mọi việc, tự mình lái các loại máy cày, bừa, gieo hạt, gặt hái và tự sửa chữa tất cả các máy móc, ô tô, máy kéo, điện, nước, mộc... Tôi làm tất cả, không cần phải nhờ ai! Xưởng cũng là cái kho chứa đủ thứ, “Không được vứt đi cái gì cả”!


Thì ra ở VN cũng vậy, nhiều nông dân say mê với ruộng đồng, yêu lao động sáng tạo, họ đã tự sáng chế ra nhiều loại máy nộng cụ tiện ích. Họ say mê tự học trong việc làm và trở thành những con người đa năng.
Lúc bắt tay Cụ ra về, cầm lâu, nắm chặt mới cảm nhận hết bàn tay dầy cộm, những ngón tay to, chai sần của Cụ, lòng bỗng dâng trào tình cảm khâm phục, kính trọng Cụ.
Cụ không chỉ giống Cụ Kình về uy tín với dân làng, tình yêu ruộng đất do cha ông để lại; không chỉ mê say lao động, và tư duy rành mạch, hiểu biết lịch sử quê hương sâu xa... mà còn giống Cụ Kình về sự “dũng cảm trước cái đau”. Chuyện là, Cụ từng bị gỗ đổ vào chân, dập nát, nay phải chống gậy mà vẫn làm mọi việc. Lại một lần Cụ bị mưng mủ ở đầu ngón chân, đến bác sĩ khám xét, thử máu lằng nhằng, rồi bảo Cụ, mấy ngày sau đến khám lại... Cụ bực mình về nhà, chặt béng đầu ngón chân đau đi, băng lại. Tất nhiên nỗi đau của Cụ sao so bằng Cụ Kình: bị đánh gãy xương đùì làm mấy khúc, lại vỡ cả xương hông... Đây là thấy hai Cụ cùng không kêu la, sợ hãi trước cái đau thể xác.


Cụ chỉ cho xem những bức tường xây bằng đá, những ngôi nhà đã hơn thế kỷ, có cầu thang bên ngoài


Nhà kho của Cụ thì đủ thứ máy móc cũ, gỗ, sắt, xe máy cũ... cũng giống như nông dân ta, “chùi cùn, rế rách” cho vào kho tất. Không được vất đi cái gì! 

"Túp lều" quê này cũng 1 tầng hầm và 2 tầng để ở, tọa lạc trên mảnh vườn 4000m2, cây cối rập rạp, chim, sóc ríu ran... Nhà nhìn ra dòng sông Seine, nước trong, bơi thỏa thích...

Phải đào cái giếng sâu mấy chục mét, quay bằng tay, lấy nước lên... 


Nhưng Cụ khác Cụ Kình, không có kẻ nào dám đụng vào ruộng đất ông cha mấy đời khai phá để lại cho Cụ. Cụ Kình thì vì đấu tranh giữ đất của tổ tiên để lại cho dân làng mà bị lăng nhục, đánh đập dã man... – một nỗi đau tinh thần, khó có gì so sánh được. Và dẫu có giải thích thế nào, chắc Cụ Bretreau của làng Tombe cũng không thể nào hiểu nổi nỗi đau của Cụ Kình.
Với tôi, sự kính trọng, khâm phục đều dành cho hai Cụ, dẫu ở hai thế giới khác nhau; nhưng với Cụ Kình còn một lòng thương cảm, xót xa...
12/7/2017
Mạc Văn Trang

Không có nhận xét nào: