Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể làm hại Gazprom



Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể làm hại Gazprom
Photo: RIA Novosti
Các công ty năng lượng lớn nhất thế giới, bao gồm cả ExxonMobil và Gazprom, có thể sẽ bị lôi vào cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh ranh giới biển Nam Hoa (Biển Đông) với nguồn tài nguyên phong phú, báo “Vzgliad” nhận định. Những nhân vật chính của cuộc xung đột này là Trung Quốc và Việt Nam, còn các công ty có thể sẽ bị ảnh hưởng.


Hôm thứ Tư, Việt Nam đã cáo buộc Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) về những hoạt động bất hợp pháp. Việt Nam bất bình về việc CNOOC đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Hà Nội nói rằng động thái này vi phạm biên giới lãnh thổ, còn các công ty ExxonMobil của Mỹ và Gazprom của Nga thì đang làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu khí nhà nước PetroVietnam, ông Đỗ Văn Hậu cho biết rằng CNOOC đã đưa ra đấu thầu 9 lô thăm dò nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, đơn mời thầu của CNOOC vi phạm nghiêm trọng chủ quyền đất nước và phải được hủy bỏ ngay lập tức, The Financial Times đăng tin.

Trung Quốc đang đấu tranh cho quyền lợi của họ trên biển Đông (Nam Hoa), mà theo như dự đoán của các chuyên gia,- tiềm tàng dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, đây còn là một tuyến đường thương mại rất tốt. Tuy nhiên, một số các quốc gia khác là Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng lên tiếng tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Đông.

Công ty CNOOC của Trung Quốc đã chi gần 1 tỷ USD cho việc xây dựng các giàn khoan dầu trên Biển Nam Hoa. Tạm thời Trung Quốc đang làm việc trên khu vực ven biển, tuy nhiên sau đó họ có thể di chuyển về phía nam, nơi có các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, quyền tài phán của chúng hiện vẫn còn đang tranh cãi giữa 5 quốc gia.

Sự kiên quyết ngày càng tăng của Bắc Kinh đã trở thành vấn đề đau đầu không chỉ đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, mà còn với cả Hoa Kỳ. Điều này đã đẩy Washington tiến tới việc tăng cường quan hệ quân sự và chính trị với Việt Nam và Philippin.
Trung Quốc kêu gọi các công ty dầu khí quốc tế, trong đó có BP và ExxonMobil, từ bỏ mọi giao dịch dầu khí với Việt Nam. Lãnh đạo của ExxonMobil tuyên bố rằng những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết giữa chính phủ hai nước.

Hôm thứ Ba, đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi tuyên bố rằng hành động của CNOOC là một “hoạt động bình thường của công ty”. Ông cũng kêu gọi Hà Nội phải chấm dứt cản trở Trung Quốc làm việc trong vùng lãnh hải Biển Nam Hoa.

Gazprom có lợi ích kinh tế không chỉ ở Trung Quốc mà còn tại Việt Nam. Vào tháng Tư vừa qua, Gazprom đã ký một thỏa thuận về phân chia sản phẩm với công ty nhà nước Petrovietnam. Theo điều kiện thỏa thuận, công ty độc quyền khí đốt Nga được hưởng 49% của dự án khí đốt trên thềm lục địa của Việt Nam. Có giả định rằng điều này sẽ giúp Gazprom nâng cao vị thế của mình trên thị trường khí đốt thiên nhiên hóa lỏng.

Dự án sẽ được thực hiện theo điều kiện PSA (thỏa thuận về phân chia sản phẩm). Theo thỏa thuận này, Việt Nam sẽ cung cấp cho nhà đầu tư trên cơ sở có hoàn lại, và trong một thời gian nhất định được độc quyền thăm dò, khảo sát và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa Biển Đông. Gazprom sẽ tiến hành thực hiện công việc nghiên cứu bằng chi phí của mình. Trong khuôn khổ PSA, nhà đầu tư sẽ được nhận một phần tài nguyên khai thác. Việc phân chia tài nguyên sẽ được bắt đầu sau khi tập đoàn Gazprom đã bù đủ những chi phí của mình cho dự án.

Theo TNNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét