Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt


Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.

Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt.

Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai.

1. Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979.


2. Tập trung toàn diện. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cần phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Đó chính là chiến thuật mà họ đã thể hiện qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục tiêu ở đây là buộc kẻ thù phải “giao chiến với kết cục nhanh”. Tập trung toàn diện vào mục tiêu là điểm đặc thù cho tất cả các hoạt động quân sự mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 1949.

3. Tấn công trước. Bắc Kinh không bao giờ ngần ngại sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương, nếu như có kẻ dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng chiến tranh năm 1962 nhằm mục đích "cho Ấn Độ một bài học nên thân". Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, đã sử dụng ngôn từ tương tự trong năm 1979 trong chuyến thăm tới Washington, khi tuyên bố với Jimmy Carter, đương kim Tổng thống lúc đó rằng “Việt Nam, cũng như Ấn Độ, cần phải bị trừng trị”.

4. Chờ đợi. Người Trung Quốc tin rằng phải chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc chiến tranh 1962 là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với cuộc khủng hoảng Caribe, đã đưa thế giới đến sát bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Tình hình này làm chuyển hướng sự chú ý của những quốc gia có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Đến khi Hoa Kỳ cho hay về việc đối đầu với Matxcova đã chấm dứt, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương.

Một sơ đồ hành động tương tự đã được sử dụng sau đó. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, khi Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Matxcova, và cuộc chiến tranh Afghanistan làm cho Liên Xô từ bỏ niềm đam mê vào các cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài, Trung Quốc liền xâm chiếm rạn đá ngầm Johnson, một phần của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, với thực tế là Philippines không được bảo vệ, người Mỹ đã buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic Bay và các khu vực khác của quần đảo này, cho phép người Trung Quốc dành quyền kiểm soát rạn san hô Mischif.

5. Biện minh cho hành động của mình. Bắc Kinh thích ngụy trang những hành động xâm lược của mình bằng các mục đích quốc phòng. Cuộc tấn công vào Ấn Độ năm 1962 được Bắc Kinh chính thức gọi là “phản công để phòng thủ”, và thuật ngữ này sau đó cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như cho việc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, rạn san hô Johnson và rạn đá ngầm Mischif.

6. Sẵn sàng mạo hiểm. Những hành động liều mạng từ lâu đã là một phần không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho các hoạt động quân sự là điều hiển nhiên cho tất cả, không chỉ dưới thời đại của Mao Trạch Đông, thời kỳ đầy dẫy những thay đổi rắc rối trong chính sách, mà cả khi người rất thực dụng như Đặng Tiểu Bình cũng quyết định xâm lược Việt Nam, bỏ qua khả năng can thiệp từ phía Liên Xô.

Theo "Newsweek", USA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét