Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Hệ thống giao thông ở Phần Lan

      Vấn đề khác biệt căn bản để "đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc” ở đây theo chúng tôi là ở “thể chế chính trị”. NSGV

Hensinki - thủ đô Phần Lan
    Nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài nói chuyện quan trọng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez. Trong bài phát biểu có đoạn:

“Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.”

   Chúng tôi không muốn tranh cãi với ông TBT, chỉ xin đưa ra một ví dụ nhỏ về giao thông ở Phần Lan (cũng nhân chuyện ồn ào về thu phí lưu thông ở VN hiện nay), một nước có diện tích tương đương VN, dân số chỉ 5 triệu người, họ không có may mắn được đảng cộng sản lãnh đạo, lại không đi theo CNXH "ưu việt" như VN mà theo con đường phát triển dân chủ, đa nguyên, tư bản…


   Vấn đề khác biệt căn bản để "đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc” ở đây theo chúng tôi là ở “thể chế chính trị”. Nhật Bản sau chiến tranh còn bị tàn phá hơn VN rất nhiều, rồi Nam Hàn cũng tương tự, nhưng chỉ sau hai ba mươi năm họ đã vượt trước rất xa VN sau cùng một thời gian. Hãy nhìn vào thực trạng các nước theo con đường phát triển XHCN từ trước đến nay và suy ngẫm.

  Nói như ông TBT thì chỉ những con ếch đang ngồi đáy giếng may ra mới tin!

Quý vị hãy đọc và tự kết luận!
      
         NSGV


     Phần Lan (PL) đã xây dựng được một mạng lưới giao thông rộng khắp cả nước. Đường bộ vươn tới tất cả những vùng hẻo lánh của đất nước với chiều dài khoảng 78.000 km, trong đó có hai phần ba chiều dài được rải nhựa. Mạng lưới đường sắt nối liền tất cả các thành phố cũng như trung tâm dân cư với khoảng 6.000km, trong đó gần một nửa chạy bằng điện và khoảng 90% là đường một chiều. Đường thủy (bao gồm cả đường biển, đường sông và hồ) nối liền tất cả các điểm dân cư và khu công nghiệp với 25 sân bay nằm rải rác khắp cả nước. Bằng ô tô, bạn có thể đi đến tận những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của PL. Theo stastic Finland, năm 2005 đất nước có 5.2 triệu dân này có tới 2.430.345 xe ô tô cá nhân, với tỉ lệ 462 ô tô trên 1000 người.


Bên cạnh các phương tiện giao thông đường dài, như ô tô buýt đường dài, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, mạng lưới giao thông công cộng đường ngắn (trong phạm vi thành phố và vùng phụ cận) còn xe buýt, tàu điện, tàu hỏa đường ngắn (tiếng PL gọi là lähijuna), tàu điện ngầm. Trước đây PL có 3 thành phố có tàu điện, song ngày nay loại phương tiện này chỉ còn ở thủ đô Helsinki với chiều dài khoảng 71km. Và cũng chỉ Helsinki mới có metro, hoạt động từ năm 1982. Xe buýt (kể cả đường ngắn và đường dài) là loại phương tiện giao thông được nhiều người sử dụng nhất với hơn 60% lượng hành khách mỗi năm.

Chất lượng phục vụ của các phương tiện giao thông công cộng ở PL rất tốt, nhất là về mặt thời gian. Nhìn vào hoạt động của hệ thống giao thông công cộng có thể đánh giá được trình độ kỹ thuật thông tin ở đây đạt đến mức độ nào. Để đi từ một điểm này đến điểm khác trong cả nước bằng phương tiện công cộng, hành khách dễ dàng tìm thấy lộ trình và thời gian của các phương tiện qua các tài liệu in hoặc qua internet. Riêng ở các thành phố lớn, mỗi năm hai lần (mùa đông và mùa hè) các tài liệu này được in và phát miễn phí tận nhà cho người dân, đồng thời còn được để ở các điểm bán vé chính. Đến tháng 4/2007, năm tuyến tàu điện và xe buýt ở Helsinki đã cung cấp dịch vụ kết nối internet bằng thông rộng cho hành khách.

Có nhiều loại vé khác nhau cả về thời gian và số lượng người sử dụng để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của hành khách. Việc mua bán vé cũng được thực hiện với nhiều hình thức và ở nhiều nơi, kể cả qua điện thoại di động. Vé một lần có thể sử dụng trong vòng 80 phút cho các loại phương tiện khác nhau, như ô tô buýt, tàu điện, tàu hỏa đường ngắn và cả metro.

Chính sách phục vụ của hệ thống giao thông công cộng thể hiện rất rõ bản chất xã hội phúc lợi của PL. Người già (từ 65 tuổi trở lên), người về hưu, sinh viên và học sinh được giảm 50% giá vé của tất cả các phương tiện giao thông công cộng. Đặc biệt, với các phương tiện chạy trong phạm vi thành phố và các khu phụ cận, người lớn đi cùng với trẻ em ngồi trong xe đẩy không phải mua vé. Người tàn tật cũng được đi lại miễn phí trên các phương tiện giao thông công cộng. Ô tô buýt, tàu hỏa đều có khu vực và các thiết bị phục vụ cho người tàn tật.

So với một số nước châu Âu, hệ thống tin hiệu giao thông ở PL được quy định, chỉ báo hết sức rõ ràng và cũng rất dễ nhận biết. Tại các bến đều ghi rõ điểm đến cuối cùng của tuyến đường cũng như giờ khởi hành của phương tiện. Ở những điểm đông dân cư, gần trường học hay những nơi thường có bò rừng, tuần lộc qua đường đều có biển báo. Tốc độ dành cho phương tiện được chỉ báo trên các tuyến đường theo mùa. Nhiều tuyến đường có lắp đặt hệ thống đo tốc độ để nhắc nhở người điều khiển phương tiện. Tại các điểm có đèn báo dành cho người đi bộ đều có âm thanh báo lúc được phép qua đường.

Việc kiểm tra kỹ thuật các phương tiện giao thông ở PL được thực hiện rất nghiêm ngặt. Ô tô mới sau 3 năm sử dụng phải kiểm tra, từ năm thứ năm bắt buộc phải kiểm tra mỗi năm một lần như xe cũ. Về mùa đông, tất cả các loại ô tô đều phải sử dụng loại lốp có gắn đinh. Khi chạy, tất cả các phương tiện đều phải bật đèn và tất cả mọi người trên xe đều phải thắt dây an toàn. Người đi xe đạp bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Đáng chú ý là trong hệ thống giao thông đường bộ của PL, trong phạm vi thành phố cũng như ở vùng nông thôn, người đi bộ và đi xe đạp có đường riêng, chứ không đi chung với đường với các phương tiện xe cơ giới. Nhiều nơi, kể cả trong thành phố còn có đường riêng cho người đi bộ và đường riêng cho người đi xe đạp – điều ít thấy ngay cả ở nhiều nước châu Âu.
Người PL nổi tiếng là những người chấp hành luật giao thông vào loại nghiêm túc nhất thế giới. Việc phổ biến kiến thức về giao thông rất được coi trọng và được đưa vào trường học như một môn chính từ bậc học cơ sở. Họ rất ít khi vượt qua đường khi có đèn đỏ cho dù trên đường không có phương tiện giao thông qua lại, kể cả trong thành phố cũng như ở nông thôn. Theo kết quả khảo sát mới nhất do tổ chức SARTRE thực hiện ở 23 nước châu Âu năm 2004, người lái xe PL là những người tuân thủ luật giao thông nghiêm túc nhất. Việc vi phạm các quy định về giao thông (như lá xe vượt quá tốc độ, đỗ xe sai quy định, vượt đèn đỏ…) nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nghiêm minh, dựa vào thu nhập của người vi phạm.

Năm 2001, tạp chí lớn của Đức và châu Âu là Der Spiegel có kể lại một trường hợp khá điển hình: Jaakko Rystölaä, 27 tuổi, người nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ tin học PL bị công an phạt 77.112 euro vì lái xe với tốc độ 70km/h trên đường chỉ được phép chạy với tốc độ 40km/h ở phía bắc nước này trong một lần đi nghỉ hè. Ông “trùm” internet cay đắng nhận ra rằng chính công nghệ thông tin đã giúp cho cảnh sát vào mạng của cơ quan thuế PL bằng mobile phone và biết được thu nhập của anh cũng như tất cả những ai có thu nhập ở PL một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sau lần đó, anh ta khuyên bạn bè: “nếu bạn có thu nhập tốt, đừng nên lái xe”. Còn năm 2006, người có mức phạt cao nhất vì lái xe với nồng độ cồn vượt mức cho phép là 85.440 euro.





Giao thông ở Phần Lan
Nhờ có hệ thống đường xá đạt chất lượng cao, các phương tiện giao thông hiện đại, người dân chấp hành luật giao thông một cách nghiêm nên mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là về mùa đông nhưng tai nạn giao thông xảy ra ở PL hàng năm gần đây, mỗi năm trong cả nước chỉ có khoảng 400 người chết vì tai nạn giao thông. Cho đến nay, tai nạn giao thông đường bộ được coi là thảm khốc nhất trong lịch sử PL xảy ra ngày 19/3/2004 làm chết 24 người và bị thương 14 người do một chiếc xe vận tải chở hàng đâm vào một chiếc xe du lịch. Chính phủ PL đang cố gắng giảm số lượng người chết vì tai nạn giao thông thông hàng năm xuống một nửa con số hiện nay, trong vài ba năm tới.

 Tin liên quan:

 Giao thông ở Phần Lan- Càng giàu tiền phạt càng cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét