Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Biểu tình sáng nay 20/04 trước chợ Đầm (Nha Trang)



Cập nhật 20/04/2015.

Tiếp tục xuống đường phản đối

Ngày 30.01.2015, gần 300 hộ kinh doanh tại chợ Đầm Nha Trang đồng loạt đóng cửa sạp phản đối UBND Khánh Hòa phá bỏ khu chợ Đầm tròn, phê duyệt quy hoạch cho Công ty TNHH MTV Sông Đà thực hiện dự án xây chợ Đầm mới. 

Tuy nhiên, sáng nay 20.4, tiểu thương chợ Đầm lại xuống đường tập trung trước UBND Tp. Nha Trang, phản đối sự im lặng khó hiểu của chính quyền trước các kiến nghị của tiểu thương lần trước.

+ Tiểu thương chợ Đầm sáng 20.4 đã mặc áo quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ "Không đập bỏ chợ Đầm tròn Nha Trang" và hát như có Bác trong ngày vui đại thắng.


                                 Tiểu thương chợ Đầm sáng 20.4.2015

Cháu trai của Joseph Stalin gọi Putin là kẻ không có não.

Cháu trai của Joseph Stalin là Yevgeny Dzhugashvili trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail của Anh đã chỉ trích các chính sách của Vladimir Putin, lên án cuộc chiến tranh với Ukraine và sự sáp nhập của Crimea (vào Nga), theo ZN.ua. 


Dzhugashvili mô tả hành vi của tổng thống Nga là "khờ dại" và các tầng lớp chính trị trong Kremlin là "những tên kẻ trộm" đã người đánh lừa người dân Nga.

Theo cháu trai của Stalin, Putin quan tâm đến hình ảnh của mình hơn chính trị. " Ông ta làm gì? Mục tiêu ông đặt cho mình ? Ông ta đã lôi kéo chúng tôi bất hòa với đất nước quê hương, với Ukraine. Những lãnh đạo chúng tôi có bây giờ là loại người gì? Chúng tôi không có người lãnh đạo thông minh, chỉ có những tên trộm" - Ông nói.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

CHUYỆN HẬU CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "nó không phải của nhà mình, các con nên tìm chủ mà trả lại".


  Trong đám giỗ lần thứ 51 của chồng, ông Nguyễn Văn Dương, ngày 28-11 năm Giáp Ngọ (18-1-2015), cụ bà Đậu Thị Mực, sinh năm 1916 - thường gọi là bà Dương - dặn con cháu: "Trong hai vật dụng mẹ đưa từ Thanh Chương, Nghệ An, vào Bình Dương lập nghiệp năm 1990 chỉ có một là của nhà ta, cái bình vôi. Khi mẹ về làm dâu (cuối thập niên 1930s), bà nội đã dùng cái bình vôi (ăn trầu) này; còn cái bung đồng, năm Cải cách, đội lấy của các nhà giàu trong làng chia cho, nó không phải của nhà mình, các con nên tìm chủ mà trả lại".

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Bản tin tối 20h VTC: HAI CHIEN HOANG SA 19/1/1974

  Cách đây đúng 41 năm Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cho đến nay sự kiện này luôn là nỗi day dứt không thể nguôi ngoai trong lòng mỗi người dân Việt. Hôm nay mời quý vị cùng chúng tôi nhìn lại sự kiện này để thấy được bản chất "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" trong mối quan hệ Việt - Trung vốn nhiều thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử.  

Nguyễn Quang Thạch: Mọi người chịu khó xem cho hết clip. Vấn đề hiện tại là chúng ta chung tay xây dựng sức mạnh quốc gia bằng nội lực của chính mình. Khi đã mạnh thì Trung Quốc chẳng là cái đinh gì cả. 

Trương Huy San: Một chương trình hay của đài VTC


Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

“Nỗi trăn trở của thủ tướng” về đổi mới thể chế


Trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 10, ông Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau:
“Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?”
Ông cho biết, để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong Hội nghị 10 đã có các đề nghị liên quan đến việc “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, nhưng “…Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,…”

Xét sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6 nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?
Khác biệt về định hướng
Khi cả 6 nước ASEAN đều theo chính thể dân chủ lấy hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập. Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng nhân quyền.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

THỦ TƯỚNG NGỬA BÀI VŨ KHÍ MỚI VÀ TUYÊN CHIẾN TRÊN TRẬN ĐỊA THÔNG TIN

Gần đây, dư luận đã bày tỏ sự ủng hộ với những việc làm hợp lòng dân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như việc chỉ thị không cấm đoán và hạn chế việc đưa thông tin lên mạng internet mà phải phản biện các thông tin sai trái, xuyên tạc, ác ý, chia rẽ.v.v. trên chính môi trường này, chủ động đưa tới nhân dân những thông tin đúng và tốt; hay việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tỏ rõ thái độ thẳng thắn, quyết liệt với nhà thầu Trung Quốc và thẳng thừng từ chối việc đưa 1000 chiếc xe du lịch vào Việt Nam ...

Bên cạnh đa số hoan nghênh và phấn khởi, một số người có nhiệt tâm và bức xúc vẫn phủ định giá trị và ý nghĩa của những việc làm trên. Họ có những status hay comment dè bỉu, chê bai, nói lại nhiều ý hời hợt dập khuôn và cũ rích loanh quanh độc tài, tiền bạc, rồi đánh bóng nọ kia, không nằm trong hệ quy chiếu của vấn đề cần bàn thảo.

HÃY NHÌN THẲNG VÀO BÀI TOÁN THOÁT TRUNG, THOÁT ĐỘC TÀI

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

CHÍ PHÈO VÀ “NGỤY CHÍ PHÈO”

Định không nói về vấn đề này nữa nhưng ngày càng có nhiều ý kiến “uyên bác” ám chỉ việc ban biên tập Charlie Hebdo bị tấn công là đúng nên phải rườm lời. 

Phải nói ngay rằng Charlie Hebdo là một “Chí Phèo” trong làng báo thế giới. Nói theo tiếng lóng phổ biến là “báo bựa”. Họ bôi bác tất cả. Năm 2011, sau khi người Công giáo tại thành phố Avignon phá tấm hình “Piss Christ” (bức ảnh của nhiếp ảnh gia Mỹ Andres Serrano chụp cây thánh giá nhựa trong cái ly dung dịch vàng mà tác giả nói rằng đó là nước tiểu của mình), Charlie Hebdo dựng ngay trang bìa vẽ cuộn giấy vệ sinh ghi “Bible, Koran và Torah” cùng hàng chữ: “Mọi tôn giáo trong nhà cầu!” (Torah là Thánh Kinh Do Thái giáo). 

Charlie Hebdo chưa bao giờ được người Pháp hoan nghênh và được báo chí thế giới tôn trọng, cho đến sự kiện 7-1-2015. Tính đến năm 2012, theo The Atlantic 11-1-2015, tuần báo trào phúng này chỉ bán khoảng 60.000 bản – bằng 1/10 so với các tuần báo nổi tiếng khác của Pháp. Không chỉ tôn giáo, Charlie Hebdo cũng nhắm vào nhiều đối tượng khác. Trước khi bị khủng bố không lâu, họ đã vẽ bộ trưởng tư pháp Pháp (người da màu) là con khỉ. Tháng 9-2012, khi xảy ra loạt bạo động khắp thế giới Hồi giáo nhằm phản đối bộ phim bôi bác Nhà tiên tri mang tựa Innocence of Muslims (của Nakoula Basseley Nakoula; người Mỹ gốc Ai Cập), Charlie Hebdo lập tức hưởng ứng khi vẽ Mohammed như một diễn viên phim khiêu dâm, trần truồng, quỳ chổng mông, “hàng họ” lòng thòng, với chú thích “Mohammed: một ngôi sao vừa ra đời!”. 


Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

CUỘC TRÒ CHUYỆN CUỐI CÙNG VỀ “ĐA ĐẢNG NGẦM” VỚI LÊ ĐỨC THỌ

Artist Do Minh Tuan:  Tôi băn khoăn mãi nhiều năm không dám nghĩ mình đã "biết". Nhưng rồi nhớ câu cổ nhân: "Biết mà không nói thì bất nhân, nói mà không hết thì bất nghĩa" nên cứ nói ra kẻo đúng là mình "biết" thật thì mình lại bất nhân!Thà nhầm là mình "biết"còn hơn là im lặng để vô tình thành bất nhân bất nghĩa. Nếu tôi "làm" được tôi chăng nói làm gì! Nhưng ném cái biết lên bàn lúc này cũng là một cách LÀM đấy!

Artist Do Minh Tuan


           Kissinger bắt tay ông Lê Đức Thọ tại Hòa đàm Paris. Ảnh tư liệu.

Nhân Hội nghị TW 10 bàn chuyện tổng kết giai đoạn đổi mới từ Đại hội 6 đến nay, chuẩn bị đưa ra Đại hội XII các vấn đề lớn liên quan đến Chiến lược phát triển, Cải cách thể chế và Xây dựng Đảng, đồng thời trên FB cũng đang bàn chuyện “tách Đảng” do TS Đỗ Xuân Thọ một đảng viên - cựu chiến binh tâm huyết đưa ra, tôi xin kể lại cuộc nói chuyện với ông Lê Đức Thọ vào tháng 10 năm 1989, trong đó có nói về thực trạng “Đa nguyên bên trong” hay còn gọi là “Đa đảng chui” theo cách nói dân dã để các bạn thấy rằng tôi ủng hộ phương án của Đỗ Xuân Thọ là căn cứ trên những hiểu biết cụ thể về Đảng và quá trình nghiền ngẫm suốt 25 năm nay để trả lời câu hỏi về lỗi hệ thống lớn nhất của Đảng CSVN.

“NGƯỜI ĐỜI” LÊ ĐỨC THỌ VÀ NHỮNG VIỆC GAI GÓC

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

"HIỆN TƯỢNG NGUYỄN BÁ THANH", NGHĨ VỀ TÂM -TẦM LÃNH ĐẠO & LÒNG DÂN.

           Hàng ngàn người đổ đến sân bay quốc tế Đà Nẵng đón ông Thanh chữa bệnh từ Mỹ trở về 

S.N.M: Người dân Đà Nẵng đến Tịnh thất Bửu Sơn, quận Liên Chiểu dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Hàng ngàn người đổ đến sân bay quốc tế Đà Nẵng đón ông chữa bệnh từ Mỹ trở về. Một sự tự nguyện, không có ai rủ rê, kêu gọi hay thúc dục. Than ôi! Bao nhiêu người được như ông Nguyễn Bá Thanh? Than ôi! Dân gian đã từng thẳng tưng: “Thương dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương!”
Nhân dân bao giờ cũng sáng suốt, công bằng như thế!


Nhà văn Sương Nguyệt Minh

Trước năm 1997, Đà Nẵng là thành phố còi cọc trong nắng nóng miền trung trực thuộc tỉnh Quảng Nam, chỉ có 3 quận, rất hiếm các khối nhà cao tầng. Bờ đông sông Hàn chỉ lơ phơ phố “nhà chồ” xiêu vẹo. Dân phố lam lũ mưu sinh như dân nông thôn. Phố phường nhếch nhác, mòn mỏi, bụi bặm và... bẩn. Nhưng, Đà Nẵng thay da đổi thịt từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương và ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch năm 1996, đến năm 2003 làm bí thư thành phố được coi là “thủ phủ” miền Trung này. Dấu ấn đầu tiên của ông Nguyễn Bá Thanh là chỉ đạo chiến dịch “giải tỏa, đền bù, tái định cư, chỉnh trang đô thị”. Đến nay Đà Nẵng đã thực hiện 3000 dự án, và di dời 100 000 hộ dân đến các khu tái định cư. Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà; và Hòa Vang, Hoàng Sa là những quận huyện được thành lập. Thành phố Đà Nẵng không những mang gương mặt mới, xinh đẹp, mà đời sống tinh thần, phong cách sống cũng mang vẻ đẹp mới trẻ trung, hiện đại, gần gũi, thân mật, mến khách...vv. ”. Ông Thanh được coi là “kiến trúc sư trưởng” trong cuộc tái thiết Đà Nẵng, là “người lĩnh xướng”, không, là “người chỉ huy dàn nhạc” mang tên Đà Nẵng đã và đang tấu lên bản hợp xướng xây dựng thành phố quê hương giàu đẹp.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Hợp tác quân sự trong quan hệ Việt – Nga hiện nay


Vị thế, vai trò địa chính trị của Việt Nam trong khu vực cũng được Mỹ đánh giá cao và muốn phát triển quan hệ hợp tác song phương.

 (NSGV) - Thời kỳ hợp tác quân sự với Liên Xô đã qua lâu rồi. Nga nên xem Việt Nam như một đối tác thân thiện, một quyền lực thân thiện mà Moscow cần có.
“Việt Nam là đồng minh trung thành, Nga không nên đặt quân đội ở Cam Ranh”


Tờ Pravda của Nga ngày 8/1 đăng bài phỏng vấn chuyên gia lịch sử, nhà nghiên cứu độc lập Ilya Usov về quan hệ Nga – Việt, trong đó chuyên gia này nhận định: Chiến lược phát triển quan hệ sang phía Đông của Nga không phải là một hành động tình thế do lệnh trừng phạt của phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine mà nó đã có từ lâu. Việt Nam và Ấn Độ đang được Moscow xem như là đồng minh trung thành nhất của mình ở phía Đông chứ không phải Trung Quốc.

Hoạt động hiện tại của Nga ở phương Đông không liên quan gì đến các sự kiện ở Ukraine. Ngay từ giữa thập niên đầu của thế kỷ 21 Nga đã bắt đầu chú trọng đến khu vực Đông Á và điều này được xác định rõ trong các tài liệu có tầm quan trọng quốc gia, chính sách năng lượng cũng như chiến lược quốc gia của Nga.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ: Trái sung chữa tan sỏi mật

Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định quê hương tôi.

Cây và quả sung

Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.

Bà già trầu cất tiếng hỏi:  
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
-  Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Nguyễn Bá Thanh - người Đà Nẵng nghĩ gì?


Tôi biết ông Bá Thanh vào năm 1998, lúc mới chuyển về đài truyền hình. Khi ấy cơ quan tổ chức đá bóng minni giao hữu với văn phòng ủy ban thành phố tại nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương. Tôi chưa vợ con nên rảnh rỗi nhiệt tình đi cổ vũ đội nhà. Nghe mọi người chỉ trỏ “Bá Thanh, Bá Thanh”, tôi cũng không quan tâm lắm. Lúc đó ổng chưa có gì đặc biệt trong tôi. Hơn nữa, trước năm 1997, ổng mới là chủ tịch thành phố Đà Nẵng nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Hồi ấy tôi làm phóng viên chuyên về mảng an ninh trật tự nên không có dịp tiếp xúc ổng. Sau này chia tỉnh, tôi lại về Quảng Nam. Nghe mọi người kêu tên ổng như siêu sao, tôi không khỏi mắc cười. Nhìn thằng cha tuổi cũng đã lớn, người vạm vỡ, dáng hùm tướng gấu lừ khừ chạy theo trái banh không chút gì gọi là biết đá bóng, tự nhiên tôi lại thấy ngồ ngộ. Sau này mới biết ổng đá không hay nhưng mê bóng đá vào loại số một. Không có trận banh nào ở sân Chi Lăng mà không có mặt ổng. Nhiều lúc máu quá, ổng nhảy xuống sân chỉ đạo làm cho huấn luyện viên mặt xanh như đít nhái. Cũng vì cái máu này mà ổng bị chỉ trích nhiều. Nhất là mỗi lần đội Đà Nẵng thua, người ta lại bảo do Bá Thanh chỉ đạo nên cầu thủ và huấn luyện viên “khớp” đá không được. Trên sân bóng, ổng chạy lăng quăng, cả trận đụng bóng đâu được vài ba lần. Có lẽ vì là sếp nên quân lính thường chuyền bóng cho ổng. Nhưng ổng không cầm được, lần nào cũng mất. Đã thế còn bị cầu thủ bên đội tôi chơi xấu. Ổng quê, mặt hằm hằm. Một lần bị mất bóng, ổng rượt theo đá vào chân đối phương, khiến khán giả trên sân cười vỡ bụng. Lúc ấy, mặt ổng giãn ra có vẻ thoải mái. Sau này, để ý mới thấy ổng sống chân thành, thẳng thắn theo cái cách bị chơi thì chơi lại, hồn nhiên vô tư như đá bóng. Có lẽ cũng chính vậy mà ổng chỉ loanh quanh Đà Nẵng chứ không lên cao được như mong muốn, kỳ vọng của nhiều người.