Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Vai trò của Mỹ ảnh hưởng như thế nào với Việt nam?




"Đã bao nhiêu lần bạn nghe ai đó nói “chỉ có người Việt Nam mới có thể tự cứu đất nước, Mỹ chẳng ảnh hưởng gì.” Thoạt đầu thì nghe rất lý tưởng, nhưng nếu bạn là người học lịch sử, chịu tìm tòi học hỏi và động não thì bạn sẽ nhận ra rằng đó là một chân lý cực kỳ thiếu hiểu biết, nếu không phải là một nhận xét vô cùng ngu dốt.

Ngộ nhận về sự “tự lực”

Ngày xưa thời Thế Chiến Thứ 1 hay 2, nước Hà Lan có thể tự cứu mình khỏi Đế Chế Đức không? Nước Hàn có thể tự cứu mình khỏi Đế Chế Nhật không? Không hề, vì họ quá nhỏ. Mỹ đã đóng vai trò cảnh sát thế giới và vị cứu tinh cho Châu Âu và Châu Á.
Rồi đến thời Chiến Tranh Lạnh. Nếu không có Mỹ can thiệp và bảo vệ thì Tây Âu có được an toàn khỏi sự độc tài của Liên Xô không? Tây Berlin có còn là một biểu tượng của tự do trong một biển đỏ ở Đông Đức không? Không thể. Mỹ đã một lần nữa đóng vai trò làm cảnh sát thế giới và vị cứu tinh cho Tây Âu.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Buồn cùng Đặng Lê Nguyên Vũ.



Nguyen Hoang Anh Bài hay nhất về Vũ - Thảo. Một người sinh ra để bay và một người để đi thì không thể đồng hành, nhất là người đi lại không thể từ bỏ ham muốn kiểm soát người bay!
Tha cho nhau sớm đi là hơn!



***
Gã một thời quen thân với gia đình Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo. Nhìn cảnh cặp đôi này ra toà, gã không khỏi buồn.
Rất buồn.
Gã không định viết gì về cuộc chia tay này vì quan niệm đó là việc riêng của một gia đình.
Nhưng đọc quá nhiều thông tin trái ngược nhau về cuộc chia tay này, gã thấy mình không thể im lặng.
Gã từng rất gắn bó với Vũ không phải vì Vũ là một ông chủ giàu có, chịu chơi mà vì gã nhận thấy khát vọng và mục đích sống của Vũ rất khác với các doanh nhân khác.
Khác chỗ nào?
Và cái khác chỗ nào ấy chính là nguyên do đổ bể một gia đình, nguyên do đổ bể mối quan hệ Vũ - Thảo.

Ai mở đường cho dự án chôn minh đường, xóa trường đua 400 năm của dân Lý Sơn

Từ trên cao nhìn xuống, miệng núi lửa Giếng Tiền hệt như "chiếc chảo khổng lồ" nhô lên giữa biển trời huyện đảo Lý Sơn. Miệng núi lửa này rộng hàng trăm mét, cao 30-40 m nghiêng về phía bắc, có niên đại khoảng 1 triệu năm.



 23/02/2019
 Có một “cơn bão” chuẩn bị đổ bộ vào đảo Lý Sơn. Dân trên đảo chỉ biết khẩn cầu tổ quốc linh thiêng, vong linh các bậc tiền nhân chặn nó lại, bởi nó không phải đến từ biển mà từ đất liền.

Nếu nó đến, hương án bái vọng tổ tiên, niềm tự hào lẫn chốn mưu sinh của hậu duệ những nghĩa sĩ Hoàng Sa năm xưa, sẽ bị giam hãm giữa những bức tường lạnh lẽo của những chung cư cao cấp, biệt thự sang trọng khi minh đường của một đảo tiền tiêu thấm đẫm tâm linh của bao lớp người trấn giữ đầu sóng sẽ bị chôn xuống biển. Đó là những cơn sóng hủy diệt nhưng có những cái tên mỹ miều là du lịch, thương mại, sinh thái, thậm chí cả tâm linh được vẽ ra như thiên đường trong mơ.

Nguy cơ đó không chỉ đe dọa Lý Sơn mà còn hiện diện khắp nơi trên đất nước này, như hàm cá mập nuốt chửng hết những vàng son vô giá có từ thiên nhiên, mồ hôi, máu của bao đời gìn giữ. Bao tiếng chuông khẩn cầu đã rung lên thảng thốt, âu lo, giận dữ rồi tan biến giữa ê chề, khi tờ bạc đâm toạc nhân tâm…


Ông Phạm Đoàn nói rằng dự án mà lập thì tiền hiền chỉ biết thăng thiên

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

TÔI ĐI THĂM CHỒNG CẢI TẠO.



Hồi ký của Minh Hòa 
Ảnh: Tác giả Minh Hòa chụp cùng chồng năm 1971 tại Đà Lạt.
"Vâng, chúng tôi nghiễm nhiên nhận chồng chúng tôi là “các ông cải tạo” như người miền Nam vẫn kêu với tấm tình trân quý, để phân biệt với những người tù hình sự. Vâng, những người đàn ông ở miền Nam mà đang đi tù Cộng Sản mới là những người xứng đáng với đàn bà con gái miền Nam ở lứa tuổi tôi. Chị em chúng tôi gọi đó là “tấm bằng tù cải tạo” của các ông để chọn gửi cuộc đời, dù là trao gửi vào một nơi bất định…
Tôi quen anh năm 17 tuổi, khi còn cắp sách đến trường. Lúc ấy anh là sinh viên sĩ quan năm thứ ba, hai mươi tuổi đời, nhưng dạo đó trong mắt tôi anh thật chững chạc, lại tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Thăm bảo tàng Lenin duy nhất nằm ngoài nước Nga

Một nhóm học sinh phổ thông đang nghe thuyết minh tại bảo tàng.

Tọa lạc gần trung tâm thành phố Tampere, bảo tàng Lenin sở hữu lịch sử hình thành và tầm quan trọng đặc biệt với nước láng giềng phía Đông của Phần Lan.
Tầng 2½ của Hội trường Công nhân Tampere chính là nơi Vladimir Lenin và Josef Stalin gặp nhau lần đầu tiên năm 1905.

Bước chân vào bảo tàng, đầu tiên khách tham quan sẽ thấy đồng phục màu cam của nhân viên, rồi đến quầy kính trưng bày những con búp bê Matryoshka, những bức tượng nhỏ của các lãnh tụ cộng sản, huy chương, miếng dán tủ lạnh… gợi nhớ đến kỉ nguyên Xô Viết. Tủ gửi hành lí được trang trí bằng chân dung Lenin cùng những người nổi tiếng đã đến thăm bảo tàng. Đây là Urho Kekkonen - Tổng thống Phần Lan suốt 25 năm, lâu nhất trong lịch sử - từng đưa bạn bè tới bảo tàng. Kia là Tarja Halonen - nữ Tổng thống đầu tiên của Phần Lan - đã mua sắm ở quầy lưu niệm. Bạn cũng có thể chọn ngăn của Juri Gagarin, chàng trai đáp xuống bảo tàng như người hùng sau chuyến du hành vũ trụ, để gửi giỏ xách của mình; hoặc ngăn tủ của Aleida Guevara, cô con gái ghé thăm nơi này để tưởng nhớ người cha nổi tiếng Ché. Dĩ nhiên, nếu bạn gặp may, ô số 9 vẫn còn trống thì bạn hoàn toàn có thể nhờ Vladimir Uljanov (nhận ra ai không?) - người từng đọc diễn văn ở đây - giữ giỏ hộ.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

CHUYỆN THẬT KHÔNG ĐÙA: DI CHUYỂN ĐẬP PHÁ ĐỈNH HƯƠNG



Tôi hiểu, trong tư duy của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, việc dẹp đỉnh hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là để dẹp loạn: lợi dụng việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ chống Tàu để tụ tập đông người gây rối an ninh, kích động hận thù, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung.
Thực lòng, tôi chúa ghét những phần tử lợi dụng cơ hội để làm loạn, nhưng tư duy và hành động của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự bất lực, sợ hãi và hậu quả là, càng làm cho lòng người bấn loạn. Một chính quyền có công cụ pháp luật và chuyên chính trong tay mà không phân biệt việc nào ra việc nấy thì đúng là tư duy cùn và làm càn. Việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa của mỗi người cần phải tôn trọng. Còn ai lợi dụng làm loạn là hành vi phạm pháp thì cứ xử nghiêm theo luật định. Trẻ trâu cũng hiểu rõ cái lẽ tối thiểu này. 

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

40 năm cuộc chiến vệ quốc 1979. Chuyện, báo chí chưa bao giờ viết.


Ho Bat Khuat
16/02/2019 
Kỷ niệm 10 năm cuộc chiến vệ quốc 1979, tôi được cử lên Lạng Sơn 1 tháng. Ở đó tôi nghe được những câu chuyện mà báo chí chưa bao giờ viết. Xin kể lại để chúng ta biết và suy ngẫm.
Tháng 12/1988, tôi được báo là chuẩn bị đi công tác Lạng Sơn. Trước ngày lên đường, lại được báo là cần gặp ông Đinh Nho Liêm - Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao.
Tôi đến nhà ông ấy ở số 3 Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội). Nhìn thấy tôi, ông Đinh Nho Liêm thất vọng (hay ít ra cũng không hài lòng) nhưng rồi ông vẫn mời tôi vào nhà. Khi đã ngồi xuống ghế, ông Đinh Nho Liêm hỏi tôi: “Cậu làm việc ở Tạp chí Cộng sản được bao lâu rồi?”/ “Dạ, 6 năm ạ.”/ “Học ở đâu ra?”/ “Ở Liên Xô về ạ”/ “Quê ở đâu?”/ “ Quỳnh Lưu, Nghệ An ạ”…
Sau khi “hỏi ngắn, đáp gọn” như vậy, ông Đinh Nho Liêm có vẻ vui tươi hơn một chút nhưng lại hỏi rất nghiêm trang: “Cậu biết rõ nhiệm vụ đi Lạng Sơn của mình lần này rồi chứ?”/ “Dạ, việc của nhà báo thì chỉ viết thôi chứ còn làm gì nữa ạ?!”/ “Đúng là viết nhưng không phải viết bình thường, mà cậu chắp bút cho Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn La Thăng (1922 -2014) một để viết bài kỷ niệm 10 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc để đăng vào số tháng 2/1989 của Tạp chí Cộng sản. Tinh thần là kỷ niệm 10 năm cuộc chiến đẫm máu nhưng không phải gây thù hận, mà là bắt tay giảng hòa. Chắc cậu hiểu rõ ý nghĩa của việc này rồi…”.
Sau đó, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm nói về sự cần thiết phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; sự lắt léo, khó khăn, phức tạp của việc này. Tôi ngồi nghe chăm chú nhưng chưa hình dung được mình sẽ viết ra sao, mặc dù việc chắp bút (viết cho người khác đứng tên) tôi cũng đã làm khá nhiều.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Hồi tưởng Cam Đường - Lào Cai. Bốn mươi năm sau, giờ mới kể.




Bốn mươi năm sau hồi tưởng Cam Đường - Lào Cai.
Không bao giờ tôi quên được ngày kinh hoàng đó, ngày 17/02/1979. 

Mỗi năm cứ đến ngày này tôi lại thắp nhang giữa tim đau khấn thầm những linh hồn chết tức tưởi trong cuộc tàn sát bất ngờ của lũ giặc bành trướng man rợ🙏😭

Khi đó tôi mới tốt nghiệp ở Nga về được 4 tháng, được biệt phái sang làm cho Đoàn khảo sát của các chuyên gia Liên xô tại mỏ Aparit Lào Cai. 25 tuổi, mới về nước, cái gì cũng lạ lẫm, phải làm quen từ đầu lại những thứ là bình thường với mọi người (7 năm xa VN không một lần được về). Nhưng lại làm với toàn người Nga, nói tiếng Nga cả ngày nên rất thích hợp.
Tôi dịch trực tiếp cho ông trưởng đoàn Kalinhin, một ông to lớn, tốt bụng và vô cùng thông minh, có bà vợ Sveta xinh đẹp dịu dàng, làm trong phòng đo vẽ Trắc đạc. Khi không dịch cho ông ấy, tôi làm hành chính và dịch cho các chuyên gia khác theo lịch, công việc bận rộn nhưng thật vui. Đoàn khảo sát này phủ trùm Việt nam-Lào-Campuchia. Apatít Lao Cai là một trọng điểm, có hơn 50 chuyên gia thường xuyên ở đó. Tính tôi vui vẻ nên thân thiện nhanh với dân bản xứ, thường xuyên chia xẻ mọi thứ cho họ. Hồi đó còn khó khăn lắm, chuyên gia cho tôi nhiều thứ như bánh kẹo, đồ ăn (kho dự trữ của họ rất lớn), tôi chia cho dân Việt ở đó, không hề nghĩ rằng khi xảy ra sự cố, họ có thể trả ơn bằng cả tính mạng của mình😪❤️.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương

Nhiều chiến sĩ mặt trận Vị Xuyên đã hi sinh và đến nay hài cốt của họ vẫn còn nằm lại đâu đó trong các khe đá, thung sâu trên các cao điểm 772, 685, 300, 400...

17/2/1979
Cái ngày hằn sâu trong kí ức những người VN chúng ta. Ngày ấy qua đã vài chục năm, nhưng chưa lâu, cũng như những ngày quân Nam Hán, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh tiến vào biên cương của chúng ta với kí ức dân mình chưa lâu. Tôi chỉ là CCB như hàng triệu CCB đang sống, nhớ những đồng đội mình ngã xuống trên biên cương ngày ấy. Bài tôi viết dưới đây chỉ là ý nghĩ riêng thôi. Khi sự thật còn làm lòng mình canh cánh buồn.

Những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương

Làm gì có những cây vô danh
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên

Sao vẫn còn những ngôi mộ không tên
Trong điệp khúc tháng hai bẩy chín
Cỏ cây trùm rêu xanh mồ liệt sĩ
Cây cỏ khoác tên cho những linh hồn

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

"Cộng hoà tự trị"


"Cộng hoà tự trị", pháp luật bị coi rẻ và nhân phẩm của người dân bị chà đạp.
Trong một tháng  liên tiếp biết bao chuyện bi hài đã diễn ra, hầu hết đang tập trung vào cái quyền tự do đi lại của người dân. Họ đã bị cấm cản, một cách trắng trợn, mà không phải từ cái lệnh cấm còn cao hơn cả thượng tôn pháp luật của thằng nhãi ranh Giám đốc VEC Long Thành - Dầu Dây; mà khắp đất nước, hết BOT lại đến trạm thu vô pháp vô thiên đã mọc lên và ngang ngược ngăn sông cấm chợ người dân; móc túi người dân bằng mọi giá.

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

HUGO CHAVEZ, CHỦ NGHĨA HỖN ĐỘN VÀ NỖI ĐAU CỦA NHÂN DÂN VENEZUELA


Hugo Chavez không phải là đảng viên Đảng cộng sản và ở Venezuela cũng không có đảng cộng sản nào. Các lý thuyết mà Hugo theo đuổi thật ra rất hỗn độn.
Ban đầu Hugo theo ý thức hệ của Chủ nghĩa Bolivar, về sau ông ta kết hợp thêm ý thức hệ của Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 và vay mượn thêm một ít từ Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin.
Bolivar là tên một anh hùng dân tộc của Venezuela đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha cho 6 nước bao gồm Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador,Peru, và Bolivia.
Chủ nghĩa Bolivar bao gồm 7 điểm chính: Độc lập dân tộc, Quyền tự chủ của nhân dân, Công bằng xã hội, Giáo dục toàn dân, Chống tham nhũng, Chống chủ nghĩa quân phiệt, Liên kết Mỹ Latinh.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

PHẢN BIỆN GIÚP TA TỈNH LẠI TRONG NHỮNG CƠN SAY…



Kính thưa: Nhà báo Trần Đăng Khoa
Nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề phản biện xã hội nói chung và qua kênh báo điện tử ở Việt Nam nói riêng, tôi đang thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học ở trình độ Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Báo chí - Truyền thông. Trân trọng cảm ơn ông nhận lời trả lời phỏng vấn sâu của tôi liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh (NCS): 
Theo ông, phản biện xã hội có vai trò gì đối với sự phát triển đất nước?

Nhà báo Trần Đăng Khoa:
 Phản biện xã hội có vai trò vô hạn quan trọng. Đối với nhiều vấn đề thuộc mọi lĩnh vực, vụ việc, quyết sách... nếu có phản biện xã hội sẽ có nhìn nhận chính xác hơn, tỉnh táo hơn.
Tôi rất chú ý đến một ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt khi ông nói rằng, cái để xác định trí thức hay không phải trí thức chính là khả năng phản biện của họ. Ai có khả năng phản biện thì người đó mới là trí thức. Trí thức đích thực thì không a dua, ai nói chiều nào xoay theo chiều ấy như một ngọn gió hoang. Phải có tư duy phản biện, phương pháp phản biện, cái nhìn phản biện thì mới thực sự là một trí thức.
Ở Việt Nam, phản biện hơi phức tạp một chút. Có người không thiện chí, lợi dụng phản biện để chống đối, làm mọi chuyện rối mù lên. Họ làm ảnh hưởng đến phản biện. Nhiều nhà quản lý dị ứng với cái gọi là phản biện, ngại phản biện cũng có lý của họ. Phản biện không phải là phá rối, chống đối. Phản biện là một tư duy khoa học cẩn trọng, lật đi lật lại một vấn đề được đưa ra (vấn đề xã hội đang quan tâm) với một cái nhìn không xuôi chiều (nhìn cả mặt thuận và mặc nghịch) để tìm ra chân lý. 

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

VẮNG BÓNG CÔNG LÝ


Bài viết của Huy Đức
Cả hai bản án đưa ra ngày cuối năm đều làm công chúng thất vọng dù được chờ đợi với thái độ rất khác nhau. Bản án 30 và 36 tháng tù cho hai "chén tướng" như để cho xong và mở đường cho một phúc thẩm án treo. Trong khi, bản án 42 tháng tù cho bác sỹ Hoàng Công Lương lại được tuyên như một lời thách thức.
Đằng sau vụ 9 bệnh nhân tử vong ở bệnh viện đa khoa Hoà Bình là các hợp đồng kinh tế. Đó là một sự cấu kết quy mô giữa các quan chức trong ngành y tế với các nhà cung cấp thiết bị chứ không phải là hình ảnh nhỏ bé mà ta thấy của bác sỹ Hoàng Công Lương. Thay vì phanh phui những liên minh ma quỷ đằng sau, các cơ quan tố tụng lại chỉ nhắm vào những người làm chuyên môn lương thiện. Dù bác sỹ Lương có phải chịu một phần trách nhiệm, rõ ràng cũng không thể như vị trí của anh được đặt ở phiên toà.