Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

BÀI THƠ ĐÔI DÉP VÀ NHỮNG UẨN KHÚC CỦA TÁC GIẢ

 


Một thời gian dài, Bài thơ ĐÔI DÉP được lưu truyền rộng rãi trong giới sinh viên. Nhưng hầu như không một ai biết đến tên tác giả, và bài thơ cũng đã bị tam sao thất bổn khá nhiều.
Sau hàng chục năm, tác giả bài thơ - NGUYỄN TRUNG KIÊN - đã lên tiếng và có những phút trải lòng về hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Nguyễn Trung Kiên ra đời trong một gia đình tương đối éo le về gia cảnh. Cha mẹ anh chia tay nhau vào năm anh 17 tuổi. Theo mẹ vào Saigon lập nghiệp, anh đã trải qua quãng đời làm các công việc chân tay nặng nhọc, dứt đoạn sự nghiệp học hành lớp 11.
Một thời gian, anh tham gia câu lạc bộ thơ văn tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM - với thành phần đa số là sinh viên. Một lần, cô bạn trong câu lạc bộ đánh đố: Chiếc dép bên nào sẽ mòn trước? Đêm về, anh chợt liên tưởng đến tình yêu và sự song hành của đôi dép. Và bài thơ ĐÔI DÉP ra đời.
Do chưa có bằng Tú Tài, anh đã sửa hồ sơ để thi đậu vào ĐH Sư Phạm. Sau đó, sự việc bị vở lỡ, một lần nữa, anh đã phải chia tay với con đường học vấn của mình.
Hiện Nguyễn Trung Kiên là một thợ cơ khí bính thường. Nhưng Bài thơ ĐÔI DÉP đã thực sự đi vào lòng bao nhiêu thế hệ sinh viên. Bởi vì đơn giản: Nó quá đỗi đời thường và quá hay !!!!
Stt: Võ Khánh Tuyên

ĐÔI DÉP
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

NGÔ TẤT TỐ - NGƯỜI ĐỨNG VỀ PHÍA ÁNH SÁNG CỦA LƯƠNG TRI.


 

Hội Nhà văn Việt Nam mới đây (tháng 5/2023) đã tổ chức kỷ niệm 130 năm sinh nhà văn Ngô Tất Tố (1893-2023). Giữa những tên tuổi văn hóa, văn nghệ lừng lẫy đầu thế kỷ 20, Ngô Tất Tố là một trong các gương mặt nổi bật nhất. Dù xuất thân Nho gia song Ngô Tất Tố đã “nhập thế” để vượt lên trở thành một nhà văn hiện thực phê phán hiện đại. Ngô Tất Tố còn là một nhà nghiên cứu, một dịch giả, nhà báo xuất sắc, vì lẽ đó có thể không ngần ngại khi gọi ông là nhà văn hóa. Dù xuất thân Nho gia song Ngô Tất Tố đã “nhập thế” để vượt lên trở thành một nhà văn hiện thực phê phán hiện đại. Ngô Tất Tố còn là một nhà nghiên cứu, một dịch giả, nhà báo xuất sắc, vì lẽ đó có thể không ngần ngại khi gọi ông là nhà văn hóa.
1/. Chí khí quân tử của một nhà nho.
Ngô Tất Tố (1893-1954) là một trong những tên tuổi nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, trưởng thành trong buổi giao thời giữa cựu học và tân học, giữa văn hóa Việt và văn hóa phương Tây, giữa văn chương cổ điển và văn chương hiện đại, Ngô Tất Tố cùng với những Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải... tạo nên một thế hệ nhà văn “nhà nho-trí thức” độc nhất vô nhị của văn học Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20. Được tắm mình trong bầu không khí “cửa Khổng sân Trình” từ thuở ấu thơ với sự rèn cặp kỹ lưỡng của người thân, nên việc Ngô Tất Tố có một nền học vấn uyên bác về Nho giáo là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

NƯỚC MẮT TRÊN PHÍM ĐÀN

 


Ngày xưa, có lần tôi đi bộ bên đường Trần quốc Toản quận 10 mà gặp người ta bày bán đồ cũ bên lề đường.
Trong đám đồ cũ tôi thấy một cuốn sách mang tựa đề: Những hợp âm dương cầm. Bìa sách trình bày rất đẹp, với hình một cây đàn dương cầm. Là người chơi dương cầm nhiều năm nên tôi mua liền cuốn sách. Mua sách xong thì cũng gần trưa, tôi bước vô một quán ăn gần đó, để cuốn sách lên bàn rồi kêu một dĩa cơm.
Bàn kế bên tôi có 2 mẹ con đang ngồi ăn, người mẹ khoảng 40 tuổi còn em gái khoảng 18.
Thấy cuốn sách tôi để trên bàn, thì em gái kia mới bỏ đũa xuống mà nhìn chăm chăm vô cuốn sách. Nghĩ là em thích sách này, nên tôi bước qua đưa cuốn sách cho em. Em gái mới gật đầu nhẹ như cảm ơn tôi, người mẹ cũng cảm ơn tôi. Rồi hai mẹ con say mê coi từng trang sách mà thích lắm !

Một lát thì người mẹ mới bước tới bên tôi mà nói :
_ Tôi xin lỗi làm phiền cậu, nhưng tôi có chuyện cần nói ...

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG CỘNG TRONG CUỘC CHIẾN THÁI BÌNH DƯƠNG

 


Giới thiệu: Đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) từ một chòi giữ vịt khi Trung Cộng (TC) ăn cướp của Việt Nam năm 1988 đã trở thành một căn cứ quân sự với phi trường, các giàn hỏa tiển chống chiến hạm, phòng không, RADAR hiện đại. Phản ứng của CSVN trong suốt 35 năm nay là “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Một điểm màTập Cận Bình giống Hitler trước Thế chiến Thứ Hai là không sợ ai hù dọa bằng miệng. Theo gót chân thầy, Tập cũng bắt đầu bằng những bước nhỏ và nếu kẻ thù im lặng hay phản đối bằng miệng, họ Tập sẽ tiến xa hơn. Tháng 3, 1936, hai chính phủ Anh và Pháp cũng tuyên bố phản đối Hitler vi phạm Treaty of Versailles khi đưa hai sư đoàn chiếm vùng Rhineland sau khi đã chiếm vùng Saar năm 1935. Hitler chờ xem Anh-Pháp làm gì tiếp nhưng Anh-Pháp không làm gì cả ngoài những lời phản đối ngoại giao lấy lệ. Kết quả vùng Rhineland rơi vào tay Hitler.
Tập cũng tiến xa nhờ một CSVN yếu kém và lạc hậu về mọi mặt lại còn chủ trương một chính sách ngoại giao “ba không” rồi “bốn không” tự cô lập.
Khoan trách Tập Cận Bình, chính chính sách ngoại giao sợ mất đảng, thụ động, nhu nhược và đầu hàng của CSVN đã bắc thang cho đàn cáo TC leo lên.
Nhưng cục diện thế giới đang thay đổi. Thời đại ngày nay là thời đại của các liên minh và chỉ có liên minh tin cậy đất nước mới còn có cơ may được bảo vệ từ các xung đột lớn trong tương lai. Các “đảo nhân tạo” của TC không phải là đối thủ của các liên minh quân sự trong vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sẽ trở lại nguyên trạng là “những chòi giữ vịt”.
Nhân chuyến viếng thăm của TT Mỹ Joe Biden, mời đọc lại dã tâm của Tập Cận Bình và viễn ảnh những xung đột trong tương lai có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

KỶ NIỆM 17 NĂM NGÀY MẤT CỦA PHẠM XUÂN ẨN


 

Kim Van Chinh

BÓNG MA CỦA CHỦ NGHĨA CƯỜNG QUYỀN CÓ CÒN TRÊN ĐẤT NƯỚC TA HAY KHÔNG?
1.Bây giờ ai cũng ghê tởm khi đọc những tư liệu thật về cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng…
Các tư liệu được viết lại, ví dụ như cuốn sách: “Gia đình” của Phan Thúy Hà cũng mới chỉ nói về 1 góc nhỏ của biến chuyển được gọi là cải cách ruộng đất chỉ ở 1 địa phương nhỏ quê chị và với những trường hợp nhân chứng còn sống… , nhưng nó đã cho ta thấy sự nguy hiểm, tàn ác, phi nhân bản của chủ nghĩa cường quyền đối với người dân…
Ở Campuchia Khmer đỏ, chính chủ nghĩa cường quyền đó đã tạo ra chế độ diệt chủng kinh khủng nhất…
Còn ở Trung Quốc, cách mạng văn hóa đã sát hại bao người cán bộ cũng bắt đầu từ chủ nghĩa cường quyền.
Liên Xô (Nga) thì nổi tiếng tàn bạo với các đợt cải tạo địa chủ, thanh trừng nội bộ và di dân…
2.Sau 1975 đến nay, chủ nghĩa cường quyền ở Việt Nam có còn không?
Xin thưa, nó vẫn còn nguyên, chỉ thay đổi hình thức và mức độ tàn khốc của các hình phạt…
Và nạn nhân của nó vẫn bao gồm cả “phía bên kia” – địch quân lẫn phía ta – những người đồng chí nhưng bị coi là “bất đồng chính kiến”.
Và Phạm Xuân Ẩn là một người như vậy..
Ông vẫn được phong anh hùng LLVT, được thăng hàm tướng… Nhưng rõ ràng là ông gần như bị “quản thúc” tại gia : không được đi ra nước ngoài thăm thú dù mục đích cá nhân…
Tội của ông là ông đã đi trước thời đại, có nhãn quan và tầm nhìn quá xa vượt qua tất cả các đồng chí của mình, gây cho họ những nghi ngờ đến mức ông trở thành nạn nhân của chủ nghĩa cường quyền…
Ông được nhiều người Mỹ mệnh danh là “nhà tình báo cộng sản, nhưng yêu chúng ta (yêu nước Mỹ)”.
Ông là người nhìn ra những giá trị Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân ông và cả dân tộc Việt Nam nói chung trên đường phát triển và hội nhập.

LẠI XIN BỘC BẠCH ĐÔI ĐIỀU


 

Mạc Văn Trang
Gần đây thấy có đôi điều lướng vướng, xin được bộc bạch để cùng nhau cảm thông.
1. KHEN - CHÊ = CÔNG - TỘI?
Gần đây viên An ninh quen biết lại gặp, bảo: Bác viết nêu nhiều hiện tượng xã hội, cũng đúng sự thật thôi, nhưng toàn CHÊ các hiện tượng tiêu cực, xã hội nào chẳng có; còn bao nhiêu cái tốt sao bác không KHEN? Bác viết tiêu cực nhiều quá, không có lợi, gây hiểu lầm là bác bất mãn chế độ ... Mà nhiều khi bác viết chỉ một “tút” ngắn mà có hàng trăm bình luận tiêu cực, đưa ra các ý kiến trái chiều, thậm chí phê phán cực đoan, chửi rủa cả chính quyền, gây tâm lý xã hội rất bất lợi…rồi lại bị cho là “kích động”, “chống phá”...
Mình bảo, anh biết đấy, nhà nước có hàng trăm kênh truyền hình, bao nhiêu kênh phát thanh từ trung ương, tỉnh, thành, huyện đến loa phường, loa xóm và mấy trăm tờ báo, suốt ngày khen inh tai, nhức óc, loá mắt rồi còn cần gì khen thêm nữa! Lại còn “lực lượng 47 hơn 10 ngàn chiến sĩ vừa hồng vừa chuyên tác chiến 24/24 trên không gian mạng”, rồi hàng triệu dư luận viên và “cộng tác viên” các cấp, từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã/phường - những người “chỉ biết còn Đảng còn mình”. Ngần ấy lực lượng KHEN suốt ngày đêm chưa đủ sao? Chưa sướng phát cuồng hay sao?

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

TRẦN ĐỘ - NGƯỜI CỦA SỰ THẬT



Vũ Thư Hiên 8/2018: Tôi được chứng kiến sụp đổ chế độ cộng sản ở Liên Xô và các nước “xã hội chủ nghĩa” ở Đông Âu. Nếu nhìn quang cảnh trước những sự kiện động trời ấy, tôi cũng bị nhầm. Cái bề ngoài yên ả chứa trong lòng nó một núi lửa uất hận, và chỉ khi những dòng nham thạch sục sôi trào ra ta mới biết sức mạnh của nó. Dân trí nước ta không hề tụt hậu, theo tôi quan sát, các bạn ạ, mà ngược lại. Khi thời cơ đến (tôi không bàn về khái niệm thời cơ, nó gồm nhiều yếu tố) chúng ta sẽ thấy sự thật trong lòng người.
…………
Tôi ra tù cuối năm 1976. Bận bịu với đủ thứ việc để kiếm sống, hai năm sau tôi mới có dịp gặp lại Trần Độ. Ra khỏi cuộc chiến, với tư cách phó chính uỷ kiêm phó bí thư quân uỷ Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, nghe nói anh rất bận, nào tham gia viết quân sử, nào tổng kết kinh nghiệm chiến tranh … , tôi không có ý tìm anh.
Nhưng rồi anh tìm tôi. Trong bữa rượu hàn huyên đạm bạc chỉ có ba người, ngoài hai chúng tôi còn có một chị cán bộ trẻ, phụ tá của anh.
Trần Độ có biết tôi vừa ở tù ra. Anh nhìn tôi thương hại:
- Chắc chú có làm gì sai thì Đảng mới bắt chú chứ.
Tôi sững người.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

TS KHUẤT THU HỒNG LÊN TIẾNG VỀ ĐỀ ÁN 350.000 TỶ CHẤN HƯNG VĂN: HOÁ VĂN HOÁ LÀ GÌ?

 




Rất hoan ngênh việc đầu tư cho chấn hưng văn hoá và xây dựng con người ...
Nhưng tôi sẽ phản đối đến cùng nếu đem số tiền đó để xây những tượng đài vô duyên hay bảo tàng nhem nhuốc hoặc tổ chức các lễ hội sặc mùi thương mại và hoàn toàn thiếu văn hoá như hiện nay.
Đầu tư cho văn hoá là đầu tư xây dựng chưong trình gíáo dục, dạy trẻ con "học ăn, học nói, học gói, học mở", biết cách ứng xử văn minh, lịch sự, khiêm nhường mà không khúm núm, tự tin mà không tự mãn...
Đầu tư dạy cho thầy cô giáo hành xử chuyên nghiệp, nói năng đúng mực, thái độ thân thiện với học sinh ...
Đầu tư dạy cho người lớn đừng chen hàng khi lên máy bay hay vào thang máy, không nhổ bậy hay xả rác, không cười nói oang oang ở chốn đông người...
Đầu tư cho các chương trình truyền hình, các bộ phim dạy người ta những bài học làm người tử tế theo cách thấm thía, sâu xa chứ không phải là những hình tượng bố chồng nhu nhược, hèn kém hay gia trưởng, tiểu nhân, không phải là mẹ chồng tai quái, càn rỡ hay con dâu cong cớn, vô hạnh, những cậu choai mất dạy, mở miệng là chửi thề ...

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

NGUYỄN CHÍ VỊNH [1959-2023]


Tướng Vịnh với Patrick Leahy, Thượng nghị sĩ Mỹ. 

Ngày 8-2-2023, tôi nhận được cuốn sách “Người Thầy” với lời đề tặng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, “Thân tặng anh Huy Đức Osin/ Bài học vỡ lòng của tôi trong nghề viết lách”.
Đọc xong, tôi nhắn anh ấy:
“Cuốn sách rất hấp dẫn nhưng tôi vẫn phải đọc chậm rãi. Rất nhiều ký ức dội về. Những người như tôi đọc được rất nhiều tầng ngữ nghĩa mà anh gửi gắm. Cho dù, về cách nhìn các sự kiện chính trị giữa tôi và anh có nhiều chỗ không giống nhau. Nhưng phần lớn tư liệu và những vấn đề anh đề cập rất bổ ích đối với tôi. Đặc biệt, phần ‘con người’ được anh viết rất xúc động. Tôi không chỉ hiểu thêm ‘Người Thầy’ mà hiểu thêm về anh. Những câu chuyện như vậy chắc chắn sẽ làm nhiều người điều chỉnh cách nhìn về một con người ‘quá phức tạp’ như anh. Rất cám ơn anh về cuốn sách, mong anh tiếp tục chiến thắng trong ‘cuộc chiến’ mà anh đang phải đối đầu này.”
Tôi và Tướng Vịnh rất ít khi trao đổi trực tiếp. Hôm ấy, 28-2-2023, “Hộp Thư” nói, “Bốn ngày hôm nay ông ấy nhận được kết quả điều trị, tươi tỉnh hơn nhiều”.
Tướng Vịnh nhắn lại:
“Vâng. Cám ơn anh. Tôi rất muốn nghe nhận xét của anh về cuốn sách, và về cả những điều chưa nói về cuộc chiến CPC của chúng ta nữa”.
“Cuộc chiến CPC của chúng ta”.

NHẦM LẪN GIỮA "NGƯỜI" (ethnicity) VỚI "người" (community)

 


Matthew NChuong

Ghi chú lai rai...

/1/ Khi nói "người Hà Nội", "người Bahnar"..., quí bạn ắt nhận ra sự khác nhau giữa hai danh xưng này, mặc dù đều gọi là "người"?
"NGƯỜI Bahnar" để chỉ một tộc người (ethnicity).
Còn khi nói "người Hà Nội" có phải đây là một tộc người không? có tồn tại một "Hà Nội tộc" (河內族) không?
Mọi người đều có câu trả lời: không tồn tại "Hà Nội tộc" gì hết! Mà cách gọi "người Hà Nội" ("Hà Nội nhân") để chỉ cộng đồng người cư trú, sinh sống tại địa bàn Hà Nội.
/2/ Tuy nhiên, khi thấy trong sử liệu xưa ghi "Kinh nhân" (京人), "người Kinh", không ít người dựa vào đó mà cho rằng tồn tại tên gọi một tộc người gọi là ... "Kinh tộc".
2a) "Người Kinh", trong sử liệu xưa, để chỉ người sống ở địa bàn vùng kinh thành Thăng Long và phụ cận, "người Trại" là người sống ở địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An...

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023

TẦM VIỄN KIẾN ĐÁNG NỂ TRỌNG, KHI ĐẶT TÊN NƯỚC "ĐẠI NAM"

 



* Vì sao không gọi "Đại Việt"?
/I/ QUÀNG XIÊN, "CẮT XÉN" TRONG DIỄN GIẢI LỊCH SỬ!
Quí bạn ắt từng được nghe giải thích trên một số báo mạng, trên Wikipedia (từ điển "mở", vàng thau lẫn lộn) rằng: hồi thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tôn thực hiện Tây tiến sáp nhập Houaphan, Xiangkhoang (gọi theo tên hiện nay cho dễ hình dung) vào Đại Việt, đặt tên là "Trấn Ninh".
Coi, bản đồ hiện nay thì VN đâu có hai vùng trên, mà thuộc Lào. Rộ lên lời giải thích: Gia Long cắt đất "Trấn Ninh" tặng cho Lào.
1a) Mời xem bản đồ (đính kèm, cột trái) năm 1835, vùng "màu vàng" thiệt mập: hết thảy Houaphan, Xiangkhoang, rồi thêm Khammouan, Savannakhet đều thuộc lãnh thổ ĐẠI NAM! Dưới đời vua nào vậy? Đời vua Minh Mạng (nối ngôi vua cha là Gia Long).
Tức là, Đại Nam không mất "Trấn Ninh" (Houaphan, nhập vào tỉnh Thanh Hóa; Xiangkhoang nhập vào tỉnh Nghệ An), vua Minh Mạng còn mở cõi thêm Khammouan, Savannakhet - cả hai nơi này sáp nhập vào các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

TỔNG KẾT VỤ VIỆC TAM ĐẢO

Vị trí máy bay đâm vào núi
(được xác định bởi nhóm tìm kiếm độc lập)


Thấy Bộ Quốc phòng hội nghị tổng kết hoành tráng quá, mà các bạn báo chí bảo là họp kín, đến ngay tỉnh Thái Nguyên là địa bàn rơi máy bay mà chỉ có 4 sĩ quan được tham gia, trong đó những người tích cực nhất, tham gia trực tiếp nhất ngồi nhà chờ xem VTV, duy nhất có anh Sơn là người khi tìm được di hài của phi công thì lên sau để đón về được tham dự.
http://baochinhphu.vn/…/tam-dung-tim-kiem-hai-c…/354686.vgp…
Thế nên tôi là một công dân theo đúng hiểu biết và quyền hạn của mình, xin thực thi quyền góp ý cho các cán bộ nhà nước, mà cụ thể là bộ quốc phòng về việc tìm xác máy bay và hài cốt của các phi cồng đã hy sinh ngày 30/4/1971 tại vùng núi Tam Đảo như sau:
-hãy thành thật với lương tâm của chính mình, trước vong linh của hai anh Yuri Poyarkov và Công Phương Thảo, công nhận rằng trong 47 năm qua quân đội (ở đây là Bộ Quốc phòng, Quân chủng Khồng quân sau này là Phòng không-không quân, quân khu II, tỉnh đội Thái Nguyên) và tất cả chúng ta ở đây đã hầu như không có động thái nào để tìm thi hài liệt sĩ và xác máy bay cả! Có thể nói gì để thanh minh cũng được, có thể dùng chữ “mật” để tỏ ra quan trọng, nhưng hãy hỏi lại những người dân ở địa bàn, từ già tới trẻ từ năm ấy tới nay đi, nhiều nhất là có vài lần trực thăng lượn vòng trên trời, có một lần đỗ xuống xã Mỹ Yên, thế rồi thôi. Xin cho biết tên một vị nào đã đi tìm kiếm tại thực địa từ bất đến nay?

TƯƠNG LAI BẮT ĐẦU TỪ QUÁ KHỨ

 


Tâm bút Trần Trung Đạo
Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn bà con trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau.
Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên Biển Đông.
Chuyến hải hành của chúng tôi gồm 84 người trên một chiếc ghe chiều dài 10 mét rưỡi và chiều ngang một mét tư được sửa lại từ chiếc ghe chỉ dùng để đi sông. Sau 2 ngày và 2 đêm trên biển, chúng tôi được chiến hạm USS White Plains vớt ngoài Biển Đông. Nếu không được vớt, có lẽ chúng tôi đã chết trong một thời gian sau đó. Vì quá vội vã ra đi, tất cả đồ ăn và phần lớn nước ngọt của chúng tôi đều bị bỏ quên trên bờ kinh.
Tôi đến thành phố Boston, miền Đông Bắc Mỹ, vào mùa đông năm 1981. Năm đó, những người Việt không thân nhân, độc thân và vào tuổi thanh niên được chuyển đến vùng Đông Bắc. Cuộc sống của tôi, giống như hầu hết “Boat people” khác, rất khó khăn.

HỌC TOÁN ĐỂ LÀM GÌ?

 


HỌC TOÁN ĐỂ LÀM GÌ?
Chu Mộng Long: Câu hỏi trên sẽ được những nhà làm sách trả lời gọn lỏn: Học toán để rèn luyện tư duy. Nếu cụ thể hơn thì sẽ nói: Đó là tư duy logic và chính xác!
Vậy là toán học thành vua của các khoa học!
Trong Chương trình phổ thông ở Việt Nam, càng đổi mới, môn Toán càng gia tăng độ khó, kể cả độ ngu, để đánh đố và nhồi sọ học sinh với mục đích làm cho trẻ em loạn não.
Học toán để rèn luyện tư duy ư? Lẽ nào cuộc sống chỉ có tư duy toán học? Và lẽ nào tất cả mọi người đều phát triển tư duy toán học? Trong khi toán học là loại tư duy máy móc và siêu hình nhất. Toán học từng thuộc siêu hình học với những tiên đề bất chấp thực tế. Toán học duy tâm hơn cả duy tâm khi những nhà toán học đầu tiên thần bí hoá và sùng bái các con số đến mức cho rằng toán học là sản phẩm tuyệt mỹ của Thượng đế.