Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Vài suy nghĩ về quan hệ LB Nga – Trung Quốc trên bình diện thế giới qua chuyến viếng thăm TQ của V.Putin.

Bên cạnh sự cũng cố hợp tác kinh tế giữa LB Nga và Trung Quốc, khía cạnh chính trị trong chuyến đi thăm TQ của V.Putin được thể hiện rất rõ.

Một trong những lo âu của các cường quốc châu Âu sau khi D.Medvedev chính thức đề nghị V.Putin tham gia ứng cử TT được nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây đề cập là: Để đối phó với ảnh hưởng của LB Nga dưới sự lãnh đạo mới của V.Putin, Liên minh châu Âu bắt buộc phải mở rộng biên giới đến các nước láng giềng nghèo quanh LB Nga. Đó gần như là tự sát, bởi vì phải “cõng” thêm một gánh nặng ngòai sức mình trong khi chính LM châu Âu đang trong tình trạng khủng hỏang kinh tế. Nếu không mở rộng phạm vi địa lý và ảnh hưởng thì những chính sách mới của Nga sẽ đặt châu Âu vào thế yếu như thời kỳ Putin cầm quyền trước đây.


Việc V.Putin chọn TQ là quốc gia đầu tiên trong chuyến công du quốc tế sau khi được đề nghị ứng cử TT như là lời đáp của V.Putin cho công đồng châu Âu. Ở Bắc Kinh, khi V.Putin được hỏi: Liệu việc TQ là quốc gia đầu tiên được chọn cho chuyến đi này có như là một thông điệp gửi phương Tây không, thì V.Putin từ chối trả lời. Nhưng V.Putin đã giải thích lý do quay trở lại vai trò TT của mình: "Chúng tôi nhận thức rõ cần phải làm những gì và như thế nào!”, và “Không có ác ý gì ở đây cả" mà là chứng minh cho phương Tây thấy rằng: Nga có một đối tác mạnh mẽ ở phía Đông, và sẵn sàng cùng với TQ xây dựng lại thế giới.

Tại Bắc Kinh, V.Putin và thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo nói: "Tình bạn của chúng ta được củng cố mạng mẽ hơn bao giờ hết vì lợi ích hòa bình và ổn định tòan thế giới", Nếu liên hệ câu nói này với việc LB Nga và Trung Quốc mới đây đã cùng bỏ phiếu chặn Nghị quyết của Liên Hợp Quốc do phương Tây đề nghị nhằm chống lại Syria, thì những lời nói này không phải là sự lịch sự trong ngọai giao.

V.Putin đã nói thẳng: “Nga và Trung Quốc có thể thiết lập một trật tự thế giới mới. Tôi nghĩ, trước hết là về cải cách trật tự tài chính… Cần phải khôi phục lại các quỹ phòng bị, để giảm sự biến động của thị trường nguyên liệu khoáng sản, và nói chung là cần chú ý hơn đến khu vực sản xuất và hạn chế đầu cơ".

V.Putin, trước đây và nhất là hiện nay, luôn chứng minh cho phương Tây thấy rằng: Nước Nga không đơn độc, bên cạnh LB Nga có Trung Quốc. V.Putin nhắc lại rằng: Đây là nước duy nhất có nhịp độ tăng trưởng kinh tế đến con số hàng chục ngay cả trong tình trạng khủng hoảng tòan cầu, và nhấn mạnh: “Trong bối cảnh khủng hoảng ở Mỹ và châu Âu, mối quan hệ của chúng ta làm ổn định nền kinh tế thế giới”. Thủ tướng TQ đồng ý: “Một chân trời chưa từng có đang mở ra trước chúng ta".

Về phương diện con người, khác với phương Tây, V.Putin luôn luôn được cảm tình thực sự ở các nước phương Đông. Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông Trung Quốc: Ông có Đai đen môn võ judo, ông bay trên máy bay tiêm kích, ông biết lặn sâu dưới nước…, Thủ tướng V.Putin tỏ ý khiêm tốn: "Tôi không thấy có gì đặc biệt ở đây cả. Hàng trăm, có lẽ hàng ngàn người, làm những việc tương tự với tư cách cá nhân, nhưng họ không được chiếu trên tivi thôi. Tôi có rất nhiều người quen như thế”.

Và cuối buổi nói chuyện, V.Putin tỏ lòng khâm phục các võ sư TQ: “Tôi còn nhớ, có đến thăm Chùa Thiếu Lâm, tôi nhìn các nhà sư và có chút ghen tỵ: Tôi không thể làm được như vậy!"

Putin qua lăng kính ngoại lai!!!

Chuyện của người ta, đáng lẽ ra không nên nói ở đây. Nhưng nó liên quan đến Putin, một người mà tôi và nhiều người khác kính trọng.

Vậy thì ta nói gì? Hãy coi nó như câu chuyện tiếu lâm vậy!

Trước hết là nói qua mấy bài xung quanh việc Putin tuyên bố tranh cử, ở blog quê choa http://quechoa.info/
Thời mở cửa, blog mọc ra như nấm sau mưa, tốt có xấu có, và không tránh khỏi bị lợi dụng, bị biến thành công cụ... Thực ra, blog này là chỗ khá nhiều bài hay, nhất là những bài tác giả tự viết. Nhưng không tránh khỏi sạn.

Thứ nhất là viết về một lãnh đạo, nên thảm khảo dân chúng của người ta. Ở đây là người Nga, và dĩ nhiên để thực sự là số đông, là dân chúng thì lại phải kể đến United Russia, các tổ chức con của nó, đến nơi tập hợp quân chúng theo số đông như Mặt trận toàn Nga hay giới trẻ như Young Guard hay Nashi.

Ồ! hỏng, như thế thì phạm tội tuyên truyền cho Putin mất rồi. Bài viết này đọc rất hay nhưng là ý kiến chuyên gia nước ngoài, chẳng liên quan gì đến dân Nga cả. Đó cũng là sai lầm của tác giả blog.

Bây giờ Putin sẽ chết trong Điện Cẩm Linh

Nếu tìm gốc bài viết thì ra trang này, một trang đuôi .ru, không gì hơn là tự do báo chí, một điểm kém cho mục đích mà bài viết cố gắng tuyên truyền. Còn cụ thể nội dung, thì méo mó và chẳng có gì đáng bàn, chỉ dành cho lớp người kém hiểu biết. Trang web này thực ra là một bản dịch media phương tây: http://www.inopressa.ru/

Nhưng cái đoạn này thì không thể bỏ qua:

...Mà nhục nhã nhất là Medvedev: ông ta đã buộc phải tuyên bố “từ bỏ Điện Cẩm Linh”. (Chrystia Freeland, biên tập viên hãng Reuters, viết trên tờ The New York Times)

Rõ là cay cú, Mevedev chẳng những không nhục mà rất đứng đắn và tự hào là khác, ông nói về việc không tranh cử: là do ông thấy Putin uy tín hơn, mặt khác ông cũng là đại diện của United Russia và dân Nga, do đó ông phải lựa chọn để Nga có lợi ích nhất, sau đó mới đến cá nhân ông. Một điểm + cho ông Mevedev.

Thứ hai là nên để ý đến tác giả bài viết. Ở bài viết dưới này, tác giả là Richard Pipes, ông ta thuộc nhóm anti-Russia khét tiếng, hay còn gọi là Russophobia. Vậy tác giả đăng bài này lên nếu không phải vô tình thì hẳn phải có dụng ý, ít nhất là mượn cáo nói mèo.

Nước Nga buồn thảm

Những Zbigniew Brzezinski, Richard Pipes, Robert Kaplan, Michael Ledeen, John McCain, Randy Scheunemann, Anne Applebaum, Ronald Asmus, Richard Holbrooke, Robert Kagan, William Kristol.... đám này được gọi là học giả, chính khách, cố vấn ... cùng nhiều chức tước khác chuyên đời bu bám đặc kín nhiều đời các TT Mỹ. Cũng có một nhóm như thế bu bám xung quanh TT Yeltsin khiến nước Nga suýt chết nhưng đã bị đánh cho tan tác rồi.

Cả Putin lẫn Medvedev đều không được chuẩn bị cho các hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới. Cả hai đều cho rằng nước Nga được cách ly khỏi kinh tế thế giới như Liên Xô trước kia.

Chà!!! họ lo tích trữ vàng từ lúc nó còn rất rẻ, họ lo tăng sản lượng lương thực tích cốc phòng cơ lâu rồi. Từ lúc các giáo sư Harvard còn đang say sưa với những học thuyết vi mô vĩ mô mà chẳng ai nghe thấy kinh tế Mỹ rung chuyển răng rắc rầm rầm.

Khi người Nga nói họ muốn chính phủ phải „mạnh mẽ, cương quyết và không khoan nhượng”, ý họ cũng muốn nói đến chính sách ngoại giao. Khi hỏi rằng nước họ nên được nhìn nhận như thế nào trên trường quốc tế, gần một nửa số người được hỏi trả lời là „một nước hùng mạnh, bất khả chiến bại, một cường quốc của thế giới”. Chỉ có 3% trả lời là „nước yêu hòa bình và thân thiện”, và 1% là „nước pháp quyền và dân chủ”. Thái độ ấy của phần lớn xã hội lý giải sự nỗ lực đến mức ám ảnh của người Nga để xây dựng địa vị „cường quốc lớn” mà họ đạt tới đỉnh điểm trong chế độ Xô viết và đã đánh mất. Cũng chính vì lý do này mà phần lớn người Nga coi Stalin là lãnh tụ lớn nhất, và coi thường Kerensky và Yeltsin, những người đã cố gắng mang tự do đến cho họ. Tham vọng lớn nhất của các lãnh tụ là xây dựng cho nước Nga khả năng gây khiếp sợ và bắt người khác phải vì nể.

Ít nhất thì đoạn này có vẻ đúng đây, nước Nga dĩ nhiên tự xây dựng mô hình xã hội dân chủ cho mình, nó không được giống phương tây cho lắm, các giáo sư tây học đừng tức tối chỉ vì thế.

Chuẩn bị cho dân chúng trước sự sụp đổ giả tưởng của Hoa Kỳ, truyền thông Nga vẽ ra những bức tranh vui tươi cho nước mình, mà đến năm 2020 phải vượt qua Hoa Kỳ trong kinh tế và quân sự và có thể – cùng với Trung Quốc – thay thế siêu cường quốc đáng căm ghét này. Đồng Rúp sẽ phải trở thành ngoại tệ dự trữ chính, còn Moscow – thành thủ đô tài chính của thế giới. Khi đọc các dự báo như vậy, người ta có thể đặt câu hỏi liệu các tác giả có tin vào chúng không, hay là họ đang có mưu đồ. (…)

Đoạn trên thì không hiểu các giáo sư chuẩn bị gì cho nước Mỹ và phương tây? hay thậm chí là "mối đe dọa Trung Quốc"?
Nếu có thì giờ, các bác thử tìm hiểu tiểu sử, chủng tộc cái nhóm anti-Russia trên kia xem, ra rất nhiều chuyện thú vị đấy.

Cuối cùng là, một kinh nghiệm nhỏ, chúng ta hầu hết đều lấy nguồn website, không thể bỏ qua đó là nấm độc hay nấm lành, bằng cách thăm dò họ là ai, lượn một vòng xem lướt xem tổng thể quan điểm của họ là gì, những link mà họ chủ ý hướng người đọc đến là gì. Đôi khi chỉ cần thế là ra cả một bọn.

Dmitri Tran  
Kisinhốp,Moldova

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét