Thứ Năm, 27 tháng 2, 2025

MINH TUỆ PHẬT QUỐC HÀNH

 


Trân trọng giới thiệu đến các bạn, ngày 25/02/2025, một tờ báo lớn của Ấn độ tên The Time India có bài đăng trên trang nhất bằng tiếng Anh với tựa đề: “Sư Thầy Minh Tuệ: Hành trình bộ hành đầy cảm hứng từ Việt Nam đến Đất Phật - Ấn Độ chờ đón một bậc chân tu” viết bởi phóng viên người Ấn Độ tên Racappo.

Viết bài báo này, tác giả đã phỏng vấn rất nhiều người dân và các tu sĩ người Ấn Độ, họ đều bày tỏ tình cảm đặc biệt. Nội dung bài báo như sau:
Từ những con đường bụi bặm qua những cánh rừng xanh mướt của Lào đến những vùng đất khô cằn của Thái Lan, câu chuyện về sư thầy Minh Tuệ, một nhà sư Việt Nam giản dị nhưng đầy ý chí đang vang vọng khắp thế giới đặc biệt là tại Ấn Độ, nơi cội nguồn của Phật giáo bắt đầu. Với đôi chân trần, tấm y phấn tảo vá nhiều mảnh từ vải vụn nhặt được bên đường, đống rác hay nghĩa trang và trái tim tinh khiết, quyết tâm hướng về sự giác ngộ Chánh Đẳng Giác. Sư thầy Minh Tuệ một cách không chủ ý đã biến hành trình bộ hành của mình thành một biểu tượng của lòng kiên định, sự từ bỏ vật chất, buông bỏ tận cùng và tình yêu dành cho chánh pháp của Phật dạy.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2025

Đả xà bất tử, hậu hoạn vô cùng!

 


Câu nói “giết rắn phải đánh dập đầu” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn về cách xử lý rắn, mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và bài học cuộc sống. Cuộc chiến với Nga như giết rắn, nếu để sổng, nó sẽ quay lại bò vào nhà và giết hại bạn. Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, đầu được xem là phần quan trọng nhất của cơ thể, nơi chứa đựng trí tuệ và linh hồn. Việc nhắm vào đầu của rắn không chỉ nhằm mục đích vô hiệu hóa nó một cách nhanh chóng, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng là tiêu diệt hoàn toàn mối đe dọa.
Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Christoph Heusgen phát đi một thông điệp rất mạnh mẽ là chi tiêu quốc phòng của châu Âu và Đức phải tăng lên và "chúng ta phải có khả năng hỗ trợ Ukraine, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng khả năng quốc phòng của riêng mình".

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025

Thấy gì? Qua cách dùng người của Trump

 


Trong bức ảnh được phát hành rộng rãi nhất về cuộc hội đàm Nga-Mỹ-Ả-Rập Xê-út vào ngày 18, có một gương mặt ít được biết đến ngồi ở hàng ghế đầu - Steve Witkoff, đặc phái viên về các vấn đề Trung Đông do Trump bổ nhiệm.
Ngay sau khi Trump xác nhận sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 11 năm ngoái, ông đã bổ nhiệm Witkoff làm đặc phái viên tại Trung Đông. Witkoff không làm Trump thất vọng. Vào tháng 1, Witkoff đã làm việc với các quan chức chính quyền Biden để làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
CNN đưa tin vào ngày 19 tháng 2 rằng phạm vi trách nhiệm của ông hiện đã mở rộng sang Nga và Ukraine. Tuần trước, Witkoff đã tới Nga và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các quan chức Nga khác, sự kiện cuối cùng dẫn tới việc thả giáo viên người Mỹ Mark Fogle vào ngày 11. Mặc dù Witkoff chưa từng làm nhà ngoại giao hay thậm chí làm việc trong chính phủ trước đây, Trump vẫn coi ông là "người có khả năng đàm phán".
"Ngoài gia đình, không ai được Trump tin tưởng nhiều như Steve (Witkoff)", một quan chức Nhà Trắng nói với CNN.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2025

SƠN TÂY TỨ QUÝ

 


Nguyễn Xuân Diện
Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon.
Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong “ranh mục” của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là “Tứ quý”. Đó là:
Sài Sơn chi biển bức
Cấn Xá chi lý ngư
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Linh Chiểu chi úng thái
(Dơi mặt ngựa Sài Sơn,
Cá chép vàng Cấn Xá,
Cua kềnh Khánh Hiệp,
Rau muống Linh Chiểu).

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2025

DÒNG SÔNG CỤT VÀ HUY ĐỨC



Năm 1988, cách đây gần 40 năm, Huy Đức làm phóng viên tờ tin huyện Nhà Bè (nơi tôi đang ở bây giờ), còn tôi lúc bấy giờ là phóng viên báo Văn Nghệ Minh Hải. Tôi với Huy Đức quen nhau như một cơ duyên. Hôm ấy tôi từ Cà Mau lên SG dự buổi ra mắt tạp chí Văn TP số đầu tiên (vì có bút ký Nơi Ấy Bây Giờ đăng hai kỳ trên đó). Phải nói rằng buổi tối hôm ấy, tại quán Nghệ Sĩ, 218 Pasteur ( trụ sở Hội Mỹ thuật TP ), ai cũng quan tâm đến Trương Huy San với truyện ngắn Dòng Sông Cụt. Người ta xúm nhau cụng ly với anh đến mức anh say khướt, khi ra về, vừa tới cổng là Huy Đức té ngã, nằm lăn trên hè phố.

Gần 40 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in truyện ngắn Dòng Sông Cụt, Huy Đức kể rằng sau năm 1975, trên một vách núi ở Hà Tĩnh hiện ra sừng sững một khẩu hiệu: THAY TRỜI ĐỔI ĐẤT SẮP XẾP LAI GIANG SƠN. Dưới chân núi là một công trình thủy lợi do ông Chắt Thấu, chủ tịch xã làm tổng chỉ huy cùng với cô con gái của ông là bí thư xã đoàn. Họ huy động toàn dân đào một son sông ra biển. Người ta cứ thi nhau đào, nhưng đào con sông ấy để làm gì thì không ai biết. Hỏi ông Chắt Thấu, ông cũng chỉ trả lời ngắn gọn là đào để ra biển, ra biển để làm gì, ông không trả lời, chỉ ra lệnh hãy đào đi.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2025

MADE IN VIETNAM…

 


Thư giãn:
MADE IN VIETNAM…
Lẽ ra bữa nay Bác Sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:
– Có phải ông là Bác Sĩ Lee không?
Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là “Lee”, nên ông được gọi là “ông Lee” ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:
– Thưa cô, phải. Tôi là Bác Sĩ Lee đây.
– Phải Bác Sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á Đông không?
– Thưa cô phải.
– Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không?
Bác Sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn:
– Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì?
Giọng cô gái như reo lên:
– Vậy là đúng rồi! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.
Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng:
– Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì?
Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống:
– Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…
– Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2025

TRƯỜNG THI HẬU BÌNH NGÔ BẰNG TIẾNG HÀN QUỐC

 


Còn vài ngày nữa là đến dịp kỷ niệm 17-2-1979 ngày 60 vạn quân Trung Quốc xâm lược nước ta. Cho nên chuyện ông Tô Lâm, vị Tổng Bí Thư đầu tiên dám dâng hương tưởng nhớ tri ân các anh hùng liệt sĩ chống giặc tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang là một thái độ ái quốc cụ thể. Thậm chí có phần can đảm, bởi trước ông chưa có Tổng Bí Thư nào dám thương khóc đồng đội đồng bào mình đã hy sinh vì giặc phương Bắc bao giờ. Nói chung vì họ quá hèn và quá sợ giặc Tàu.
Nhưng đối với nhân dân thì khác. Nhân dân từ lâu đã có sẵn bài Trường Thi Hậu Bình Ngô bằng tiếng Hàn Quốc coi bọn xâm lược chỉ như bọn giặc cỏ bị vua Quang Trung tiêu diệt mà thôi...
TRƯỜNG THI HẬU BÌNH NGÔ BẰNG TIẾNG HÀN QUỐC
Bài trường thi gây hiệu ứng dây chuyền quốc tế mạnh mẽ đến mức thi sĩ kiêm nhà nghiên cứu văn học người Hàn Quốc tên là Bae Yang Soo cư ngụ ở Busan phải lập tức lưu tâm đến nó. Vốn giỏi Việt ngữ, Bae Yang Soo chuyển ngữ BÀI CÁO HẬU BÌNH NGÔ sang tiếng Hàn và đưa vào tuyển tập THE POET SOCIETY OF ASIA (CÁC NHÀ THƠ CHÂU Á) do ông tuyển chọn phát hành khắp toàn quốc năm 2013.
Dưới đây là bài trường thi bằng tiếng Việt nối tiếp truyền thống hào hùng chống ngoại xâm phương Bắc của quân sư Nguyễn Trãi…
BÙI CHÍ VINH
BÀI CÁO HẬU BÌNH NGÔ
“Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Lần thứ hai, đất nước
Khoác ba lô theo Nguyễn Trãi lên rừng
Bài tuyên ngôn chuẩn bị trước mười năm
Chân trái đạp đầu quân Minh, chân phải bước vào Văn Miếu
Có phải lần trước bên này sông
Lý Thường Kiệt ung dung phát biểu :
”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư...”

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2025

LÊ CÔNG THÀNH VÀ TÔI

 

"Đ.Ị.T M.Ẹ TƯỢNG ĐÀI!"
Để hiểu ngọn nguồn câu chửi này xin mời các bạn đọc bài dưới đây của Nhà thơ Dạ Thảo Phương.
"LÊ CÔNG THÀNH VÀ TÔI
Cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với tư cách nhà báo chính thức của báo Lao Động là với Lê Công Thành, một “đại thụ” của điêu khắc Việt Nam. Đây là cuộc phỏng vấn “kỳ lạ” nhất trong đời làm báo của tôi.
Khi đó, sếp trực tiếp của tôi- nhà văn Trần Trung Chính, trưởng ban Lao động Cuối tuần- giao tôi làm một chuyên đề về tượng đài Việt Nam trong quy hoạch đô thị. Đây là chuyên mục quan trọng, có số trang lớn nhất của tờ Lao Động Cuối Tuần.
Anh Chính cho tôi số điện thoại của nhà điêu khắc Lê Công Thành, và nói: “Ông này “vĩ đại” đấy, nhưng dị nhân đấy, rất khó gặp. Em cố hỏi càng nhiều càng tốt, làm bài phỏng vấn lớn cho chuyên đề, và có thể để dành viết thêm bài vở sau này”.
Tôi gọi điện, thầm nghĩ các phương án thuyết phục nếu bị từ chối gặp.
Chuông vừa reo đã được nhấc máy, người ở đầu dây kia chính là Lê Công Thành, thật kỳ lạ, cứ như thể ông đang chờ điện thoại của tôi vậy.
Tôi tự giới thiệu, ông nói luôn:
- Mời cô đến nhà tôi. Địa chỉ của tôi ở…. Cô đến lúc nào cũng được.
Tôi báo cáo sếp đã hẹn được phỏng vấn rất dễ dàng, anh nhướn mày, dường như ngạc nhiên trước may mắn của tôi.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2025

CUỐI ĐỜI NẰM VIỆN 108, NHẬN RA BẢN CHẤT TÀU TBT TRỌNG MỚI MỜI CAFE CCB VỊ XUYÊN (*)

 


Duong Tien Hien
CCB-Thương binh nặng F 356
Lời dẫn của Phạm Viết Đào:
Cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược riêng vùng biên giới Vị Xuyên vùng chiến sự có chiều dài khoảng 20 km, kéo dài từ 1979-1989;
Tại chiến trường Vị Xuyên nhỏ hẹp, cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam đã dồn về đây lần lượt gần 1.000 000 quân; Phía Trung Quốc đưa khoảng 10 quân đoàn của 8/10 đại quân khu; Phía Việt Nam đã điều động quân số tương đương 3 quân đoàn gần 200.000 quân để chống lại...
Kết quả về thiệt hại, Việt Nam đã hy sinh khoảng trên 6000 bộ đội theo thông tin mà Phạm Viết Đào thu thập từ nhiều nguồn; Phía Trung Quốc số binh lính tử trận theo số liệu phía mạng Trung Quốc đưa ra là 21.000 lính, số bị thương là 20.000 lính...
Tại Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên, có gần 2000 ngôi mộ liệt sĩ được quy tập; 3900/6000 liệt sĩ được ghi tên trong Nhà tưởng niệm...

Tình cờ vào FB của CCB của chiến trường Vị Xuyên Duong Tien Hien, quê Thái Nguyên, một thương binh nặng được điều trị tại Bệnh viện 108 Hà Nội vào tháng 7/2024 vừa qua. Duong Tien Hien đã kể lại mình bị thương như thế nào và trong những ngày anh chạy chữa tại 108; Biết anh là thương binh Vị Xuyên, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đang điều trị tại đây đã cho y tá mời anh lên trò chuyện. Duong Tien Hien rất lấy làm vinh dự vì không ngờ anh được tiếp xúc với TBT Nguyễn Phú Trọng vào những ngày cuối đời của ông...

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2025

SẼ GIẾT CHẾT TÁC PHẨM, NẾU NGU

 


Khi tôi là sinh viên Ngữ Văn Trường ĐHSP Việt Bắc, thầy Phạm Luận - một nhà giáo, nhà nghiên cứu uyên bác về văn học Việt Nam - dạy rằng: Khi phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học, nhất định phải đặt trong bối cảnh nó ra đời.
Ví như hiện nay, khi bình đẳng giới đã có tiến bộ nhất định, thì người đọc sẽ không đánh giá hết được tư tưởng dân chủ tiến bộ của Nguyễn Du khi để cho Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, mà phải đặt nó trong bối cảnh của một XH bị bó buộc bởi xiềng xích của lễ giáo phong kiến.
(Lời thầy dạy giúp tôi áp dụng cả trong c/s, khi đánh giá một vấn đề, 1 câu chuyện, một vụ việc, tôi đều tìm hiểu bối cảnh để có cái nhìn khách quan).
Khi MXH đưa 1 tus chê bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” trong SGK lớp 5: "Ôi giời ơi, cứu tôi. Thơ thế này cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?" và rất đông “người dạy học” (trường hợp này tôi không dùng từ NHÀ GIÁO) phê phán, chê bai, thậm chí cả mạt sát nhà thơ, người biên soạn, tôi cũng đọc xem.
Tuy nhiên, tôi thấy ý kiến chê là k chính xác, vì bài thơ không quá xuất sắc nhưng không đáng phê, thậm chí, tôi còn thấy bài thơ dùng từ rất chọn lọc (như từ “ánh ỏi”, hay “sâu vợi”, “ran vách đá” vì nó không nhàm, chứng tỏ tác giả rất chăm chút từ ngữ); tư duy, ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với trẻ tiểu học.
Nhưng nghĩ việc cảm thụ thơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cảm xúc cá nhân, nên tôi k lên tiếng.
Nhưng sáng nay, khi biết bài thơ làm về lớp học khiếm thính, thì tôi giật mình về sự hiểu biết lẫn cảm thụ thơ của một bộ phận không nhỏ “người dạy học” ấy.
Chết thật! Dạy học mà không biết bài thơ ấy ra đời trong hoàn cảnh nào và nói về cái gì, thì giảng sao được? Hiểu biết hạn hẹp ấy, cảm xúc hời hợt ấy sẽ không thể truyền thụ nổi những giá trị văn học cho trẻ? Trái lại, còn “giết chết” các tác phẩm văn chương, như với “Tiếng hạt nảy mầm”.
Hồi sinh viên, cô giáo dạy văn học Nga của tôi là cô Vượng, khi giảng về c/đ của đại văn hào Lép Tônxtôi, đến đoạn đám tang của ông, cô khóc và nhiều sinh viên cũng khóc. Là bởi, cô đã hiểu thấu con người, tác phẩm và giá trị các sáng tác của ông, để truyền cảm xúc ấy sang trái tim học trò.
Nhưng, với cách mà nhiều “người dạy học” hiểu về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” và phê phán thì tôi nghĩ, họ không đủ kiến thức, hiểu biết và phông văn hoá cần thiết để thấu cảm và sẻ chia các tác phẩm văn học. Đó là bi kịch của một hay nhiều thế hệ học trò?
Định viết sâu, nhưng thấy bài của Mai Thanh Hải viết rất trúng ý mình, nên mang về để mọi người đọc.
Thanh Hằng
❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️❤️
"ÁNH ỎI" LÀ GÌ?
(Nhà báo Mai Thanh Hải)
Hôm nay, lao xao chuyện chê bai xỉa xói bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" in trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Nhiều người hỏi quá, đành trả lời:

PP Phiêu Lưu Ký - Đền Angkor và nỗi hận muôn kiếp

 

ảnh minh họa

“Nếu như bạn kiên tâm đọc đến con chữ cuối cùng của bài này. Bạn chính là người đã cùng tôi đi vào giấc mộng Angkor, bạn là người giàu tình cảm, bạn sẽ được chia sẻ những may mắn và đức tin về một chân lý cuộc đời, tâm hồn bạn sẽ được thanh lọc đi những tàn dư ác độc của con người để khiến mình trở nên cao thượng, sống tiếp cuộc sống thanh cao có ý nghĩa thiết thực trong cõi đời đầy biến số này. “ - Peter Pho
Thăm phế tích huy hoàng Angkor (Gồm Angkor Wat, Ta Prohm, Angkor Thom và Đền Bayon ). Thời gian đã qua đi một tuần, về đến Hà Thành rồi mà tư duy vẫn tắc nghẽn, ngòi bút vẫn cứng đơ, không biết dùng ngôn từ nào để diễn tả nổi cảm xúc của lão đối với một quần thể nguy nga, đồ sộ, ẩn chứa trong mình nhiều bí ẩn với muôn vàn nghi vấn khó giải đáp. Chỉ khẳng định một điều rằng, nếu bạn không hội đủ những tiêu chuẩn của một nhà sử học, thám hiểm, triết học, nghệ thuật, văn học, hội họa, thi sĩ, thần học thì không thể bình phẩm hết giá trị và cái hồn phách ẩn chứa trong Angkor. Nếu cố mà viết thì chỉ là những vẩy băng nhỏ trên mình một núi tuyết khổng lồ đã kết thành băng giá trên ngàn năm. Lão tự cho mình là chưa đủ tầm để tả Angkor, nhưng khốn nỗi, không thốt lên đôi lời thì có muôn ngàn lời cứ dâng trào tắc nghẽn ở cổ, thôi đành cố thốt ra để người đời chê cười một phen. Âu rằng cũng bõ công học đòi tiền nhân dám khua môi múa mép kể chuyện ngàn xưa...
Lão sẽ không diễn tả những cảnh tượng kỳ bí của Angkor ở đây nữa, bởi những bài văn miêu tả về nội dung này đã tràn ngập trên mạng. Lão chỉ đi sâu vào hồn phách và ý nghĩa nội tâm của nó và cảm xúc chân thật mà lão bị rung động và hồn xiêu phách lạc với những giá trị phi vật thể của nó.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2025

CHÓ: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

 


Nguyễn Bảo Sinh

23/03/2024


                      “Đêm qua anh đi chơi về

            Hương tình men rượu bay đi ít nhiều

                     Vợ con chẳng nói một điều

             Chỉ con chó mực vẫy liều cái đuôi”

                   “Làm thơ, nuôi chó, chọi gà

                  Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ”


Ngày xưa ta nuôi chó chỉ để trông nhà, làm thịt và dọn phân cho trẻ con. Chó rất ít khi được ăn cơm chứ đừng nói đến ăn thịt, cá như bây giờ. Chó được ăn vã cơm đó là một đại tiệc lớn. Thời Pháp thuộc cấm chó chạy rông ra đường, ai vi phạm sẽ bị phạt.


“Hà Nam danh giá nhất ông Cò

Trông thấy ai ai chẳng dám ho

Hai mái trống tung đành chịu dột

Tám giờ chuông đánh phải nằm co

Người quên mất thẻ âu trời cói

Chó chạy ra đường có chủ lo

Vớ vẩn đi xia may bắt được

Phen này chắc hẳn kiếm ăn to”

                                 (Thơ Tú Xương)

Trong truyện Vũ Trọng Phụng, hai cảnh sát “Minoong”, “Min-đơ” đi suốt Hà Nội cũng chỉ tìm cách phạt được mấy chủ thả chó chạy ra đường. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, người nuôi chó Béc giê đầu tiên ở Hà Nội là ông Đỉnh làm nghề thầu khoán, giầu lắm, nhà ở đầu phố Hàng Chiếu. Ông nuôi chó tại nhà, đầu phố Thanh Hà, sát cổng Ô Quan Chưởng. Thời đó, mỗi lần ông Đỉnh cho chó phối giống là cả phố đến xem đông nghịt. Thuở ấy, nuôi chó Béc giê là biểu hiện của gia đình quý tộc. Mua chó Béc giê phải đặt từ bên Pháp. Khách mua gửi cho chủ bán một chiếc khăn mùi xoa đã dùng quen. Sau đó chủ chó xuống Hải Phòng đón chó.

Chó đánh hơi chiếc khăn mùi xoa, rồi chạy xuống đám đông đánh hơi, tìm đúng chủ mua và ngồi ngay dưới chân. Thế là đã hoàn thành hợp đồng mua bán. Thời ấy chó Béc giê toàn nuôi bằng thịt bò sống tốn kém lắm. Chủ chó cũng oách lắm:

Tường ông trồng toàn những chai

Vườn ông thả đầy những chó”

XẾ BÓNG CUỘC ĐỜI, ”THÔI MÌNH ĐI EM NHÉ”

 


Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở garage thì gọi là Garage Sale, bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale, dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự.
Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ. Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài.
Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới, nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Cô ấy cho biết bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đô la Mỹ, dù nó chỉ còn mới được tám mươi phần trăm nhưng nếu phải mua với giá một, hai ngàn đô la Mỹ thì cổ cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đô la từ một căn nhà treo bảng Estate Sale.
Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, nhưng phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ. Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm…