Câu
hỏi tôi muốn đặt lại để suy nghĩ trong bài này là: Có phải một trật tự thế giới
mới đang trong tiến trình hình thành với cuộc tranh hùng quyền lực toàn cầu
kiểu mới giữa ba tay chơi quyền lực quốc tế siêu cường Mỹ, đại cường Nga, đại
cường Trung Quốc là nội dung chính của nó?
Sự sụp đổ của đế quốc Nga
Xô đã dẫn đến sự thay thế của “một trật tự thế giới lưỡng cực” (với cuộc tranh
hùng bá chủ thế giới tay đôi Mỹ - Nga) bằng “một trật tự thế giới nhất cực”
(với sự lãnh đạo hoàn cầu của siêu cường Mỹ). Nhưng sự “trỗi dậy” nhanh chóng
của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo có viễn kiến của Đặng Tiểu Bình và những lãnh
tụ kế nghiệp cũng như sự phục hồi quyền lực nội tại của Nga dưới sự lãnh đạo
của lãnh tụ Vladimir Putin đã góp phần tạo dựng điều kiện cho sự hình thành một
trật tự thế giới mới.
Nhưng một câu hỏi liên hệ
khác cũng đã được đặt ra: Cơ cấu nội tại của trật tự thế giới mới sẽ là một
trật tự thế giới nhất cực hay một trật tự thế giới lưỡng cực hay một trật tự
thế giới tam cực hay một trật tự thế giới đa cực?
Mặc dù câu hỏi chính trị quan
trọng này vẫn còn là một vấn đề tranh cãi nặng tính chất học đường, tôi cho
rằng “một trật tự thế giới mới” đang hình thành có nhiều khả năng sẽ là một
trật tự thế giới tam cực. Nhưng nó lại được đặt trên căn bản một cơ cấu đa khối
quốc gia với nhiều loại hình quan hệ khác nhau cùng nhiều hệ thống trục xoay
quyền lực đa dạng đang nối kết tất cả các khu vực chiến lược trên thế giới lại
với nhau.