Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Gây chiến với Việt Nam, sa lầy là chắc chắn

Trung Quốc đã làm cho tình hình vốn căng thẳng ở Biển Đông càng nóng lên. Hơi nóng của sự xung đột cảm thấy như đang rất gần với Việt Nam. Nhưng may thay, ít nhất cho đến bây giờ, giới quyết định gây ra xung đột, chiến tranh lại không thuộc giới như La Viện, Doãn Trác…


Sa lầy chiến tranh là một cụm từ chỉ một cuộc chiến tranh dai dẳng, mà về mặt quân sự thì hao người tốn của, không thể thắng, còn về mặt chính trị thì cuộc chiến là nguyên nhân gây chia rẽ ngay trong lòng nội bộ giới cầm quyền, trong lòng xã hội thì gây nên những phản ứng của nhân dân dữ dội về cuộc chiến tranh của bên gây chiến.

Thông thường, khi bên gây chiến không đè bẹp được ý chí và sự phản kháng của bên bị xâm lược thì sa lầy đã hiện hữu.

Sức mạnh và giàu có, sự ổn định thể chế và lãnh thổ như Mỹ mà khi sa lầy ở Việt Nam cũng điêu đứng, trong khi đó các quốc gia khác thì lợi dụng để cạnh tranh vươn lên và thậm chí đối đầu kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”.


Hơn ai hết, lúc này Trung Quốc rất muốn Mỹ bị sa lầy sâu hơn ở Trung Đông, Iran, Apganixtan… để họ dễ bề thao túng biển Đông.
Nói chung khi đã sa lầy trong một cuộc chiến tranh do mình gây ra thì hậu quả không lường trước được.

Nếu như, một quốc gia nào đó (như Trung Quốc chẳng hạn), vốn bất ổn, mầm mống ly khai, bạo loạn, tranh giành quyền lực luôn là hiện thực, thách thức chế độ hiện tại thì sa lầy trong một cuộc chiến là đồng nghĩa với tự sát.

Tình hình biển Đông, Trung Quốc ngày càng có những leo thang nguy hiểm. Giới quan sát cho rằng, với cách sử dụng đám “dân binh” để khiêu kích ngang ngược, Việt Nam, Philipines…không thể kiềm chế được (vì quá giới hạn của sự chịu đựng), thì đám “dân binh” sẽ thành vật tế thần. Trung Quốc lập tức lấy cớ để can thiệp bằng quân sự, và, với sức mạnh của Hải quân, Trung Quốc chỉ cần một cái “phẩy tay” là các đảo của Việt Nam, Philipines…bị chiếm sạch.

Nếu đúng như vậy thì tại sao Trung Quốc không dấn tới? Đám “dân binh” (ngư dân tàu cá) này bất chấp, cứ theo “đường lưỡi bò” mà tự tung tự tác xem có bị trừng trị hay không?.
Thực ra, gây cớ thì chẳng khó khăn gì (chủ nhà có hòa hiếu đến mấy mà anh vào nhà, cố tình ngồi lên bàn thờ của họ thì có chết cũng cho nó ăn gậy đã chứ), thậm chí chẳng cần gây cớ, khi Trung Quốc đã muốn là họ hành động gây chiến ngay (lịch sử đã chứng minh rõ ràng những lần họ động binh với láng giềng).

Vấn đề là gây xung đột quân sự trên biển Đông với Việt Nam hay Philipines mà chủ yếu là Việt Nam thì những tình huống nào sẽ xảy ra, tình hình khu vực, thế giới sẽ tác động như thế nào đến cuộc chiến và do vậy cuộc chiến sẽ kết thúc theo cách nào, hậu quả để lại ra sao…luôn là những yếu tố đặt ra trong đầu của những lãnh đạo Bắc Kinh.

Nhưng dù tính toán, phân tích giỏi mấy cũng chỉ đúng được yếu tố “hữu hình”, còn những nhân tố “vô hình” thì không bao giờ. Và, chính điều này, Trung Quốc đã có quá nhiều bài học xương máu của thời xưa và thời hiện đại của Mỹ, một cường quốc quân sự mà hiện tại Trung Quốc chưa thể so nổi, khi gây chiến với Việt Nam.
Trong tình hiện nay, Trung Quốc, liệu có thể tạo cớ để gây xung đột quân sự, đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam hay không?
Giới quân sự cho rằng, ai chiếm được Trường Sa là khống chế được Biển Đông.

Trường Sa thuộc Việt Nam thì vô hại với lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và tất các các quốc gia có tuyến đường vận tải qua Biển Đông. Nhưng nếu Trường Sa lọt vào tay Trung Quốc, một quốc gia hung hăng, bành trướng, bá quyền với tư tưởng dân tộc cực đoan, ôm mộng bá chủ thế giới thì là điều vô cùng nguy hại cho các quốc gia trên. Ít nhất Nhật Bản là quốc gia đầu tiên bị Trung Quốc “bóp cổ họng”. Nhật Bản cũng quá hiểu điều đó.

Do đó, việc đầu tiên là Trung Quốc phải tính đến là khả năng can thiệp của họ, đặc biệt là của Mỹ, sự can thiệp trực tiếp sẽ và gián tiếp sẽ xảy ra khi nào và mức độ ra sao…

Quan điểm của Mỹ, theo giáo sư Donald Weatherbee từ đại học South Carolina: “Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ là tự do hàng hải. Thời điểm mà Trung Quốc thách thức Mỹ bằng cách đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác, thì vấn đề không còn là lợi ích quốc gia của Philippines hay Indonesia… mà sẽ là vấn đề lợi ích quốc gia của Mỹ”.

Chắc chắn Mỹ, Nhật Bản, Nga… sẽ can thiệp, nhưng gián tiếp. Hỗ trợ cho Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là thượng sách.
Thực ra, Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc mạnh mẽ, tài giỏi trong cái nhìn, suy nghĩ của giới “diều hâu”, giới quá khích Trung Quốc mà thôi. Trong con mắt của Nhật, Nga, Mỹ…thậm chí của giới lãnh đạo trí tuệ Bắc Kinh thì chưa là gì, chưa thể đem ra để dọa dẫm ai.

Một lần nữa, địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam phải đương đầu với nước lớn, hùng mạnh, dù không bao giờ muốn.
Địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều thách thức. (Ảnh Vũ Anh Tuấn/Thời nay)
Địa quân sự, địa kinh tế bắt buộc Việt Nam lại phải đương đầu với nhiều thách thức. (Ảnh Vũ Anh Tuấn/Thời nay)

Việc thứ hai Trung Quốc phải tính đến là khả năng tự vệ của Việt Nam.
Đây là yếu tố quyết định nhất nhưng tiếc thay và do đó nguy hiểm thay, Trung Quốc hình như không cho đó là quan trọng( bệnh cố hữu mà).

Trong mưu đồ chiếm trọn biển Đông, trước mắt Trung Quốc chỉ có người khổng lồ hùng mạnh Mỹ mới đáng do dự, quan tâm, thử phép này phép kia…để đoán phản ứng của Mỹ. Họ rất sợ phải đối đầu với Mỹ.

Họ quên mất một điều, trước tiên muốn chiếm trọn biển Đông thì phải vượt qua Việt Nam hoặc có thể họ coi Việt Nam chỉ là “đồ chơi để trong túi”.

Binh đao, lửa đạn rất dễ xảy ra bởi sự đánh giá chủ quan của những kẻ hiếu chiến, thiếu tỉnh táo. Và, để rồi, khi có những cuốn hồi ký viết về sai lầm của mình thì đã muộn, không biết bao nhiêu máu xương đã đổ.

Trung Quốc nên biết rằng, Trường Sa là của Việt Nam. Đánh chiếm Trường Sa là xâm lược chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sự chuẩn bị một cách bài bản, bình tĩnh, tự tin đến lạnh lùng của Việt Nam để bảo vệ Tổ quốc khiến chưa lúc nào Việt Nam mạnh như ngày nay.

Việt Nam bảo vệ Tổ quốc không phải bắt đầu bằng “cuốc thuổng gậy gộc” như thời chống Pháp, chống Mỹ mà có đủ vũ khí trang bị hiện đại cho riêng mình, đủ sức làm cho kẻ xâm lược phải trả giá.
Việt Nam được tất cả các nước lớn ủng hộ, đây là nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất khi cần mà trong các cuộc chiến tranh giữ nước thời hiện đại Việt Nam chưa từng có. Việc Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…đứng về phía Việt Nam là hy hữu, chứng tỏ hành động của Trung Quốc gây căng thẳng vừa qua là không sáng suốt, manh động.

“Chỉ khi nào Việt Nam hết cỏ mới hết người Việt Nam đánh quân xâm lược”, “Thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc”. Tư tưởng của quan, dân nước Việt đã ngấm vào máu thịt như vậy thì không thể nào và chưa bao giờ có kẻ xâm lược nào đè bẹp được ý chí và sự phản kháng của Việt Nam.

Do vậy gây chiến tranh với Việt Nam, ít nhất sa lầy là điều chắc chắn.

Nếu vậy, điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc khi sa lầy, chưa nói đến thất bại, trong một cuộc chiến tranh do mình gây ra thì Bắc Kinh hiểu hơn ai hết.
theo phunutoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét