Nhà nghiên cứu dân tộc học ở Paris
Ông Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, vừa kết thúc chuyến viếng thăm chính thức nước Lào trong ba ngày, từ ngày 20 đến 22/06/2011.
Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Nguyễn Phú trọng chức vụ tổng bí thư đảng cộng sản ngay sau khi vừa được đề cử hồi tháng 2/2011 vừa qua.
Khác với những tiền nhiệm, thay vì theo thông lệ viếng thăm chính thức những quốc gia cộng sản đàn anh như Liên Xô, Đông Âu (trước 1989) và Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn Lào.
Vì sao thăm Lào?
Tại sao có lựa chọn này ? Đó là một dấu hỏi lớn cần được phân tích. Đối với đảng cộng sản Việt Nam, Lào có một vị trí chiến lược lý tưởng để bảo vệ Việt Nam trong việc chống trả lại những đối thủ có sức mạnh quân sự hơn gấp nhiều lần.
Từ thế kỷ 15, Lê Lợi đã từ Lào (Bồn Man và Ai Lao lúc đó) tổ chức kháng chiến đánh đuổi quân Minh ra khỏi lãnh thổ.
Từ 1945 đến 1954, Lào là hậu cần an toàn để lực lượng Việt Minh tổ chức kháng chiến chống Pháp và sau đó, từ 1960 đến 1975, là đường vận chuyển người và vũ khí vào miền Nam.
Chính vì thế, các cấp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn dành cho đảng cộng sản Lào (Pathet Lào) một tình cảm đặc biệt, nếu không muốn nói như tình ruột thịt.
Nhưng từ sau 1975 đến nay, do không còn chiến tranh, Lào trở thành một gánh nặng mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn trút bỏ.
Cũng nên biết, từ sau khi được Pháp trao trả độc lập năm 1954, sinh hoạt kinh tế và chính trị của Lào hoàn toàn phụ thuộc vào Việt Nam bởi một lý do giản dị : các nguồn tiếp tế và tiếp vận hàng hóa sang Lào đều phải qua ngã Việt Nam.
Thêm vào đó, các chính quyền Lào không đủ mạnh để tự vệ trước bất cứ một đối thủ nào, kể cả quân buôn lậu thuộc phiện. Quan sát kỹ, người ta sẽ thấy hoàng gia Lào phụ thuộc vào các chính quyền miền Nam, Pathet Lào phụ thuộc vào chính quyền miền Bắc.
Mặc dù có dân số và diện tích ít và nhỏ hơn Việt Nam, hơn nữa lại còn phụ thuộc vào Việt Nam, Lào trở thành cột xương sống bảo vệ sự an toàn của các chính quyền Việt Nam. Trong những năm đầu thập niên 1970, miền Nam Lào đã là bãi chiến trường đẫm máu giữa hai quân lực Nam-Bắc Việt Nam.
Từ sau 1975 đến cuối thập niên 1990, số lượng bộ đội cộng sản Việt Nam đồn trú trên lãnh thổ Lào còn rất đông và chỉ giảm dần từ đầu thiên niên kỷ thứ ba trở đi. Sự hiện diện quân sự của bộ đội cộng sản Việt Nam trên lãnh thổ Lào chỉ còn tập trung vào các chức vụ cố vấn và huấn luyện.
Mặc dù vậy, mỗi khi Lào có loạn hay có biến, sự hiện diện của các lực lượng quân sự Việt Nam đã liền tức thì. Điều này giải thích tầm quan trọng mà đảng cộng sản Việt Nam dành cho Lào.
Hết độc quyền hữu nghị?
Nhưng từ một vài năm trở lại đây, đúng hơn là từ sau 2004, Lào không còn địa bàn độc quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Bắc Kinh đang lôi kéo Lào vào quỹ đạo của mình để thực hiện con đường chiến lược Bắc Nam, từ vùng biên giới Quảng Tây-Vân Nam xuống vịnh Thái Lan, qua cảng Kompong Som của Kampuchia, nhằm vận chuyển hàng hóa và các nguồn nguyên nhiên liệu.
"Doanh nhân" Trung Quốc và thân nhân của họ đã nhập cư ngày càng đông đảo trong các tỉnh Phongsaly và Luong Namtha phía Bắc, và đang có khuynh hướng tràn xuống phía Nam vào các tỉnh Luang Prabang và Xiang Khoan.
Tại những nơi này, công ty, nhà cửa và nông trại của người Trung Quốc xuất hiện một cách áp đảo, dân chúng cho rằng quốc gia của họ cũng đang bị Hán hóa như người Việt Nam.
Trước nguy cơ bị bẻ gãy cột xương sống, tức bị chiếm đoạt địa bàn chiến lược Lào, đảng cộng sản Việt Nam phải phản ứng.
Chuyến viếng thăm chính thức Lào của ông Nguyễn Phú Trọng là sự tiếp nối của một kế hoạch đã dự trù trước đó không lâu.
Ngay sau khi đắc của vào các chức vụ lãnh đạo quốc gia trong tháng 2/2011, các ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, và Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đã đón tiếp ban lãnh đạo nuớc Lào sang viếng thăm chính thức.
Sau những tuyên bố khách sáo, hai bên đã trao đổi những vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa hai nước: tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch…, đặc biệt là giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào.
Trong thực tế, dự án xây dựng đập Xayaburi vẫn tiếp tục tiến hành, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các quốc gia có cư dân sinh sống ở vùng hạ lưu.
Đặc biệt lần này, hai bên tiếp tục khẳng định "tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách có hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhân dân các nước ven sông"…
Nhưng khi đụng tới quyền lợi cụ thể của các cấp chính quyền, những lời tuyên bố nói trên trở thành rỗng nghĩa.
Một thí dụ: Dự án xây dựng đập Xayaburi, phía bắc Vientiane, trên sông Mekong đã gây khá nhiều tranh cãi giữa các cấp chính phủ của hai nước từ tháng 4/2011. Sau nhiều đàm phán, chính quyền cộng sản Lào hứa sẽ ngừng xây dựng.
Trong thực tế, dự án xây dựng đập Xayaburi vẫn tiếp tục tiến hành, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các quốc gia có cư dân sinh sống ở vùng hạ lưu. Trong vụ này, Lào chỉ có lợi và không mất gì cả, tất cả mọi kinh phi xây dựng đập đều do Trung Quốc tài trợ, và khi đập nước này đi vào hoạt động, Vientiane có toàn quyền sử dụng nguồn điện do đập nước này sản xuất ra.
Bù lại, Trung Quốc được quyền xây dựng và sử dụng con đường Bắc Nam dọc theo hành lang sông Mekong đến biên giới Kampuchia.
Nhìn chung, về mặt chiến lược, chuyến viếng thăm chính thức của ông Nguyễn Phú Trọng tại Lào có thể nói là một thất bại. Ban lãnh đạo đảng nhân dân cách mạng (Pathet Lào) không còn dành cho Việt Nam một ưu tiên nào trong các định hướng phát triển chiến lược của đất nước họ.
Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, từ ngôi vị số một về vốn đầu tư Việt Nam ngày nay bị xếp vào hạng thứ ba, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Để vớt vát lại uy tín đang mất, ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn đến viếng thăm lãnh đạo tỉnh Savannakhet, tỉnh trung tâm của hành lang kinh tế Đông Tây ở vùng Trung Lào. Có thể nói Savannakhet là một Little Vietnam tại Lào, nơi người Việt tập trung đông đảo nhất.
Tại đây, phái đoàn của ông Nguyễn Phú Trọng đã được tiếp đón một cách linh đình khác với thường lệ, và qua những trao đổi ngưới ta có cảm tưởng như người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đang tiếp xúc với quốc trưởng một quốc gia khác.
Danh xưng Savannakhet thay thế danh xưng Lào trong mọi trao đổi (chẳng hạn như: "Savannakhet mong muốn tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các địa phương Việt Nam…). Trong tương lai, Savannakhet sẽ là địa phương đối trọng với Phongsaly trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại Lào.
Được mời thăm ai?
Câu hỏi sau cùng, không biết sau chuyến viếng thăm chính thức này, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm nước nào: Trung Quốc, Kampuchia, ASEAN, hay Châu Âu ?
Đi thăm Trung Quốc trong lúc này thì sai sách và mất uy tín cho Việt Nam vì đang bị Trung Quốc liên tục ức hiếp trên Biển Đông, đó là hình ảnh của một chư hầu sang chầu thiên triều để được sắc phong.
Đi thăm Kampuchia có lẽ cụ thể hơn, nhưng cũng như Lào, Kampuchia đang lọt vào quỹ đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đi thăm Trung Quốc trong lúc này thì sai sách và mất uy tín cho Việt Nam vì đang bị Trung Quốc liên tục ức hiếp trên Biển Đông, đó là hình ảnh của một chư hầu sang chầu thiên triều để được sắc phong.
Từ đầu năm 2000 trở lại đây, giới đầu tư quốc tế đang chiếu cố Kampuchia, đặc biệt là vào ngành du lịch. Với những di tích Đế Thiên Đế Thích (Angkor Thom, Angkor Wat), Kampuchia có thể sẽ trở thành Ai Cập của châu Á. Cố gắng bảo vệ di tích Preah Vihear nằm trong kế hoạch này.
Chuyện Nguyễn Phú Trọng được mời đi thăm các quốc gia Đông Nam Á khác thì cũng không có gì chắc chắn vì những quốc giàu có hơn như Singapore, Mã Lai, Indonesia và Thái Lan không nhìn Việt Nam như một đối tác có thể tin cậy được.
Còn đi thăm các quốc châu Á phát triển và các quốc gia châu Âu tiến bộ khác, chắc chắn sẽ không một chính quyền nào dành cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam một chỗ đứng đáng kể.
Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt từ lâu và sang thời Toàn cầu hóa, Việt Nam không còn là "tiền đồn" của bất cứ một chủ nghĩa nào và hơn nữa đang trở thành một quốc gia độc tài ít bạn trước trào lưu dân chủ thế giới đang phát triển.
Đối với dư luận quốc tế, Việt Nam không còn là cái đinh của sự chú ý nữa.
Cùng biến động Bắc Phi, một lần nữa lịch sử thế giới lại sang trang, dân chủ và dân quyền đang là trào lưu của những xã hội bị tước đoạt tự do và tiếng nói.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, một sử học gia hiện đang sống tại Paris, Pháp.
Một nhận xét tuyệt vời
Trả lờiXóa