Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Xem phim The Vietnam war, nghĩ về chiến tranh

Đứa con nhỏ ngồi trong lòng người cha bị lính Mỹ bắt vì nghi là du kích trong chiến dịch Móng vuốt Đại bàng ở Bồng Sơn ngày 17/2/1966.

Sáng thứ Bảy, đi chợ nông dân, vào gian hàng của bà cụ áng chừng 75. Mua cải xanh, mướp hương, khoai lang bở, những mớ xanh tươi đậm mùi nguyên quán. Bà cụ hỏi tôi từ đâu đến. Nghe hai tiếng Vietnam, khóe miệng bà giật liên hồi, như thể vừa nghe đâu đó "tiếng đại bác ru đêm" hay nhìn thấy bóng ma thắt "dải khăn sô cho Huế". Lẽ ra người Mỹ chúng tôi không nên đến đó, đất nước xinh đẹp của các bạn. Lời bà nói, không phải lần đầu tiên tôi nghe. Không phải lần đầu tiên tôi lắc đầu thay câu trả lời. Cái lắc đầu, chính tôi cũng không hiểu ý nghĩa, đồng ý hay phản bác. Cái lắc đầu mông lung. Người Mỹ không đến, chiến tranh vẫn xảy ra. Nhưng kết thúc sớm hay muộn hơn, kết thúc thế nào, không ai dám chắc. Quá khứ không thể quay trở lại, quá khứ đã thành lịch sử. Nhưng tương lai đang đến, tương lai đó rồi sẽ thành lịch sử cho con cháu chúng ta. Sống thế nào, phải làm gì, không làm gì để con cháu mình khỏi khó khăn lắc đầu vô định...

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

ĐẤT & PHIM


Chính phủ hay Bộ Văn hóa mà cố tình "đọc" sai xung đột chính của câu chuyện cổ phần hóa hãng phim thì sẽ đưa ra một quyết định không giải quyết được vấn đề gì cả.
Đây không phải là vấn đề phim mà là đất.
5.500 mét vuông đất mặt tiền Hồ ấy, phải được làm rõ nó là đất của hãng phim hay là đất công giao cho hãng phim. Đất công giao cho hãng phim mà bây giờ hãng phim không dùng để làm phim thì nó phải được đưa vào danh mục quản lý như tài sản công. Cổ phần hóa hãng phim là bán những giá trị do hãng phim tạo ra chứ không phải bán đất [nếu các giá trị hãng phim tạo ra không còn dùng được nữa thì cho hãng phim phá sản; các nghệ sỹ, CBCNV hưởng hưu, trợ cấp theo chế độ nhà nước là ưu đãi hơn các hãng phim tư nhân như Galaxy, BHD... rất nhiều rồi].

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

SỰ NGUY HIỂM CỦA TRUNG QUÓC

Nếu nghiên cứu kỹ lịch sử về quốc tế các quốc gia khu vực châu Á, đặc biệt liên quan đến Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta sẽ thấy vị trí bao trùm của nền văn hoá, chính trị và cả kinh tế Trung Quốc trên khu vực địa lý rộng lớn nhưng đầy chậm rãi này


Như Henry Kissinger đã nói (trong On the China - Bàn về Trung Quốc), việc tiếp nhận văn hoá, ngôn ngữ và mô hình chính trị là bước đầu tiên trong tiến trình sáp nhập vào đế chế Trung Hoa. Điều này cũng tương đồng với nhận định của Fukuzawa thời Minh Trị đã nhận định trong Thoát Á Luận (và cả Khuyến Học). Luật sư da màu Barrack Obama trong cuốn sách nói về Trung Quốc của mình ở thời điểm này cũng với một góc nhìn bằng ảnh hưởng của chính trị, văn hoá nhưng nhấn mạnh hơn về mặt kinh tế (đặc biệt là hàng hải). Về vấn đề thương mại, có thể tìm hiểu sự nguy hiểm của Trung Quốc thông qua Death by China của Peter Navarro mới đây đã được nhắc đến, đó là thông qua mục đích đầu tư, họ thâm nhập văn hoá và cài đặt mạng lưới nằm vùng để đánh cắp thông tin, công nghệ, chi phối và phá vỡ các cấu trúc kinh tế của những nơi họ đóng đô.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

AMERICAN WAR trong THE VIETNAM WAR

Truong Huy San
Cùng các các nhà sử học Mỹ góp ý cho bản nháp của bộ phim.

 
Tối Chủ nhật Mỹ, tức là 8 giờ sáng thứ Hai, 18-9-2017, PBS sẽ khởi chiếu bộ phim tài liệu 10 tập: The Vietnam War. Tôi không thể viết về bộ phim này hay như Lê Hồng Lâm, Mạnh Kim, Nguyễn Quang Lập... và đặc biệt là Hồng Ánh. Với tư cách là người Việt Nam đầu tiên được coi trọn bộ 10 tập, bản nháp, và sau khi coi lại vài lần bản hoàn chỉnh, tôi chỉ xin "gạch vài đầu dòng" nhận xét cá nhân.
Năm 1983, qua màn hình 17 inch, đen trắng, của trường sỹ quan Hóa Học, chúng tôi được coi bộ phim "Vietnam: A Television History". Có thể nói, những thước phim tư liệu lúc đó đã ám ảnh những người lính sắp đeo quân hàm trung úy và sắp được gửi đi chiến trường Campuchia hoặc Biên giới phía Bắc (dù phần lớn trong chúng tôi đã trải nghiệm hai chiến trường đó trước khi về trường).

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

HŨU THỈNH VÀ PHAN NHẬT NAM


Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.

THƯ HỮU THỈNH GỬI PHAN NHẬT NAM.

Thưa anh,

1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

CHUYỆN ÔNG TRỊNH VĨNH BÌNH VÀ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN AN TRUNG


Chuyện hôm nay mới kể (nhưng bị từ chối, không cho đăng vì đã có chỉ lệnh của trên trong làng báo nên tôi đành phải đăng ở đây kẻo mất công) - 
Quốc Phong
*****
Trong cơ chế vận hành của một nhà nước pháp quyền, nhiều khi chúng ta "nói vậy nhưng lại không làm vậy" để rồi nhiều khi "cái sảy nảy cái ung". Đến khi chính quyền muốn xử lý khi biết có chuyện không bình thường hoặc buộc phải xử lý để xã hội phát triển v.v. thì khi đó mới lòi ra những bất ổn khó hiểu, thậm chí là hậu quả khôn lường của các nhiệm kỳ cũ để lại. Vì thế, những vị lãnh đạo kế tục đã và sẽ gặp khó.

 Những câu chuyện vừa cũ, vừa mới dưới đây mà tôi dẫn lại từ các báo chính thống trong nước đã cho thấy chúng ta "đang có điều gì sai sai trong đó" khi cơ quan này, bộ nọ, tỉnh thành kia từng quyết định mà không ai có thể lường nổi lại có ngày nó trở thành hậu quả nặng nề cho hậu thế. Nhưng nếu như có những giải pháp thấu tình đạt lý thì thiệt hại cũng sẽ bớt đi rất nhiều.

+Câu chuyện thứ nhất về ông Trịnh Vĩnh Bình:

Theo báo Dantri.vn đưa thì ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều tại Hà Lan (với tên quen thuộc thường gọi bên Hà Lan là "Bình chả giò"- do ông chế biến thức ăn Việt bên đó) đang kiện chúng ta về chuyện của hơn hai chục năm trước gây thiệt hại kinh tế cho ông.

KHÔNG SỢ MẤT SỔ HƯU!


Chuyện xẩy ra đã khá lâu mà cứ ám ảnh nhà cháu mãi, kỳ này mới được giải thoát. Số là vào đầu năm 2012, nghe PGS TS đại tá Trần Đăng Thanh giảng cho các lực lượng nòng cốt ở các trường đại học tại Hà Nội, một bài giảng quan trọng, có thể tóm lại là về “Tình hình biển Đông và bảo vệ chế độ”. Sau bài giảng đó, đại tá bị cư dân mạng “ném đá” túi bụi và câu chuyên phai mờ theo thời gian. Tuy nhiên với nhà cháu, lời răn đe “MẤT CHẾ ĐỘ LÀ MẤT SỔ HƯU” của đại tá, cứ ngấm vào tiềm thức, cứ ám ảnh mãi. Nhớ hồi bao cấp thấy ai phờ phạc, thất thần là bạn bè quở “sao trông như mất sổ gạo thế”? Mất sổ gạo còn “lên đồn xuống phủ” khai báo, xin chứng nhận, rồi cũng có sổ mới; chứ mất sổ hưu “toàn hệ thống chính trị” có mà xuống hố cả nút. Mình già yếu, văn dốt, võ dát lấy gì mà cho vào cái dạ dầy. Cách tác động tâm lý của đại tá Thanh thật cao thủ, đánh trúng cái bụng “Thằng Bờm”, “nắm xôi” là trên hết! Chốt lại vấn đề, mục tiêu của chế độ XHCN là cái sổ hưu! Ai đã, đang phục vụ chế độ thì đã, đang và sẽ có sổ hưu. Bảo vệ chế độ chính là bảo vệ cái dạ dầy của mình! Mất chế độ là mất sổ hưu, chết cả lũ!...

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH... “TỰ CHUYỂ HÓA”...

Tác giả và bà Nguyễn Nguyên Bình. ảnh của tác giả MVT

Gặp chị Nguyễn Nguyên Bình, con gái rượu của Cụ Vĩnh, hỏi chuyện về Cụ rất hay. Cụ năm nay 102 tuổi, vẫn chưa bị lú lẫn. Những chuyện ngày xưa, Cụ nhớ rõ lắm, chuyện vừa nói thì Cụ hay quên. Nhưng Cụ vẫn chăm chú nghe chuyện thời sự và đưa ra những nhận định sáng suốt, minh mẫn... Thì ra nhận thức của Cụ cũng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo quá trình, có tính quy luật...

Đầu tiên, Cụ thấy nhiều đảng viên tha hóa, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng CS có nhiều vấn đề bất ổn, Cụ ra sức viết thư góp ý gửi lên lãnh đạo trung ương. Góp mãi, chả ăn thua gì, mà phần nhiều họ cũng chả trả lời... Thế là Cụ gửi bài đăng lên mạng. Ông Phan Diễn, Thường trực Ban bí thư, đến nhà, bảo: Có ý kiến gì Cụ cứ góp ý trong nội bộ, đừng đưa lên mạng, bất lợi... Cụ bảo: Tôi góp, các anh không nghe, thì tôi nói cho nhân dân nghe!

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

“NHỮNG ĐIỀU RẤT RIÊNG” CỦA NGUYỄN THỊ THANH YẾN

Nguyễn Thị Thanh Yến

NTTY: Từ lâu, đã rất thích đọc những bài bình của chị ấy, những bài bình sắc sảo nhưng không kém phần thẳm sâu, da diết, cứ như cứa vào gan ruột người viết, người đọc...
Cũng chẳng bao giờ nghĩ có ngày chị ấy lại bình thơ mình
Vậy mà sáng nay, đang mắt nhắm mắt mở trên giường, theo thói quen khi tỉnh giấc là vơ ngay điện thoại vào facebook
Cái gì thế này, là chị ấy bình bài “ Em muốn viết về những điều rất riêng” của mình, thế là đọc, đọc ngấu nghiến, ô sao lạ thế, cứ như chị ấy đi guốc trong bụng mình...
Vậy nên em xin phép chị Thùy Anh đưa bài này về trang em nhé, cảm ơn vì chị đã hiểu cho em đến vậy... 

(Viết tặng Thanh Yến)

EM MUỐN VIẾT VỀ NHỮNG ĐIỀU RẤT RIÊNG

Em muốn viết về những điều rất riêng
Chỉ có anh nhận ra sau từng con chữ
Chỉ có anh hình dung ra đủ thứ
Khoảnh khắc mình bên nhau

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

GIÁO DỤC: HỎNG HỆ THỐNG NHƯNG NÊN SỬA TỪ TUYỂN SINH


Thiếu một triết lý giáo dục thì rất khó cải cách nhưng ngay cả khi đã có triết lý rõ ràng, vẫn phải thiết kế được lộ trình và lựa chọn đúng thứ tự ưu tiên để lộ trình đó thành hiện thực. Chỉ nhìn các bậc phụ huynh vạ vật chờ con ở các thành phố lớn trong các "kỳ thi quốc gia", đủ thấy tuyển sinh phải nên được Bộ Giáo dục chọn là bước đi đầu tiên của lộ trình cải cách.

Có lẽ vì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không nhận ra, dự định bỏ biên chế giáo viên của ông chính là nguyên nhân làm cho, năm nay, nhiều trường sư phạm phải "vét đáy" tuyển sinh. Và, ông đã rất mâu thuẫn khi vừa muốn "bỏ biên chế" vừa rất "quan liêu, bao cấp" khi chỉ đạo: “Ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường"[Tiền Phong, 11-8-2017].