Vùng đất này nguyên trước đây có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang
huyện Tiên Lãng, Hải phòng, vốn là một bãi biển hoang vu, không một mái nhà. Các cụ
cao niên kể lại rằng sau đó có một người tên là Đoàn Văn Vươn đã xin khai hoang lấn
biển hàng chục năm trời, làm nhà sinh sống tại đây, và từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập
ấp, lâu dần tạo nên một vùng dân cư trù phú như ngày nay. Người dân vì thế thường
gọi ông là Kỳ tài Đoàn Văn Vươn.
Lịch sử cũng ghi lại vào năm thứ hai triều nhà Nguyễn Phú, bọn cường hào
ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây, khởi đầu là việc
cưỡng chế đất khai hoang của Kỳ tài Đoàn Văn Vươn, như là trường hợp răn đe điển
hình. Nhưng không chịu khuất phục, người nông dân hiền lành này đã dám đứng lên
cùng với các anh em họ hàng của mình tổ chức chống lại bọn tham quan bằng mìn tự
chế và súng hoa cải. Việc tuy không thành, nhưng tin tức cũng đã đến tai triều
đình, và nhờ đó những người dân đã giữ lại được đất đai của mình.
Sau này, khi Kỳ tài Đoàn Văn Vươn mất, người dân đã tôn vinh ông làm thành
hoàng làng, và đặt tên làng là làng Cưỡng Chế, để các thế hệ sau đời đời ghi nhớ công ơn khai phá và bảo vệ đất đai, mở mang bờ cõi của ông. Một ngôi đình làng to đẹp cũng được
dựng lên trên nền đất cũ của gia đình ông, nơi vốn trước đây là chỗ căn nhà bị
bọn tham quan giật phá.
Theo tục lệ từ đó, hàng năm cứ nhằm ngày mùng 5 tháng 1 hàng năm, dân
làng mở hội để tưởng nhớ thành hoàng làng, ngày khai hội cũng chính là ngày
thành hoàng nổ mìn và bắn súng hoa cải chống lại bọn tham quan cưỡng chế. Lễ hội
diễn ra trong 3 ngày.
Ngày khai hội, sau nghi lễ tế
thành hoàng, dân làng cũng tổ chức nghi lễ nổ mìn và bắn súng hoa cải để diễn lại
tích truyện thành hoàng giữ đất trước đây. Theo tục lệ, mỗi xóm phải làm một quả
mìn tự chế, đến giờ đẹp mang ra cánh đồng trước đình cho nổ thi, xóm nào nổ to
nhất sẽ được nhiều may mắn, nếu mìn không nổ thì sẽ xui xẻo cả năm. Các xóm
cũng cử ra một người bắn súng hoa cải giỏi nhất để thi bắn, ai bắn giỏi sẽ được
nhận một phần thưởng của các bô lão trong làng. Người được chọn ra thi bắn phải
là người không có tang chế, vợ chồng song toàn, con cái có nếp có tẻ, làm ăn
phát đạt.
Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò diễn như hôi cá, giật nhà để nhớ về
việc ngôi nhà và đầm thủy sản của thành hoàng bị phá trước đây. Trong trò diễn,
hành trăm máy xúc được trang trí bằng các hình vẽ graffiti bắt mắt, cùng xông
vào ngôi nhà được dân làng dựng sẵn trước đó và kéo sập trong tiếng hò reo cổ
vũ của dân làng. Sau khi căn nhà bị san phẳng, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong
làng thi nhau nhảy xuống đầm nước trước của đình "hôi" cá. Theo người dân trong
làng, người nào càng bắt được nhiều cá thì sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm.
Lễ hội làng Cưỡng Chế là một nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển
Tiên Lãng, nêu cao truyền thống khai hoang lấn biển và bảo vệ đất đai của cư
dân nơi đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét