Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Người Trung Quốc hoàn toàn không quên mối hận thù quá khứ.*

   Đọc bài này mới thấy rằng người dân Việt Nam mình thật nhân hậu. Từ xa xưa ông cha ta đã có truyền thống ấy, ngay cả với chính kẻ thù của mình. Đối với binh lính nhà Minh (TQ) ra hàng, Lê Lợi cho đưa về các nơi nuôi nấng tử tế. Vua nước Nam còn cấp lương thực, tàu thuyền cho giặc Tàu về nước. Người dân Việt Nam cũng khép lại quá khứ với những tội ác của quân phiệt Nhật hồi chiến tranh thế giới lần thứ II và với quân đội Mỹ và Đồng minh Nam Hàn... trong chiến tranh trước 1975. Người dân Việt cũng muốn bỏ qua những tội ác man rợ của Trung Quốc năm 1979 với VN nhưng chính quyền Bành trướng Bắc Kinh đã không cho dân ta cơ hội đó. Họ luôn tìm cách lấn từng tất đất, thước biển của VN…tiến tới thôn tính Việt Nam trong khi rêu rao tinh thần 16 chữ và 4 “Tốt” để ru ngủ những ai nhẹ dạ cả tin.



“Bắc Kinh đã cho thấy rõ là người Trung Quốc hoàn toàn không quên mối hận thù quá khứ”. Nhưng họ lại cố tình quên tội ác họ đã gây ra cho các nước láng giềng hàng ngàn năm qua.Vì sao?!
   VM

 

"Con rồng Trung Quốc" lại một lần nữa giơ móng vuốt với Nhật Bản.  
66 năm sau sau khi kết thúc Thế chiến II, Bắc Kinh lại cất tiếng nhắc nhở thế giới rằng Nhật Bản đã gieo rắc cuộc chiến tranh vi trùng chống đất nước Trung Quốc. Tại Cáp Nhĩ Tân từng có khu vực canh phòng nghiêm ngặt là nơi đơn vị số 731 của đội quân Quan Đông tiến hành những thí nghiệm sinh học trên con người.

Đặt trong vòng bảo vệ đặc biệt có trụ sở chính của đơn vị nói trên là nhà máy sản xuất đạn pháo chứa vi khuẩn, khối nhà đã được thiết lập để làm các thực nghiệm sinh học trên con người. Đó là cơ sở tối mật - "đầu não trung tâm" nghiên cứu chế tạo vũ khí vi trùng của Nhật Bản để sử dụng tại các nước Đông Nam Á. Chính tại "Auschwitz Cáp Nhĩ Tân ", nạn nhân của chu trình thí nghiệm tàn ác đó đã là hàng chục ngàn tù binh người Trung Quốc, kiều dân Nga, các công dân Triều Tiên, Mông Cổ và các nước châu Á khác. Họ bị làm nhiễm bệnh dịch hạch, các loại vi khuẩn tử thần khác, để kiểm tra độ sống sót của con người trong điều kiện chiến tranh vi trùng.

Tại chốn công binh xưởng thời xưa, đã không chỉ một thập kỷ nay có Viện bảo tàng-đài tưởng niệm nạn nhân. Nhưng bây giờ Bắc Kinh quyết định một lần nữa thu hút sự chú ý của công luận tới sự kiện và địa điểm quá khứ. Vì sao vậy? Sau đây là giả thiết của chuyên viên Valeri Kistanov – lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông học (Viện Hàn lâm khoa học Nga):

“Trung Quốc đang thu thập thêm sức mạnh quyền lực về kinh tế, quân sự, chính trị, lại càng muốn khẳng định vị thế trên vũ đài quốc tế. Có thể bước đi nêu trên bộc lộ mong muốn gợi lại những hiềm thù cũ, như một kiểu kích thích cảm hứng cho mình và về mình, rằng trước đây ta là đối tượng từng bị thiệt hại nặng nề, còn ngày nay luôn khắc cốt ghi tâm điều đó và không bao giờ tha thứ cho những nỗi đau khổ mà quân Nhật đã gây ra cho người Trung Quốc”.

Đồng thời chuyên viên Nga lưu ý rằng mối thù về những nạn nhân này ở Trung Quốc là rất sâu sắc, hết lúc này đến lúc khác lại bùng phát dưới dạng thức phát ngôn bài Nhật.

“Có thể nhớ lại rằng năm 2005 ở Trung Quốc đã diễn ra những cuộc mit-tinh gay gắt chống Nhật Bản, đám đông đập tan các cửa hiệu Nhật Bản, có những cuộc tấn công phá hoại chống các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản tại Trung Quốc. Tâm thế chống Nhật biểu hiện đậm nét trong giới trẻ. Ở Liên Xô trước đây cũng có thời hiện hữu tinh thần bài Đức rất mạnh. Nhưng đó là sau chiến tranh, và khi thế hệ hậu chiến trưởng thành, tình cảm tiêu cực như vậy trên thực tế không còn đọng lại nữa. Thế nhưng ở Trung Quốc thì thái độ chống Nhật truyền mãi và lan tràn khá sâu rộng trong giới thanh thiếu niên. Và chỉ một tia lửa bất kỳ cũng đủ để tâm trạng xã hội này bùng phát với cường độ mới”.

Tại Bắc và Nam Triều Tiên, tại các nước Đông Nam Á người ta cũng ghi nhớ rõ về những tai họa và nỗi bất hạnh mà đội quân xâm lược Nhật Bản đã mang tới phần lục địa này. Công luận Hàn Quốc cho đến nay vẫn không thể tha thứ cho người Nhật vì tội ác biến các phụ nữ Triều Tiên thành nô lệ tình dục của quân đội Nhật Hoàng. Tại đó đã hình thành phong trào xã hội mạnh mẽ, đòi Nhật Bản phải chính thức xin lỗi các nạn nhân và bồi thường cho những đau khổ tinh thần và thể chất mà binh lính Nhật gây ra trên đất Triều Tiên. Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản từ chối thực hiện bước đi như thế, cho rằng văn bản hiệp định bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc ký kết từ năm 1965 đã khép lại vĩnh viễn mọi vấn đề trong cuộc chiến giữa đôi bên.

Nhật Bản cũng thường xuyên thể hiện với Trung Quốc lập trường rằng đã đóng lại những trang chiến tranh trong lịch sử bang giao. Nhưng khi thiết lập và phô trương sự bảo vệ đặc biệt đối với địa điểm tội phạm của đơn vị 731 thuộc đội quân Quan Đông Nhật Bản, Bắc Kinh đã cho thấy rõ là người Trung Quốc hoàn toàn không quên mối hận thù quá khứ.

Theo TNNN
* Tiêu đề gốc - “Con rồng Trung Quốc” lại giơ móng vuốt với Nhật Bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét