Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Mạc Ngôn: "Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa"

 


Mạc Ngôn.
Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, rối loạn lộn xộn, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa buông thả, nhìn thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng nghĩ kỹ lại một chút, thấy cũng chẳng qua là người nghèo khó truy cầu phú quý, người giàu có truy cầu hưởng thụ và lạc thú, về cơ bản chỉ là bấy nhiêu chuyện mà thôi.
Vì sao người ta chán ghét nghèo khó? Bởi vì người nghèo không thể nào thoả mãn được tất cả những dục vọng của mình. Bất luận là nhu cầu về ăn uống hay dục vọng, bất luận là tâm hư vinh hay là thích sự hào nhoáng, bất luận là đi bệnh viện khám bệnh không xếp hàng hay đi máy bay ngồi khoang hạng nhất, đều phải dùng tiền bạc để đáp ứng, dùng tiền bạc để thực hiện.
Phú là vì có tiền, quý là vì xuất thân – dòng dõi và quyền lực. Đương nhiên, có tiền rồi cũng không lo không có quý, mà có quyền lực rồi dường như cũng không lo không có tiền. Vì phú và quý có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, có thể dung nhập lại thành một phạm trù.

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

TRANH VẼ VỀ MIỀN KÍ ỨC

 


Mời các bạn tới xem triển lãm tranh của nhà giáo Nguyễn Ngọc Dậu, người bắt đầu vẽ tranh ở tuổi 73 và làm triển lãm đầu tiên vào năm 76 tuổi. Triển lãm từ 18/05/2021 tại 16 Ngô Quyền và kết thúc ngày 27/05/2021

TRANH VẼ VỀ MIỀN KÍ ỨC
( về triển lãm tranh của nhà giáo Nguyễn Ngọc Dậu)
Bài viết của họa sĩ Đỗ Đức
Hôm qua, 18/5/2021 trên trang facebook của Họa sĩ Lê Trí Dũng bắt gặp một album giới thiệu trên chục bức tranh của một họa sĩ nhà giáo đã nghỉ hưu nhiều năm: Chị Nguyễn Ngọc Dậu. Một phòng tranh tưng bừng của nhà giáo ở tuổi 76.

Tuổi ấy, nhiều họa sĩ chuyên nghiệp đã buông bút, hoặc chưa buông thì nét vẽ mảng màu cũng nhạt nhòa thiếu cám xúc và thiếu sinh khí. Bởi khi người ta ngoại 70, thể lực sút kém thì cảm xúc sống cũng tụt theo. Mà tranh thiếu cảm xúc thì sẽ mờ nhạt và sẽ không còn truyền cảm. Những bức tranh như thế không chết thì sống cũng thoi thóp, nên người tỉnh táo thì biết đó là lúc nên dừng.Mà đây lại là lúc chị khởi nghiệp!
Hôm sau tôi tức tốc lên phòng tranh để xem tận mắt. Bởi khi qua ảnh trên trang mạng, tôi phải thốt lên: đây là một Henri Rutxo(*) của Việt Nam. Và quả thật đến tận nơi, phòng tranh 55 bức tôi nhận ra gần một nửa là những tranh thật sự xuất sắc, những bố cục, những mảng màu đẹp ngọt ngào mà nhiều họa sĩ chuyên nghiệp mơ ước cũng khó mà làm được.

NGUYỄN HUY THIỆP BÌNH THƠ BÁT PHỐ

 


Nguyễn Bảo Sinh – Nhà thơ dân gian
Nguyễn Bảo Sinh, sinh năm 1940, sống trong một gia đình đã định cư nhiều đời ở Hà Nội. Thời trẻ, ông từng đi lính, từng là võ sư Judo. Từ trẻ đến già, Nguyễn Bảo Sinh chỉ ở số 30, ngõ 167 Trương Định (ngõ Bảo Sinh). Gần như suốt đời không hề chuyển dịch đi đâu, luôn ở cùng gia đình, xung quanh có vợ con, anh em, họ hàng, bè bạn nhưng ông luôn tự nhận mình là một tay sống trong giang hồ (!), một người tu tại gia (!). Nguyễn Bảo Sinh từng có hỗn danh là Sinh chó. Việc này duyên do từ chuyện có thật:
Hồi bé, vốn tính ngỗ ngược, thân phụ ông là cụ Nguyễn Hữu Mão (năm nay 95 tuổi, cũng là người rất hay thơ) có lần tức giận bảo rằng:
- Lớn lên thì chó nuôi mày!
Một lời là một vận vào! Lời nguyền của người cha tự nhiên vận vào số phận đứa con. Từ nhiều năm nay Nguyễn Bảo Sinh vẫn sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi, cũng có khi làm hậu cần cho các xới chọi gà khắp một vùng nội ngoại thành Hà Nội.
Làm thơ, nuôi chó, chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!”
Nguyễn Bảo Sinh khá điển hình cho một dạng nhà thơ dân gian vốn tồn tại từ xưa đến nay ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ dân gian thông qua hình thức nói vần được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca. Có thể nhận ra đặc tính chính của lối thơ này là ở chỗ luôn ngẫm sự đời để từ đó rút ra những kinh nghiệm sinh tồn, những kinh nghiệm sống. Việc ngẫm sự đời ấy dựa trên những quan sát trực tiếp ở những ngành nghề, ở những hoàn cảnh nhiều khi rất lạ lùng, hiếm có.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

CHA TÔI

 


NHÂN NGÀY GIỖ CHA TÔI LẦN THỨ 13 ( ngày 05 tháng 04 Âm lịch)

Khác với rất nhiều người già, cha tôi không làm thượng thọ khi ông tròn tuổi 80. Cha tôi tổ chức một cái lễ khác thay cho lễ Thượng thọ: lễ nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Cho đến khi giã từ thế gian này, cha tôi đã là một người cộng sản chân chính trong suốt 61 năm. Và ông có đủ tất cả lý do để kiêu hãnh về điều này. Ý chí, hành động sống, khát vọng và sự hiến dâng không vụ lợi của những người cộng sản như cha tôi chắc chắn sẽ thuyết phục cả những người không cùng đội ngũ của ông. Bởi phía sau mọi tên gọi của bất cứ công việc hay tổ chức nào đó thì cha tôi vẫn luôn luôn là một con người lấy tư tưởng nhân ái làm nền tảng cho mọi hàng động sống của ông. Tôi chưa bao giờ thấy cha tôi đi chùa để lễ bái nhưng chưa bao giờ ông thù hận một ai. Với ông, bất cứ con người nào cũng phải được hưởng tình yêu thương từ đồng loại của mình. Ông đã thực hiện điều đó suốt cả cuộc đời mình mà không dựa vào bất cứ giáo lý nào.
Năm 2007, cha tôi lâm trọng bệnh. Nhưng ông quyết tâm chữa bệnh với một nghị lực lớn lao. Ông muốn nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Ngày 19 tháng 8 năm 2007, cha tôi làm lễ nhận huy hiệu 60 tuổi Đảng. Trong buổi lễ đó, cha tôi rút từ trong túi bốn trang A4 viết tay về cuộc đời mình và đọc. Tôi hoàn toàn bất ngờ. Mang tiếng có một đứa con là nhà văn, nhưng cha tôi chưa bao giờ nhờ tôi viết bất cứ văn bản nào mà cha tôi phải viết. Hơn nữa, lúc nào ông cũng nghĩ tôi sẽ viết sai điều ông muốn. Ông vẫn coi tôi là một đứa con bé bỏng, quá nhiều dại dột và nhiều khiếm khuyết. Nhưng bài phát biểu đó lại làm cho tất cả những người đến dự nghĩ rằng: tôi đã chấp bút cho cha mình.

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Gian lận COVID - Luật sư & Chuyên gia y tế bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại W.H.O và các Nhà lãnh đạo Thế giới vì 'Tội ác chống lại loài người'


 

Một nhóm hơn 1.000 luật sư và hơn 10.000 chuyên gia y tế do Tiến sĩ Reiner Fuellmich dẫn đầu đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại CDC, WHO & Davos Group vì tội ác chống lại loài người. 

Fuellmich và nhóm của ông trình bày xét nghiệm PCR bị lỗi và lệnh cho các bác sĩ dán nhãn bất kỳ trường hợp tử vong do bệnh đi kèm nào là tử vong do Covid là gian lận. Thử nghiệm PCR không bao giờ được thiết kế để phát hiện mầm bệnh và 100% bị lỗi ở 35 chu kỳ. Tất cả các xét nghiệm PCR do CDC giám sát được đặt ở 37 đến 45 chu kỳ. CDC thừa nhận rằng bất kỳ xét nghiệm nào trên 28 chu kỳ đều không được chấp nhận cho một kết quả đáng tin cậy dương tính. Chỉ riêng điều này đã làm mất hiệu lực hơn 90% các trường hợp bị cho là "nhiễm" Covid được theo dõi bằng cách sử dụng xét nghiệm bị lỗi này.

Ngoài các thử nghiệm sai sót và giấy chứng tử gian lận, bản thân vắc xin “thử nghiệm” còn vi phạm Điều 32 của Công ước Geneva. Theo Điều 32 của Công ước Geneva IV năm 1949, “việc cắt xén và các thí nghiệm y tế hoặc khoa học không cần thiết để điều trị y tế cho người được bảo vệ” đều bị cấm. Theo Điều 147, tiến hành các thí nghiệm sinh học đối với những người được bảo vệ là vi phạm nghiêm trọng Công ước. 

" MẮT LỆ CHO NGƯỜI"

 

"Mắt Lệ Cho Người"
Năm 1992, Từ Công Phụng cộng tác với đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Lúc bấy giờ, VOA có “Câu Chuyện Thơ Nhạc” vào mỗi tối Thứ Sáu.
Một lần biên soạn chương trình “Nhớ Người Thương Binh”, Từ Công Phụng đã giới thiệu một bài thơ của Đuynh Trầm Ca, sau đó là ca khúc “Mắt Lệ Cho Người”.
Thời gian trôi đi...
Một ngày, Từ Công Phụng bỗng dưng nhận được một lá thư của thính giả trong nước. Khi đó chưa có thư điện tử (email) nên phong thư bằng giấy rất thô sơ, vàng úa vì đó là loại giấy tái chế nhiều lần, còn tem thư gửi ra nước ngoài rất đắt nên nhiều người phải chung góp mới đủ tiền mua cước phí.
Chuyện trong thư kể rằng, có hai người tù rất thân nhau, họ là bạn thời trung học. Lớn lên, mỗi người một ngã. Tới ngày gặp lại, buồn thay, cả hai đều cùng ở trong một trại tù cải tạo dành cho các quân nhân Việt Nam Cộng Hoà trước 1975.
Năm năm sau đó, họ chia tay. Một người được ra tù sớm. Ông mang theo chiếc vòng của người bạn tù còn ở lại, nhờ trao đến tay một người con gái ở quê nhà. Chiếc vòng đeo tay làm bằng vỏ đạn có khắc bông hoa điên điển. Tiếc thay, khi tìm đến nơi, người con gái ấy đã không còn ở địa chỉ cũ.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

PUTIN và TÀI PHIỆT NGA

 


VN sắp có Thủ tướng mới. Post lại Tút này, bởi nghe một số Đảng viên râm ran hy vọng: Nga đã có Putin Đại úy, Ta sắp có Putin Trung tướng!

PUTIN và TÀI PHIỆT NGA

Có hai cột mốc đáng chú ý trong lịch sử nước Nga đương đại. Thứ nhất: tháng 4-1985, Mikhail Gorbachev lần đầu tiên nói đến chính sách Perestroika (tái cấu trúc) và Glasnost (công khai). Hai chủ trương mang tính “cách mạng” này đã dẫn Liên Xô đến sự tan rã. Thứ hai: năm 1994 Anatoly Chubais tiến hành chương trình tư hữu hóa.

Sự kiện thứ hai là hậu quả trực tiếp của sự kiện thứ nhất và cả hai sự kiện đưa đến sự ra đời một nhóm tài phiệt, tạo ra cái mà báo chí phương Tây gọi là “Mafia đỏ”. Chỉ đến thời Putin, sự lũng đoạn của nhóm Oligarch (tập đoàn đầu sỏ chính trị - thuật ngữ chính trị học thời Hi Lạp cổ đại) mới bắt đầu bị hạn chế...

Năm 1989, ở Liên Xô chỉ có 2% người dân sống dưới mức nghèo khó, ở cấp độ 2 đô la/ ngày. 10 năm sau, con số này tăng lên tới ¼ đân số và hơn 40% người Nga sống với số tiền chưa tới 4 đô la/ngày. Công nghiệp Nga sản xuất ít hơn 60% sản phẩm so với 10 năm trước. Thậm chí số lượng gia súc cũng giảm một nửa. Và khoảng 70% GDP chảy qua tài khoản của các Đại gia xuất thân từ cấp thấp thời Liên Xô cũ.

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI ...

 


Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên, sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.
Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho, để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường, và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi.
Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công. Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.