Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

NƯỚC NGA CỦA PUTIN.

 


Nguyễn Đình Đăng:
Tôi đã từng học và nghiên cứu ở Nga (Liên Xô cũ) tổng cộng 11 năm, từ năm 18 tuổi tới năm 31 tuổi (1976-1989) (Hai năm 1985-1987 làm việc ở Việt Nam).
Tiếng Nga đối với tôi cũng trôi chảy gần như tiếng mẹ đẻ.
Khi còn ở Nga, các bạn Nga từng nói với tôi:
"Nếu chỉ nghe tiếng mày nói ngoài hành lang, không nhìn thấy mặt, thì bọn tao tưởng đó là người Nga nói”.
Nước Nga không chỉ mở cho tôi cánh cửa bước vào khoa học mà còn cả nghệ thuật.
Chính tại đây lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nghệ thuật lớn: nghệ thuật của các bậc thày cổ điển châu Âu, như Leonardo da Vinci, Botticelli, Titian, Rembrandt, trong nguyên bản, với âm nhạc của các nhà soạn nhạc vĩ đại, qua tiếng đàn của các bậc thày trứ danh biểu diễn sống, như Leonid Kogan, Danill Shafran, Shura Cherkasky, v.v...,
Với văn học và thi ca của Tolstoy, Turgheniev, Chekhov, Leskov, Dostoevsky, Pushkin, Lermontov, Esenin, Pasternak, Blok, Svetaeva, v.v... qua bản gốc tiếng Nga.
Tôi có nhiều bạn bè và đồng nghiệp là người Nga cũng như người Ukraine. Thày của tôi, cố GS Vadim Soloviev là người Nga. Phản biện luận án tiến sỹ năm 1985 của tôi, GS Anatoly Ignatyuk, là người Ukraine. Hai phản biện luận án tiến sỹ khoa học của tôi năm 1989, là GS A. Ignatyuk và GS. Grigory Yakovlevich Korenman, người Nga gốc Do Thái.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

MẸ CHỒNG TÔI.

Ảnh minh họa
 

Bu ốm đã ba năm, hơn một năm tôi chưa về. Tôi mong trời sáng quá! Mong chuyến xe về với làng quê yên ả ven bờ sông Luộc hiền hòa. Nơi trong tiềm thức tôi, những bà, những chị mặc quần láng đen và môi đỏ vết trầu. Nơi có Bu tôi, người Mẹ quê thuần hậu.
Sáu tiếng trên xe, giấc ngủ nặng nề không đến.
Quê tôi bây giờ đẹp lắm. Nhà cao tầng và những con đường phẳng lì, tít tắp.
Trời nôn nao chuyển mùa bằng trận mưa nhỏ. Tôi nôn nao trở về với ăm ắp nhớ thương.
Tôi rón rén vào gần Bu, tôi cứ đăm đăm nhìn vào hình hài nhỏ thó trong chiếc chăn mỏng khe khẽ phập phồng lên xuống:
- Con cái May đấy như? Về mấy Bu rồi con cái Hến ai nom?
Nụ cười của Bu nhẹ như mây, ngọt như quả chín.
Đến lúc này thì tôi mặc kệ những giọt nước mắt bò ra bên má lạnh ngắt. Tôi muốn xin lỗi Bu, nhưng miệng như bị ai khâu chặt.
Dường như trong kí ức của Bu chỉ còn nguyên vẹn ngày tôi ra đi, ngày con Hến là cả thế giới của Bu, tôi thấy mình mắc tội lớn quá, tôi bỏ lại sau lưng những con đường rộng dài đông đúc, tấp nập người xe đua nhau lao vun vút.
Tôi đứng giữa nhà, thấy Bu đang lom khom lựa những hạt đỗ tương vàng ruộm, căng nhức, như cần mẫn xe những sợi gió mát rượi để vá đêm với ngày.
- May ơi! Ơi May!
Tiếng Bu gọi lấp đầy khoảng sân chang chang nắng. Bu gánh yêu thương từ chợ về, đổ đầy gian bếp nhỏ, bữa cơm có Thầy tôi, chồng tôi, có con Hến dính vào lòng Bu như con mèo nhỏ, thấy Bu nắm tay tôi đi dọc cánh đồng thông thốc gió, bàn chân có ngón cái xòe ra cong cong giẫm rạc những gốc rạ mùa vàng ươm trên nền ruộng li ti cỏ dại.
- Đây là cây cỏ đĩ.
Tôi bụm miệng cười, Bu tôi nghiêm sắc mặt:
Hẵng nguyên để Bu bẩu:
- Nó đứng im thì không sao, ấy vậy mà quệt qua nó là mùi cứ nhộn lên, in như giống đĩ vậy.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

VÌ SAO CHỈ CÓ NGƯỜI UKRAINA MỚI DÁM ĐÁNH BẠI NGƯỜI NGA

 


Cả thế giới đều sợ Nga, nhiều cường quốc bị Nga khuất phục, nhưng Ukraine không sợ Nga, và chỉ có người Ukraine mới dám đánh bại người Nga.
Đó là luận điểm mà mình đã nung nấu từ 2014, sau khi Nga chiếm Crimea, trước sự bất lực của chính quyền Obama và sự hèn mạt khiếp nhược của Đức và Pháp. Nhưng bây giờ mình mới quyết định tuyên bố.
Thật vậy.
1) Cả thế giới đều sợ Nga.
Đối với thế giới, Nga là một cường quốc hạt nhân trong hiện tại và là 1 Đế Quốc hùng mạnh, gần như bất khả chiến bại trong lịch sử .
Nhờ truyền thống cướp đất, sáp nhập lãnh thổ không hồi kết trong lịch sử mà Nga có lãnh thổ rộng lớn 17 triệu Km² trải dài từ Âu sang Á như ngày nay.
Người Nga không chỉ cướp đất của những tộc người thưa thớt yếu ớt ở Sibiri mà còn cướp đất của mọi cường quốc hùng mạnh như Nguyên Mông, Ottoman, Trung Hoa trong quá khứ mà còn cướp đất của Đức, và Nhật bản trong hiện đại...sau khi Liên Xô sụp đổ Nga tiếp tục cướp đất của Moldova, Grugia và Crimea của Ukraina trước sự bất lực của LHQ.
Cho đến nay tất cả những cường quốc bị Nga cướp đất kể trên, hầu như không một quốc gia nào dám đòi lại lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng, sáp nhập; điển hình là TQ với khoảng 1 triệu Km² ở lưu vực sông Amur bị Nga chiếm trong thế kỷ 18 mà đến nay vẫn không dám đòi lại.
Tất cả chỉ vì sợ Nga, sợ chiến tranh với Nga.
2) Rất nhiều nước trên thế giới đã đầu hàng Nga; nhưng Ukraine là một trong những nước trên thế giới không sợ Nga, và Ukraine với truyền thống đánh bại phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai, mới đánh bại được người Nga.
Ngoài kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, Putin nắm trong tay hơn 1 triệu quân tinh nhuệ với kho vũ khí gần như vô tận do Liên Xô để lại gồm 1.600 máy bay chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và ném bom chiến lược; hàng chục ngàn xe tăng, xe bọc thép, hàng vạn lựu pháo và pháo phản lực hạng nặng, kho tên lửa đủ loại...với ý tưởng bay bổng của Putin sẽ làm cỏ quân đội UKRAINE và nuốt chửng Ukraine trong vòng 72 tiếng đồng hồ.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

GIA TỘC TRƯƠNG MỸ LAN

 


- VẠN THỊNH PHÁT CHỈ LÀ MỘT MẮT XÍCH NHỎ TRONG “BAMBOO NETWORK” CỦA CÁC GIA TỘC GỐC HOA Ở ĐÔNG NAM Á (Phần I)
Dương Anh Vũ
Khu vực Đông Nam Á (ĐNA) có chưa đến 10% dân số là người gốc Hoa (Hoa kiều) – rơi vào khoảng 67,6 triệu người. Ngoại trừ Singapore có người gốc Hoa chiếm đa số (74,3% dân số), thì ở 10 quốc gia Đông Nam Á còn lại, người gốc Hoa đều chỉ là dân tộc thiểu số. Nhưng tôi tin rằng, bạn sẽ vô cùng bất ngờ nếu biết về tiềm lực và sức mạnh kinh tế của nhóm thiểu số Hoa kiều này…
Người gốc Hoa ở Đông Nam Á ước tính kiểm soát 2.000 tỷ USD tài sản lưu động, để biết được con số này lớn đến mức nào thì chúng ta hãy nhìn vào Tổng GDP của khu vực, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2023, tổng GDP của cả 11 quốc gia Đông Nam Á cộng lại chỉ có 3.317 tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, tuy người gốc Hoa chiếm chưa đến 10% dân số, nhưng họ lại kiểm soát 70% tài sản doanh nghiệp của ĐNA, và cứ 100 tỷ phú thì có 86 người có gốc gác là Hoa kiều. Họ còn kiểm soát 500 tập đoàn lớn nhất ở Đông Nam Á với tài sản lên tới 500 tỷ USD. 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ĐNA cũng thuộc sở hữu của Hoa kiều, kiểm soát 2/3 giao dịch bán lẻ và sở hữu 80% tổng số công ty niêm yết công khai theo vốn hoá trị thường chứng khoán trên toàn khu vực Đông Nam Á. Nói thẳng ra thì chưa đến 10% dân số, nhưng lại kiểm soát đến 70% tài sản, trong khi đó 90% dân số bản địa Đông Nam Á tranh nhau 30% còn lại. Vì thế nhiều người đã dùng câu nói “Thiểu số giàu có, đa số nghèo khó” để mô tả vấn đề này.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

VÌ SAO CÓ ĐÔNG NGƯỜI VIỆT ỦNG HỘ PUTIN ?!



Tác giả: Thiếu tướng Công an Đặng Văn Dũng.
Trong số các nước có hoàn cảnh địa chính trị giống Ukraina thì VN là giống nhất: chỉ cần nghĩ đơn giản Trường Sa giống bán đảo Crum (Crimea), Lạng Sơn, Quảng Ninh giống Donetsk và Lugansk là thấy rõ. Trong hoàn cảnh địa chính trị tương tự, các nước như Finland(phần lan - tôi không muốn gọi bằng cách dịch của Tàu), ba nước Baltic, Azecbaizan, Hankok, Taiwan đều lên tiếng ủng hộ Ukraina kiên quyết nhất. Một nước theo đuôi TQ là Cambodia cũng lên án Russia (Nga) với lý do đơn giản là “có cùng một vị thế địa chính trị”. Nhà nước VN với những tính toán thực dụng của riêng mình (đúng sai còn cần bàn thêm) đã bỏ phiếu trắng. Ok, đây là cân nhắc của lãnh đạo hiện nay. Điều đáng bàn ở đây là báo chí, khá nhiều người việt có học và ít học lại ủng hộ điên cuồng Putin. Sao vậy ta ?!
Nhiều người giải thích:
- là do có nhiều người học ở LX về, coi LX là siêu tổ quốc, coi Putin là người kế thừa LX nên ủng hộ bất chấp đúng sai.
- Nhiều người nhớ ơn LX đã giúp vũ khí, mì hột trong thời chiến tranh VN nên vẫn ủng hộ Putin.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

PHẠM QUỲNH (1892-1945)


 

PHẠM QUỲNH (1892-1945)

MTH- Năm 1992 ở Paris, tôi được đến dự buổi báo cáo luận án Tiến sĩ của bà Phạm Thị Viên, con gái học giả Phạm Quỳnh, về những đóng góp của ông với chữ quốc ngữ và trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Phạm Quỳnh rất giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu.  Ông là tác giả câu nói nổi tiếng  "Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn". Ông cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: "Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu."

...

Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung, Trường trung học Bảo hộ (tức Trường Bưởi, nay là Chu Văn An ). Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

THÁNG TƯ

 


Một bài thơ cũ viết về tháng tư
THÁNG TƯ
Ta đi về lại con đường cũ
Dưới cầu con nước vẫn trôi xuôi
Bốn lăm năm vụt qua như mộng
Nhớ ngón tay ai bỗng ngậm ngùi
Tháng tư mặt đất như lò lửa
Tóc chẳng còn xanh mắt chớm mờ
Ký ức bềnh bồng đầy hơi thở
Cờ dựng hai hàng giết giấc mơ
Tháng tư còn đó vết dao đâm
Cha mẹ người thân lạnh chỗ nằm
Đã bốn lăm năm ngồi ngó lại
Cúi mặt buồn hiu lệ chảy thầm
Bốn lăm năm cây đời héo rũ
Suốt đường đi nhớ hoài chuyện cũ
Ngực miệt mài ủ mãi vết thương
Giữa chợ chiều thân không áo mũ

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

SỰ TRÙNG HỢP LẠ LÙNG MÀ “CHUYỆN TÌNH BUỒN” MANG LẠI

 


✍️Lê Hồng Minh
Trước tiên xin được nói ngay: người thiếu nữ trong tấm hình đăng kèm bài này, đó chính là chị Nguyễn Thị Túy thời trẻ, nguyên mẫu của nhân vật “em” trong ca khúc “Chuyện tình buồn” (nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Phạm Văn Bình). Hình này do chị Túy gởi cho mình!
Mọi người đã quá biết “Chuyện tình buồn” là một trong những bản nhạc tình rất hay và cực kỳ lãng mạn của nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Câu chuyện trong bài thơ hay bài hát đều kể về một thanh niên có gia đình theo đạo Phật, đem lòng yêu một cô gái rất đẹp theo đạo Công giáo. Hồi đó, những câu chuyện như thế này là không hề thiếu, và chắc chắn là luôn gặp phải trắc trở vì bị cả hai gia đình, thậm chí cả dòng họ ngăn cấm tới cùng!
Tôi được nghe ca khúc này lần đầu quãng những năm 1984 - 1985, khi vừa mới lớn. Từ đó đến cách đây 1 năm (năm 2023), vì nhiều lý do, có lúc tôi quên khuấy khúc ca mà mình đã từng thích ấy, hoặc cũng “5 thì 10 họa” mới có dịp nghe lai bản nhạc này. Nhưng thật kỳ lạ, chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây thôi, đã có quá nhiều điều, nếu nói là tình cờ ngẫu nhiên cũng được, mà nói là nhân duyên cũng đúng, đã đến với tôi, xoay quanh “Chuyện tình buồn”.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

SỨC MẠNH CỦA QUÂN ĐỘI PHẦN LAN VÀ HỆ LỤY TỪ CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE DO PUTIN PHÁT ĐỘNG TẠI UKRAINE

 


Phần Lan một nước nhỏ, dân số ít lại là láng giềng của nước lớn nhất thế giới là Nga nên họ duy trì một nền quốc phòng luôn sẵn sàng để bảo vệ đất nước. Tuy quy mô của Lực lượng Phòng vệ Phần Lan khá khiêm tốn với 12.000 quân tại ngũ trong tổng số 5,5 triệu dân. Nhưng nước này lại có khoảng 280.000 quân dự bị có khả năng chiến đấu trong thời chiến.
Mặc dù con số này không đáng kể so với đội quân Nga được huy động đầy đủ có thể lên tới 2 triệu người, nhưng nó lại lớn hơn nhiều so với một quốc gia tương đương. Ví dụ, Na Uy, một thành viên của NATO, có dân số tương đương với Phần Lan nhưng chỉ có tổng cộng khoảng 63.000 quân, đã bao gồm cả quân dự bị. Thay vì tập trung vào các cuộc xung đột ở nước ngoài, quân đội Phần Lan trong nhiều thập kỷ đã được huấn luyện kỹ lưỡng để làm chủ lãnh thổ của mình, bao gồm cả ở Bắc Cực, với mục đích cụ thể là đẩy lùi một cuộc tấn công lớn tiềm tàng của Nga.
Quân nhân dự bị thuộc các đơn vị khu vực và địa phương ở Phần Lan vẫn tham gia với quân đội, năng lực của họ thậm chí còn được nhận xét là vượt so với xa quá trình huấn luyện ban đầu. Trong đó, nhiều người thuộc đơn vị quân dự bị cũng luôn có sự cảnh giác quân sự cao. Phần Lan được đánh giá là một trong những quốc gia có trang bị quân sự mạnh nhất châu Âu, với khoảng 1.500 hệ thống, phần lớn là trang thiết bị hiện đại.
Quốc gia Bắc Âu này còn có một lực lượng không quân hùng mạnh với tổng số gần 160 máy bay và có thể giám sát chi tiết trên không do gần không phận Nga.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

THỜI CỦA TÔI THẾ ĐẤY

 


Nhạc sĩ Trần Tiến.
"Gái mê người có chữ bởi họ đi đâu cũng được trọng vọng".
Tự nhiên, nhớ anh Sơn ! (Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) ...
Cuối đời ảnh cô đơn lắm, chỉ có nhận quyết định về hưu thôi mà buồn cả năm trời. Bảnh mắt ra đã gọi mình uống rượu, buồn như gã thủy thủ cuối chân trời.
Kẻ hay chữ, một ngày không đọc sách. Cái mặt trông đần đần, ngu ngu. Kẻ hay làm, một ngày không có việc. Cái người trông bần thần, muốn bệnh. Chả thế vớ được người hay chữ như anh Hoàng Thiệu Khang, mới ở Bắc vào, anh Sơn vui lắm. Uống rượu, luận triết, nói cười rổn rảng suốt ngày trên cái vườn treo ở nhà ...
Nhớ một buổi chiều, ba anh em đang khề khà, bỗng có một em Nhật gõ cửa, xin được hỏi Anh về triết phương Đông. Em lại can tội xinh nữa. Thế là chàng bỏ hai anh em tôi, líu ríu với người đẹp cả tiếng. Chờ lâu quá, thông cảm với ông anh chưa vợ, tôi ra chào, xin phép về. Đi qua nàng, tự nhiên tôi hát :
"Âm dương nằm ngang, ngũ hành nằm dọc
Em chưa biết đọc, em nằm nghiêng ..."
- Hay, hay !. “Toa” mới bịa à, tiếp đi, tiếp đi !

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

 


Thơ: Gia Hiền
Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu ...
... vì ...
... đôi lúc ...
... phải cạo râu !
Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.
Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng ?
Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh ...
Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu ?
Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu