Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

TRUNG QUỐC GIỮ CHẶT "CHUỖI NGỌC TRAI"


Mười nước ASEAN đã không thể phát triển một chiến lược hành động chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc trên các quần đảo đang tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Đây là trở ngại nghiêm trọng  đầu tiên cho lịch sử 45 năm của tổ chức này. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn trên một phần của khối, đặc biệt là ở Cam-pu-chia, nước đã tìm cách phản đối đưa ra những cáo buộc Trung Quốc trong thông cáo chung của hội.

Các căn cứ hải quân Trung Quốc hình thành "Chuỗi ngọc trai" (đường xanh) bao vây Ấn Độ và tiến ra tranh bá Ấn Độ Dương. (Đường đen là tuyến vận chuyển dầu từ Trung Đông)

Hội nghị các nhà lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á - Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cam-pu-chia ở Phnom Penh đã tổ chức 11-13 tháng Bảy ở cấp các bộ trưởng với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Bà đã cố gắng hết sức để nhấn mạnh tình trạng quốc tế quan trọng của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và hướng hội nghị vào các kênh để lên án các lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, phải đối mặt với một lập trường cứng rắn của  lãnh đạo Campuchia.


Cuộc họp đã bị phá vỡ mà không có một thông cáo chung. Một tuần sau, các Bộ trưởng ngoại giao đã có thể ký một tài liệu gồm sáu điểm, nhưng với từ ngữ mơ hồ, và lặp đi lặp lại của "Quy tắc ứng xử" đã được thông qua trong năm 2002, nói về các nguyên tắc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột. Sự thất bại của ASEAN – lại là thành công lớn của Trung Quốc, nước đã làm mọi nỗ lực để đảm bảo rằng không cho phép thảo luận ở cấp quốc tế.

Những tháng cuối cùng đã được đánh dấu bởi sự căng thẳng ngày càng tăng trong thềm lục địa biển Nam Trung Hoa lục địa mà hóa ra là giàu dầu và khí tự nhiên. Nơi đây có nguồn rất lớn về ​​cá (ít nhất là 8% sản lượng thế giới), và tầm quan trọng chiến lược của các tuyến đường biển chính, cũng được gọi là "chuỗi ngọc trai", đi qua đó là nguồn dầu từ Trung Đông – như  chúng ta được biết đến.

Các tàu quân sự Trung Quốc đã bắt giữ tàu thuyền đánh bắt cá gần các hòn đảo tranh chấp Scarborough và làm hư hỏng cáp của tàu thăm dò của công ty Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu địa chấn ở gần hòn đảo tranh chấp nằm giữa đảo Hải Nam và Việt Nam.

Scarborough, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa - đối tượng chính của vụ tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa, trong đó, ngoài các nước được liệt kê có liên quan đến, Malaysia và Brunei. Các đoàn đại biểu của Philipin và Việt Nam muốn trong các kết luận tài liệu cụ thể cuối cùng phải có nêu các sự cố gần đây để lên án "sự xâm lược của Trung Quốc", nhưng Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ngăn chặn sáng kiến ​​của họ. Ông nhắc lại lập luận của Trung Quốc là tất cả các xung đột phải được giải quyết trên cơ sở song phương và tại diễn đàn. Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột với Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - thực sự chỉ có hai bên, thì trên quần đảo Trường Sa (Nam Sa ở Trung Quốc) còn có Đài Loan và các nước ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Bắc Kinh dựa trên lập luận rằng họ sở hữu tất cả các vùng biển Nam Trung Quốc đến vùng biển Indonesia ở khoảng cách khoảng 1.200 km từ bờ biển gần nhất của Trung Quốc. Mục tiêu của họ - để kiểm soát Biển Đông, khi đó trọng lượng của một siêu cường quân sự và tài chính khu vực, sẽ được tăng đáng kể. Khái niệm này được Trung Quốc thực  thi trong việc tích cực hoạt động của ngành Thuỷ sản Trung Quốc và trong sự hình thành các hòn đảo trong lãnh thổ và đô thị với chính quyền riêng của mình. Trung Quốc và Việt Nam đang cố gắng sử dụng để xác định rõ yêu cầu của mình bằng các luận cứ lịch sử. Phần còn lại "phân chia" thềm lục địa theo Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982, trong đó ghi lại các quyền chủ quyền của các quốc gia một khu vực 200 dặm ngoài khơi bờ biển.

Bắc Kinh quan tâm đến việc trì hoãn thỏa thuận bất kỳ nào để tăng sự hiện diện của họ trong vùng biển Nam Trung Hoa. Cuối cùng, ai điều hành hòn đảo, người ấy sở hữu nó. Không ngạc nhiên, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hong Lỗi gọi cuộc họp thất bại lịch sử  là "kết quả tích cực". Bốn thành viên của ASEAN đã sẵn sàng để tìm kiếm các biện pháp để phản bác Trung Quốc  là Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunei, họ được hỗ trợ bởi Indonesia và Singapore. Nhưng Cam-pu-chia chống lại các biện pháp can thiệp tập thể. Về phía họ còn có Thái Lan, Lào và Miến Điện.

Trung Quốc có các  đòn bẩy tài chính mạnh mẽ tác động lên các quốc gia này. "Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Cam-pu-chia, - Hun Sen cho biết trong tháng 9 năm 2009 - Trung Quốc đã xây dựng đường sá, cầu cống và không áp đặt các điều kiện khó khăn cho cúng tôi". Trong tháng 3 năm 2010, khi Hoa Kỳ đã ngăn chặn một chuyến hàng cung cấp  xe tải quân sự cho Campuchia, Bắc Kinh đã nhanh chóng thay thế bằng lô hàng của mình. Bắc Kinh vẫn duy trì trong nhiều thập kỷ sự ủng hộ Myanmar trong khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, và đã đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng của Myanmar . Lào không thể từ bỏ khoản vay ưu đãi của Trung Quốc. Ngay cả Thái Lan, Trung Quốc dựa vào sự hỗ trợ trong việc thực hiện các dự án lớn và đầy tham vọng như xây dựng mạng lưới đường sắt. Đòn bẩy kinh tế tác động không ít hơn, mà thường thậm chí còn hiệu quả hơn là quân sự và chính trị.

Bắc Kinh luôn phản đối việc chuyển bất kỳ khiếu nại nào lên Tòa án Công lý quốc tế hoặc Tòa án Hình sự Quốc tế về luật biển, theo yêu cầu của Việt Nam và các nước ASEAN khác. Trung Quốc không muốn sử dụng phươn án này bởi vì họ lo sợ rằng quá trình phân xử bởi trọng tài quốc tế sẽ được các phương Tây kiểm soát hoặc các nước khác sẽ thông cảm cho các nước ASEAN, và quyết định của trọng tài quốc tế sẽ được chính trị thiên vị, và bởi vì Trung Quốc là một nước cộng sản, nên luôn luôn sẽ bị áp lực chính trị. Tình hình leo thang trong khu vực do học thuyết quân sự mới của Hoa Kỳ, mà gần đây đã công bố rằng đến năm 2020 sẽ  có 60% lực lượng hải quân được tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ với Philipin có Hiệp ước Quốc phòng với nhau, và với Nhật Bản - một thỏa thuận về an ninh lẫn nhau, và nó cho phép các nước tăng cường sự tham gia trong các cuộc tranh luận xung quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Vì vậy, sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại một cuộc họp không phải là một sự tình cờ. Bà Ngoại trưởng nói rằng Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia quan trọng trong vùng biển Nam Trung Hoa, và họ hy vọng rằng tất cả các ứng xử cho sự khai thác các nguồn lực trong vùng sẽ phải tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế.

Nhưng Trung Quốc sẽ không cho phép Hoa Kỳ vào Biển Nam Trung Hoa. Họ đã công bố việc thành lập thêm đơn vị đồn trú quân sự ở các đảo tranh chấp. Trung Quốc nhập khẩu 15% dầu từ Tây Phi qua con đường biển chính. "Chuỗi ngọc trai" - thành lũy của Trung Quốc như các căn cứ hải quân và không quân, hoặc các cảng "thân thiện" - trải dài từ đảo Hải Nam của Trung Quốc đến cảng Gwadar của Pakistan. Các điểm chốt này được dự định để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc. Các hợp đồng dài hạn trong việc khai thác các lĩnh vực dầu của Iran làm tăng ham muốn của Trung Quốc nhằm duy trì kiểm soát "chuỗi ngọc trai" bằng mọi giá.

Mặc dù Nga đứng ngoài cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nhưng Nga cũng có lợi ích của mình như một cường quốc Thái Bình Dương. Đó là căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, và sự tham gia tích cực của "Gazprom" trong sự phát triển của lĩnh vực dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Sergey Lavrov vì lý do nào đã không có mặt tại cuộc hội nghị. Có lẽ ông không quan tâm đến vấn đề, liệu Nga có đáng để thực hiện khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, khi có thể sớm trở thành một điểm "nóng".

 03.08.2012
Tác giả: Любовь Люлько
Dịch: NSGV
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét