Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

ĐẾN THĂM VIỆN KHỔNG TỬ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM - ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

"Một nguyên nhân nữa khiến người Việt băn khoăn khi nhìn lại kinh nghiệm trong quá khứ, nếu như người Pháp người Mỹ đến đất nước VN ít nhiều cũng đem lại những tiến bộ, văn minh, khai hóa thì chính sách văn hóa của TQ trước sau như một, chỉ muốn lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác.

Văn hóa Trung Quốc ở một khía cạnh nào đó, là một nền văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt đối với một nền văn hóa khác, chứ không cùng tồn tại, phát triển và học hỏi lẫn nhau. Điều này đã được chứng minh qua lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam và tình trạng đau thương của Tây Tạng bây giờ."

Ngày 27/12, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc…

Viện Khổng Tử của Trung Quốc vừa được khai trương tại Đại học Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp TQ, ông Du Chính Thanh.

Học viện Khổng Tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới và là tổ chức được nhà nước Trung Quốc trực tiếp đầu tư kinh phí hàng năm cho từng viện.

Tờ tin mạng của Tân Hoa Xã, Xinhuanet.com bản tiếng Anh, hôm thứ Bảy cho hay Học viện Khổng Tử đã được chính thức khai trương tại Hà Nội với sự tham dự của ông Du, quan chức hàng thứ tư trong Bộ Chính trị Trung Quốc, và ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM: NHÌN TỪ BÊN TRONG

 Phóng sự hình đặc biệt (Xem Videoclip ở cuối bài)
 Phóng viên Ivan Mikhailov (Truyền hình quân đội Belarus)

Đây là hoạt động hợp tác bình thường đã được lên kế hoạch từ trước nhằm giới thiệu hình ảnh quân đội Việt Nam tại Belarus và quân đội Belarus tại Việt Nam.

Chúng tôi rã băng (lượt dịch) sang chữ viết. Để tiện theo dõi, ở mỗi đoạn chúng tôi có để thời gian tương ứng với thời gian (tương đối) trong băng hình. Số trước dấu chấm (.) là phút, hai số sau là giây.

0.02 Việt Nam. Một đất nước ở Đông Nam Á. Có Lịch sử phong phú, văn hóa nổi bật, những truyền thống lâu đời, sự phát triển nhanh chóng. Đứng thứ 13 trên thế giới về dân số, và thứ nhất trong khu vực của họ về quân số lực lượng vũ trang. Nhóm quay phim của chúng tôi có cơ hội được nhìn Quân đội Việt Nam từ bên trong. Ivan Mikhailov với sự hỗ trợ của Trung tâm Truyền hình và Truyền thanh Quân đội  thuộc Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

“Săn tham nhũng” – Tìm thợ săn ở đâu?

 (NSGV) - Người dân tuy không hiểu sâu xa như tác giả Thành Lê nhưng ai cũng biết một thực tế là “chuột bé” thì thường “ăn vặt”, ăn ít hơn “chuột to”, chuột bé lại chưa đến tuổi sinh sản, nếu tạm thời chưa diệt “chuột to”, nếu cứ để “chuột to” thoải mái sinh đẻ thì diệt “chuột bé” phỏng có ích gì? Diệt một con “chuột to” hôm nay sẽ bớt hàng nghìn con chuột bé ngày mai, đó mới là cái gốc, đó mới là kế lâu bền.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng viết tắt theo tiếng Anh là CPI (Corruption Perceptions Index), theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. [1]
Tại buổi tiếp xúc với cử tri Q.4, TP.HCM báo cáo kết quả kỳ họp thứ  8 – Quốc hội khóa XIII vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau. …”. “Tham nhũng đã làm thiệt hại ghê gớm về mặt uy tín cho Đảng, về kinh tế cho đất nước, gây mất lòng tin trong nhân dân”. [2]

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

"Tiền của Nga thì trả lại cho Nga!"

Đồng Rúp rơi tự do, Putin còn cầm cự được bao lâu?

Ông Putin đang tìm cách trấn an dư luận

Một tin buồn cho người Nga và cả những người yêu mến Putin là đồng rúp của Nga đang rơi tự do. Ngày hôm nay (4/12/2014) đồng rúp đã đạt một kỷ lục mới là 55 rúp đổi một đôla theo giá chính thức của nhà băng, trên thị trường chợ đen đồng rúp đã vượt ngưỡng 60 rúp/1 đôla.
Cách đây một năm tỉ giá của đồng rúp và đôla là 32-33 rúp/1 đôla, như vậy đồng rúp đã mất giá gần 100% so với đồng đôla. Điều này cũng có nghĩa là lương và tiền tiết kiệm của người dân Nga bằng rúp đã “bốc hơi” mất một nữa, tiền rúp gửi trong ngân hàng cứ 10 đồng nay chỉ còn 5 đồng.



Thật ra vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều, không chỉ những người đang ăn lương và gửi tiền tiết kiệm mới bị mất mát mà sự mất mát nhiều nhất sẽ thuộc về những người đang kinh doanh và đầu tư. Những nhà nhập khẩu vào Nga (trong đó có cả cộng đồng người Việt) thì hàng hóa đều tính bằng đôla, khi rúp trượt giá kinh khủng như vậy thì hàng hóa không những không tăng được giá mà cho dù giá cũ vẫn khó bán vì sức mua của người dân kém đi do phải chi trả vào việc ăn uống hàng ngày. Thực phẩm tại Nga tăng giá từ hai đến ba lần do lệnh cấm nhập thực phẩm của Nga, một cân thịt bò trước đây chỉ khoảng 5 đôla thì nay với giá 15 đôla vẫn khó mua.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Bắc Kinh quyết cắt yết hầu VN!

BỐI CẢNH Á ĐÔNG – TBD
Sau thượng đỉnh APEC và G20 Úc Đại Lợi, CT Tập Cận Bình công du đảo quốc Fiji, 45% gốc Ấn Độ, mở hầu bao chi viện không hoàn trả 50 triệu đô, họp thượng đỉnh các đảo quốc Nam TBD ngoại trừ Tây Samoa, lãnh thổ Hoa Kỳ. Tháng 9, tân Thủ tướng Ấn vừa đắc cử đã đến Fiji, TT Modi Ấn coi Fiji là một “tiền đồn thân hữu”, nối liền TBD và Ấn Độ Dương.
Với chính sách cố hữu “Phóng tài hóa thu nhân tâm”, “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; Đồng tiền đi sau là đồng tiền dại!”, CT Tập Cận Bình chi ngay tại chỗ, vương quốc Tonga được chi 45 triệu. Đảo quốc Vanuatu cũng được chi xôm tụ, lớn hơn cả Tonga. Vương quốc này dành riêng một đảo “cỏ xanh đến tận chân trời” cho Nhật Bản nuôi bò ăn thịt, chở về Kobé Nhật, cho vào lò sát sinh, xuất cảng qua Tàu và VN, gọi là “bít tết bò Kôbê” và phở tái bò Kôbé (trước đây giá 35$US một tô ở Hà Nội). Bắc Kinh rất ham có một đảo cỏ nuôi bò như Nhật ở Vanuatu.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Giật mình những dự án của Trung Quốc ở Việt Nam


NSGV: Từ câu chuyện dự án đèo Hải Vân, Bộ Quốc phòng nên rà soát lại toàn bộ các dự án liên quan đến Trung Quốc trong cả nước, từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh rồi Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh cho đến Tây Nguyên, Cà Mau… Hãy đánh dấu những dự án ấy trên bản đồ để xem nó có ý nghĩa gì đối với thế trận quốc phòng và an ninh đất nước?

  Chuyện dự án ở đèo Hải Vân bấy lâu nay thu hút sự quan tâm của cả nước, từ người dân đến các đại biểu Quốc hội, tướng lĩnh quân đội…

Nó thu hút sự chú ý của dư luận bởi cái sự lạ: một nơi xung yếu trong thế phòng thủ đất nước lại được người ta dễ dàng cho nước ngoài thuê vì mục đích… kinh tế???

Nó còn lạ ở chỗ người dân hiểu được tính chất nghiêm trọng của dự án đối với an ninh quốc gia nhưng lãnh đạo địa phương lại không thấy được điều đơn giản ấy?


                       Đường vào dự án World Shine - Huế trên Hải Vân.

Lại lạ nữa khi mới đây ông Huỳnh Hùng, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình TP Đà Nẵng, cho báo chí hay: Công ty TNHH Silver Shores (có lãnh đạo là người Trung Quốc) gửi đơn xin TP làm dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực Sơn Trà. Không những thế, công ty này còn xin đất ở huyện Hòa Vang để trồng rau mà theo ông Hùng, đây là vị trí nằm trên hướng rút lui chiến lược quốc phòng khi có sự cố.