Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Biển Đông có giáp Hoa Kỳ?

 "Cần phải chú ý rằng, dòng chiến lược của Washington nằm ở chỗ, bằng mọi giá tránh đụng độ xung đột trực tiếp với Trung Quốc, và chuyển gánh nặng trách nhiệm cho “những phái viên tin cậy” từ số các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Và điều đó chỉ có một ý nghĩa: nếu Trung Quốc rắp tâm thực hiện những biện pháp trả đũa, mục tiêu chính sẽ không phải là Hoa Kỳ mà là các nước đồng minh của họ trong khu vực."

Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có giáp Hoa Kỳ?
© Flickr.com

Hãng Reuters đưa thông báo rằng chính phủ Philippin dự định sẽ yêu cầu Hoa Kỳ gửi máy bay do thám đến khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để giám sát các hành động của Trung Quốc. “Có khả năng chúng tôi sẽ đưa ra yêu cầu như vậy đến phía Hoa Kỳ”, - Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố. Chúng tôi không sở hữu những máy bay có khả năng thực hiện được những động thái tương tự”. Gần như đồng thời, cơ quan thông tấn Ấn Độ PTI cũng đưa thông báo rằng Trung Quốc đã gửi bốn tàu hải giám đến khu vực đang tranh chấp với Việt Nam khi phát hiện thấy một tàu đánh cá nước ngoài trong vùng biển tranh chấp. Hôm thứ Tư, đã xảy ra sự cố trong vùng nước tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) với sự tham gia của tàu Nhật Bản và Đài Loan.
Những sự kiện diễn ra gần đây cho thấy, căng thẳng giữa một bên là Trung Quốc, và bên kia là các nước láng giềng bằng đường biển, không hề thuyên giảm đi như đã hình dung một vài tuần trước đây, khi Trung Quốc và Philippines đã có phần dịu bớt trong quan điểm của mình trong cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng vì các khu vực tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Một số quốc gia ven biển (Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan) đã công bố các đảo và vùng lãnh hải xung quanh là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của họ. Trung Quốc có tham vọng hầu như đối với toàn bộ hải phận vùng biển này, trong đó bao gồm gần như tất cả các quần đảo tranh chấp.

Trong quá khứ, tình trạng này không chỉ một lần đã dẫn đến xung đột và có thể leo thang biến thành xung đột vũ trang. Và tần số những cuộc xung đột như vậy đã tăng lên đáng kể trong thời gian những năm gần đây, khi các quốc gia ven biển (đặc biệt là Việt Nam) bắt đầu triển khai khai thác các mỏ dầu, đồng thời còn mời thêm các đối tác nước ngoài từ các quốc gia nằm bên ngoài biển Nam Trung Hoa. Một trong những xung đột căng thẳng nhất đã xảy ra vào Tháng Tám năm 2011, khi các tàu chiến Ấn Độ đến thăm cảng Việt Nam đã bị Hải quân Trung Quốc chặn lại và buộc phải rời khỏi vùng biển.

Sự phát triển khai thác dầu mỏ đã làm sự việc vốn dĩ không đơn giản mang thêm một góc độ mới. Hiện nay chỉ bàn về quyền đánh bắt cá, một vấn đề mà bằng cách nào đó có thể giải quyết được, nhưng dầu mỏ lại là kho báu có giá trị hơn rất nhiều. Theo các dữ liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, được công bố vào tháng 3 năm 2008, dự trữ dầu trong khu vực đã được chứng minh và chưa qua thăm dò có thể vượt quá 200 tỷ thùng.

Còn thêm một góc độ nữa cho tình huống xung đột đã nảy sinh vào năm ngoái, khi Hoa Kỳ công bố Biển Đông là khu vực mang tầm lợi ích quan trọng quốc gia và chuyển trọng tâm chiến lược chính sách ngoại giao của mình đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương (và trước hết là ở biển Nam Trung Hoa). Sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có mục đích chủ yếu nhằm kìm hãm Trung Quốc. Để thực hiện việc này, Hoa Kỳ đã dành rất nhiều nỗ lực vào việc hình thành các liên minh khác nhau với các nước trong khu vực và khuyến khích sự tham gia những bên nước ngoài vào việc giải quyết các vấn đề trong khu vực (chẳng hạn như, Ấn Độ).

Một trong những trở ngại chính trên con đường tiến tới những giải pháp có thể chấp nhận được cho vấn đề tranh chấp là chính sách chiến lược của Trung Quốc, mà theo truyền thống, luôn thích giải quyết trên cơ sở song phương các vấn đề đa phương. Trong trường hợp của các nước Đông Nam Á, điều này cho phép họ tham gia vào các cuộc đối thoại trên cương vị của kẻ mạnh. Và điều này cũng giải thích việc Trung Quốc liên tục chống đối sự tham gia của các nước bên ngoài, đặc biệt là Ấn Độ, đến vấn đề khu vực.

Sự quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ đến khu vực này sẽ tiếp thêm can đảm cho những nước láng giềng của Trung Quốc. Đúng ra, cũng cần phải chú ý rằng, dòng chiến lược của Washington nằm ở chỗ, bằng mọi giá tránh đụng độ xung độ trực tiếp với Trung Quốc, và chuyển gánh nặng trách nhiệm cho “những phái viên tin cậy” từ số các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Và điều đó chỉ có một ý nghĩa: nếu Trung Quốc rắp tâm thực hiện những biện pháp trả đũa, mục tiêu chính sẽ không phải là Hoa Kỳ mà là các nước đồng minh của họ trong khu vực.

Theo “Tiếng nói nước Nga”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét