Photo: RIA Novosti
|
Đúng 20 năm trước quốc gia với tên gọi Liên Xô đã biến đi trên bản đồ thế giới. Tất cả các nước cộng hòa đứng trong Liên bang Xô viết đều tuyên bố nều tự chủ, tổ chức bầu tổng thống, lập chính phủ cũng như các kế hoạch của tương lai riêng. Tuy nhiên cho mãi đến hôm nay, một số giới cầm quyền vẫn tìm kiếm trong quá khứ nguyên nhân những thất bại hiện tại của họ, bằng cách tuyên bố Liên Xô là một "đế quốc tội ác" và "nhà tù của các dân tộc". Nhưng trái lại, nhiều chính trị gia và nhà sử học đang khẳng định rằng, chính quyền Xô viết đã làm được những điều không thể, mở mang nền kinh tế, nâng chất lượng chăm sóc y tế; trình độ giáo dục tại đa số các nước cộng hòa Liên Xô ở mức rất cao. Vậy ai là người nói đúng?
Ngôn từ chính trị "Liên Xô – Đế quốc Tội ác” có ngày tháng và nơi sinh là 8/03/1983, ở Florida, với cha đẻ là ông Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm ấy. Trong bài phát biểu của mình "Tự do tôn giáo và Chiến tranh Lạnh", ông Reagan tuyên bố rằng, cộng sản là hiện thân của tội ác, và mô tả Liên Xô như một đế chế độc tài. Tuy nhiên, về thực chất lời nói của cựu Tổng thống Reagan chỉ biểu hiện tính chất chính trị của cuộc đấu tranh, - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chính trị, ông Aleksei Makarkin cho biết nhận xét:
"Đế quốc Tội ác" là từ ngữ của Chiến tranh Lạnh, được ông Reagan phát lên. Ông ta hiểu rằng, để giáng đòn chí mạng vào Liên Xô, phải đối lập mạnh mẽ Nga với phương Tây. Và nhìn chung, cựu tổng thống Hoa Kỳ đã thu được những kết quả đáng kể. Nhưng ngày nay, khi đánh giá Liên Xô chúng ta khó có thể gọi đó là một “đế quốc tội ác”. Hơn hết, Liên xô giống như một đất nước đầy mâu thuẫn, với những điều tốt và xấu. Đúng là đã diễn ra những tội ác của Stalin, các trại giam, cũng như hiện diện không thể bác bỏ chủ nghĩa yêu nước anh hùng của hàng triệu người các dân tộc khác nhau ở Liên Xô trong Thế chiến II. Sau đó là thời kỳ hậu chiến khôi phục gian nan”.
Đúng là vào thời khắc hình thành quốc gia Xô viết, đã tồn tại rất nhiều ý tưởng viển vông. Bởi trước hết, quốc gia được tạo lập như một bàn đạp cho sự phát triển của cách mạng thế giới. Có lẽ khi đó, người ta tin rằng giai cấp vô sản toàn thế giới nhất định đoàn kết và cả trái đất sẽ trở thành một quốc gia công minh. Ngày nay ai cũng nhận thấy đó là một mục tiêu không tưởng... Nhưng khi ấy, người ta không tiếc tiền của cũng như sinh mạng vì lý tưởng được đặt ra.
Vậy nhưng cũng đã có những ước mơ tưởng chừng viển vông biến thành hiện thực. Một thế kỷ trước, chẳng ai có thể ước đoán là ở các nước cộng hòa Trung Á nghèo nàn lạc hậu, nơi hầu hết người dân sống trong cảnh bần cùng và vô học, thậm chí có nơi không có chữ viết, đã xuất hiện các bảng chữ cái, trường học, bệnh viện, mọc lên các nhà máy và điện, nước được dẫn về làng bản. Kết quả là ở mỗi dân tộc này sẽ xuất hiện những nhà khoa học, nhà soạn nhạc, văn gia, kiến trúc sư tài năng. Những điều ấy sẽ diễn ra trong khoảng thời gian không lâu.
Giống như một phép lạ thường, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, đất nước đã hồi sinh sau sự tàn phá của Chiến tranh thế giới II, sau mất mát hơn 20 triệu sinh mạng và hàng trăm thị trấn, làng mạc bị cào bằng.
Theo nhà phân tích chính trị Viktor Kuvaldin, Liên Xô là một quốc gia phức tạp, nhưng không bao giờ từng là “ đế quốc tội ác” hay một lý tưởng viển vông. Đó là quốc gia với hệ thống kinh tế xã hội và tư tưởng hệ đặc biệt:
“Tất nhiên, quốc gia đã thu được nhiều thành tựu. Đó là tổ chức hiện đại hóa, công nghiệp hóa, giành chiến thắng trong Đại chiến thế giới thứ II, mở mang giáo dục và khoa học. Nhưng cuối cùng mô hình rơi vào bế tắc và đòi hỏi sự thay đổi. Không những thế, cần làm sao để rút ra mà không xóa bỏ những gì đã đạt được ở Liên Xô”.
Vậy thì Liên Xô liệu có phải là “đế quốc tội ác” hay ước vọng hoang tưởng? Có lẽ cả hai đều không đúng. Cũng như chưa thật tới lúc để đưa ra lời giải đáp cuối cùng.
Mời xem: Câu chuyện Sô Viết
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=8v1hhYKj6yw&feature=related