Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

THÚY KIỀU CÓ THUỘC VẺ ĐẸP THUẦN KHIẾT?


Bài trước, mượn lời Nguyễn Hưng Quốc, tôi giả định nếu Kiều thuộc vẻ đẹp thuần khiết đi nữa mà vào tay Mã Giám Sinh cũng trở thành con đĩ. Mục đích để nói cái nhà hát giao hưởng ngàn tỉ tiền xương máu của dân mà trao cho bọn "quý tộc tinh hoa" nhà sản kinh doanh thì chẳng khác cái nhà chứa của mụ Tú Bà.

Thực ra, chiếu theo quan điểm siêu hình học của mỹ học Hy Lạp cổ, điển hình là quan điểm của Socrates - Plato, Thúy Kiều của Nguyễn Du thuộc vẻ đẹp trần tục nhất.


Việc tạo ra một nguyên mẫu siêu hình của vẻ đẹp thần thánh, tức vẻ đẹp không có sắc dục, nếu tồn tại chăng trong thế giới Truyện Kiều, chỉ có thể là Thúy Vân với "Gương trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". Thúy Vân được cụ Nguyễn xem là bản sao nguyên mẫu của tự nhiên, tức thuộc về ý niệm siêu việt của thần thánh.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

CHỌN THẦU (TRUNG QUỐC) TRƯỚC HAY LẬP DỰ ÁN TRƯỚC



Khi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông gần như khẳng định chỉ có nhà thầu Trung Quốc mới có thể xây dựng Cao tốc Bắc - Nam, không hiểu sao tôi đã nghĩ ngay tới anh Tạ Quyết Thắng, Chủ công ty Sơn Trường. Sáng nay, mở hộp thư ra thì được anh Tô Văn Trường chuyển cho bức thư này của anh Thắng:
“Kính gửi Anh Trường
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang ráo riết dọn đường cho nhà thầu Trung Quốc vào dự án đường cao tốc Bắc Nam, Bộ cho rằng, nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực và nhà thầu khác không mặn mà. Đúng là ngụy biện. Nếu quan chức Chính phủ không vì lợi ích cá nhân thì hãy làm như ở các nước khác (đặc biệt là Dubai).

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

" KIẾN, CHUỘT VÀ RUỒI" CỦA NGUYỄN QUANG LẬP, MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT RẤT ĐÁNG ĐỌC.



Tôi mất 36 tiếng, gần như thông đêm, thông trưa để ngốn hết 355 trang của cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn tài năng Nguyễn Quang Lập. Nói là mới nhưng thực ra Lập đã khởi thảo " Kiến chuột và ruồi" từ năm 2010 khi Lập còn ở Linh Đàm- Hà Nội cho đến 2015 khi ông đã vào định cư ở Thảo Điền tp Hồ Chí Minh. Có lẽ đứa con tinh thần này cũng ra đời gian nan lận đận như cái nhân vật "Tôi" thuộc loại đẻ khó trong cuốn sách.

Không phải là một nhà lý luận phê bình văn học nên tôi cũng không có tham vọng mổ xẻ, phân tích và nâng lên quan điểm này nọ với những câu từ mang tính lý luận hàn lâm có tính chất hù doạ và làm bóng những khái niệm mơ hồ, trừu tượng của thế giới phê bình trích dịch, quy chụp, quy kết trên lập trường tư tưởng nhiều khi rất ngớ ngẩn và khiên cưỡng.

Tôi chỉ nói lên một vài cảm nhận của một người đọc sách bình thường và thoát ly hẳn cái quy định về ba chức năng: Nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học có từ trong hệ thống lý luận lúc tôi và cả tác giả chưa ra đời. Nghĩa là nó rất kinh điển và cổ điển.
Tôi đọc cuốn tiểu thuyêt KIẾN CHUỘT VÀ RUỒI với tâm thế bạn bè.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

“NHÀ”




Có người bảo, ngôi nhà không chỉ là nơi trú ngụ, nó là nơi ở, nơi người ta gắn kết cuộc đời như gắn kết với một con người. Ngôi nhà như người vợ (hoặc chồng) , ta hạnh phúc với nó, khổ đau với nó ...
Cho nên chia tay với ngôi nhà mà như với một con người, có khi thấm đẫm nước mắt.
Tôi có đọc được một câu rất “triết lý” bằng tiếng Nga: “Дом не там, где вы родились. Дом там, где прекратились ваши попытки к бегству.” Có thể hiểu là - Nhà không phải là nơi bạn sinh ra. Nhà là nơi mà bạn không còn có ý định để thoát khỏi nó.

Còn có câu:"Người hạnh phúc là người cảm thấy hạnh phúc trong chính nhà mình. 
Trong nhiều năm sống trên đời, kể từ khi lập gia đình tôi đã nhiều lần thay đổi chỗ ở, có nơi sống được vài năm, có nơi hàng chục năm. Tuy nhiên tôi nhận thấy sự gắn kết với nơi ta ở, không mấy phụ thuộc vào thời gian ta ở lâu hay mau, mà nó phụ thuộc vào mức độ hạnh phúc của ta nơi ta đã sống. Nếu bạn ở ngôi nhà không do bạn làm chủ, không phải do vợ chồng bạn tạo lập, thì mức độ hạnh phúc của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM


HaPham Phu

ỦNG HỘ NHÀ VĂN Nguyễn Quang Thiều.
Lời thưa: Tôi là cư dân Thanh Xuân từ năm 1993, cơ quan ở quận Hai Bà Trưng, đã tận hưởng những cú tắc đường phải đội xe đạp lên đầu mà đi. Chuyển từ xe đạp lên xe máy thì tắc xe máy, đen phổi phát ho hen vì hít bụi và khí thải. Ôi, cái tắc đường, hiển nhiên là tắc vĩ mô. Nghe HN làm đường sắt trên cao thì cũng mừng hi vọng được thông thoáng vĩ mô cũng sáng ra, lãnh đạo có vẻ có tầm. Thế rồi những khối cọc bê tông cốt thép cắm xuống tâm đường Nguyễn Trãi kéo dài về phía Yên Nghĩa, Hà Đông và Cát Linh giống như những lưỡi thuổng khổng lồ cắm vào những huyệt đạo sinh tử HN, tăm tối bầu trời, hủy diệt cây xanh, chết người và chồng chất nợ nần, nhây nhớt dường như không giới hạn. Nhà thầu Trung Quốc làm con đường này giờ trở thành biểu tượng ma quái, những người hạ bút kí chọn làm ăn với nhà thầu này trở thành nỗi ô nhục. Nay các quan chức chóp bu ra sức quảng cáo bảo đảm cho các nhà thầu Trung Quốc vào làm cao tốc sắt, bộ Bắc Nam, thì chúng tôi không chấp nhận. TÔI ỦNG HỘ TUYÊN NGÔN CÙA NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG THIỀU, xin coppy nguyên văn bài viết của ông.
TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC - NAM
Nguyễn Quang Thiều

LUẬN VỀ KẺ MẠNH




@ Luận về kẻ mạnh.
(Đọc sách giùm bạn)

Xem truyện xưa thỉnh thoảng có tình tiết, tác giả xưng tụng ai đó “có sức địch muôn người”. Nghĩ, kẻ đó quả là siêu nhân, hay tác giả viết thậm xưng ?
Xem Đông Chu liệt quốc có đoạn Ngũ Tử Tư giới thiệu với công tử Quang (vua Hạp Lư, nước Ngô) về Yêu Ly, một dũng sỹ có “sức địch muôn người” thì chợt ngộ ra.

Yêu Ly vốn nhỏ con, sức khỏe chắc không có gì xuất sắc, tại sao lại được ca ngợi là “sức địch muôn người” ?
Truyện mà Ngũ Tử Tư kể về Yêu Ly như sau.

Có một dũng sỹ, tên là Tiêu Khâu Tố đến nước Ngô viếng tang bạn. Đi ngang bến sông nọ, dũng sỹ cho ngựa uống nước. Dân địa phương khuyên “ở đây có thủy thần, hay bắt gia súc”. Họ Tiêu lớn tiếng nói :“Có ta ở đây thì thủy thần nào dám đến bắt ngựa”.  Không dè thủy thần đến bắt thật. Họ Tiêu bèn nổi giận, tuốt kiếm nhảy xuống sông đánh nhau với thủy thần ba ngày ba đêm. Kết quả, họ Tiêu không lấy lại được ngựa mà còn bị đánh chột một mắt.