Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

TỪ U23 ... NGẪM NGHĨ LAN MAN



Dư luận quốc tế không chỉ khen ngợi chiến thắng của ĐTBĐ U23 VN tại vòng chung kết U23 châu Á mà còn ngạc nhiên, sửng sốt về sự cuồng nhiệt của người dân VN đối với bóng đá. Trước sự kiện “hot” này, mỗi người dân Việt không khỏi rung động với nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều suy nghĩ khác nhau. Mình cũng ngẫm nghĩ lan man.
1. Trước hết nói về người hâm mộ. Dân ta từ lâu đời vốn khoái với ăn mừng chiến thắng! Nào là mừng Chiến thắng 3 lần đánh tan quân Nguyên, mừng Quang Trung đại phá quân Thanh, mừng Chiến thắng Điện Biên phủ, mừng Thống nhất non sông... Những niềm vui, niềm tự hào bùng nổ, thăng hoa toàn dân tộc! Lại còn bao nhiêu cái ăn mừng vô lối như “Mừng tái lập tỉnh”, “Mừng kỷ niệm 30- 40 – 50 ... năm thành lập, dù toàn thua lỗ! Nhiều năm nay chẳng có chiến thắng THẬT nào để mừng, mà toàn thấy những nỗi đau mất Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc... và bao nhiêu “quả đấm thép” “tan chảy”, những công trình ngàn tỉ “đắp chiếu” như những thây ma; những Bô- xít Tây Nguyên, Forrmosa, những cánh rừng tan hoang, những nợ nần chồng chất, những “ông BOT” chẹn cổ, những thuế khóa gia tăng... 

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Những điều để mọi người hâm mộ hiểu thêm: Vì sao U23 Việt Nam Chiến thắng?

Nam thanh nữ tú phấn khích khi bắt gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam


  •  Cảm tác với hình ảnh Phó Thủ tướng hoà cùng dòng người mừng U23 Việt Nam chiến thắng / Ôi! Tự hào! Vang hai tiếng: Việt Nam!
Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa vừa chia sẻ một bài viết với tựa đề "Xin lỗi người hâm mộ lại vì những trận đấu đau tim". Chúng tôi xin đăng nguyên văn chia sẻ của bạn.
  •  
Chắc người hâm mộ đau tim lắm vì những loạt trận tra tấn tinh thần khủng khiếp lắm phải không? Trên sân, chúng tôi cũng hiểu tình cảm của người hâm mộ nên luôn chiến đấu với tinh thần cao nhất.
Nếu có bị VFF hay HLV Park trách mắng, tôi sẽ vẫn phải ghi lại những giây phút này và chia sẻ, bởi vì đây không là giây phút của một tập thể, mà là của cả lịch sử bóng đá của dân tộc ta. Xin phép các báo không lấy thông tin để diễn đạt không đúng nội dung tôi muốn nói, nếu điều đó xẩy ra sẽ ảnh hưởng đến cả đội tuyển và cả chúng ta, mặc dù thông tin này ai cũng đã đọc rồi.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Người chủ khách sạn Việt ở Warszawa: VŨ CÔNG TÔ

Ông chủ Vũ Công Tô (phải) và tác giả Mạc Văn Trang tại Khách sạn của anh mới khai trương ở Warszawa

Tối qua, con gái bảo, hôm chủ nhật, anh Vũ Công Tô mời một số bạn bè đến thăm Khách sạn (KS)của anh mới khai trương, nhưng bố bận, tối nay đến. Đây là KS hiện đại đầu tiên của người Việt ở Warszawa, do anh Tô và mấy người Việt cùng hùn vốn làm. Người Việt bây giờ không chỉ buôn bán quần áo, giầy dép... mà một số đã chuyển sang kinh doanh các lĩnh vực mới...

Tuyệt quá, KS ở vị trí “vàng”, trên đường từ sân bay vào trung tâm TP. Vào KS, ấn tượng đầu tiên là hơi ngỡ ngàng: Anh Tô chẳng có vẻ gì là “đại gia” cả! Rõ là một anh chàng thấp bé, nhẹ cân, “thấp hơn Tây, gầy hơn Ta”, thuộc loại hiếm trong xã hội hiện nay, nhất là trong tầng lớp mới giàu. (Thầm nghĩ, đạo diễn làm phim về thời đói rét của dân ta mà tóm được anh này thì bằng bắt được vàng)! Ấy vậy mà đây lại là ông chủ thật sự của cái KS sang trọng này...

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

THAM NHŨNG LÀ THỦ PHẠM GIẾT SỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN và CHỦ THUYẾT MARX-LENINE TRÊN ĐẤT VIỆT NAM!


Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có bài viết “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động” công bố vào đúng ngày xét xử 2 đại án tham nhũng hôm 8/1/2018 vừa qua. Ngay lập tức bài viết đã nhận được nhiều ý kiến, bình luận, phê phán trên nhiều phương diện khác nhau; có người chê, kẻ khen, và tất cả các người khen hay chê đều có lập luận riêng của mình, khó ai có thể bác bỏ được! Riêng người viết bài này xin có lời hoan nghênh bài viết của ông Tư Sang, vì đây là một bài viết khá tâm huyết, thể hiện nỗi lo âu của người ít ra còn có suy nghĩ về trách nhiệm với dân, với nước! Việc ông Tư Sang lo cho sự sụp đổ của Đảng, của chế độ là có cơ sở, rất đúng và nhãn tiền! Nhưng việc ông lo cho sự tồn vong của đất nước, tôi cho là ông đã sai và nhầm lẫn!

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Khẩu chiến tổng kết vụ Thăng - Thanh


luật sư Nguyễn Duy Bình

Mấy ngày qua tôi không có thời gian lập luận, tuy nhiên thấy thiên hạ tung hê, ngụy biện, bắt bẻ ... nhiều quá nên cuối cùng cũng phải có mấy lời:

Thứ nhất, Vu Hai Tran không nên cho rằng xử tội "cố ý làm trái" là trái nguyên tắc. Anh nên nhớ Quốc Hội là nơi đại diện cho toàn dân và có toàn quyền quy định xử lý kẻ vi phạm. Mặt khác, luật không quy định nguyên tắc hồi tố, đó là nguyên tắc chung nhưng để xử lý các quan hệ cụ thể, rất cần thiết có nghị quyết điều chỉnh (luật, nghị quyết đều do quốc hội ban hành - có giá trị pháp lý như nhau). Thời kỳ quá độ, chuyển tiếp cần áp dụng nghị quyết để xử lý, tránh bỏ lọt, bao che tội phạm làm nhân dân phẫn uất, cụt hứng. Mặt khác, hiến pháp quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng, phải được hưởng quyền như nhau, phải được xử lý như nhau. Họ vi phạm thì họ phải bị xử lý và không xử tội này theo luật cũ thì cũng phải bị xử tội khác theo luật mới nên chẳng có gì gọi là bất bình đẳng. Chẳng lẽ để cho bọn chúng thoát lưới trời ?!

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Xin thôi cảnh “trái tim lầm chỗ để trên đầu” đi!


"Về anh Thăng và ước muốn làm ma tự do, ý mình thế này: Hoàn cảnh ai cũng có. Bất hạnh ít hay nhiều ai cũng có. Sai lầm ai cũng có. Thương cảm cho hoàn cảnh, cho sự bất hạnh là tốt nhưng không vì thế mà không đòi hỏi trách nhiệm của họ sau những sai lầm.
Đã là ma thì không có tự do hay không tự do, vì ai rồi cũng thành ma cả. Quan trọng là khi làm người, làm như thế nào chứ ma như thế nào không còn quan trọng nữa.

P/s: phải công nhận anh Thăng đúng là anh hùng truyền thông. Bất cứ hoàn cảnh nào, anh cũng làm truyền thông dậy sóng. Mà truyền thông xứ mình dễ tính như...phò, đừng nghe truyền thông kể chuyện, đừng nghe quan trình bày ạ!
Cơ mà mình thì ghi nhận anh thích Burberry, ra toà vẫn mặc áo này, rất nhã. Hết khen ạ!" - H.N.V 
....................
Bài tự bào chữa của anh Thăng thực sự làm mềm lòng tôi. Nhất là đoạn anh nói về gia cảnh và không muốn làm “ma tù”. Vừa thương vừa giận và tiếc cho anh.
Khi anh vào SG, tôi từng ca ngợi sự xông xáo, năng nổ của anh với lòng ngưỡng mộ. Nhưng khi biết về những vi phạm khủng của anh, thì thấy anh phải trả giá mới là công bằng, để những người khác nhìn vào trước khi ký những hợp đồng (HĐ) đem lại cho cá nhân họ tiền tỷ.

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI


Cách đây mấy năm, khi có biến – ông Bắc Hà cũng từng bị… “ung thư” – để rồi sau khi Nguyễn Tấn Dũng hoàn hồn, ông lại khoẻ như võ sỹ. Một tướng, bám ghế sau hai năm quá tuổi mới chịu bàn giao, năm ngoái vẫn còn kỳ kèo xin một chức trợ lý để hòng ngồi lại; nay, ngửi thấy mùi còng số 8, nghe nói, lại vừa phát bệnh...; một tướng khác thì ở trong trạng thái “tâm thần”.

Phát biểu của Đinh La Thăng về giải Nobel Y học thời còn Bí thư Thành uỷ TP HCM có khi chẳng phải là phét lác, mầm bệnh ung thư ở VN không như những gì loài người từng biết mà nó di căn bởi nhân cách tế bào.

KÍNH GỬI ÔNG TƯ SANG

Ông Trương Tấn Sang - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Sáng nay tôi mới đọc bài của Cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang, tức ông Tư Sang, nhan đề: “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động”, đăng ngày 08/01/2018 trên VNNet và nhiều báo khác. Thấy có đôi điều muốn chia sẻ với ông Tư.
Cũng là người hưu trí, quan tâm đến vận mệnh đất nước, tôi rất cảm thông và trân trọng nỗi niềm của ông Tư nghĩ đến nước, đến dân...

Tôi cảm nhận, trong giới lãnh đạo, ông Tư là người trung dung, không “tả” hay “hữu”; ông là người dám nói thẳng những nhức nhối của chế độ ngay khi đương chức, như: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này"... (7/5/2011); hay: “Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ” (4/9/2014); ông cũng thẳng thắn nói ra những tệ hại của “đồng chí X” khi đương chức... Ông cũng là người hay lắng nghe dân, có những lời nói, việc làm gần dân hơn nhiều vị lãnh đạo khác. Hai ông bà từng có lần đi ăn cơm bình dân 2.000đ một suất cùng bà con lao động...

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

"ĐỢI ANH VỀ" & SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ CỦA NÀNG VALENTINA






“Ngay cả nếu về sau anh nguyền rủa ngày đã đưa anh tới gặp em, anh cuối cùng vẫn ca tụng nó” - Simonov đã chẳng từng viết thế thời trai trẻ, khi ông mới gặp nàng đó sao. Yêu có nghĩa là như cánh buồm trong thơ Lermontov, tìm sự bình yên trong chính bão dông.
--------
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC và CHẢ DẠI...


Bạn HỒ NGA fbker phản hồi vào bài viết của tôi rằng: Tôi thấy cuộc sống hiện nay là THIÊN ĐƯỜNG, vượt quá ước mong của tôi ngày xưa, sao các bác cứ kêu ca... Có một bạn quý tôi, nhắn tin, bảo: Tôi còn biết nhiều chuyện trong xã hội đồi bại, thối tha hơn những điều ông biết, nhưng CHẢ DẠI viết lên làm gì, vừa mất công, vừa có khi mang vạ vào thân...

Tôi tôn trọng suy nghĩ, quan niệm của các bạn. Bạn cứ sống với “Thiên đường” của mình nhé, và bạn cứ “chả dại” làm gì, cứ KHÔN mà sống cho sướng đời! Còn người khác, họ cảm thấy bức bối, bất công, đau khổ, thậm chí như ở địa ngục ... họ kêu ca phàn nàn, phẫn nộ... đó cũng là quyền của họ. Các bạn ở “Thiên đường” hay “Chả dại” cũng cần tôn trọng những người kia. Thế mới là cuộc sống muôn màu, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”; “Thiên đường” và “Địa ngục”, “khôn” và “dại” đan xen nhau, sát bên nhau, có khi lồng vào nhau trong cuộc sống.

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

CHUYỆN LÍNH TRƯỜNG SƠN: BA LẦN GẶP GÁI


Tôi không biết đặt tên chuyện này thế nào cho phải, nên cứ gọi là chuyện trường sơn vậy (*). Đọc sách báo, tiểu thuyết về một thời đánh giặc chả thấy mấy ai viết về cái cảm giác sung sướng của người lính trên Trường Sơn khi bất ngờ được gặp một người con gái ra sao. Cái sự có mặt một người phụ nữ trong đạn bom nó động viên mãnh liệt cho người con trai cầm súng thế nào. Hình ảnh người con gái đứng trước người ra trận thiêng liêng làm sao. Cái nỗi mong mỏi của người lính hành quân biền biệt ra chiến trường, chỉ một lần thôi được gặp một cái dáng yêu kiều khác giới thì chỉ có người lính mới hiểu. Suốt hơn ba tháng leo Trường Sơn tôi nhớ là mình đã ba lần được gặp con gái. Ba lần ấy chỉ có hai lần nhìn thấy mặt, còn một lần không. Thế mà cảm giác xúc động, xốn xang trong cả ba lần ấy đều rạo rực như nhau. Bây giờ già rồi, viết lại mà vẫn nguyên xúc động, ngày ấy đã qua bốn mươi năm.

Lần thứ nhất

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Hy sinh cho lắm để được gì?

ảnh minh họa

Hôm ở Hà Nội, tôi cầm trên tay cuốn tự truyện của một phụ nữ. Chị này tôi biết, từng là đồng nghiệp của tôi, văn hay chữ tốt, viết các vấn đề về phụ nữ rất hay. Chồng cũ của chị tôi cũng biết, một đàn anh trong nghề.

Cuốn tự truyện mỏng mảnh, mỏng như cái hạnh phúc mà người phụ nữ này có trong đời. Đang là phóng viên của một tờ báo dành cho gia đình và phụ nữ, lấy chồng, sinh hai mặt con cho chồng và chui vào bếp làm người phụ nữ tề gia. Cũng bởi tình yêu lớn. Cũng bởi quá hiểu nghề chồng, rằng hai người đều là nhà báo thì nên để một người đi, một người ở giữ nhà kẻo nhà tan cửa nát lúc nào chẳng hay.

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

TÀI XẾ UBER ĐE DOẠ VÀ HÀNH HUNG KHÁCH HÀNG


Tô Lan Hương (nhà báo)

HÔM NAY TÔI ĐÃ BỊ MỘT TÀI XẾ UBER ĐE DOẠ VÀ HÀNH HUNG
Và tôi cảm thấy phải có trách nhiệm kể lại chuyện này, đồng thời nhất định sẽ khiếu kiện với uber đến cùng.
Buổi trưa nay tôi đặt một cuốc xe uber từ 47 Nguyễn Đình Thi về số 1 Đỗ Xuân Hợp. Tôi có hẹn cafe với bạn ở đó.
Tài xế biển xe 29A. 218.44 đến đón, thấy cuốc xe của tôi rất xa, gần 100k nên đề nghị tôi huỷ chuyến để anh ta có có thể lấy toàn bộ tiền chuyến đi đó mà ko phải trả cho uber.
Tôi từ chối vì ko chấp nhận những việc làm mập mờ, phi đạo đức như thế.

VŨ "NHÔM", NHÌN TỪ "NGÔI NHÀ RIÊNG 82 TRẦN QUỐC TOẢN"

Ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản có diện tích rộng đến cả trăm mét vuông đẹp long lanh giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng. 

Quoc Phong 
Chuyện bây giờ mới nhắc lại :
THỦ ĐOẠN TINH VI "CHIẾM DỤNG- MUA NHƯ CHO '' ĐẤT CÔNG SẢN CỦA VŨ" NHÔM" NHÌN TỪ" NGÔI NHÀ RIÊNG 82 TRẦN QUỐC TOẢN "
Việc Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" bị Cục Di trú Singapore trả lại Việt Nam để ta tự xử là một cái may cho các nhà chức trách Việt Nam. Từ đây, chúng ta sẽ lần ra những thủ đoạn tinh vi của Vũ "nhôm" trong hàng chục năm nay anh ta mua bán đất công sản lằng nhằng ra sao và ai hưởng lợi trong số 31 ngôi nhà và lô đất thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng đi vào túi cá nhân hàng trăm triệu đô la? Tôi cho rằng đây sẽ là điều cực thú vị đứng ở góc độ phân tích điều tra qua 1 ví dụ mà tôi có biết đôi chút. Chuyện Vũ "nhôm" bị truy nã về tội danh mang bí mật quốc gia ra nước ngoài cũng có thể chỉ là một bước cần thiết về nghiệp vụ để Công an Việt Nam dễ làm việc với các nước chăng?

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Vụ nổ ở Bắc Ninh: Ai chịu trách nhiệm?!

Đường làng thôn Quan Độ ngập đầy đất, gỗ vụn, kim loại. Các mái nhà đa phần bị hư hỏng,
bong tróc, nhiều trần nhà bị sập, tường rạn nứt. 

Một đứa trẻ lên 5 cũng biết đạn không từ trên trời rơi xuống, cũng không thể mót như mót lúa ngoài đồng, lại càng không phải là thứ để cho không.
Nhìn đạn vãi như thóc sau vụ nổ Quan Độ mới thấy lô “đồng nát sắt vụn” là chuyện bạc tỷ chứ không đơn thuần sắt vụn đồng nát.
1 viên đạn bằng 5 cân thóc. Rồi sau khi hết date số “thóc” ấy tại sao lại được đánh đống chôn kho ở Quan Độ?
Lưu ý, Nghị định 26 / 2012 / NĐ - CP ngày 05/4/2012 quy định rất rõ vũ khí, vật liệu nổ hết hạn sử dụng phải được tiêu huỷ bởi cơ quan chức năng (kiểu quân giới) chứ không phải để một vài cá nhân thanh lý kiểu bán sắt vụn. Theo Đại tá Nghiêm Đình Thiện, Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn đang phối hợp với Cơ quan công an để điều tra, xác minh thông tin chủ hộ để xảy ra vụ nổ tại Yên Phong hôm qua đã khai nhận mua 7 tấn đạn từ Trung tâm. 

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

NĂM MỚI, KÍNH CHÚC DÂN TA TRƯỞNG THÀNH!


Các cụ ta hay mắng con cháu: “Có lớn mà không có khôn!", “Làm bố trẻ con, vẫn chưa thành người lớn”! hay “Già còn dại”!
Nhà thơ Tản Đà thì từ năm 1927 chơi ngay một câu để đời:
Dân hai nhăm triệu, ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nghe giật mình! Đau quá! Nhưng ngẫm thì đúng!

Cô giáo Trần Thị Lam thì than:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”!...
 Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì bảo: Thế giới chia ra: Các nước phát triển; các nước đang phát triển; các nước chậm phát triển; còn Việt Nam, người ta gọi là nước “không chịu phát triển” có nghĩa là không chịu lớn, khôn, trưởng thành!