Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Nghĩ gì khi đọc GS Nhật Yoshiharu Tsuboi?‏

Bài nói về GS Nhật Yoshiharu Tsuboi đăng trên mạng  khuyên người VN nên phát triển văn hoá để giữ Độc Lập, ông này làm luận án TS về VN vào thời Vua Tự Dức, ông đã trả tiền cho ông Học giả Nguyễn Đình Đẩu lập một hội đồng để dịch ra tiếng Việt luận án của ông biên bằng tiếng Pháp, sách bán rất chạy nên đã được tái bản nhiều lần. Nghĩ mà buồn. VN có ông Nguyễn Mạnh Tường rất giỏi lại không dùng, từ chức vụ khoa trưởng Luật đại học Hanoi, ông bị đầy xuống làm người đi bới thùng rác, lại thêm dưới chế độ CS, ai cũng sợ không dám viết cái gì, thành phát triển văn hóa VN trong suốt thới gian này ở miền Bắc rất nghèo nàn, nên vớ được quyển luận án TS của ông Nhật thì thấy đổ xô vào. Trong khi đó mình có kho tàng mà làm như không có ai biết đến, có thể là vì xem là tài liệu của Ngụy thành tẩy chay: Xin giới thiệu là có GS Nguyễn Khắc Kham, cũng học ở Pháp cùng thời với hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Phạm Duy Khiêm (anh của Nhạc sĩ Phạm Duy), đi di cư vào Nam năm 1954, và nhờ được sống dưới khung trời Tự do đó nên đã được bình nhiên làm công trình nghiên cứu đóng góp đáng kể cho văn hóa VN (hãy xem bài dưới đây do học trò của ông làm Viện trưởng viện Việt học ở Mỹ viết về ông).
Tôi gọi GS bằng Bác. Có thể thầy của ông GS người Nhật cũng là học trò của Bác tôi vì khi xưa Bác được đại học Tokyo mời sang giảng dạy. Các sinh viên VN du học bên Nhật khi xưa đều biết ông vì ông làm tự điển Nhật-Việt. Năm 1974, lúc miền Nam có Hải chiến với TQ, bác cũng có viết bài suy tầm về Hoàng sa, Trường Sa để đóng góp, đến năm sau 1975 thì tài liệu này được cho vào sách sử địa ở miền Nam để cho học sinh học (xem mục lục dưới đây,tài liệu số 56,57), sau CS vào chắc đem ra đốt hết.

Ông Phạm Duy Khiêm cũng là một nhân tài của thời tiền chiến, sau lánh nạn CS sang Pháp sống, ông cùng với TT Pompidou của Pháp và TT Senghor của nước cộng hòa Phi Châu Sénégal được mệnh danh là bộ ba (trio) giỏi nhất trường "Ecole Normale Supérieure" chuyên đào tạo trí thức hàng đầu của Pháp. Ông Khiêm đỗ đầu nhưng ở thời đó, Pháp không thể để một anh từ xứ nhược tiểu mà Pháp sang để khai sáng đỗ đầu thành đặt điều kiện đòi ông phải gia nhập quốc tịch Pháp. Vì không chịu nên sau này mặc dầu làm việc nhiều năm ở Pháp nhưng ông không được hưởng hưu trí như người Pháp. Báo Pháp biết chuyện nên hỏi ông có bạn làm TT sao không đến thăm bạn (ngầm nói để nhờ can thiệp đặc biệt cho trường hợp của ô.) thì ông trả lới, nếu TT Pompidou muốn gặp lại một người bạn cũ thì Pompidou đến gặp P.D.Khiêm, chứ P.D.Khiêm không có gì để xin Tổng Thống (thành ông không đến). Bố của ông Phạm Duy Khiêm là cụ Phạm Duy Tốn (văn học sử biên soạn ở miền Nam có nói đến Cụ). Cụ còn có một người con thứ ba làm giáo sư Pháp văn ở trường của các Frères Tabert ở miền Nam, ông này cũng là thầy của tôi vì hồi nhỏ bố mẹ tôi có mời ông đến nhà kèm thêm Pháp văn cho anh em chúng tôi.

NDT



GS Nguyễn Khắc Kham



LỜI NÓI ĐẦU

(Trích từ tuyển tập Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham)

Đôi Nét Về Giáo Sư Nguyễn Khắc Kham là bài viết của cố Giáo sư Viện trưởng Viện Việt-Học Nguyễn Đình Hoà trong tập san Dòng Việt số 2 tập 1, in năm 1994 tại Hoa Kỳ, và được Giáo sư cập nhật vào năm 2000. Theo Giáo sư:
“… Đại lão Giáo sư họ Nguyễn có một sự nghiệp văn hoá thật vẻ vang cả trong nước lẫn ngoài nước. Cụ là một nhà mô phạm đúng nghĩa của danh từ này, và đã từng tận tụy đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên người Việt (ở các trường Gia Long, Thăng Long, Hoài Đức, Văn Lang, Minh Tân, Văn Hóa, Chu Văn An tại Hà nội, Petrus Ký tại Sàigòn …, Đại học Văn Khoa Hà nội và Sàigòn, Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Huế) và người nước ngoài (Đại học Ngoại ngữ Đông Kinh bên Nhật Bản với tư cách “Khách viên Giáo thụ”). Giáo sư Nguyễn Khắc Kham cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong ngành văn hóa giáo dục của ta (chẳng hạn, Giám đốc Nha Văn Hoá, Tổng thư ký Ủy hội Quốc gia UNESCO, Giám đốc sở Tu Thư, Giám đốc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia, v.v..) và đã từng đại diện cho Việt Nam tại nhiều hội nghị quốc tế về văn hóa và giáo dục.

Riêng chúng tôi đã sớm có liên hệ của một học trò đối với thầy Nguyễn Khắc Kham, chúng tôi may mắn hằng tuần, có khi mỗi ngày từ cuối thập kỷ 1940, được học của thầy hơn một nửa chữ (chữ Hán, chữ Anh hay chữ Pháp). Mối liên hệ đó về sau còn được củng cố thành lòng kính ái của một nhà giáo trẻ, còn non tay nghề, đối với một bậc đồng nghiệp huynh trưởng đầy kinh nghiệm đã làm cố vấn không biết mệt mỏi cho chúng tôi lúc chúng tôi mới chập chững bước vào nghề gõ đầu trẻ - ở trường Chu Văn An (hậu thân của mẫu hiệu của chính chúng tôi là Trường Bưởi), ở tư thục Văn Lang, những năm 45, 46 - rồi sau khoảng cách khá dài, ở Trường Đại học Văn Khoa Sàigòn từ năm 1957, rồi khi chúng tôi được bổ nhiệm vào năm 1962 để kế thừa vị trí lãnh đạo của Thầy Kham tại Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục cũng như trong Ủy hội Quốc gia UNESCO. Qua bao nhiêu năm, Cụ Kham đã từ Tokyo, từ Paris, từ California viết thư đều đặn để khuyên bảo nhiều đàn em trong lãnh vực văn hóa giáo dục. Mối thâm tình đó, chúng tôi trân trọng vô cùng.
Cụ là một nhà giáo uyên bác nhưng khiêm cung, lúc nào cũng trọng tín nghĩa và không tiếc công tiếc của mà chỉ bảo cho đám hậu sinh chúng tôi về bất cứ một vấn đề nào…”
Ban Tu Thư Viện Việt-Học




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét