Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

KM.ru: người Mỹ chưa bao giờ đặt chân đến mặt trăng

  Aerospace.vn - Vietnamnet gần đây đã tung một loạt bài về chuyện NASA đã đưa người lên mặt trăng hay chưa của Tuấn Hà dịch theo các bài viết trên KM.ru

Với những kết luận hết sức chủ quan, phiến diện của những người không làm khoa học, loạt bài này khiến những ai không có điều kiện đọc và tìm hiểu sẽ dễ dàng tin ngay rằng NASA đã dàn dựng nên một vụ lừa thế kỷ.


   “Từ những năm 70, ở LX đã không mấy ai tin người Mỹ từng lên MT qua những gì báo chí khoa học Nga phân tích. Hàng năm cứ đầu hè là người ta mang ra phân tích lại. Người Mỹ thì hẳn đã không tin từ lâu, vì Holywood cũng từng làm cuốn phim nổi tiếng Apollo 13 nói về giả thuyết này. Những phi hành gia Mỹ từng được coi là đặt chân lên MT cũng im lặng khó hiểu, chẳng mô tả gì nhiều về chuyến đi ngoài mấy câu nói cảm giác "như sách". Tôi từng xem các phân tích của LX về bóng hai nhà phi hành gia Mỹ khác hẳn nhau về chiều cao và tỷ lệ, xe mặt trăng chạy tung bụi y như trên Trái đất, cờ bay... tất cả cho thấy chỉ là cảnh trên mặt đất như sau này NASA dần công nhận, và giải thích là các phim ảnh tư liệu đã mất sạch vì đủ thứ lý do...

Điều này đã cho thấy rằng, với cái thời chạy đua giữa hai ý thức hệ, chính trị đã lên ngôi thế nào và lừa dối lương tâm bằng mọi giá ra sao... nói về mặt này thì LX còn khá chân thật hơn Mỹ, vì đã hy sinh hàng chục phi hành gia đắt giá chỉ để tiến tới thống trị quỹ đạo quanh Trái đất, chưa nói tới mặt trăng. Hồi quyết định thiết kế Lunakhot đầu tiên, đọc thấy tả việc quyết định của Korolev chỉ một việc đơn giản: bề mặt MT là bụi lỏng hay đất mềm? cũng đã phức tạp rồi, sau cùng ông đã đúng: mặt trăng phủ lớp bụi xốp dày, áp lực bánh Lunakhot phải tính như cho đi trên đầm lầy lỏng...cái xe của Mỹ như trong phim công bố chắc chắn chỉ có nước...đứng im, bụi sẽ tung lên che hết tầm nhìn phía trước và chỉ có thể lắng lại sau hàng giờ đồng hồ...

Giới khoa học vũ trụ LX từng công bố: chưa bao giờ tin Mỹ lên MT, nên cũng chẳng có gì chia sẻ kiến thức khoa học về mặt đó làm gì...”

   Vì sao các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng lại lập tức rời bỏ NASA, sống gần như ẩn dật, tránh gặp báo chí? Vì sao phải chờ 40 năm sau, Quốc hội Mỹ mới trao Huy chương vàng cho họ? Vì sao khi bị một người đề nghị mình đặt tay lên Kinh thánh để thề rằng mình đã lên Mặt trăng, ông Aldrin không thề mà đáp lại bằng một quả đấm? Những hiện tượng ấy cũng gây nghi ngờ về vụ bay lên Mặt trăng của Mỹ.

   Đó là những nghi vấn đặt ra trên báo Nga K.M.ru. Theo báo đó, nhà du hành vũ trụ Liên xô (cũ) Iuri Gagarin sau khi bay lên vũ trụ, trở thành một nhân vật nổi tiếng thế giới.

Thế nhưng với những nhà du hành Mỹ “đặt bước chân đầu tiên của loài người trên Mặt trăng” thì sao? Họ trở về nhà, cô đơn, bất lực nhìn những việc xảy ra và đầy niềm tâm sự. Phải chăng đó là vì trong thời kỳ chiến tranh lạnh hay vì một lý do nào khác?

   Cũng theo KM.ru, người Mỹ luôn luôn nói rằng Mỹ đã vượt Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Hollywood cho ra hàng loạt phim về những “siêu nhân”, những cứu tinh của nhân loại, những người bảo vệ nền dân chủ… Theo logic ấy, thì những người lên Mặt trăng phải được lợi dụng triệt để. Họ phải đưa lên màn hinh vô tuyến hàng năm trời, đi khắp thế giới, tham gia vào những “talk show” không biết mệt, kể lại những câu chuyện mình đã kinh nghiệm, những hiểm nguy đã trải qua, sự dũng cảm đã thể hiện, đã tự hào khi cắm là cờ Mỹ trên Mặt trăng, góp một chiếc bánh xe vào bộ máy tuyên truyền của nước Mỹ.

Song dường như hơn ai hết, những nhân vật “anh hùng” ấy biết mình cần làm gì.

Không những làm vẻ vang cho đất nước, họ còn có cơ hội làm giàu cho cá nhân. Ai cũng biết đối với người Mỹ, thành công bao giờ cũng gắn liền với vinh quang và tiền bạc. Những ngôi sao thể thao và ngôi sao điện ảnh tiếng tăm có khi chỉ một lần đóng clip quảng cáo cũng có thể thu được hàng triệu đôla. Đằng này, những người bay lên Mặt trăng – không nghi ngờ gì nữa – là những “siêu sao”, đồng thời là người đầu tiên giá trị của họ trong quảng cáo còn cao gấp đôi. Ai cũng nghĩ rằng họ sẽ trở thành triệu phú dễ dàng. Song có đúng như vậy không đối với số phận những thành viên của phi hành đoàn tàu Apollo 11?

Amstrong : Điều lạ là Amstrong, người đầu tiên bước lên Mặt trăng lại rời NASA rất nhanh chóng, trở thành giảng viên của Trường đại học và lẩn mình vào bóng tối, rất ít khi xuất hiện trên truyền hình, gần như hoàn toàn tránh mặt các báo chí và sau này đi bán máy tính

Aldrin: Cuộc đời của Aldrin, người thứ hai đặt chân lên Mặt trăng còn khó khăn hơn. Cũng giống như Amstrong, từ Mặt trăng trở về, ông không ở lại NASA nữa. Một thời gian ông vướng vào bệnh nghiện rượu, bị trầm cảm và kiếm sống bằng cách khi thì đi bán ô tô, lúc lại đi giảng bài, diễn thuyết.

  Những con người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng là những người anh hùng không điển hình của nước Mỹ, trên ý nghĩa anh hùng phải là biểu tượng cho một nước Mỹ phồn vinh, luôn luôn xuất hiện và thu nhập nhiều triệu đôla bằng tài năng của mình. Còn họ có thể coi là những người bất hạnh, phải rời bỏ nghề nghiệp ở lứa tuổi đang phát triển nhất (khoảng 40) và những năm tháng còn lại của cuộc đời sống vô vị ở một nơi nào hẻo lánh đó, cố gắng để khỏi rơi một lần nữa vào tâm điểm chú ý của xã hội.

Collins: Michael Collins, người thứ ba trong êkip Apollo-11, khác với Amstrong và Aldrin, không đặt chân lên Mặt trăng mà ở lại lái con tàu bay vòng quanh, bảo đảm sự tiếp xúc với mođun Mặt trăng và đồng đội, số phận ra sao ?. Chắc mọi người đều đoán ngay ra được, ông cũng từ giã NASA hầu như ngay lập tức vào năm 1969. Sau đó, ông học về kinh doanh và những năm 1980, ông lập ra một công ty riêng.

   Một điều lạ lùng nữa là họ không được nước Mỹ tri ân ngay như những người con anh hùng của mình. Mãi đên năm 2009,nghĩa là đúng 40 năm sau ngày cắm cờ Mỹ lên Mặt trăng,họ mới được huy chương vàng của Quốc hội. Phải chăng cần bấy nhiêu năm, thấy mọi việc đều an toàn rồi người ta mới được trao tặng. Hãy nhớ lại rằng Iuri Gagarin được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô xủa Xô viết tối cao từ ngày 14 Tháng tư năm 1961. Sau chuyến bay, ông đã đi vòng quanh thế giới, gặp gỡ nhà lãnh đạo các nước, những nhân vật nổi tiếng, những người dân thường, mỗi ngày hàng chục cuộc gặp như vậy.

Nhưng nhà du hành “Mặt trăng” Mỹ luôn luôn tìm các trốn tránh những cái nhìn lạ lẫm. Thật trái ngược với những nhà du hành vũ trụ Liên Xô.

Dù sao đi nữa thì Aldrin, sau khi vượt được những khó khăn trong cuộc sống,cũng bắt đầu trả lời phỏng vấn và tham gia hội thảo về những đề tài vũ trụ. Nhưng không may, ông mắc vào một vụ scandal lớn. Chẳng là vào năm 2002, khi ông đã ở tuổi 72, một người vốn không tin vào việc lên Mặt trăng là có thực tên là Bart Sibrel yêu cầu ông đặt tay quyển Kinh thánh và thề rằng mình đã từng lên Mặt trăng. Nhà cựu du hành vũ trụ không chịu thề. Sibrel bèn gọi Aldrin là “tên hèn nhát” và “kẻ lừa dối”. Thay vì câu trả lời, Aldrin tống thẳng một quả đấm vào quai hàm đối thủ.

  Sự thât có thể như vậy ư? Rất mong nhận được thông tin và phản hồi của độc giả mọi nơi.
 (Theo KM.ru)

Phản hồi của bạn đọc:

   Câu chuyện về người Mỹ từng lên mặt trăng hay chưa đã được thảo luận từ lâu, kể từ một chuyện không đâu vào đâu [1] và được phát tán bởi những kẻ săn tin tức, rồi lan rộng dần qua các nhà văn, các nhà báo, nhiếp ảnh gia, và cả một vài nhà khoa học [2].

   Một sự thực đáng buồn là mọi thứ xuất phát từ chính nước Mỹ, và hiện nay có đến hơn 20% người Mỹ và hơn 40% người Nga tin vào điều đó. Một hậu quả ghê gớm bởi chính những bài báo vô trách nhiệm như của KM.ru và Vietnamnet!

    Có một điều hết sức buồn cười, là những người ủng hộ giả thuyết về sự lừa đảo của NASA chủ yếu là nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh gia v.v.., còn các chuyên gia hàng không vũ trụ, các nhà du hành vũ trụ thì hầu như không hề nghi ngờ về điều đó. Về mặt logic, đó là một bằng chứng khó bác bỏ được rằng những nghi ngờ đó chỉ mang tính vặt vãnh, ngờ nghệch và bị lợi dụng để kiếm tiền [3].
   Đa phần các câu hỏi của những người nghi ngờ đều liên quan đến các ảnh chụp! Việc phân tích một vấn đề khoa học to lớn như vậy (chương trình Apollo có gần 40.000 người tham gia và tiêu tốn hơn 25 tỷ USD thời đó) thông qua những bức hình chụp là một trong những điều phi lý và buồn cười nhất, nhưng có hàng trăm triệu người tin vào điều đấy. Vấn đề không phải người ta ngu dốt, mà do quá thiếu hụt thông tin. Gần như các câu hỏi nghi ngờ được các nhà báo, nhà văn kết luận ngay là không thể trả lời, không thể giải thích, trong khi người ta đã giải thích hết rồi. Họ đã không cung cấp nhưng lời giải thích đó cho người đọc, và lờ đi những chi tiết quan trọng chỉ để đạt được một mục tiêu: câu khách, nổi tiếng và kiếm tiền.

   Có những câu hỏi ngây ngô vô cùng nhưng vẫn được những người nghi ngờ xem như là một bằng chứng không thể chối cãi cho việc NASA chưa hề đưa người lên mặt trăng. Ví như tại sao sau chừng ấy năm người Mỹ vẫn chưa lên mặt trăng lại, mà phải đợi đến khoảng năm 2020 theo dự kiến? Đối với họ, chỉ có một câu trả lời duy nhất: làm gì có khả năng lên mặt trăng, cho nên phải chờ đến 2020. Những suy luận như vậy rất phổ biến. Trong khi đó, hoàn toàn có thể kể ra những lý do như sau:

- Không ai bỏ một số tiền khổng lồ chỉ để lên mặt trăng rồi về. Những năm chiến tranh lạnh, việc đó được thực hiện chủ yếu cho mục tiêu chính trị, nhưng không phải là vô nghĩa về mặt khoa học.
- Việc đảm bảo an toàn tối đa cho con người ngày càng được xem là quan trọng nhất. Trong thời chiến tranh lạnh, nó không được xem xét. Những chuyến bay của Gagarin hay Leonov có xác xuất sống – chết 50-50 vẫn phải thực hiện, nhưng bây giờ điều đó là không thể!
- Các chuyến bay tiếp theo lên mặt trăng không còn ý nghĩa chạy đua xem ai là người đầu tiên nữa, mà để phục vụ cho các chuyến bay xa hơn đến sao Hỏa. Vì thế chỉ khi nào kế hoạch cho các chuyến bay xa hơn được vạch ra, và khả năng thực hiện đã đến, thì người ta mới tiến hành lên mặt trăng, xây dựng các cơ sở để làm bước đệm.

   Có hàng chục câu hỏi liên quan đã được giải đáp [4], ở đây xin trích dẫn lời của những người có uy tín trong ngành hàng không vũ trụ, những người mà lời của họ có thể xem như bằng chứng đáng tin cậy hơn rất nhiều những chuyên gia phân tích hình ảnh!

1) Aleksey Leonov – kỹ sư-phi công, nhà du hành vũ trụ, tham gia vào chương trình khám phá mặt trăng của Liên Xô, người đầu tiên đi bộ ngoài không gian.

“Nói một cách nghiêm túc, tin vào chuyện người Mỹ chưa hề lên mặt trăng chỉ có thể là những người thiếu hiểu biết!” (Всерьез верить в то, что американцы не были на Луне, могут только абсолютно невежественные люди)
“Chúng ta có đặt một căn cứ quân sự 32103 trên đại lộ Komsomolskyi để đảm bảo việc truyền tải thông tin trong vũ trụ, vì lúc đó trung tâm điều khiển (SUP) chưa có. Chúng tôi nhìn thấy (không như những người còn lại của Liên Xô không được thấy) Amstrong, Oldrin hạ cánh xuống mặt trăng - hình ảnh vốn được truyền từ Mỹ đi khắp nơi…. Khi Amstrong bước xuống bề mặt mặt trăng, tất cà mọi người trên đất Mỹ đã vỗ tay, còn chúng tôi ở đây, trên đất Liên Xô, những nhà du hành Xô Viết, cũng giơ tay chúc mừng, và chân thành chúc họ thành công!” [5]

2) Georgyi Grechko –Dr.Sc, nhà du hành vũ trụ, anh hùng Xô Viết :
“Chúng ta đã chạy đua với người Mỹ. Đầu tiên, việc chuẩn bị chinh phục mặt trăng của chúng ta diễn ra nhanh hơn, nhưng sau đó thì chậm lại, nguyên nhân chính là vấn đề điện tử (hậu quả của việc quy chụp thời đó, rằng điều khiển học là “con điếm của chủ nghĩa tư bản”). Khi đó chúng tôi từng đùa rằng máy tính mini của mình to nhất thế giới. Vì thế chúng ta đã thua trong cuộc đua. Nhưng trong quá trình đó chúng tôi (LX va Mỹ) đã rất cẩn thận theo dõi tiến triển của nhau, gồm việc thử nghiệm động cơ, hệ thống điều khiển, các chuyến bay thử. Dĩ nhiên, với tư cách nhà du hành vũ trụ, tôi có thể nói rằng chúng ta chưa hề lên mặt trăng, và người Mỹ cũng vậy. Nhưng nói dối để làm gì? Chúng tôi biết rõ về điều đó. Có những chuyện có thể bạn tin hoặc không tin. Nhưng chuyện người Mỹ đã lên mặt trăng thì chúng tôi hoàn toàn biết chính xác. Khi chúng tôi nhận được các tín hiệu từ mặt trăng, chúng tôi nhận chúng từ mặt trăng, chứ không phải từ Hollywood!
- Chúng tôi có khả năng để đánh giá lẫn nhau một cách chuyên nghiệp
- Không nên tin vào những lời đồn nhảm, nên tin vào những người am hiếu! [6]

3) Nhà du hành vũ trụ và đồng thời là nhà thiết kế tàu vũ trụ K.P. Feoktistov :
   “Và khi Amstrong, Oldrin và Collinz đến mặt trăng, các thiết bị thu nhận của chúng tôi nhận được những tín hiệu từ board tàu Apollo 11, những cuộc nói chuyện và những hình ảnh TV về việc bước ra bề mặt mặt trăng. Tạo dựng 1 sự lừa bịp như vậy có lẽ không dễ hơn 1 cuộc du hành thật là bao nhiêu. Để làm điều đó cần phải thả xuống bề mặt mặt trăng bộ truyền phát truyền hình và kiểm tra khả năng làm việc của chúng bằng các tín hiệu điều khiển từ trái đất. Sau đó đến ngày làm giả chuyến bay thì phải gừi đến mặt trăng bộ truyền tín hiêu để giả lập các liên lạc vô tuyến giữa Apollo và trái đất trong suốt hành trình. Quy mô công việc trong dự án Apollo người ta ko giấu diếm. Và những gì người ta đưa cho tôi xem ở Houston năm 1969 (trung tâm điều khiển, các phòng thí nghiệm), những nhà máy ở LA để chế tạo Apoll và những thiết bị đã phóng đi và quay về trái đất, theo logic trên thì cũng đều là giả lập hết sao? Quá khó và quá buồn cười!” [7]

4) Viện sỹ Mikhail Marov
Ông là một trong những người tham gia chương trình mặt trăng của Liên Xô không nghi ngờ gì về việc người Mỹ từng lên mặt trăng là có thật, và tất cả những bằng chứng nghi ngờ được đưa ra theo ông “hoàn toàn chỉ có ý đố đầu cơ, lợi dụng” (để nổi tiếng, để kiếm tiền). [8] (ở link này có giải thích về việc NASA mất tài liệu)

5) Juri Markov – kỹ sư - thử nghiệm viên trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa vũ trụ ở sân bay vũ trụ Baikonur:
“Thứ nhất, mỗi cuộc phóng tên lửa đều bị theo dõi liên tục bởi nước đối đầu (Mỹ-LX). Và do đó bất cứ một sự lừa dối nào đều sẽ bị phanh phui ngay lập tức. Thứ hai là vào năm 1969 LX đã có 1 phân hạm các tàu biển đặc biệt. Chúng tôi đã nhận tín hiệu radio từ mặt trăng. Hơn nữa, chúng tôi có thể xác định được cụ thể những tìn hiệu đó xuất phát từ điểm nào trên mặt trăng. Không hề có nghi ngờ gì về việc tín hiệu đó là giả lập. Thêm một điều nữa, đặc trưng cho thời kỳ khốc liệt đó (nghĩa là kiểm tram theo dõi ngặt nghèo lẫn nhau-ND): ngày 3 tháng 2 năm 1966, tàu Luna-9 của LX đã thực hiện cú hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt trăng và truyền về hình ảnh TV. Sang ngày hôm sau trên báo chí thế giới đã phát tán hình ảnh đó khắp nơi. Trong khi chúng tôi còn đang xử lý, quan trắc thì đài quan trắc Jodrel Benk của Anh đã nhận được các tín hiệu đó và đưa cho báo chí!”[9]

[1]- Sự việc bắt đầu từ ngày kỉ niệm 80 năm ngày sinh đạo diễn Stenly Cubric (film odyssey 2001), vài phóng viên gặp vợ của ông và hỏi về công việc của ông ở studio Hollywood. Bà thực lòng trả lời rằng trên trái đất có hai lunnar module, một ở viện bảo tàng (ko cho chụp), một ở Hollywood để phát họa lại quá trình từ đầu đến cuối – Leonov Aleksey (Xem thêm >>)

[2]- Những người ủng hộ giả thuyết về sự lừa đảo này hay trích dẫn lời của những nhân vật sau:
- Bill Kaysing, làm ở công ty Rocketdyne chuyên làm động cơ tên lửa cho chương trình Apollo: những lý lẽ của ông này chả dính dáng gì đến các vấn đề khoa học về động cơ hay hàng không. Đặc biệt, ông ấy bị sa thải từ năm 1963, trước khi công ty Rocket tham gia vào dự án Apollo, và trước đó thì ông ấy làm ở bộ phận thông tin kỹ thuật, một chức vụ yêu cầu các kỹ năng văn phòng, thư viện, không phải là kỹ sư!

- Leonid Valentinovich Batsur,kĩ sư hướng dẫn (eng. - lead engineer; rus. - ведущий инженнер) nhà máy Khimmash, chuyên gia động cơ tên lửa với 33 năm kinh nghiệm, người tính toán rằng nếu các thông tin tính toán người Mỹ công bố là đúng thì Apollo không thể hạ cánh và cất cánh từ mặt trăng là không thể. Vấn đề là hoặc ông ấy không muốn đi sâu vào vấn đề chuyên môn kỹ thuật, hoặc toàn soạn báo quên chuẩn bị tư liệu, bởi vì sau đó chẳng có tài liệu thông số tính toán nào của ông ấy được công bố cả. Ông ấy chỉ dựa vào các tấm ảnh để đưa ra phân tích: các phi hành gia Apollo trong chuyến bay không nhìn thấy và cũng không hề chụp hình trái đất. Và thêm điều nữa, không nên dựa vào cái tên “lead engineer 33 năm kinh nghiệm”, chức vụ đó cũng bình thường.

- Aleksandr Ivanovich Popop – Dc.Sc, nhà vật lý Xô Viết. Những quan điểm của ông về vấn đề này không ít lần bị chỉ trích, và vì không phải là chuyên gia hàng không vũ trụ, ông đã để lọt một số lượng lớn những sai sót trong những bài viết của mình.( Xem thêm >>)

[4]-   Летали ли американцы на Луну?
[5]- Tiếng Nga:
- Tiếng Anh:
[9] – Loạt phóng sự 4 bài của báo Komsomol’skaya Pravda

Ngày ấy, báo chí Liên Xô đã viết:


Những bước chân trên mặt trăng

  Bài báo này hoàn toàn mô tả những gì đã được xem trên truyền hình vào chương trình thời sự đầu tiên kể từ lúc Apollo hạ cánh lúc bấy giờ.
   “Ngày 16 tháng 07 năm 1969, vào lúc 16h32’ tên lửa đẩy cao cỡ tòa nhà 4 tầng rời bệ phóng với cái đuôi lửa bao trùm. Động cơ tên lửa với sức cháy 15 tấn nhiên liệu mỗi giây đã đưa chiếc Phi thuyền có 15 triệu chi tiết vào không gian vũ trụ.

Sáng sớm ngày 21 tháng 07, nhân loại đã có những bước đi đầu tiên trên bề mặt mặt trăng. Chúng ta nhìn thấy trên màn hình ti-vi Neil Armstrong bước xuống chiếc thang 9 bậc, cẩn trọng ướm thử chân lên đất mặt trăng và cuối cùng là bước đi đầu tiên…
- "Bước đi nhỏ bé của con người - bước nhảy vọt của nhân loại” – câu nói của nhà du hành dũng cảm vang lên.
Chuyển động của Ông rất giống với chuyển động của một thợ lặn đi trên đáy đại dương. Armstrong lấy mẫu đất bằng cái bay chuyên dụng, gói lại và cho vào cái túi quần phía trên đầu gối trái một chút. Ông mất hút sau khung hình, rồi lại hiện ra. Thì ra Ông đang chạy!
Vài phút sau xuất hiện thêm Edvin Oldrin bên cạnh Armstrong. Trên mặt trăng các nhà du hành vác theo các dụng cụ khoa học, máy quay phim. Họ cũng mang cả các kỷ niệm chương có hình của các anh hùng đã hy sinh vì sự ngiệp nghiên cứu vũ trụ : Gagarin, Komarov, Grissom, Chaffee, White.
Vào lúc 20h54’ Armstrong và Oldrin rời bề mặt mặt trăng. Sau khi kết nối với khoang chỉ huy có Michel Kollinz đang đợi, cái thang được tháo bỏ, phi thuyền Apollo-11 quay về trái đất. Theo kế hoạch, khoang hạ cánh sẽ đáp xuống Thái Bình Dương vào chiều ngày 24 tháng 07.

Ghi nhận sự thành công của chuyến bay Apollo-11, truyền thông thế giới không quên nhắc đến những vấn đề nan giải của Hoa Kỳ. Báo Morning Post của Nigeria viết: "Chúng tôi chúc mừng sự thành công của người Mỹ, đồng thời cũng muốn họ xóa các khu ổ chuột và giúp đỡ những người đói khổ”

Còn người Nga hiện nay viết như thế này:

“21 tháng 7 năm 1969 người Mỹ Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên lên mặt trăng. Bây giờ khá phổ biến phiên bản rằng người Mỹ chưa bay lên mặt trăng, và tất cả các bức ảnh và video – dàn dựng, nhưng các chuyên gia nghiêm túc không nghĩ vậy. Ở Liên Xô sự kiện chuyến bay của người Mỹ lên mặt trăng cũng chưa bao giờ bị nghi vấn.”

Mời các bác coi lại một số tư liệu

Apollo11 hạ cánh: đoạn phim lần đầu có góc cờ bay cuối phim


xem cả quá trình:dựng lại vào 2 năm trước, thay cho cờ bay là lá cờ kim loại cứng đơ:

  Tổng hợp từ Diendan NNN




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét