Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2023

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (kỳ 4)

 


Nói gì thì nói, trong khoảng 2 chục năm trở lại đây, sự đổi thay bề mặt ở đất nước này, chẳng hạn nhà cửa, đường sá, khu dân cư, nhà máy xí nghiệp, nơi du lịch… chủ yếu là nhờ doanh nhân, những nhà tư bản, nhà sản xuất kinh doanh nằm ngoài hệ thống nhà nước. Ngay cả công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân cũng chủ yếu dựa vào họ - nhà tư sản trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Kể đâu xa, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) quê tôi là vùng quê thuần nông, tới cuối thập niên 90 càng tiến lên chủ nghĩa xã hội càng xơ xác tiêu điều. Ruộng đất ít, nông dân không việc làm, thanh niên nam nữ bỏ đi khắp nơi làm thuê làm mướn, cu li bốc vác, buôn thúng bán bưng lê la hè phố. Cuộc sống cực kỳ bấp bênh, bế tắc. May nhờ có những nhà tư bản cả trong và ngoài nước mở nhà máy xí nghiệp công ty sản xuất ven sông Đa Độ, khu chợ Hương, lối thông ra đường 14 cũ (nay là đường Phạm Văn Đồng đi Đồ Sơn) mà cả vạn thanh niên nông dân có việc làm, chăm chỉ lao động nên có thu nhập nuôi bản thân và gia đình. Không phải kiểu vô sản hóa như mấy ông hồi xưa, mà là công nhân hóa, nhờ doanh nhân nên sống được, chứ không phải nhờ chính quyền.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2023

TỐ HỮU - "Máu ở chiến trường hoa ở đây"

 


TỐ HỮU
Xuân Sách
Ông Tố Hữu là người ngồi ở ngôi cao trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng và nhà nước, với Văn nghệ thì ông là đại thủ lĩnh, không có gì phải bàn cãi. Về thơ ông là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện thực XHCN như những nhà phê bình có tên tuổi khẳng định.
Về nghệ thuật thơ cũng vậy “Thì treo giải nhất chịu nhường cho ai” như một nhà thơ lão làng đã viết. Câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng” theo phân tích của nhà thơ nọ là hai câu thơ mẫu mực vừa kinh điển vừa hiện đại. Ai dám cãi hoa mơ không trắng vườn cam không vàng. Các cán bộ đi thuyết giảng ai cũng thuộc và trích dẫn vài câu thơ của Tố Hữu để tăng phần hấp dẫn của bài nói.
Tôi đã một lần bị một đồng chí chính trị viên dưới đơn vị gửi thư lên Tổng cục chính trị phê phán là đi nói chuyện thơ cho bộ đội mà chỉ trích thơ Chế Lan Viên chứ không trích thơ Tố Hữu. Bài thi văn Trung học và Đại học năm nào mà chẳng có đề về thơ Tố Hữu, nó đã trở thành quen thuộc như sổ gạo của từng nhà. Tôi cũng biết vào những năm “Nhân văn Giai phẩm” có một nhà thơ bộ đội viết bài phê bình thơ Tố Hữu có câu “thơ Tố Hữu như cốc siro pha loãng…”. Như thế thì nhiều phen “lên bờ xuống ruộng” là phải. Cũng chẳng biết kêu ai, chẳng ai nói cho biết mình phạm tội gì. Anh có viết một vở kịch tên là “Mưa bóng mây”. Tôi đùa:
- Ông cứ coi mọi tai nạn là mưa bóng mây đi, dù nó là mưa đá.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

BI KỊCH CỦA NƯỚC NGA VÀ SỰ THẤT BẠI TẤT YẾU CỦA PUTIN...

 


Nước Nga là một nước lớn, dân tộc Nga là một dân tộc thành công, nền văn minh Nga là nền văn minh đáng kể, nhưng Nga chưa bao giờ là một cường quốc đúng nghĩa và trọn vẹn, nhìn vào Nga người ta nghĩ ngay tới ngay tài nguyên và cơ bắp, hết.

Bi kịch của người Nga cũng đến từ sự rộng lớn và giầu có, đó chính là bi kịch của tâm thế siêu cường, họ ước ao trở thành siêu cường, một mong muốn vượt quá khả năng của họ, xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Nước Nga đã từng rất thành công, trong 5 đế quốc thành công và rộng lớn nhất lịch sử nhân loại, thì Nga chiếm 2 vị trí. Đứng số1 là Đế Quốc Anh với đỉnh điểm đế chế rộng lớn chiếm 1/4 diện tích hành tinh. Đứng thứ 2 là Mông Cổ, thứ 3 là Đế Quốc Nga và thứ 4 là Liên Xô rồi mới đến Đại Thanh.
Nhìn vào lịch sử nước Nga chúng ta thấy những đêm dài lạnh lẽo và lạc hậu, khi Phương Tây phát triển Phong trào Phục Hưng rực rỡ làm tiền đề cho sự thay đổi của nhân loại, thì Nga vẫn đang tụt hậu và nghèo nàn.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (kỳ 3)


Những người lứa tuổi tôi, sinh hồi giữa thập niên 50, thời nay gọi tắt là 5X, chắc không mấy ai quên chuyện nhà cai trị xứ này đánh tư sản, diệt doanh nghiệp doanh nhân. Họ gọi bằng cái tên “cải tạo công thương nghiệp”, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Tất cả những gì vướng víu, vướng mắt trên con đường lớn không tưởng, mơ hồ ấy đều bị họ đưa lên đoạn đầu đài. Diệt cho bằng hết. Lại nhớ cụ Phan Khôi từng chua chát cay đắng “Đánh đùng một cái/Kêu eng éc ngay/Bịt mồm bịt miệng/Trói chân trói tay/Từ đây đến con dao/Chẳng còn xa là bao”. Cụ tả về chuyện giết lợn, nhưng “giết” văn nghệ sĩ, doanh nhân cũng đều thế cả, cùng bàn tay đao phủ.


Thời Pháp cai trị (còn gọi là thời Pháp thuộc), nhà cầm quyền thực dân rộng đường cho tư nhân tư sản làm ăn, sản xuất, kinh doanh, để họ phát huy tài năng khả năng của mình làm giàu, vừa “vinh thân phì gia”, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội, đất nước. Cho tới giờ, nói tới doanh nhân Việt, người ta vẫn nhắc đến nhưng idol, tấm gương tiêu biểu như Bạch Thái Bưởi (tàu thủy), Nguyễn Sơn Hà (sơn), Trịnh Văn Bô (kinh doanh vải lụa), Đoàn Đức Ban (chủ hãng nước mắm Vạn Vân lớn nhất miền Bắc), Trịnh Văn Mai (chủ hãng dệt Cự Doanh), Vũ Đình Long (xuất bản, in ấn)…, họ được tự do làm ăn làm giàu, không bị người Pháp tước đoạt quyền tự do kinh doanh. Nhưng sang chế độ mới, tư sản chết như ngả rạ, bởi tư sản, làm ăn tư bản là kẻ thù không đội trời chung của vô sản, của làm ăn kiểu xã hội chủ nghĩa. Ngay cả việc góp 5.000 lượng vàng cho tuần lễ vàng năm 1945, nuôi cả cụ Hồ và hàng đống quan chức thủ lĩnh Việt Minh, hiến cả nhà 48 Hàng Ngang, v.v.. cũng không cứu được vợ chồng ông Bô bà Hồ bị chính quyền chiếm mất nhà, đòi mãi họ không trả, phải “vùng lên” chiếm lại. Ai muốn biết rõ hơn sự “lấy oán trả ân” này, cứ hởi các con cháu của hai cụ.

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (phần 2)


 

Trong suốt quá trình tồn tại và chiếm đoạt vị trí cai trị, từ khi nắm quyền tới nay, nhất là sau 1954 ở miền Bắc, rồi sau 1975 trên cả nước, chính quyền cộng sản chỉ chú trọng, đề cao công nông binh, gần như gạt hẳn tầng lớp, đội ngũ doanh nhân ra khỏi hệ thống của họ. Họ chủ trương làm ăn tập thể, như ông Lê Duẩn từng nhận định “làm chủ tập thể là phát minh vĩ đại”, công hữu hóa, bài trừ tư sản, diệt lối làm ăn tư hữu cá nhân… nên doanh nhân không có đất để tồn tại. Chỉ cần hé ra, lộ ra cách làm ăn riêng lẻ, dù hiệu quả tới mấy đi chăng nữa, cũng bị tiêu diệt.


Nói đâu xa, chính trong đội ngũ của họ, cái gì đi chệch hướng đường lối của chủ nghĩa xã hội đều phải lên đoạn đầu đài. Dù hợp tác xã nông nghiệp - biểu tượng của lối làm ăn tập thể ở nông thôn chỉ sau gần chục năm tồn tại đã ngày càng thể hiện sự lạc hậu, phi lý, cản trở quá trình phát triển nhưng họ vẫn ngu dốt, cố tình, nhắm mắt nhắm mũi duy trì. Chuyện ông Kim Ngọc (Kim Văn Nguộc) ở Vĩnh Phú xé rào đường lối, “chống lại trung ương”, tiến hành khoán hộ, làm thay đổi cơ bản cuộc sống nông dân, nông nghiệp, nông thôn theo hướng đi lên, thoát khỏi nghèo đói nhưng vẫn bị các đồng chí của ông, cấp trên ông hành lên bờ xuống ruộng thì đủ biết họ bảo thủ ngu dốt thế nào. Họ chỉ cần cái gọi là chủ nghĩa xã hội tồn tại, còn bất kỳ thứ nào khác đều không có giá trị.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

BUỒN ĐAU NHƯ THỂ THÂN MÌNH / AI CHIA NỬA MÁU, AI GIÀNH NỬA XƯƠNG

 

Nhà văn Thế Phong, Bùi Giáng, Ý Nhi

Chân dung quá hay về Bùi Giáng do cô Ý Nhi viết:
- - - - - - -
Ý Nhi
1.
Trong số tài liệu tôi còn giữ được khi làm việc tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn (chi nhánh miền Nam), có một ít giấy tờ, thư từ liên quan đến Bùi Giáng.
Ngày 7/7/1993, tôi đại diện nhà xuất bản gửi thư đến ông xin phép in lại tập thơ Mưa nguồn. Tôi gửi hai bản, nghĩ rằng ông sẽ lưu một bản nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã gửi lại cả hai bản với hai câu trả lời khác nhau. Ở bản thứ nhất ông ghi: “Xin trân trọng chấp nhận chuyện này với niềm tri ân vô tận”. Ở bản thứ hai ông ghi: “Xin chấp thuận đầy đủ hai tay”. Phía dưới, ông viết thêm: “Gửi cháu Ý Nhi, nếu thấy bài nào trong Mưa nguồn cháu thích thì xin đề tặng Ý Nhi. Có lẽ nên tặng cháu bài cuối cùng trong tập: Em về mấy thế kỷ sau/ Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không”.
Ngày 29/5/1995, tôi lại gửi thư đến ông xin phép in lại tác phẩm Sylvia Souvenirs du Valois của Gérard de Nerval, do ông chuyển ngữ với tựa đề tiếng Việt là Mùi hương xuân sắc. Ông trả lời bằng hai câu thơ: “Kính thưa nương tử Ý Nhi/ Toàn nhiên quyết định cái nhu mì của con”.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

NGUYỄN QUANG LẬP VIẾT VỀ TỐ HỮU

 


Một hôm mình đọc bài của Nguyễn Quang Thiều viết về Tố Hữu, thấy nó viết hay kinh. Những chuyện nó kể mình đều biết cả nhưng chưa bao giờ dám viết ra. Thế mà nó viết ngon trớt, đọc nghe êm ru, lại còn cảm động nữa.  Đọc bài nó xong, mình ngồi thừ, thấy tiếc. Thằng Thiều cũng gặp Tố Hữu loáng thoáng như mình thôi, thậm chí chẳng bằng mình thế mà nó có bài ngon lành, còn mình thì không. Mình cú, định viết bài đấu lại nó, nhưng lại nghĩ xưa ông sống thì không viết, giờ ông chết rồi có viết kiểu gì người ta cũng cho mình nói phét, nên thôi. Nhưng sáng nay tự nhiên muốn viết về ông quá, định bụng 5,6 giờ chiều mới viết, nhưng mót viết chịu không nổi. Thế là víêt luôn.
Mình có tính cục bộ, phàm ai là người Quảng Bình họăc yêu quí Quảng Bình mình đều quí mến cả. Thời chiến tranh Tố Hữu còn quá người Qúảng Bình, ăn dầm ở dề trong bom đạn với dân Đồng Hới, dân Bảo Ninh có khi cả năm trời. Tiếng là ngựa xe chứ chỉ xe U oat thôi, xe volga đường chiến tranh làm sao đi được. Thứ xe U oat bây giờ có đem cho tụi trẻ chúng nó còn mắng cho. Còn yến tiệc thì nói cho sang, thực ra mấy miếng thịt lợn,  thịt bò kho kho xào xào, trẻ con nhà mình dỗ mãi chúng nó mới chịu ăn. Vì thế dù ai nói đông nói tây mình vẫn qúi Tố Hữu như thường.

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (nhân cái gọi là Ngày doanh nhân 13.10)


  

Xứ này có rất nhiều ngày vinh danh dành cho từng loại đối tượng. Tôi mày mò tìm tra trên Gu gồ, thấy chưa đâu lắm ngày này ngày nọ như nước An Nam ta. Một kiểu tự sướng và khoái màu mè hình thức. Chỉ những anh đội cái bệnh hình thức lên đầu đi ngênh ngang giữa đường mới khoái kiểu vậy. Ngày nghiếc cũng là thứ bệnh, bệnh nặng, cùng khối u với bệnh ưa cờ quạt, băng rôn, khẩu hiệu. Vừa lừa dối, vừa mị dân.


Kể từ năm 2004, ông Phan Văn Khải thay mặt nhà nước ký quyết định chọn ngày 13.10 là ngày doanh nhân Việt Nam. Tới nay đã tròn chẵn 19 năm bởi hôm nay là 13.10.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2023

CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG


 

Nguyễn Xuân Diện
Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh 馨 chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
Văn chương cổ Việt Nam không có nhiều nữ thi sĩ. Nhưng đặc biệt nhất là có tới hai nữ thi sĩ tên Hương. Một Hồ Xuân Hương ngang tàng, phóng túng. Một Nguyễn Thị Hinh (Hương) đài các, phong lưu.
Hai nữ thi sĩ tên Hương ấy đã đi vào lịch sử văn chương Việt Nam với hai phong cách khác nhau. Và sức lan tỏa của những câu thơ của hai bà đã làm lay động bao thế hệ người đọc Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của một người phụ nữ ngang tàng, nhìn sự vật trong sự biến động và biến chuyển với góc nhìn đầy cá tính. Mỗi sự vật hiện lên trong thơ bà là đều ẩn chứa trong đó khát vọng mạnh mẽ về nữ quyền và về những khát vọng của tình yêu và cả tình dục nữa.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Giai thoại về một mối tình giữa Hồ Xuân Hương và đại thi hào Nguyễn Du


 

Giữa Hồ Xuân Hương và đại thi hào Nguyễn Du có một mối tình?

Hồ Xuân Hương đang ở tuổi 18 căng tràn sức sống, Nguyễn Du 24 tuổi nhiều ưu tư, họ gặp nhau trong một lần hái sen Hồ Tây, cảm mến tài thơ và có mối quan hệ tình cảm trong ba năm.
Nguyễn Du sinh năm 1766, Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, hai người cùng lứa (chênh nhau 7 tuổi), có những khoảng thời gian cùng sống ở kinh thành Thăng Long. Nguyễn Du là con nhà đại quý tộc, Hồ Xuân Hương cũng con nhà trâm anh. Đời sống của cả hai đều có nhiều lận đận, trong khi Nguyễn Du sớm mất cha, rồi mồ côi mẹ, thì Hồ Xuân Hương cũng là con vợ lẽ, cha mất, mẹ tái giá.
Điều quan trọng nhất, cả hai đều là những tao nhân mặc khách sống cùng thời, những văn nhân, thi hào nổi tiếng của dân tộc. Vì thế, có nhiều người đặt ra giả thiết, cho rằng giữa bà chúa thơ Nôm và đại thi hào dân tộc thực sự đã có mối tình riêng.

+ Mối tình chốc đã ba năm vẹn
Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ một bài thơ có trong tập Lưu Hương ký của Hồ Xuân Hương. Bài thơ có tên bằng chữ Hán: Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, nghĩa là Nhớ bạn cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu; dưới tên bài thơ còn ghi chú: “Hầu Nghi Xuân Tiên Điền Nhân”.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2023

CHUYẾN ĐI ĐỊNH MỆNH CỦA BORIS YELTSIN

 


CHUYẾN ĐI ĐỊNH MỆNH CỦA CNCS
"Cũng đi ra nước ngoài; nhưng VN ta đi từ 1920 cho đến bây giờ vẫn thế? Hãy xem lại câu 'Đi một ngày đàng học một sàng khôn' của người VN? Và họ đi ra nước ngoài để làm được gì? Được cho ai?.
Nhưng sai lầm lớn nhất của cố Tổng Thống Boris Yeltsin là chọn Putin làm người kế vị.".
BORIS YELTSIN HAY GORBACHYOV?
Boris Yeltsin có liên quan gì đến sự sụp đổ của Liên Xô?
Nếu Boris Yeltsin, Thành viên Xô Viết Tối cao Liên Xô, không đến thăm Hoa Kỳ vào năm 1989, lịch sử thế giới có thể đã đi theo một con đường khác.
Nếu Yeltsin không dừng lại ở một siêu thị Mỹ trên đường tới sân bay, ông có thể đã không bao giờ trở thành Tổng thống Nga và không bao giờ khởi xướng việc giải thể Liên Xô.
Chuyến đi tới Mỹ đó, và lần dừng chân định mệnh tại Randall's, đã gây ấn tượng mạnh với Yeltsin đến mức ông vỡ mộng với chính ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản.
Vào tháng 9 năm 1989, Boris Yeltsin đến thăm Hoa Kỳ trong chuyến thăm không chính thức đầu tiên. Ông không phải là tổng thống Nga, mà chỉ là một trong những quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản trong Hội đồng Tối cao Liên Xô, một trong hơn 500 người trong số họ.
Vì vậy, ngày nay anh ấy giống như một thành viên bình thường của Duma Quốc gia. Trong thời gian ngắn ở Mỹ, Yeltsin chưa từng đến bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào. Vì vậy, anh quyết định tìm xem một cửa hàng trên đường đến sân bay trước khi bay về nhà.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

YÊU THỜI CẤM YÊU !

 


Cuối xuân 1973, mới bắt tay làm nghiên cứu sinh chừng khoảng đôi ba tháng thì tôi sửng sốt nhận tin bố qua đời. Tôi trấn tĩnh thưa chuyện cùng giáo sư hướng dẫn và xin phép sứ quán về nước chịu tang. Thật may là đề nghị của tôi được chấp thuận ngay với yêu cầu đi cùng nhóm trưởng Phan Duy Pháp, NCS trước tôi mấy khóa, và một nữ sinh viên. Buồn vui, lo âu lẫn lộn. Buồn không bao giờ còn được trông thấy người cha suốt đời khổ cực chưa hưởng trọn lấy một ngày sung sướng. Vui sẽ gặp người yêu để cùng tính chuyện tương lai. Lo vì nhiều trắc trở về chuyên ngành hẹp nên vào cuộc muộn nhất trong số anh chị em cùng đoàn, sức khỏe chưa bình phục hẳn sau mấy tháng nằm viện và không rõ nhiệm vụ được giao trên đường về khó dễ ra sao.
Mùa mưa 1969, lũ sông Hồng đạt đỉnh hiếm thấy. Vào thời gian ấy, Phương may mắn được du học Tiệp Khắc. Đặt chân đến nước bạn, sống giữa những con người đôn hậu, tận mắt chiêm ngưỡng vẻ kiều diễm của đất nước thanh bình, Phương thực sự đem lòng ngưỡng mộ.
Kết thúc năm học tiếng loại khá, Phương về học hóa tại thành phố Gottwaldov (nay là Zlín). Thông minh và năng động giúp Phương không mấy khó khăn làm quen với các kĩ năng nghe giảng, đọc sách tham khảo, thao tác thí nghiệm. Nhờ vậy, ba năm liền không hề nợ một môn thi hay kiểm tra nào, được thầy cô khen ngợi, bạn bè quý mến. Phương còn là cô gái tài hoa, lắm năng khiếu, hăng hái dẫn đầu các hoạt động văn nghệ thể thao. Khuôn mặt thanh thoát, nụ cười tươi tắn, duy đôi mắt man mác đượm buồn, ẩn giấu nội tâm kín đáo cùng tâm hồn lãng mạn, tuổi học trò từng ấp ủ mối tình mơ mộng. Nhiều khi Phương tự thấy khó xử, giằng co giữa điều cần tránh với những cám dỗ chung quanh. Hiềm một nỗi là bố mẹ li thân nên thiếu vắng nguồn động viên, khích lệ của gia đình.

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

KHÔNG CHỈ VINH XƯA

 


Không bao giờ là quá trễ để viết lại lịch sử của một vùng đất. Nhưng khi gấp 700 trang sách Tìm Dấu Vinh Xưa, tôi ước, giá như cuốn sách ra đời khi mà phần lớn những người Vinh tha hương từ trước 1954 còn sống. Rồi, tự an ủi, các thế hệ kế tiếp, dù ở quê hay ở xa, đang sống với một phần “Vinh Xưa” sẽ thấy cuốn sách này như là một trong những món quà quý giá nhất mà người Nghệ tặng cho người Nghệ.
Cuốn sách bắt đầu từ năm 1804, khi Gia Long giao cho Tả quân Lê Văn Duyệt chuyển lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vinh. Và, trong 80 năm, cho dù đủ ba yếu tố “thị - đô - thành”, Vinh vẫn không phát triển được.
Cho dù, người Nghệ chiếm vị trí nòng cốt trong phong trào Văn Thân nhưng, thay vì “bình Tây”, họ đã “sát Tả” là chủ yếu. Và, tháng 8-1885, chỉ một “trận đánh giáp lá cà” người Pháp dễ dàng chiếm thành Nghệ An.