Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

CHUYỆN TÌM KIẾM MIG - 21 SAU 47 NĂM MẤT TÍCH : XUẤT HÀNH ĐẦU XUÂN – NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC

Nguyen Le Anh - Người hùng của nhóm leo Tam Đảo tìm kiếm máy bay Mig - 21


Câu chuyện tìm kiếm máy bay và hài cốt của các phi công Yuri Nikolaevich Poyarkov và Công Phương Thảo có vẻ như đi vào bế tắc. Mấy tháng rồi mà chỉ biết thêm được là đúng hai anh đã rơi trên vùng trời Tam Đảo vào cái ngày định mệnh 30/4/1971 ấy, và chúng tôi đã liên hệ được với người cháu của phi công Thảo (anh mồ côi cả cha lẫn mẹ, hồi trẻ ở với người bác nhưng thế hệ các cụ cũng đã mất cả). Trái với sự nhiệt tình và lòng cảm thông của một số nhà báo chuyên viết về chủ đề quân đội thì cơ quan chủ quản tức là bên Phòng không-Không quân không hề biểu hiện sự “lăn tăn” nào cả, thấy bảo cũng dễ hiểu thôi mặc dù tôi thì không hiểu thật! Trách ai ư, chẳng thể trách ai…
Thế rồi cái Tết nguyên đán và mùa xuân Mậu Tuất đã mang tới những tin vui. Lại một lần nữa Facebook thể hiện “sức mạnh” đáng sợ của MXH, 

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

CHUYỆN TÌM KIẾM MIG - 21 SAU 47 NĂM MẤT TÍCH (MỚI)

Phi công huấn luyện Mig-21 Iuri Poyarkov
Cách đây vài tháng, người viết về Kiên Bạc hay nhất Vịnh Bắc Bộ Nam Nguyen cầu cứu Chũm và những người thuộc lòng Không Quân Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm tin tức xung quanh vụ việc mất tích (và có lẽ là cái chết) của quân nhân Yuri Nhikolaevich Poyarkov (Liên Xô cũ) từ năm 1971 khi đi làm nhiệm vụ chuyên gia quân đội tại bắc Việt Nam.
Đại để, ông Yuri Poyarkov là một phi công lão luyện, đã dạy bay cho rất nhiều học viên người Việt Nam cả ở Liên Xô lẫn trong nước, và có lẽ ông đã hy sinh cùng phi công Công Phương Thảo vào trưa ngày 30/4/1971 trong khi bay huấn luyện chuyển loại từ Mig-17 lên Mig-21 cho anh Thảo. Liệt sỹ Thảo và nhất là ông Poyarkov đã được nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng tặng thưởng nhiều huân huy chương, nhưng cái chết của họ cũng như tai nạn máy bay của họ chưa hề được Việt Nam và phía nước bạn Liên Xô làm rõ (thực sự máy bay Mig-21 đã rơi chưa, rơi ở vị trí nào, tình trạng của hai phi công sau khi máy bay gặp tai nạn ra sao…). Chúng tôi cũng được biết cả hai gia đình phi công đều chưa được giải thích rõ ràng, đầy đủ về hoàn cảnh hy sinh của họ, cũng bởi mấy cuộc tìm kiếm sau này của quân đội ta đều không cho kết quả thỏa đáng…

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

CHUYỆN LÍNH TRƯỜNG SƠN: chiếc ăng gô lồi đít

Ăng gô loại móng trâu, màu vàng của Liên Xô

Chuyện chiếc ăng gô lồi đít

Không biết các bạn đơn vị khác  khi đi B được phát ăng gô vuông  Trung Quốc hay loại móng trâu màu vàng của Liên Xô. Đoàn 302 chúng tôi khi đi B thì võng dù to, ăng gô Liên Xô cũng to, sơn vàng. Lính gọi là ăng gô L.. trâu. Loại này nấu được nhiều. 1 kí gạo cho vào đậy nắp chặt, đun đến hết bọt sùi ra là chín. Cậy nắp ra bới lên nó cứ nở tung, đến khiếp. Nhưng nhìn những đơn vị có ăng gô vuông TQ vẫn thấy thích, nó đẹp, gọn, lại bằng hợp kim cứng. Sau này khi đánh nhau mới biết lính VNCH cũng rất thích loại Gô vuông này.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

LÝ SỰ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”



Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng Tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, 2 tầng và tầng áp mái với 600m2 vườn...

Có hơn chục bạn bè tới dự, trong đó có đến 6 anh và 1 chị là học sinh chuyên toán ở mấy lò Hà Nội, quen thân nhau, rồi cùng được đi du học tại Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc vào giữa những năm 1980, rồi ở lại làm ăn, khá thành đạt... Tuy nhiên, họ coi như một thế hệ lỡ làng! Nói sơ như vậy để thấy cuộc tranh luận sắp diễn ra là giữa những người bạn, chân thành, cởi mở, thông minh, có học hành, từng trải...

Câu chuyện bắt đầu khi ngồi vào bàn ăn, anh H. tự giới thiệu, vợ chồng anh ở Việt Nam. Tết này đi du ngoạn sang Bỉ, qua Tiệp, thăm bạn bè, nơi anh từng du học, nay sang ăn mừng nhà mới anh bạn học Chu Văn An ngày xưa... Anh bảo, ở nhà bận lắm, vì làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Bí thư đảng ủy của một trường Đại học dân lập... Mình đang định hỏi chuyện về giáo dục, thì một anh bảo, cán bộ ở Việt Nam sang đây, không ai muốn nhắc đến mình là đảng viên, mà ông này khoe mình là bí thư của cái đảng cộng sản (ĐCS) thối nát ấy! Vậy là “tửu nhập, ngôn xuất” suốt cuộc nhậu, một mình anh H. chấp cả hội còn lại. Mình chỉ biết ngồi nghe, chẳng thể nói câu nào. Đêm về nằm nghĩ về cuộc tranh luận, thấy hay hay, chép ra đây đọc cho vui...

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ NÊN TỪ CHỨC



Truong Huy San:
Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục là cách duy nhất để cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp ông Nhạ bất chấp, Uỷ ban Văn Hoá Giáo dục của Quốc hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hợp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Có thể trong một môi trường chính trị cả nể và trong một nền giáo dục xuê xoa, nhiều người sẽ cho rằng sai phạm của ông Nhạ là "không đáng kể". Nhưng, như GS Nguyễn Tiến Dũng đã phân tích, "đạo văn" trong bất cứ nhà trường có giáo dục nào cũng đều bị xếp vào phạm trù đạo đức. Học sinh hay nghiên cứu sinh mà phạm lỗi "đạo văn" thì ngay lập tức sẽ bị đánh rớt hoặc đuổi học.

Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

THƠ LÍNH TRƯỜNG SA: VỀ ĐI MÀY


v ề đi m à y . . .
Một bài thơ hay, rất hay của lính Trường Sa viết về cuộc chia tay giữa lính đảo hoàn thành nghĩa vụ và những chú chó trên đảo.
Nhân dịp Năm Mới Mậu Tuất-tròn 39 năm ngày bọn bành trướng Trung quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới 17/2/79, đọc càng thấm, càng hay.

“Bơi vào đi, Vàng ơi, tao về đây,
Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm,
Sóng thì to, nước biển kia rất mặn,
Mày cứ bơi ra, sao tao thể cầm lòng...
Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không?
Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng,
Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng,
Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa...

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018

CHUYỆN BÀN CỜ NGÀY ĐẦU NĂM.



Hàng không mẫu hạm Carl Vinson (ảnh) đã vào Biển Đông giữa lúc bọn TQ đang diễu võ dương oai bằng những màng lý le mang tính hù dọa của các phi cơ hiện đại bay ngang dọc khắp Biển Đông. Chúng muốn gửi thông điệp đến VN và thế giới rằng, Biển Đông là ao nhà của chúng, các căn cứ quân sự chúng xây dựng trên các thực thể ở Hoàng Trường Sa cướp của VN đã chính thức vận hành và đủ khả năng thách thức bất cứ ai dám phá đám tham vọng đường lưỡi bò của chúng, kể cả chú Sam.
Dĩ nhiên lãnh đạo VN đã cam phận nước nhỏ chẳng dám hó hé. Tổng bí thư nói với chủ tịch TQ Tập Cận Bình, nói một cách thỏ thẻ như vỗ về nài nỉ rằng, (đại ý) là đồng chí cần phải tin cậy lẫn nhau... Mà còn sợ loài quỷ dữ ấy tự ái, thì chả trách sau lời nói nhu mì ấy thằng chó chết đã cho máy bay hiện đại nhả khói khắp Biển Đông.

GỬI VỊ XUYÊN THÁNG HAI


Xin hãy đừng quên, những ngày này 39 năm trước, có những người lính, cả những người dân, những người phụ nữ và những đứa trẻ vô tội, đi mãi không về! 
GỬI VỊ XUYÊN THÁNG HAI
Xin một ngày được gạt hết tình riêng
Thứ tình vụn nếu không có cũng không ai chết được
Để gửi trọn về Vị Xuyên một ngày tháng hai đau buốt
Đất mẹ chảy máu ròng...
Bao nhiêu năm rồi vẫn đau một vết thương lòng
Bao lớp người lớn lên không được biết về ngày tháng hai năm ấy
Một ngày mùa xuân đớn đau đến vậy
Tiếng súng nào vang, ai đích thực quân thù
Xin ai kia đừng có mắt như mù
Rước voi về giày mả tổ lịch sử ngàn năm chẳng bao giờ tha thứ
Xin trả cho nước Việt tôi những trang sử hào hùng không còn bị sửa
Sự thực ngủ lâu rồi, giờ lên tiếng đi thôi
Xin thắp một nén nhang dâng lên Tổ Quốc tôi
Và lớp lớp cha ông bao người nằm xuống
Xin tạc dạ khắc lòng một sáng xuân Vị Xuyên máu con Lạc cháu Hồng đã đổ
Xin gọi tên kẻ thù sau hai chữ "bạn vàng"
Và lớp lớp chúng tôi, Tổ Quốc cần là sẽ sẵn sàng...
17/02/2017

***
Xin được nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ ”Gửi em ở cuối sông Hồng”, về tác giả Dương Soái. Sinh năm 1950 và lớn lên trên quê hương Chuyên Ngoại (huyện Duy Tiên), một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, nơi hạ du sông Hồng lắng đọng phù sa, bước vào tuổi 18, Dương Soái thoát ly gia đình, gia nhập đoàn công nhân địa chất. 11 năm thầm lặng đi tìm quặng mỏ nơi núi rừng Hoàng Liên Sơn (ngày nay thuộc địa phận hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái) cũng là ngần ấy năm anh làm thơ, gia tài lúc đó mới có độ vài chục bài. Thơ Dương Soái nặng nghĩa tình, đăng trên nhiều tạp chí, tờ báo, được nhiều giải thưởng văn học ở tỉnh và ở trung ương.
Tháng 2 năm 1979, Dương Soái chuyển sang làm phóng viên chiến trường ở mặt trận biên giới Lào Cai, tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt, tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của bộ đội ta, đặc biệt là các chiến sĩ chặn giữ chốt. Vào một ngày, lúc tạm yên giữa hai trận đánh, dưới mái nhà lá ở Phố Lu, trong tâm trạng của một người lính nơi chiến trận, anh đã viết bài thơ tràn đầy cảm xúc nhớ thương gửi người yêu ở hậu phương, nơi quê hương Duy Tiên - Hà Nam ở cuối sông Hồng (xin trích một số đoạn trong bài thơ):
Gửi em ở cuối sông Hồng (Lời bài thơ)
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước 

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

NÊN BỎ CẢ MÙA XUÂN ĐI....



Gần đây một vài ý kiến cho rằng: Nên bỏ tết ta đi và gộp tết ta vào tết tây để hội nhập với thế giới. Nhiều người không đồng tình với ý kiến trên và còn thấy buồn bởi bỏ tết ta khác nào bỏ đi một phần văn hóa và lịch sử Việt Nam, bỏ đi “hồn" Việt.
Họ cho rằng: Việt Nam ăn tết ta khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng, các giao dịch bị ngừng trệ, năng suất lao động giảm, tai nạn giao thông tăng, giá cả đội lên…. Các vị nói không sai nhưng cũng chẳng hẳn là đúng. Chẳng lẽ vì vậy mà chúng ta cứ phải học phương Tây hết cái này đến cái kia …
Theo tôi, tất cả các lý do mà một số ý kiến đưa ra để bỏ tết ta đều do con người gây ra. Vậy xin hỏi nếu chúng ta ăn tết tây thì chúng ta có nhậu không? Tại nạn có chắc sẽ không xảy ra nữa không?