Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2025

BỨC TƯỢNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TÌNH CỜ NHƯNG ĐẦY KỲ DIỆU TỪ HÀNG NGÀN NĂM TRƯỚC



Trong thế giới nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, có những kiệt tác vượt thời gian, lưu giữ vẻ đẹp và tinh thần của cả một nền văn minh. Đức Bà Kalymnos chính là một biểu tượng như thế – bức tượng đồng Hy Lạp tuyệt mỹ từ thời kỳ Hy Lạp hóa (323–31 TCN), khiến bất kỳ ai đối diện cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự tinh xảo của nó.

Bức tượng được phát hiện một cách tình cờ nhưng đầy kỳ diệu vào năm 1995, khi những người thợ lặn bọt biển đang làm việc tại vùng nước gần đảo Kalymnos, Hy Lạp. Kéo lên từ đáy biển sâu thẳm, bức tượng như hồi sinh sau hàng ngàn năm ẩn mình trong lòng đại dương, mang theo mình những câu chuyện chưa kể của quá khứ huy hoàng.

Điều khiến Đức Bà Kalymnos trở nên đặc biệt chính là mức độ bảo tồn gần như hoàn hảo – điều vô cùng hiếm gặp với các tác phẩm đồng cổ đại. Từng nếp gấp mềm mại của chiếc áo choàng, từng đường nét thanh tú trên gương mặt, tất cả như còn nguyên sức sống, như thể người phụ nữ ấy chỉ vừa mới dừng lại trong phút giây bất tận của thời gian.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2025

Cổ nhân từng nói 'nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình'


 

Mình rất sợ những người phụ nữ quát chồng sa sả trong quán ăn, thang máy hay bất cứ không gian chật hẹp nào mà ở đó tất cả mọi người xung quanh đều ái ngại nín thở trước nét mặt gượng gạo của người đàn ông kia.

Chắc vì đã từng phải trả giá rất đắt cho việc không kiểm soát được cơn giận nên mình đã nhận ra thứ tạo nên quyền năng của một người phụ nữ không phải là hung hăng và ghê gớm, mà nằm ở sự điềm tĩnh lẫn dịu dàng.

Nếu mở kho tàng bí mật bên trong mỗi người phụ nữ ra, 'nhẫn nhịn' sẽ là một trong những hạt giống mà ta tìm thấy, đó là một phần sức mạnh thiêng liêng mà Chúa trao cho một người phụ nữ khi tạo ra họ. Nhưng phần thú vị nhất là Người ít khi đính kèm theo hướng dẫn sử dụng, mà để mỗi người phải tự tìm ra trên hành trình trưởng thành của bản thân.


Bạn biết đàn ông sợ nhất gì không?

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2025

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI


 

Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ.

 

Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.

  

Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận…

 

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2025

NHÀ...BẢO SINH


 

Nguyễn Quang Lập

6/8/2010

    Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm. 

    Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.

    Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn. 

   Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.